Tên hồ sơ dạy học Tích hợp chủ đề Giáo dục môi trường và kỹ năng sống thông qua kiến thức các môn: Hoá học, Sinh học, Địa lý và Giáo dục công dân vào giảng dạy bài: “Cacbon” môn Hóa học
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT HOÀNG CẦU
HỒ SƠ DẠY HỌC:
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC BÀI
“CACBON” - Hóa học 11 – Cơ bản
Các môn được tích hợp: - Môn Sinh học
Môn Địa lý Môn GDCD
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 2PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở giáo dục và đào tạo thành phố: Hà Nội
- Trường THPT Hoàng Cầu
- Địa chỉ: 27/44 Nguyễn Phúc Lai - Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438511976
Thông tin về giáo viên
Họ và tên: Nguyễn Anh Tuấn
Ngày sinh: 18 / 10 / 1987 Môn: Hóa học
Điện thoại: 0915 807 962;
Email: Grape_1810@yahoo.com
Trang 3PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1 Tên hồ sơ dạy học
Tích hợp chủ đề Giáo dục môi trường và kỹ năng sống thông qua kiến thức các môn: Hoá học, Sinh học, Địa lý và Giáo dục công dân vào giảng dạy bài: “Cacbon” môn Hóa học
11 – Cơ bản
2 Mục tiêu dạy học
Cacbon là nguyên tố đặc biệt trong bảng tuần hoàn vì nó có khả năng tạo ra rất nhiều hợp chất, đa dạng về thành phần, tính chất và cấu tạo có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như các hợp chất hữu cơ Để góp phần vào việc giảng dạy hiệu quả kiến thức về “Cacbon và hợp chất của cacbon”, nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra một số giải pháp vận dụng kiến thức các môn học Hóa, Sinh, Địa, Giáo dục công dân để giải quyết tốt các mục tiêu dạy học bài
“Cacbon”
* Kiến thức
Biết được:
- Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử , các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng
- Vị trí địa lí của các mỏ than lớn ở nước ta
Hiểu được:
- Tính chất hóa học cơ bản của cacbon: Vừa có tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và kim loại ) vừa có tính khử (khử oxi, hợp chất có tính oxi hóa)
- Biết vận dụng kiến thức của các môn học Sinh, Hóa, Địa, Giáo dục công dân để giải thích hiệu ứng nhà kính, tác hại và biện pháp làm giảm hiệu ứng nhà kính
* Kỹ năng
- Dự đoán, làm thí nghiệm kiểm chứng và viết các PTHH minh hoạ tính chất Hoá học của C
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề
* Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức
3 Đối tượng dạy học của bài học
* Đối tượng dạy học là học sinh khối 11 – Trường THPT Hoàng Cầu
Trang 4- Số lượng học sinh: 80 em
- Số lớp thực hiện: 02 lớp
* Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức Hóa học 11 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 11 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện
- Thứ nhất: các em học sinh lớp 11 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn Hóa học nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra
- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “Cacbon” các em đã học ở chương trình Hóa học THCS
- Thứ ba: Đối với các lĩnh vực khác như Sinh học, Môi trường các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn Hóa học trong đó có kiến thức về “Cacbon” Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào vào bộ môn Hóa học để giải quyết vấn
đề trong bài học các em không cảm thấy bỡ ngỡ
4 Ý nghĩa của bài học
Qua dạy học thực tế, chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân vào bài dạy “Cacbon” sẽ giúp các em hiểu rõ nguyên nhân hiệu ứng nhà kính; ô nhiễm môi trường; Từ đó, các em có ý thức bảo vệ môi trường bằng một số biện pháp thiết thực của bản thân
Trong thực tế, chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn
5 Thiết bị dạy học, học liệu
* Giáo viên:
- Mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim cương, than chì
