1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài dự thi dạy học the chủ đề tích hợp liên môn bài cảnh quan đới nóng và đới lạnh

33 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

Ủy Ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Trường THCS Trưng Vương oOo HỒ SƠ DỰ TH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: CẢNH QUAN ĐỚI NÓNG VÀ ĐỚI LẠNH 2. Môn học chính của chủ đề: Địa lí 3. Các môn học được tích hợp: Sinh học Hà Nội, tháng 12 năm 2014 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đạo tạo thành phố: Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo: quận Hoàn Kiếm - Trường: THCS Trưng Vương - Địa chỉ: 26 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 0438254182; Email: trungvuong.edu.vn - Thông tin về nhóm giáo viên 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Trang Ngày sinh: 20/07/1988 Môn: Sinh học Điện thoại: 0987388170 Email: thutrang200788@gmail.com 2. Họ và tên: Phạm Thị Thu Thảo Ngày sinh: 31/8/1992 Môn: Địa lí Điện thoại: 01645232632 Email: phamthithuthao.p3t@gmail.com LỜI NÓI ĐẦU 2 Năm học 2014 – 2015 là năm học thực hiện nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó, đối với giáo dục phổ thông cần tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Để góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học. Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trung học thành phố Hà Nội và trên toàn quốc đồng thời phát triển được năng lực của học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tổ chức Cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Hưởng ứng Cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học, nhóm chúng tôi tham gia Cuộc thi với đề tài “Cảnh quan đới nóng và đới lạnh”. Đề tài gồm những nội dung sau: - Phiếu thông tin về nhóm giáo viên dự thi; - Kế hoạch thực hiện; - Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên; - Kết luận. Mọi ý kiến đóng góp đều là quý báu đối với nhóm tác giả! LỜI CẢM ƠN Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ban giám hiệu và toàn thể các thầy cô giáo trong trường THCS Trưng Vương trong suốt quá trình thực hiện bài thi.Đến nay, bài dự thi của chúng tôi đã hoàn thành. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường THCS Trưng Vương đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành bài dự thi này. 3 Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong tổ Tự nhiên II - trường THCS Trưng Vương, các thầy cô và các em học sinh tham gia dự án đã tham gia, khích lệ, động viên chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện bài thi. Do thời gian và tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, nên bài dự thi của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, ban giám khảo để đề tài của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội tháng12 năm 2014 Người thực hiện Phạm Thị Thu Thảo Nguyễn Thị Trang BẢN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRỌNG DẠY HỌC THCS Môn học chính: Địa lý Môn được tích hợp: Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Thu Thảo Môn: Địa lý Giáo viên: Nguyễn Thị Trang Môn: Sinh học Bảng dự kiến kế hoạch thực hiện chủ đề tích hợp liên môn Chủ đề tích hợp: CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG VÀ ĐỚI LẠNH Thời gian thực GV Phạm Thị Thu Thảo GV Nguyễn Thị Trang 4 hiện Tuần 1: từ 11/11 đến 15/11 - Lên ý tưởng tiêu đề tích hợp - Tìm kiếm thông tin phù hợp và xây dựng khung nội dụng cụ thể của chủ đề. - Thảo luận và thống nhất nội dung chi tiết của chủ đề. - Thảo luận mục tiêu dạy học, cách thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện chủ đề. - Thiết kế nội dung phiếu