1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc và kĩ thuật nhằm bảo tồn các di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam

28 1,3K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 467,8 KB

Nội dung

Lịch sử nghìn năm sinh tồn, phát triển giồng nòi , xây dựng quốc gia, người Việt đã tạo lập nên những tài sản lớn lao về vật chất và tinh thần

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Bộ xây dựng

Trường đại học kiến trúc hμ nội

-

Hoàng Đạo Cương

Nguyên tắc vμ kỹ thuật trùng tu Nhằm bảo tồn các di tích kiến trúc gỗ

Trang 2

Công trình đã được hoàn thành tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước

họp tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

vào hồi giờ, .ngày tháng năm 2008

Có thể tìm hiệu luận án tại

• Thư viện Quốc gia

• Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trang 3

A Giới thiệu luận án

• Đặt vấn đề

Lịch sử nghìn năm sinh tồn, phát triển giống nòi, xây dựng quốc gia, người Việt đã tạo lập nên những tài sản lớn lao về vật chất và tinh thần Thời gian, những biến cố lịch sử và quy luật đào thải tự nhiên đã làm mai một phần lớn tài sản đó Những gì còn lại tạo thành

di sản văn hóa dân tộc, là vốn liếng tinh thần, là tài nguyên vật chất

mà các thế hệ người Việt Nam đương đại nhận thức cần lưu giữ lại, phát huy những giá trị này trong cuộc sống hôm nay và mai sau Tầm quan trọng của công cuộc bảo tồn di sản văn hóa đã được Hiến pháp CHXHCN Việt Nam 1980 khẳng định, công nhận, hai mươi năm sau được pháp luật bởi “Luật di sản văn hóa” (2001)

Di sản kiến trúc nói chung và di sản kiến trúc gỗ nói riêng nằm trong vốn liếng di sản văn hóa đó Nước ta có 2888 di tích đã được công nhận với 1353 di tích kiến trúc

Với hàng nghìn năm lịch sử, số lượng di tích kiến trúc ở Việt Nam là không nhiều: có những giai đoạn dài không được ghi nhận bởi di tích kiến trúc, thậm chí dấu tích vật chất Vì thế, di tích kiến trúc không chỉ là chứng nhân của lịch sử phát triển kiến trúc dân tộc,

mà còn là nguồn sử liệu quý giá phục vụ cho việc nghiên cứu các lĩnh vực lịch sử, dân tộc học, văn hóa, nghệ thuật,

Ngày nay, bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có di sản kiến trúc,

đã trở thành mối quan tâm của Nhà nước và toàn dân, đã có những nỗ lực, đầu tư lớn cho sự duy trì lâu dài và phát huy giá trị di sản Di tích

và danh thắng đã có vai trò đáng kể trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, là nguồn thu hút du lịch trong và ngoài nước Điều này chưa hề có trong lịch sử văn minh dân tộc Việt

Trang 4

Nghiên cứu về phương pháp luận và kỹ thuật trùng tu di tích là một việc không thể thiếu, khi đặt công tác bảo tồn trên những nền tảng của khoa học hiện đại Môn trùng tu khoa học đã có trên thế giới hơn một trăm năm, qua thực tế, đã có những tích lũy cơ bản Tuy nhiên, bên cạnh sự làm chủ và vận dụng những tri thức đó, cần sáng tạo bài bản riêng cho phù hợp với di sản kiến trúc của ta (với đa phần

là di tích kiến trúc gỗ), trong điều kiện Việt Nam Trên thế giới cũng tồn tại những cách hiểu khác nhau, những trường phái khác nhau trong trùng tu di tích Tương ứng, ta cũng cần chọn cho mình phương pháp luận và hướng đi phù hợp

Luận án tập trung vào 2 mục tiêu nghiên cứu sau:

1 Đưa ra các nguyên tắc trùng tu di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam, với quan điểm duy trì tối đa những đặc điểm kiến trúc hiện hữu