- Tư liệu về hiệu ứng nhà kính và tác hại
- Máy chiếu, bài giảng powerpoint và giáo án word
- Kiến thức Địa lí về một số mỏ than và khoáng vật ở nước ta
- Kiến thức Sinh học về thành phần cơ sở của các tế bào động vật và thực vật
- Kiến thức Giáo dục công dân về ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác
Trang 5* Học sinh:
- Ôn tập các kiến thức đã học ở THCS về Cacbon và hợp chất của Cacbon, nghiên cứu
kĩ nội dung bài học
- Tìm hiều về hiệu ứng nhà kính và biện pháp làm giảm hiệu ứng nhà kính
* Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm Microsoft office để trình chiếu các hình ảnh, thí nghiệm minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh
6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Đối với bài “Cacbon” giáo viên thực hiện theo các bước sau:
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
Biết được:
- Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng
Hiểu được:
- Tính chất hóa học cơ bản của cacbon: Vừa có tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và kim loại) vừa có tính khử (khử oxi, hợp chất có tính oxi hóa)
- Biết vận dụng kiến thức của các môn học Sinh, Hóa, Địa, Giáo dục công dân để giải thích hiệu ứng nhà kính, tác hại và cách làm giảm hiệu ứng nhà kính
2 Kỹ năng
- Dự đoán, làm thí nghiệm kiểm chứng và viết các PTHH minh hoạ tính chất Hoá học của C
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề
3 Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim cương, than chì
- Máy chiếu, bài giảng powerpoint và giáo án word
2 Học sinh:
- Ôn tập các kiến thức đã học về Cacbon và hợp chất của Cacbon đã học ở THCS
Trang 6- Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính, tác hại và cách làm giảm hiệu ứng nhà kính.
III TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
* GV chiếu bảng tuần hoàn lên bảng và
yêu cầu các nhóm HS thảo luận các nội
dung:
- Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn
- Cấu hình electron nguyên tử cacbon
- Số oxi hoá có thể có của nguyên tố
cacbon
GV yêu cầu HS lấy ví dụ về hợp chất
chứa cacbon thể hiện các số oxi hoá đã
nêu
* HS: Trả lời
* GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung
I VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
- Cacbon thuộc ô số 6, chu kì 2, nhóm IV A
- Z = 6 → Cấu hình electron : 1s22s22p2
- Lớp ngoài cùng có 4e nên cacbon có thể tạo được tối đa 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác
- Các số oxi hoá của cacbon: – 4, 0, +2, +4
Hoạt động 2: TÍNH CHẤT VẬT LÍ - ỨNG DỤNG
- GV sử dụng mô hình cấu tạo mạng tinh
thể kim cương, than chì Hướng dẫn HS
quan sát, đọc SGK để điền thông tin vào
bảng sau
Kim cương Than chì
TC vật lí
Cấu tạo
Ứng dụng
GV kết hợp cho HS đọc mục IV (SGK)
để rút ra các ứng dụng của các dạng thù
hình của cacbon
- HS làm việc theo nhóm, điền thông tin
vào bảng
- GV nhận xét, kết luận, bổ sung thêm tư
liệu về than hoạt tính
II TÍNH CHẤT VẬT LÍ - ỨNG DỤNG: SGK
Hoạt động 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- GV: Yêu cầu HS: Từ các số OXH của
cacbon, hãy dự đoán tính chất hoá học cơ
bản của cacbon Minh hoạ bằng các phản
ứng hoá học và cho biết vai trò của
cacbon trong mỗi phản ứng đó
- HS: Trả lời
- GV: Kết luận về tính chất hoá học của
cacbon
III TÍNH CHẤT HÓA HỌC
* NX: Số OXH có thể có của cacbon
→ Trong phản ứng hoá học, cacbon có thể nhường
e (thể hiện tính khử) hoặc nhận e (thể hiện tính oxi hoá)
1 Tính khử
a) Tác dụng với oxi
Cacbon cháy được trong không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt:
Trang 7- GV đặt câu hỏi : Khi sử dụng bếp than,
khí nào gây đau đầu, chóng mặt? Nên sử
dụng bếp than như thế nào để giảm thiểu
sự ô nhiễm không khí?