kiểm tra đánh giá. - Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hiện dự án. - Lên ý tưởng tiêu đề tích hợp - Tìm kiếm thông tin phù hợp và xây dựng khung nội dụng cụ thể của chủ đề. - Thảo luận và thống nhất nội dung chi tiết của chủ đề. - Thảo luận mục tiêu dạy học, cách thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện chủ đề. - Trình bày phần mục tiêu dạy học, đối tượng dạy học của chủ đề, ý nghĩa của chủ để cũng như thiết bị dạy học, học liệu. - Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề. Tuần 2: từ 17/11 đến 22/11 - Lên lớp tiết số 1: đảm bảo cung cấp cho HS những khái niệm cơ bản như: cảnh quan, đa dạng sinh học. - Gợi mở cho HS những nội dung chung nhau giữa Sinh học và Địa lí: sinh vật ở các đới cảnh quan. - Cho HS chọn lựa những phương án thể hiện nội dung kiến thức được giao. - Thông báo hình thức kiểm tra đánh giá HS. - Hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện phương án đã lựa chọn thông qua phiếu hướng dẫn thực hiện dự án. - Lên lớp tiết số 1: đảm bảo cung cấp cho HS những khái niệm cơ bản như: cảnh quan, đa dạng sinh học. - Gợi mở cho HS những nội dung chung nhau giữa Sinh học và Địa lí: sinh vật ở các đới cảnh quan. - Cho HS chọn lựa những phương án thể hiện nội dung kiến thức được giao. - Thông báo hình thức kiểm tra đánh giá HS. - Hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện phương án đã lựa chọn thông qua phiếu hướng dẫn thực hiện dự án. Tuần 3: từ 24/11 đến 29/11 - Tiếp tục hướng dẫn HS hoàn thành bài báo cáo của nhóm. - Tổ chức để HS thể hiện sản phẩm của mình. - Từ đó thống nhất kiến thức. - Thực hiện kiểm tra đánh giá thông qua phiếu kiểm tra đánh giá. - Mô tả các sản phẩm của HS. - Tiếp tục hướng dẫn HS hoàn thành bài báo cáo của nhóm. - Tổ chức để HS thể hiện sản phẩm của mình. - Từ đó thống nhất kiến thức. - Thực hiện kiểm tra đánh giá thông qua phiếu kiểm tra đánh giá. - Hoàn thiện hồ sơ và chỉnh sửa, nộp đề tài. 5 MỤC LỤC 6 BẢNG CHÚ THÍCH NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Dịch nghĩa là 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 ĐDSH Đa dạng sinh học 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 MT Môi trường 6 NXB Nhà xuất bản 7 SGK Sách giáo khoa 8 THCS Trung học cơ sở PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học CẢNH QUAN ĐỚI NÓNG VÀ ĐỚI LẠNH 7 2. Mục tiêu dạy học Sau khi học xong bài này, HS có thể đạt được những mục tiêu sau: a) Mục tiêu về kiến thức */ Môn Địa lý: - Trình bày được đặc điểm cảnh quan (vị trí địa lí, giới hạn, đặc điểm khí hậu) ở các môi trường: đới lạnh, nhiệt đới gió mùa và hoang mạc đới nóng. - Phân tích được các điều kiện khí hậu đã ảnh hưởng tới sự phân bố các sinh vật (thực vật và động vật). */ Môn Sinh học: HS có thể đạt được mục tiêu về nôi dung kiến thức của bài 57 và 58 trong Sinh học 7, cụ thể như sau: - Nêu được khái niệm về đa dạng sinh học, ý nghĩa của việc bảo vệ đa dạng sinh học. - Phân tích được những đặc điểm hình dạng, cấu tạo cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường của một số loài sinh vật. - Trình bày được nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam. Nhận thức được vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt là các động vật quý hiếm. b) Mục tiêu về kỹ năng - Kỹ năng lập kế hoạch công việc và thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra. - Kỹ năng tìm hiểu thực tế bằng hoàn thành các phóng sự, điều tra. - Kỹ năng sử dụng thành thạo một số phần mềm công nghệ thông tin thông qua việc xây dựng website. - Kỹ năng hoạt động nhóm thông qua việc sáng tạo các sản phẩm nhằm phục vụ cho bài học. - Kỹ năng thuyết trình trước đám đông khi báo cáo. - Kỹ năng tìm và nghiên cứu tài liệu. c) Mục tiêu về thái độ - Trực tiếp tham gia vào tuyên truyền về đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam cũng như trên Trái đất. - Đề xuất một số phương án thực hiện khác trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, yêu thích thiên nhiên. d) Về năng lực: Để đạt được những mục tiêu trên, HS cần có năng lực vận dụng những kiến thức của môn Địa lý, Sinh học vào thực tế, năng lực nêu và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,… 3. Đối tượng dạy học của bài học - Bài này được đưa vào để giảng dạy cho HS lớp 7, hiện tại chúng tôi đang thử nghiệm trên 6 lớp 7 tại trường THCS Trưng Vương là lớp 7I (30 HS); 7K 1 (35 HS); 7H 1 (25 HS); 7H 2 (20 HS); 7D (15 HS) và 7B (15 HS). - Đặc điểm của HS các lớp này là: 8 + HS rất năng động và nhiệt tình, có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa vì thế khả năng sáng tạo lớn. + Năng lực tư duy ở mức độ khá cao. + Có nhiều HS với những năng khiếu khác nhau có thể làm cho các hoạt động học trở nên phong phú. + Có khả năng làm việc với áp lực cao, có sự rõ ràng, quả quyết, có nhận thức cá nhân cao, kỹ năng tư duy, phán đoán tốt, có khả năng phân tích các mặt khác nhau của một vấn đề. + Kỹ năng xã hội tốt. 4. Ý nghĩa của bài học */ Đối với thực tiễn dạy học - Hiện nay, lĩnh vực tự nhiên trong giáo dục đang được chia làm nhiều môn khác nhau như: Địa lý, Sinh học, Hóa học, Vật lý… trong đó lại có những mảng kiến thức trùng lặp nhau. Việc tích hợp hai môn Địa lý và Sinh học với nhau cụ thể là bài 57 và 58 trong Sinh học 7 cùng với bài 5; bài 19 và bài 21 trong Địa lý 7 (tổng là 5 tiết) thành một bài có chủ đề: cảnh quan đới nóng và đới lạnh chỉ thực hiện trong 3 tiết làm rút ngắn thời gian lĩnh hội tri thức của HS mà vẫn đảm bảo cho HS lĩnh hội được đầy đủ những thông tin cần thiết đồng thời thống nhất được nội dung thông tin mà HS lĩnh hội được. - Bài học làm cho HS không phải học những kiến thức một cách trùng lặp ở những tiết học khác nhau ở các bộ môn khác nhau, làm giảm bớt sự nhàm chán của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức. - Bài học kết hợp được nhiều kênh thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học. - Bài học cũng áp dụng phương pháp kiểm tra đánh giá theo cách mới hơn: đánh giá theo năng lực HS và đánh giá quá trình học tập của HS. - Bài học thành công sẽ trở thành một tài liệu nghiên cứu mẫu cho những chủ đề tích hợp tiếp theo. */ Đối với đời sống xã hội - Đổi mới giáo dục đòi hỏi không chỉ sự cố gắng của thầy và trò trong nhà trường mà còn cần đổi mới cả phía ngoài nhà trường, bài học này đã góp phần thúc đẩy sự chung tay xây dựng cho giáo dục phát triển cả khi ở ngoài xã hội thông qua sự ủng hộ của phụ huynh học sinh hay sự hưởng ứng của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. - Bài học góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của HS cũng như của xã hội về ĐDSH và tính cấp thiết của việc chung tay bảo vệ ĐDSH. - Bài học cũng thúc đẩy HS sáng tạo những giải pháp giải quyết vấn đề mà cũng là cơ sở để giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống thường ngày. 5. Thiết bị dạy học, học liệu Trong chủ đề tích hợp này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các thiết bị dạy học, học liệu sau: 9 */ Thiết bị dạy học - Bảng lớp: Ghi lại những nội dung chính nhất của bài học. - Máy chiếu: Trình chiếu những sơ đồ, hình ảnh mà GV cần cung cấp cho HS, hay trình chiếu nhiệm vụ của từng nhóm HS, đồng thời cũng là công cụ để HS trình diễn, báo cáo sản phẩm của mình. - Phiếu hướng dẫn HS thực hiện dự án: Trong chủ đề này, chúng tôi đã chia nhóm HS để thực hiện 4 dự án khác nhau. Trong đó, nội dung cần làm cụ thể của mỗi dự án đã được thông báo trong phiếu hướng dẫn (phụ lục 1). Cụ thể gồm những nội dung như: thời gian thực hiện, yêu cầu sản phẩm, thời gian báo cáo, hướng dẫn tìm nguồn học liệu,… - Phiếu học tập: Trong phiếu học tập bao gồm những nội dung chính của bài học, HS qua quá trình theo dõi các nhóm khác hoạt động sẽ tiếp thu được kiến thức và điền nội dung còn thiếu vào phiếu học tập để hoàn thành kiến thức (phụ lục 3). - Phiếu đánh giá: Trong phiếu đánh giá bao gồm nhiều tiêu chí khác nhau như: nội dung, hình thức, trình bày sản phẩm và trả lời câu hỏi.Trong mỗi nội dung lại có những tiêu chí nhỏ hơn nhằm đảm bảo số điểm mà nhóm đạt được phù hợp với sản phẩm mà nhóm làm ra. Đồng thời, trong phiếu này có nội dung tự đánh giá của nhóm thực hiện, đánh giá của nhóm khác và đánh giá của một số giáo viên cùng dự để điểm của nhóm đạt được mang tính khách quan nhất có thể (phụ luc 2). */ Học liệu Trong chủ đề này, chúng tôi đã hướng dẫn HS sử dụng một số học liệu như sau: + Sách giáo khoa Địa lí 7 (NXB Giáo dục Việt Nam) + Tập bản đồ Địa lí 7 (NXB Giáo dục Việt Nam) + Đồng hồ sinh học (GS- TS Lê Quang Long, NXB Giáo dục Việt Nam) + Sách giáo khoa Sinh học 7 (NXB Giáo dục Việt Nam) + Atlas động vật bằng hình (NXB Mỹ thuật) + Các trang web: Cổng giao tiếp điện tử TP. Hà Nội: http://www.hanoi.gov.vn Trang thông tin điện tử về đa dạng sinh học: http://www.biodivn.com Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn Công cụ tìm kiếm: http://www.google.com Trong phần học liệu này, chúng tôi đưa ra cả những tài liệu bằng chữ (SGK chuẩn), bằng hình (Atlas) hay những cổng thông tin điện tử với mục đích khuyến khích cũng như rèn cho HS có khả năng tìm hiểu thông tin theo nhiều hình thức khác nhau giúp rèn luyện năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, khái quát, tổng hợp kiến thức. */ Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) CNTT trong chủ đề này được sử dụng khá nhiều, cụ thể: - Trong tiết số 1: GV đã sử dụng CNTT để trình chiếu những sơ đồ tổng hợp – chuẩn hóa kiến thức, những hình ảnh minh họa cho sự đa dạng Sinh học động vật ở các đới cảnh quan khác nhau. Các hiệu ứng được sử dụng để HS thấy rõ được những vấn đề chung giữa Sinh học và Địa lí. 10 [...]... được của HS 6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học GIÁO ÁN MINH HỌA Tiết 1: Giới thi u và hướng dẫn bài tập tìm hiểu Cảnh quan đới nóng và đới lạnh I Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: 1 Kiến thức: - Nêu được cấu trúc, chủ đề của dự án Cảnh quan đới nóng và đới lạnh - Trình bày nội dung dự án tương ứng với từng nội dung bài học trong cấu trúc chương trình môn sinh học và địa lí lớp 7 2 Kĩ năng:... môi trường đới lạnh và môi trường vùng núi Cụ thể hơn, về cảnh quan của 5 đới này được thể hiện qua bài 5, bài 6, bài 7, bài 13, bài 19, bài 21, bài 23 - GV: Hãy cho biết thế nào là cảnh quan? HS1: cảnh quan là …… HS2: cảnh quan là…… HS3 …… -GV cho HS thảo luận để thống nhất kiến thức (2p) - GV Địa lý chuẩn hóa kiến thức HS tự tổng hợp kiến thức vào vở - GV: theo dõi nội dung của các bài này và cho biết... đó xây dựng chủ đề tích hợp Thứ hai: Thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc dạy và học phần Cảnh quan môi trường các đới và sự đa dạng sinh học của nó, nhất là trong bối cảnh những vấn đề “Ô nhiềm môi trường”, “Suy giảm đa dạng sinh học” “Biến đổi khí hậu”…vẫn là những chủ đề chưa bao giờ hết nóng Thứ ba: Trong quá trình thực hiện bài thi, chúng tôi nhận thấy các chủ đề tích hợp liên môn... thực hiện học theo chủ đề tích hợp liên môn Cụ thể trong môn Địa lí 7 và Sinh học 7 với chủ đề Cảnh quan môi trường đới nóng và đới lạnh Thứ hai, bài dự thi đã chứng minh khả năng và tính hiệu quả của bài giảng này nhất là tại địa bàn Hà Nội Thứ ba, trong quá trình thực hiện bài thi, chúng tôi đã chứng minh được khả năng sáng tạo và sẵn sàng làm việc của HS THCS Trưng Vương nói riêng và HS phổ thông... dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục và dạy học ở các nhà trường phổ thông Những kết quả nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm của bài thi cho phép chúng tôi đi đến các kết luận sau: Thứ nhất: Chúng tôi đã tìm thấy những nội dung trùng nhau trong kiến thức Sinh học 7 và Địa lí 7, từ đó xây dựng chủ đề cảnh quan đới nóng và đới lạnh Theo hướng sử dụng phương pháp dạy học này, Giáo viên... tỏ rằng việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn vào dạy học phần Các môi trường địa lí và đa dạng sinh học cho học sinh lớp 7 tại địa bàn Thành phố Hà Nội là một sự lựa chọn đúng đắn và hiệu quả Có thể nói việc tiến hành bài dự thi 23 đã góp phần thực hiện mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục trong bối cảnh hiện nay, phù hợp với định hướng quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học và tăng cường... phương pháp dạy và học Bài thi rất cần sự đóng góp, bổ sung để bài thi được áp dụng rộng rãi trên nhiều khối lớp, với nhiều đối tượng GV và HS khác nhau PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN DỰ ÁN 1: CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC Ở ĐỚI NÓNG 1 Mục tiêu: a Kiến thức + Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn cảnh quan môi trường hoang mạc ở đới nóng + Trình bày đặc điểm khí hậu cảnh quan môi... ngồi và thực hiện đánh giá, chấm điểm nhóm 4 HS các nhóm đánh giá, chấm điểm nhóm 4 - GV: tổng kết, nhận xét buổi báo cáo Chuẩn hóa nội dung kiến thức 3 Củng cố - GV chiếu hình một sơ đồ tư duy về cảnh quan môi trường đới nóng và đới lạnh Yêu cầu HS điền nhanh vào những ô còn khuyết trong sơ đồ - HS tham gia điền kiến thức vào sơ đồ 4 Dặn dò - Yêu cầu HS về nhà hoàn thành lại sơ đồ tư duy về cảnh quan. .. minh họa sinh động - Bài trình diễn hấp dẫn III Trình bày và trả lời câu hỏi trên lớp Tổng điểm 50 15 15 20 35 10 25 15 100 Xếp loại: Yếu : Dưới 50 điểm Trung bình: Từ 50 – 69 điểm Khá : Từ 70 – 89 điểm Giỏi : Trên 90 điểm Điểm trung bình: …… (Điểm của bài sẽ bằng tổng điểm của ba phần đánh giá chia 30) Phụ lục 3: PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐỀ “CẢNH QUAN ĐỚI NÓNG VÀ ĐỚI LẠNH” 1 ĐỚI NÓNG Đới nóng nằm ở……………………kéo... đến 4 + Nhóm số 1 thực hiện dự án 1: cảnh quan môi trường hoang mạc ở đới nóng + Nhóm số 2 thực hiện dự án 2: cảnh quan môi trường nhiệt đới gió mùa + Nhóm số 3 thực hiện dự án 3: cảnh quan môi trường đới lạnh + Nhóm số 4 thực hiện dự án 4: thực trạng đa dạng Sinh học tại Việt Nam và biện pháp - GV lưu ý cần quan tâm đến sự đồng đều về số lượng, khả năng nhận thức và khả năng tạo sản phẩm của nhóm học . Trưng Vương oOo HỒ SƠ DỰ TH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: CẢNH QUAN ĐỚI NÓNG VÀ ĐỚI LẠNH 2. Môn học chính của chủ đề: Địa lí 3. Các môn học được tích hợp: Sinh học Hà. học. Hưởng ứng Cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học, nhóm chúng tôi tham gia Cuộc thi với đề tài Cảnh quan đới nóng và đới lạnh . Đề tài gồm những nội dung sau: -. giáo khoa 8 THCS Trung học cơ sở PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học CẢNH QUAN ĐỚI NÓNG VÀ ĐỚI LẠNH 7 2. Mục tiêu dạy học Sau khi học xong bài này, HS có thể đạt

Ngày đăng: 14/07/2015, 19:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w