đã hình thành trong lịch sử tồn tại của công trình di tích, đảm bảo yêu cầu về bảo tồn tính nguyên vẹn và giá trị lịch sử của nó

2 Đề xuất giải pháp cơ bản và quy trình kỹ thuật phù hợp với thực tế nước ta trong trùng tu tôn tạo di tích kiến trúc gỗ

• Những đóng góp khoa học của luận án:

- Đây là một luận án đầu tiên về trùng tu di tích nói chung và trùng tu di tích kiến trúc nói riêng, đúc kết và xem xét các cục diện

và vấn đề mà thực tiễn trùng tu đang đặt ra, xác định các nguyên tắc

và kỹ thuật trùng tu di tích gỗ phù hợp

- Luận án đề xuất các nguyên tắc và kỹ thuật trùng tu di tích kiến trúc gỗ, đáp ứng các đòi hỏi về duy trì các đặc điểm và giá trị gốc của chúng, phù hợp với bản chất của di tích và với các điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay

• Cấu trúc luận án:

Luận án gồm 158 trang nội dung chính và phần Phụ lục 42 trang:

Trang 5

- Đặt vấn đề: 2 trang

- Chương 1: Tổng quan về di tích kiến trúc gỗ, bảo tồn và trùng tu

di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam 37 trang

- Chương 2: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và luận cứ khoa học cho việc khẳng định quan điểm cơ bản và nguyên tắc trùng tu di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam 68 trang

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu - đề xuất các nguyên tắc, kỹ thuật trùng tu di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam và bàn luận 50 trang

- Kết luận và kiến nghị: 2 trang

- Danh mục tài liệu tham khảo: 120 tài liệu tham khảo

- Phụ lục gồm:

+ phụ lục1: các hình ảnh về các di tích kiến trúc gỗ và công tác bảo tồn, trùng tu các di tích kiến trúc gỗ 23 trang + phụ lục2: các bản vẽ cấu trúc mộng liên kết bộ khung kết cấu

gỗ và các kiểu vì liên kết 5 trang + phụ lục3: các bản vẽ kỹ thuật tu sửa các cấu kiện gỗ 6trang + phụ lục4: các bản vẽ thiết kế tu bổ tôn tạo di tích đình Mông Phụ 8 trang

B Nội dung luận án

Chương 1.Tổng quan về di tích kiến trúc gỗ, bảo tồn và

trùng tu di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam

1.1 Di tích kiến trúc và di tích kiến trúc gỗ

1.1.1 Vị trí của di sản kiến trúc trong di sản văn hóa dân tộc Việt

Mọi dân tộc, đều tạo nên những vốn liếng văn hóa của mình - sản phẩm tất yếu của sự tiến hóa Trong di sản văn hóa, di sản kiến trúc bao giờ cũng là bộ phận nổi trội, có mặt và phục vụ trực tiếp các nhu cầu đời sống, đồng thời là đối tượng dễ bị xâm hại và triệt tiêu nhất

Trang 6

1.1.2 Di tích kiến trúc gỗ trong di sản kiến trúc

Di tích kiến trúc chiếm khoảng 40% tổng số di tích đã được xếp hạng, trong đó 90% là di tích kiến trúc gỗ Khoảng 80 - 85% di tích lịch sử văn hóa hiện hữu ở dạng kiến trúc gỗ

- Nền kiến trúc Việt có mức độ sử dụng gỗ cao

- Di sản kiến trúc gỗ không hẳn phong phú về các thể loại

1.2 Bảo tồn và trùng tu di tích kiến trúc gỗ

1.2.1 Bảo tồn và trùng tu di tích kiến trúc gỗ ở nước ngoài

Với những khác biệt về lịch sử, văn hóa, kinh tế, ta chỉ có thể tham khảo những kinh nghiệm trùng tu kiến trúc gỗ nước ngoài, cùng với việc tuân thủ Hiến chương, văn kiện Quốc tế, vận dụng vào thực

tế VN tạo lập trường phái tu bổ di tích kiến trúc gỗ của riêng mình

1.2.2 Bảo tồn và trùng tu di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam

1.2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển công tác bảo tồn, trùng tu

và tôn tạo các di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam

a Giai đoạn những năm 60-70-80 của thế kỷ trước

Công cuộc bảo tồn di tích mới chỉ khởi động, tập trung vào công tác nghiên cứu, điều tra, kiểm kê và xếp hạng hạn chế Công việc tu sửa ngôi đình cổ nhất Việt Nam, đình Tây Đằng, là một cột mốc đặc

Trang 7

biệt quan trọng trong sự hình thành và tạo dựng những nguyên tắc và

kỹ thuật trùng tu di tích kiến trúc gỗ ở nước ta

b Giai đoạn từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay

Khả năng kinh tế và đầu tư cho tu bổ di tích đã gia tăng, quy mô

và lực lượng tham gia vào công tác trùng tu được mở rộng, xuất hiện các yếu tố thị trường Bảo tồn và trùng tu di tích đang gặp những thách thức to lớn về chất lượng và hiệu quả của trùng tu, về cơ chế, về

xu hướng thị trường hóa, đi chệch về hướng xây dựng cơ bản, 1.2.2.2 Thực trạng về công tác bảo tồn, trùng tu và tôn tạo các di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam

a.Tình trạng chung hiện nay của các di tích kiến trúc gỗ

* Tình trạng kỹ thuật

- Phần lớn các di tích kiến trúc gỗ ở tình trạng bảo quản chưa đảm bảo, hiện hữu thường xuyên nhiều tác nhân gây hư hại

- 3/4 di tích ở tình trạng xuống cấp, 1số có nguy cơ sụp đổ

- Nguy cơ hiện hữu ở ngay 2 di tích lớn bậc nhất, dù đã được đầu tư tập trung (số liệu dẫn ra đối với di tích cố đô Huế và đô thị cổ Hội An), trên 2/3 các di tích chưa được trùng tu

Trang 8

- Biến cố lịch sử, biến động xã hội, ý thức xã hội và quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa ảnh hưởng tình trạng bảo tồn di tích

- Công tác bảo tồn, trùng tu, quản lý và khai thác di tích chưa đáp ứng được tình hình thực tế của di sản và các nhu cầu xã hội

* Tình trạng sử dụng di tích kiến trúc gỗ

- Các di tích không duy trì công năng ban đầu và trở thành đối tượng tham quan du lịch

- Các di tích đang đảm nhiệm những công năng ban đầu

b Đánh giá chung về công tác trùng tu các di tích kiến trúc gỗ

- Đã tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, kiểm kê, công nhận gần 3000 di tích, trong đó có 1500 di tích kiến trúc

- Đã xây dựng được một quỹ tư liệu lớn, phong phú về di sản văn hóa vật thể, đặc biệt về di tích kiến trúc

- Đã xây dựng được hệ thống tổ chức quản lý nhà nước và chuyên ngành; tạo lập được hệ thống quan điểm lý luận cơ bản về bảo tồn di sản văn hóa, những quy trình và phương pháp bảo quản, trùng tu

- Hàng trăm di tích đã được cứu vãn, sử dụng, phát huy giá trị 1.2.2.3 Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến trùng tu ditích Thời Pháp thuộc, nghiên cứu của L Bezacier, P Gourou, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Khoan, , đã được công bố

Các nhà nghiên cứu Việt Nam dưới chính thể mới đã tiến hành ở quy mô lớn hơn, có hệ thống công cuộc tổng phát hiện và tổng đánh giá các công trình mỹ thuật, mà chủ yếu là di sản kiến trúc

Những cục diện sau đây đã được soi rọi:

- Tiến trình hình thành và phát triển của kiến trúc dân tộc

Trang 9

- Các đặc điểm cơ bản của các loại hình kiến trúc và của toàn bộ nền kiến trúc của người Việt

- Nhận thức về gốc, tính nguyên gốc, di tích gốc?

- ưu tiên những giá trị nào trong trùng tu duy di tích kiến trúc gỗ?

- Chiến lược nào là duy nhất phù hợp với nhu cầu bảo tồn di tích kiến trúc gỗ, trong điều kiện thực tại của nền kinh tế và xã hội VN?

- Giải pháp trùng tu nào là phù hợp nhất với đặc điểm và tình trạng di sản kiến trúc gỗ Việt? tương thích nhất với hoàn cảnh kinh tế xã hội và khả năng thực tế của lực lượng trùng tu hiện nay

Chương 2 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và luận cứ khoa học cho việc khẳng định

quan điểm cơ bản và nguyên tắc trùng tu

di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam

2.1 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Trang 10

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm của các di tích kiến trúc gỗ và những nội dung cơ bản trong công tác bảo tồn di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu mọi cục diện liên quan đến bản chất di tích kiến trúc gỗ và các vấn đề trùng tu chúng, hạn chế việc xem xét toàn bộ các vấn đề về bảo tồn và trùng

tu nói chung, không đi sâu nghiên cứu kiến trúc cổ và chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu trùng tu các di tích kiến trúc gỗ của người Việt

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo cứu tư liệu và tài liệu hiện liên quan; tập hợp, phân loại, phân tích và tổng hợp nhằm làm rõ những quan niệm trong nhận thức của giới chuyên môn và những nhóm đối tượng liên quan

- Phương pháp khảo sát và đánh giá thực tiễn trùng tu thuộc các thể loại, các mức độ can thiệp, nhằm nhận biết cách tiếp cận, ứng xử

và giải quyết trên thực tế các nhiệm vụ bảo tồn và trùng tu, phân định những điểm tích cực và tồn tại, qua đó nhận biết xu hướng cơ bản, sự

đúng đắn hoặc sự thiếu chuẩn xác về phương diện tiêu chí khoa học

- Phương pháp tham chiếu, trên cơ sở tham khảo ở mức độ cho phép kinh nghiệm trùng tu di tích gỗ ở các nước; đối chiếu với các văn kiện Quốc tế và các ấn phẩm chuyên sâu về lý luận trùng tu; thực hiện việc so sánh với trùng tu ở ta, để tìm ra cái chung và cái riêng; từ

đó làm rõ đường hướng bài bản trùng tu mà ta phải lựa chọn

- Phương pháp luận cứ hóa (argumentation) được vận dụng nhằm tạo nên những cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc lựa chọn và

Trang 11

khẳng định quan điểm, lâu nay đã được nói tới và được thực thi mà còn thiếu sự viện dẫn, củng cố bởi khoa học Viện dẫn những căn cứ, xét chúng từ các phương diện, bằng các phương pháp phân tích vận dụng phù hợp, để đi đến những kết luận được căn cứ hóa chắc chắn

2.2 Những luận cứ khoa học cho việc khẳng định quan điểm cơ bản, nguyên tắc và giải pháp trùng tu di tích kiến trúc gỗ ở VN 2.2.1 Đặc điểm của kiến trúc gỗ và di tích kiến trúc gỗ

2.2.1.1 Các thuộc tính cơ bản của vật liệu gỗ

- Trong quá khứ, gỗ là vật liệu sử dụng phổ biến trong các công trình kiến trúc ở ta với ưu điểm bền chắc, dễ khai thác, dễ chế tạo

- Các loại gỗ sử dụng trong kiến trúc truyền thống có trọng lượng riêng lớn, kiến tạo đặc và rắn, tương đối ít bị biến dạng so với gỗ thông thường, khả năng chịu lực nén, kéo, uốn tương đối tốt

- Trong chu kỳ khô - ẩm, nóng - lạnh diễn ra đều đặn, gỗ bị biến dạng với các biểu hiện nứt nẻ, cong vênh - đây là nhược điểm cơ bản Vật liệu gỗ có các hạn chế: khuyết tật tự nhiên, khuyết tật do sâu nấm, khuyết tật do gia công và tiêu tâm, hạn chế về kích thước 2.2.1.2 Kỹ thuật gia công gỗ và dựng nhà trong kiến trúc cổ truyền Kiến trúc gỗ của người Việt: hệ nhà được lắp dựng và liên kết bởi mộng mẹo Các kết cấu gỗ truyền thống với hệ khung cột cổ truyền mang tính cấu trúc một cách chân thực với chức năng làm việc rõ ràng, khúc triết

Các cấu kiện gỗ được chế tác từ gỗ tự nhiên thành các cấu kiện

độc lập, hoàn chỉnh, không ghép nối, không bao bọc bằng vật liệu khác, sơn phủ hạn chế

2.2.1.3 Kết cấu điển hình của các công trình kiến trúc gỗ cổ truyền:

Trang 12

Ngôi nhà gỗ không có móng mà chỉ có nền, chịu tải trọng đỡ toàn

bộ mái truyền lực xuống nền qua các cột đặt trên các chân tảng đá Thân nhà (hệ khung) là bộ khung kết cấu gỗ, cấu trúc bao gồm các cấu kiện cột, xà, quá giang (câu đầu), bảy, kẻ, bộ vì,

Hầu hết các kiến trúc gỗ cổ của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ có bốn mái, mái là một mặt phẳng lớn, không cong võng

2.2.1.4 Những biến đổi của di tích kiến trúc gỗ trong quá trình tồn tại

Gỗ sử dụng ở các công trình di tích hầu hết là gỗ “tứ thiết” song khả năng tồn tại của chúng có giới hạn

- Các tác động của môi trường tự nhiên: sự hủy hoại của tự thân chất liệu, ảnh hưởng của điều kiện địa chất, khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, mưa)

- Các tác động do nấm mốc và côn trùng: hiện tượng hỗ trợ giữa nấm và mối qua một thời gian dài làm các cấu kiện gỗ hư hỏng nặng

Hình 2.11: các tác động của điều kiện khí hậu ảnh hưởng

đến công trình kiến trúc gỗ

Trang 13

Các tác động của yếu tố xã hội: trải qua nhiều cuộc chiến tranh, các di tích lịch sử, trong đó phần lớn là các di tích gỗ đã bị tàn phá nặng nề Hòa bình lập lại, vì điều kiệu thiếu thốn và những nguyên nhân về mặt xã hội, các di tích kiến trúc tiếp tục bị phôi phai Vài thập kỷ gần đây, các di tích đã được quan tâm chăm sóc, tu bổ Một

số di tích bị sửa chữa một cách thiếu ý thức kiểu tự phát, chắp vá, ảnh hưởng nặng nề đến yếu tố nguyên gốc, làm mất giá trị, dẫn tới sự xuống cấp, phá vỡ cảnh quan, không gian thâm nghiêm của di tích Các đợt sửa chữa ở các thời kỳ để lại dấu ấn góp phần kết tạo thực thể hiện hữu với các đặc điểm và giá trị chuyên biệt

2.2.1.5 Vấn đề niên đại của di tích kiến trúc gỗ

a Niên đại khởi dựng: di sản kiến trúc Việt có rất ít di tích có niên đại khởi dựng Hầu hết đều là những phế tích gạch đá Các di tích gỗ, còn lại nguyên bản, hầu như đều thuộc triều Nguyễn Di sản kiến trúc gỗ Việt không có di tích có niên đại sớm hơn thế kỷ XVI

b Niên đại chủ đạo: là sự hiện diện nổi trội dấu ấn kiến trúc và trang trí của một thời kỳ nào đó, không có nghĩa là giá trị quan trọng nhất, mà là sự hiện hữu chủ đạo về phương diện vật chất và đặc điểm kiến trúc của một thời mà công trình đã trải qua đợt “trùng tu” lớn

c Niên đại tối ưu: là giai đoạn mà công trình di tích có được tình trạng kiến trúc và thẩm mỹ hoàn hảo nhất Trong di sản kiến trúc gỗ Việt, không có bất cứ cơ sở nào để nói về một “niên đại tối ưu”

d Niên đại thực tế của di tích: là độ tuổi của đa phần di tích kiến trúc gỗ được xác định trên các thành phần hay cấu kiện hiện hữu

2.2.2 Những cơ sở về mặt lý thuyết của công tác bảo tồn và trùng

tu di tích kiến trúc gỗ

Trang 14

2.2.2.1 Những tiêu chí giá trị của di tích kiến trúc gỗ trong trùng tu Những giá trị quyết định sự công nhận của xã hội, những giá trị khác nhau định đoạt phương thức và cách ứng xử với từng di tích

a Giá trị về niên đại

Di tích kiến trúc là nguồn sử liệu Sự bảo lưu lâu dài của những cấu kiện và những mảng điêu khắc gỗ vượt qua mọi sự xâm thực và hủy hoại là giá trị tự thân, giá trị về tính xác thực và nguyên gốc Cứu vãn tối đa những cái có thể của xác vật liệu gỗ ấy chính là việc giữ lại phần hồn cho các kiến trúc cổ

b Giá trị về kiến trúc, mỹ thuật và cảnh quan

Giá trị kiến trúc và giá trị mỹ thuật của các di tích kiến trúc gỗ chính ở sự đa dạng trong biến hóa trên cái nền thống nhất cao của hình mẫu kiến trúc và thủ pháp bài trí căn nhà gỗ Việt

Các không gian di tích đều mang tính tự nhiên hòa đồng với khung cảnh bao quanh Điều đó đòi hỏi chúng ta một thái độ cẩn trọng và ứng xử tinh tế đối với các hoạt động được gọi là “tôn tạo”

c Giá trị văn hóa và nhân văn

Bên cạnh những tiêu chí về giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, ngày nay, người ta ngày càng đề cao giá trị văn hóa và nhân văn, đi kèm với một sự nhận thức sâu và rộng

2.2.2.2 Những quan niệm và nhận thức liên quan đến trùng tu di tích

a Quan niệm về “cổ”

Ngày nay trong bảo tồn di sản, người ta không còn tuyệt đối hóa

độ “cổ xưa” như 1 tiêu chí đánh giá Các di tích, nếu hôm nay chưa hẳn cổ, sẽ trở nên cổ với hậu thế, nếu biết giữ gìn và bảo tồn chúng Làm khác đi, hậu thế sẽ tính tuổi chính di tích này từ thời chúng ta

Ngày đăng: 11/04/2013, 19:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.11: các tác động của điều kiện khí hậu ảnh hưởng - Nguyên tắc và kĩ thuật nhằm bảo tồn các di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam
Hình 2.11 các tác động của điều kiện khí hậu ảnh hưởng (Trang 12)
Hình 3.10a: Nếu khôi phục về niên đại khởi dựng (thế kỷ II-III) - Nguyên tắc và kĩ thuật nhằm bảo tồn các di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam
Hình 3.10a Nếu khôi phục về niên đại khởi dựng (thế kỷ II-III) (Trang 23)
Hình 3.10b: Nếu trùng tu lựa chọn niên đại tối −u(thế kỷ XIII-XIV) - Nguyên tắc và kĩ thuật nhằm bảo tồn các di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam
Hình 3.10b Nếu trùng tu lựa chọn niên đại tối −u(thế kỷ XIII-XIV) (Trang 24)
Hình 3.10c: Nếu trùng tu lựa chọn niên đại chủ đạo (thế kỷ XIX) thì - Nguyên tắc và kĩ thuật nhằm bảo tồn các di tích kiến trúc gỗ ở Việt Nam
Hình 3.10c Nếu trùng tu lựa chọn niên đại chủ đạo (thế kỷ XIX) thì (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w