- GV: Yêu cầu HS trình bày sự hiểu biết
về hiệu ứng nhà kính
- HS: Trả lời
- GV: Khi đốt các hiđrocacbon, nhiên
liệu trong công nghiệp, đời sống,
luôn sinh ra CO2 là nguyên nhân chính
gây nên hiệu ứng nhà kính Bản thân CO2
không phải là chất gây ô nhiễm môi
trường, nhưng CO2 là tác nhân gây hiệu
ứng nhà kính, làm ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường Chiếu clip về hiệu ứng nhà
kính, tác hại và qua đó giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường
- GV: Cacbon cũng thể hiện tính khử khi
tác dụng với các chất oxi hoá như
HNO3, H2SO4đ, KClO3,
Trong các phản ứng này, C thường bị oxi
hoá đến CO2 Hãy viết một số phương
trình hoá học minh hoạ
- GV: ở nhiệt độ cao và có chất xúc tác,
C tác dụng được với khí H2 tạo thành khí
CH4 Viết phương trình phản ứng
- GV: ở nhiệt độ cao, C tác dụng được
với một số kim loại hoạt động như Ca,
Mg, Al, tạo thành cacbua kim loại
Yêu cầu HS lấy ví dụ một phương trình
phản ứng
- GV hướng dẫn HS kết luận về tính
chất hoá học của đơn chất cacbon
Ở nhiệt độ cao, cacbon lại khử được CO2 theo phản ứng:
⇒ Cùng với khí CO2, còn có mặt một ít khí CO – Nên sử dụng bếp than ở nơi thoáng khí (dư oxi)
để hạn chế khí CO tạo ra
b) Tác dụng với hợp chất
2 Tính oxi hóa
a) Tác dụng với hiđro
b) Tác dụng với kim loại
(Nhôm cacbua)
Kết luận: Trong các phản ứng oxi hoá khử, đơn
chất cacbon có thể tăng hoặc giảm số oxi hoá, nên nó thể hiện tính khử hoặc tính oxi hoá Tuy nhiên, tính khử vẫn là tính chất chủ yếu của cacbon
Hoạt động 4: TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
* GV: Hướng dẫn HS đọc SGK, kết hợp
kiến thức môn Sinh học, Địa lí thảo luận
các nội dung:
IV TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Trang 8- Trong tự nhiên, cacbon tồn tại ở những
trạng thái nào?
- Vai trò của cacbon đối với sự sống
- Kể một số địa danh ở nước ta có mỏ
than mà em biết
* HS: Trả lời
* GV: Kết luận
- Cacbon tự do: Kim cương, than chì
- Cơ sở của các tế bào động, thực vật
- Khoáng vật: Canxit (CaCO3), magiezit (MgCO3), đolomit (CaCO3.MgCO3)
Hoạt động 6: CỦNG CỐ - BÀI TẬP VỀ NHÀ
- GV yêu cầu HS nhắc lại những ý chính của bài và lưu ý cacbon vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử nhưng tính khử vẫn là tính chất chủ yếu của cacbon
- Luyện tập bài: Trò chơi ô chữ và một số câu hỏi trắc nghiệm
- Bài tập về nhà: 1 → 5 SGK trang 70; đọc trước bài hợp chất của cacbon
Các hoạt động dạy học diễn ra theo bài soạn, nhưng giáo viên cần lưu ý một số vấn đề trong bài để giúp học sinh tích hợp tốt kiến thức của các môn học khác hiểu sâu hơn, rõ hơn:
- Vận dụng kiến thức sinh học giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính, vai trò của cacbon đối với sự sống
- Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân trong việc giáo dục bảo vệ môi trường
- Sử dụng kiến thức địa lý biết được vị trí các mỏ than, khoáng vật chứa cacbon ở nước ta
7 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
* Giáo viên:
Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện ngay tại tiết học và kiểm tra bài cũ ở tiết học sau
* Học sinh
Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh tự đánh giá kết quả lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm
8 Các sản phẩm của học sinh
Sau khi dạy và kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra Đặc biết các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Hóa học nói chung và bài “Cacbon” nói riêng đối học sinh lớp 11 năm học 2014- 2015 đã đạt kết quả rất khả quan Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào HKII của năm học 2014 -2015 đối với học sinh lớp đang giảng dạy và
sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 10, 11, 12 Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở
Trang 9thành một con người phát triển toàn diện Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Bài 15: CACBON
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
Biết được:
- Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng
Hiểu được:
- Tính chất hóa học cơ bản của cacbon: vừa có tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và kim loại) vừa có tính khử ( khử oxi, hợp chất có tính oxi hóa)
- Biết vận dụng kiến thức của các môn học Sinh, Hóa, Địa, Giáo dục công dân để giải thích hiệu ứng nhà kính, tác hại và cách làm giảm hiệu ứng nhà kính
2 Kỹ năng
- Dự đoán, làm thí nghiệm kiểm chứng và viết các PTHH minh hoạ tính chất Hoá học của Cacbon
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề
3 Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim cương, than chì
- Máy chiếu, bài giảng powerpoint và giáo án word
2 Học sinh:
- Ôn tập các kiến thức đã học về Cacbon và hợp chất của Cacbon đã học ở THCS
Trang 10- Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính, tác hại và cách làm giảm hiệu ứng nhà kính.
III TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
* GV chiếu bảng tuần hoàn lên bảng và
yêu cầu các nhóm HS thảo luận các nội
dung:
- Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn
- Cấu hình electron nguyên tử cacbon
- Số oxi hoá có thể có của nguyên tố
cacbon
GV yêu cầu HS lấy ví dụ về hợp chất
chứa cacbon thể hiện các số oxi hoá đã
nêu
* HS: Trả lời
* GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung
I VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
- Cacbon thuộc ô số 6, chu kì 2, nhóm IV A
- Z = 6 → Cấu hình electron : 1s22s22p2
- Lớp ngoài cùng có 4e nên cacbon có thể tạo được tối đa 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác
- Các số oxi hoá của cacbon: – 4, 0, +2, +4
Hoạt động 2: TÍNH CHẤT VẬT LÍ - ỨNG DỤNG
- GV sử dụng mô hình cấu tạo mạng tinh
thể kim cương, than chì Hướng dẫn HS
quan sát, đọc SGK để điền thông tin vào
bảng sau
Kim cương Than chì
TC vật lí
Cấu tạo
Ứng dụng
GV kết hợp cho HS đọc mục IV (SGK)
để rút ra các ứng dụng của các dạng thù
hình của cacbon
- HS làm việc theo nhóm, điền thông tin
vào bảng
- GV nhận xét, kết luận, bổ sung thêm tư
liệu về than hoạt tính
II TÍNH CHẤT VẬT LÍ - ỨNG DỤNG: SGK
Hoạt động 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- GV: Yêu cầu HS: Từ các số OXH của
cacbon, hãy dự đoán tính chất hoá học cơ
bản của cacbon Minh hoạ bằng các phản
ứng hoá học và cho biết vai trò của
cacbon trong mỗi phản ứng đó
- HS: Trả lời
- GV: Kết luận về tính chất hoá học của
cacbon
III TÍNH CHẤT HÓA HỌC
* NX: Số OXH có thể có của cacbon
→ Trong phản ứng hoá học, cacbon có thể nhường
e (thể hiện tính khử) hoặc nhận e (thể hiện tính oxi hoá)
1 Tính khử
a) Tác dụng với oxi
Cacbon cháy được trong không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt: