1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1

27 434 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 221 KB

Nội dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên đề tài : Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 2. Lý do chọn đề tài : a. Cơ sở khoa học: Xuất phát từ mục đích yêu cầu của chương trình phát triển giáo dục phổ thông là phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đào tạo ra những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, lao động tự chủ, sáng tạo. Có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, làm chủ tri thức khoa học với công nghệ hiện đại. Có tính tổ chức kỷ luật, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp. Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là nền móng vững chắc để làm tiền đề cho các cấp tiếp theo. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu về nhân cách con người. Chuẩn bị cho các em những hành trang về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất…Giúp cho các em chủ động, tích cực linh hoạt, sáng tạo, phát triển tư duy…Để giúp các em tiếp tục học tốt các lớp trên hoặc đi vào cuộc sống lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. b. Cơ sở thực tế: Xuất phát từ chương trình, môn toán của lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn toán ở tiểu học, có vị chí mở đầu cho chương trình môn toán ở các lớp tiếp theo ở bậc tiểu học. Chương trình này có ý nghĩa, vai trò quan trọng là đã kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học toán lớp 1 ở nước ta. Đã mở đầu cho việc thực hiện những đổi mới về giáo dục toán ở tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông Xuất phát từ đặc điểm của học sinh tiểu học. Đặc biệt là học sinh lớp 1. Các em còn nhỏ, ham chơi. Hoạt động của các em là hoạt động chưa có ý thức. Các em vừa chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập… Do vậy việc nắm bắt các kiến thức đối với các em là hoàn toàn mới mẻ và hạn chế. Vào lớp 1 các em vừa mới tiếp cận với môn học vần, việc đọc của các em còn rất khó khăn vậy mà các em còn phải học toán. Đặc biệt là học toán giải có lời văn. Mà giải toán có lời văn ở lớp 1 có vị chí mở đầu cho chương trình giải toán có lời văn của các lớp tiếp theo ở bậc tiểu học. Muốn giải được các bài toán có lời văn thì các em phải đọc, viết thành thạo, biết tính toán, biết phân tích vấn đề… Do vậy đây quả là khó khăn rất lớn đối với học sinh lớp 1. Qua thực tế khi dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 trường tiểu học Hồng Dương tôi thấy: Nhiều em còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong khi giải toán như : Đọc yếu, đọc chưa hiểu nội dung của đề, chưa biết phân tích đề, chưa biết cách giải và trả lời, làm tính còn sai .Nhiều khi làm bài chưa biết phán đoán ,suy luận do vậy kết quả học tập rất thấp. Trước những đặc điểm tính hình trên. Để giúp các em giải toán được tốt hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập ngay từ lớp 1 mà còn cho các lớp tiếp theo, tránh cho học sinh khỏi ngồi nhầm chỗ. Tôi đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu và thực hiện đề tài : “Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1”

Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : LÊ THỊ KIM ANH Ngày tháng năm sinh : 30 -6-1973 Năm vào ngành : 2005 Chức vụ, Đơn vị công tác : Giáo viên Trường tiểu học Hồng Dương Trình độ chuyên môn : Cao đẳng tiểu học Khen thưởng : Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 1 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tên đề tài : Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 2 Lý do chọn đề tài : a Cơ sở khoa học: Xuất phát từ mục đích yêu cầu của chương trình phát triển giáo dục phổ thông là phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Đào tạo ra những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, lao động tự chủ, sáng tạo Có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, làm chủ tri thức khoa học với công nghệ hiện đại Có tính tổ chức kỷ luật, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá Trong giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng Đây là nền móng vững chắc để làm tiền đề cho các cấp tiếp theo Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu về nhân cách con người Chuẩn bị cho các em những hành trang về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất…Giúp cho các em chủ động, tích cực linh hoạt, sáng tạo, phát triển tư duy…Để giúp các em tiếp tục học tốt các lớp trên hoặc đi vào cuộc sống lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước b Cơ sở thực tế: Xuất phát từ chương trình, môn toán của lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn toán ở tiểu học, có vị chí mở đầu cho chương trình môn toán ở các lớp tiếp theo ở bậc tiểu học Chương trình này có ý nghĩa, vai trò quan trọng là đã kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học toán lớp 1 ở nước ta Đã mở đầu cho việc thực hiện những đổi mới về giáo dục toán ở tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông Xuất phát từ đặc điểm của học sinh tiểu học Đặc biệt là học sinh lớp 1 Các em còn nhỏ, ham chơi Hoạt động của các em là hoạt động chưa có ý thức Các em vừa chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập… Do vậy việc nắm bắt các kiến thức đối với các em là hoàn toàn mới mẻ và hạn chế Vào lớp 1 các em vừa mới tiếp cận với môn T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 2 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 học vần, việc đọc của các em còn rất khó khăn vậy mà các em còn phải học toán Đặc biệt là học toán giải có lời văn Mà giải toán có lời văn ở lớp 1 có vị chí mở đầu cho chương trình giải toán có lời văn của các lớp tiếp theo ở bậc tiểu học Muốn giải được các bài toán có lời văn thì các em phải đọc, viết thành thạo, biết tính toán, biết phân tích vấn đề… Do vậy đây quả là khó khăn rất lớn đối với học sinh lớp 1 Qua thực tế khi dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 trường tiểu học Hồng Dương tôi thấy: Nhiều em còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong khi giải toán như : Đọc yếu, đọc chưa hiểu nội dung của đề, chưa biết phân tích đề, chưa biết cách giải và trả lời, làm tính còn sai Nhiều khi làm bài chưa biết phán đoán ,suy luận do vậy kết quả học tập rất thấp Trước những đặc điểm tính hình trên Để giúp các em giải toán được tốt hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập ngay từ lớp 1 mà còn cho các lớp tiếp theo, tránh cho học sinh khỏi ngồi nhầm chỗ Tôi đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu và thực hiện đề tài : “Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1” 3 Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm: - Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn - Đọc hiểu, phân tích ,tóm tắt bài toán - Dạy giải toán đơn về thêm, bớt bằng 1phép tính cộng hoặc trừ - Cách trình bày bài giải: câu trả lời, phép tính, đáp số - Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau 4 Đối tượng nghiên cứu khaỏ sát thực nghiệm: 35 em học sinh lớp 1A2 trường tiểu học Hồng Dương 5 Phương pháp nghiên cứu: * Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi căn cứ vào các tài liệu: - Chuẩn kiến thức kỹ năng toán tiểu học - Phương pháp dạy học các môn hoc ở lớp 1 - Mục tiêu dạy học môn toán 1( sách giáo viên) - Sách giáo khoa toán 1 - Hỏi đáp về dạy học toán 1 - Một số tài liệu khác * Sử dụng các phương pháp cơ bản sau: - Tổng hợp thông qua các tài liệu, sách giáo khoa - Kiểm tra, đánh giá - Đúc rút những kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy 6 Phạm vi và kế hoạch T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 3 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 - Phạm vi: Giải toán có lời văn về thêm, bớt trong chương trình toán lớp 1 - Kế hoạch: Từ tháng 12/2012 đến tháng 20/3/2013 T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 4 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1 Thực trạng của vấn đề: Trong quá trình giảng dạy ở tiểu học ,đặc biệt dạy lớp 1 ,tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng cảm thấy khó khăn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp 1 Học sinh đọc đề kém ,đọc xong thì chẳng hiểu gì cả Học sinh rất lúng túng khi nêu và viết câu lời giải ,thậm chí viết sai câu lời giải ,viết sai phép tính và đáp số.Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn lớp t«i chỉ có khoảng 20 % số học sinh biết nêu câu lời giải,viết đúng phép tính và đáp số.Só còn lại rất mơ hồ các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết lại rất lúng túng,làm sai ,một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết để trả lời.Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn 2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện: * Đặc điểm tình hình Lớp 1A2 có tổng số 35 em trong đó có 18 nữ và 17 nam Tất cả các em đều ở thôn Ngọc Đình xã Hồng Dương: 5 em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn 3 em sống với ông bà, bố mẹ đi làm ăn xa 2 em không ra lớp mẫu giáo 3 em trí tuệ chậm phát triển 12 em không biết hết mặt chữ và số 23 em thuộc các chữ cái và số Tất cả các em đều ngoan ngoãn Đây là 1 lớp có tỉ lệ học sinh đông * Chất lượng khảo sát T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 5 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 Vào đầu tháng 12 tôi cho học sinh lớp 1A2 khảo sát chất lượng môn toán và môn tiếng việt với đề tài như sau: Bài 1: Tính: 3 +4 = 6 – 3 + 4 = 9 – 5 = 5 + 4 – 0 = Bài 2: An có 5 hòn bi Hà có 4 hòn bi Hỏi cả hai bạn có tất cả mấy hòn bi? * Với để bài trên kết quả đạt được như sau : a.Về tiếng việt : ( đọc đề ) - Đọc đúng, rõ ràng, hiểu đề bài viết: 3 em - Đọc chậm ( đánh vần ), không hiểu: 17 em - Đọc chậm ( còn sai ): 15 em * Tổng hợp Tổng số H/S 35 H/S biết đọc Số lượng % Đọc chưa rõ Số lượng 4 11 16 * Qua khảo sát tiếng việt tôi nhận thấy: Đọc còn sai % Số lượng % 48 15 41 Do các em còn nhỏ, các em còn đang học vần, tập đọc Do vậy kĩ năng đọc còn yếu, các em nhận mặt chữ rất chậm Một số em đọc chưa đúng tiếng và còn phải đánh vần rất lâu Đọc xong thì không hiểu được nội dung của câu, bài viết gì ? b Về môn toán : 16 em làm đúng kết quả các phép tính 8 em viết được phép tính của bài toán 3 em viết được câu trả lời của bài toán 4 em biết viết đáp số 2 em biết trình bày bài giải đủ ba bước Số học sinh Tổng số H/S đạt điểm giỏi T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh Số học sinh đạt điểm khá Số học sinh đạt điểm trung bình Số học sinh đạtđiểm yếu 6 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 SL 35 0 % 0 SL % SL % SL % 5 14 20 57 10 29 * Tổng hợp - Cụ thể những em giải toán yếu và hay làm sai như: Dương, Hùng, Thực, Minh Qua khảo sát chất lượng môn toán tôi thấy: Hầu hết các em chưa đọc rõ nên chưa hiểu kĩ được đề bài dẫn đến chưa biết cách làm và làm con sai Từ chưa hiểu nội dung bài do vậy đã không biết cách trả lời Một số em viết lại cả câu hỏi của bài toán Khi trình bày bài còn đảo lộn thứ tự giữa phép tính, câu lời giải và đáp số Nhiều em còn tính kết quả sai do ẩu Chính vì vậy kết quả học tập của các em rất thấp Chất lượng đại trà của lớp giảm Từ những nguyên nhân trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú và lòng say mê học toán Đặc biệt là trong dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 Trong dạy học có rất nhiều biện pháp truyền thống và hiện đại, nhưng không có biên pháp nào là ưu việt Mỗi biện pháp có những ưu, khuyết điểm khác nhau, có thể những khuyết điểm của biện pháp này là lại bổ sung cho ưu điểm của biện pháp kia Vì vậy, khi dạy học chúng ta cần phải biết kết hợp các biện pháp khác nhau Nhưng bên cạnh đó mỗi phương pháp dạy học còn phải phụ thuộc vào nội dung từng bài, từng môn, để làm sao cho tiết học đạt hiệu quả cao hơn Chính vì vậy để giúp các em tháo gỡ những khó khăn trên, và để tiến hành đề tài này, tôi đã tiến hành kết hợp dùng các biện pháp sau: 3.Các biện pháp thực hiện : a Biện pháp 1: Dạy tập đọc kết hợp dạy hiểu nghĩa của từ có liên quan đến toán Ngay sau khi khảo sát chất lượng và nắm được nguyên nhân học sinh không giải được bài toán, phần lớn là do các em đọc còn yếu, trình độ nhận thức còn thấp nên không hiểu được đề bài, chưa nắm được cách làm bài dẫn đến không làm được bài T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 7 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 Chính vì vậy việc đầu tiên cần làm là giáo viên phải dạy cho học sinh tập đọc tốt ở các giờ tập đọc và dạy tốt cho học sinh cách hiểu nội dung từng câu, mối quan hệ giữa các câu Qua việc rèn đọc giúp các em đọc lưu loát, rõ ràng rành mạch Quá trình dạy đọc bài tôi không chỉ dạy cho các em đọc tốt mà còn phải dạy cho các em cách đọc như thế nào cho đúng Cách đọc để thể hiện nội dung từng ý, từng câu, từng đoạn của bài và nhấn mạnh ở những từ ngữ nào để toát lên nội dung của ý, câu đó Khi đạy các em đọc bài, tôi luôn lồng ghép đưa các nội dung của toán vào bài đọc Chẳng hạn như khi kiểm tra bài cũ của môn tập đọc, tôi đưa ra câu văn có nội dung toán cho các em đọc Như vậy không những rèn kĩ năng đọc cho các em mà còn giúp các em tập làm quen với các thuật ngữ trong toán học,hiểu được nội dung của câu văn trong toán học *Ví dụ: (SGK toán – trang145) Dạy các em cách đọc và hiểu nội dung câu văn sau: An có 10 viên bi An cho Bình 5 viên bi - Khi cho học sinh đọc 2 câu văn trên tôi cho các em đọc rõ ràng,rành mạch từng câu, và cho các em hiểu được nội dung từng câu đã viết gì, nói lên điều gì.(Bạn An có 10 viên bi và bạn An đã cho Bình 5 viên bi) Và đặc biệt là phải nhấn mạnh để học sinh nắm chắc nội dung câu An cho Bình 5 viên bi nghĩa là An đã mất đi 5 viên bi, Bình được thêm 5 viên bi - Ngoài ra trong quá trình dạy học sinh đọc bài, việc giúp các em nắm chắc các khái niệm, từ ngữ, thuật ngữ : Là việc làm vô cùng quan trọng Nó không những giúp học sinh hiểu được nội dung câu văn mà còn liên quan đến quyết định lựa chọn các phép tính trong bài toán Các em còn nhỏ vốn từ ngữ còn rất hạn chế do vậy khi dạy các em đọc bài tôi luôn phân tích giúp các em nắm chắc 1 số khái niệm về thêm bớt Đặc biệt là 1 số các từ ngữ thông thường như: Cho, biếu, tặng, thưởng, bán, còn lại, có tất cả… Để giúp các em hiểu và làm bài tốt trong quá trình giải toán * Ví dụ: SGK Toán 1 - trang 56 Bình có 10 quyển vở Cô thưởng cho Bình 5 quyển hỏi Bình có tất cả bao nhiêu quyển vở ? Khi đọc bài này tôi không những cho học sinh hiểu về nội dung bài mà còn phải phân tích cho học sinh hiểu: - Từ “thưởng” ở đây nghĩa là gì? (Tức cho thêm) T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 8 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 - “Cô thưởng cho Bình thêm 3 quyển vở” Nghĩa là cô đã cho Bình thêm 3 quyển vở Vậy là Bình đã có thêm 3 quyển vở - “Tất cả” ở đây chính là số vở Bình có và số vở cô cho Bình * Hoặc ví dụ: SGK Toán 1- trang 60 Đàn gà nhà em có 15 con gà Trong đó có 5 con gà trống Hỏi có mấy con gà mái? - Khi đọc bài này giáo viên cần làm rõ cho học sinh hiểu + “đàn gà” tức là tất cả số gà cả gà trống và gà mái gồm 15 con + Trong đó có 5 con gà trống Tức là trong số gà cả đàn(15 con) đó có 5 con gà trống Từ việc phân tích đó giúp các em hiểu ra: Nếu muốn tìm số gà mái thì chỉ việc lấy số gà của cả đàn trừ đi số gà trống(15-5=10 gà mái) Như vậy qua việc dạy các em đọc bài, phân tích đề hiểu nghĩa 1 số từ ngữ, thuật ngữ, nội dung của 1 câu văn trong toán học Giúp các em nắm vững được nội dung của bài, nắm vững được 1 số khái niệm thông thường, một số thuật ngữ thường dùng trong bài toán, ý nghĩa của các từ ngữ cũng như mối quan hệ của chúng liên quan đến phép tính của bài Giúp các em ghi nhớ, phân biệt tránh sự nhầm lẫn trong giải toán Trong quá trình thực hiện biện pháp này tôi cho các em kiểm tra với đề bài sau : * Nhà An nuôi 9 con gà Mẹ đem bán 3 con gà Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ? Kết quả đạt được như sau : 23 em đã biết đọc và hiểu được nội dung Đạt 67% 15 em đã làm được phép tính đúng Đạt 43% * Tổng hợp: Giỏi Khá TB Yếu Tổng hợp 35 SL 2 % 6 SL 6 % 17 SL 17 % 49 SL 10 % 28 Qua đợt kiểm tra tôi thấy việc đọc bài của các em được nâng lên rõ rệt, các em đọc to, rõ ràng, rành mạch và đặc biệt là các em đã hiểu được 1 số khái niệm, nội dung, thuật ngữ đơn giản và việc rèn kỹ năng đọc còn giúp học sinh biết cách đọc và hiểu nội dung bài Đồng thời giúp HS được rèn luyện và trau dồi vốn từ ngữ để dùng vào việc viết câu lời giải sau này Tuy nhiên tồn tại của biện pháp trên là giáo viên cần phải làm tỉ mỉ và cung cấp đúng nội dung của thuật ngữ toán học của giáo viên cho học sinh một cách chính xác T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 9 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 Nếu không các em sẽ hiểu sai vấn đề dẫn đến trả lời và làm phép tính sau và kết quả học tập không cao, khi làm bài các em còn tính kết quả bị sai Để giúp các em khắc phục yếu điểm đó, tôi đã kết hợp tiến hành biện pháp 2 b Biện pháp 2: Dạy tốt các kiến thức về số, phép tính và nâng cao: Với mỗi bài toán lời văn, kết quả của phép tính bao giờ cũng chứng minh cho việc quyết định bài toán đúng hay sai Nếu khi ta đã viết được phép tính đúng rồi nhưng kết quả lại sai thì bài toán đó lại trở nên vô nghĩa Chính vì vậy để giúp học sinh nắm vững các kiến thức, giúp cho quá trình giải toán được tốt, tránh tình trang các em làm còn nhầm và sai, theo tôi cần phái dạy cho các em nắm vững các kiến thức về số, phép tính như : -Nhận biết cấu tạo, đọc, viết, đếm, so sánh các số đến 100 -Nhận biết quan hệ số lượng ( nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau ) -Đặc biệt nắm chắc khái niệm ban đầu về phép cộng, phép trừ -Mối quan hệ giữa phép cộng, phép trừ, tính chất phép cộng… -Biết cộng trừ thành thạo các số trong phạm vi 100 (không nhớ)v.v… Quá trình dạy học toán, giáo viên phải dần dần giúp học sinh cách thức (con đường, phương pháp) phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới Từ tình huống có thực trong đời sống ( thể hiện trong tranh, hình vẽ, mô hình hoặc mô tả bằng lời) nếu được vấn đề cần giải quyết (dưới dạng câu hỏi của bài toán) Giải quyết vấn đề đó sẽ tìm ra kiến thức mới (số mới hoặc công thức tính mới) Xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác nhau trong thực hành, học sinh sẽ tự chiếm lĩnh được kiến thức mới Từ đó giúp cho các em khắc sâu được kiến thức hơn Ví dụ: Khi học sinh thực hiện phép cộng 3 + 1 = 4 ( Bài phép cộng trong phạm vi 4 Trang 47 SGK Toán 1) Tôi chỉ là người nêu ra vấn đề còn học sinh thực hiện thao tác trên que tính ( lấy 3 que rồi lại lấy thêm 1 que sau đó đếm tất cả số que tính và nêu ra kết quả là (4)) Như vậy giáo viên giúp học sinh tự hình thành được phép cộng 3 + 1 và kết quả bằng 4 T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 10 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 người đưa ra vấn đề để học sinh tự tìm hiểu, tự phát hiện, tự nêu vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề để học sinh tự tìm tòi, tự phát huy trí tuệ và năng lực sáng tạo Chính điều đó đã tạo dựng cho các em có kỹ năng tự tìm hiểu đề bài, tự phân tích các tìm cách giải quyết Trên cơ sở đó giúp các em nắm được phương pháp giải toán Để giải được bài toán có lời văn theo tôi học sinh phái nắm được quy trình theo 5 bước sau : Ví dụ : (SGK Toán 1 Trang 92) Trong bến có 32 ô tô đỗ Sau đó có 12 ô tô rời khỏi bến Hỏi trong bến còn lại bao nhiêu ô tô? * Bước 1 : Đọc kỹ đề Đọc kỹ đề bài thì mới hiểu được nội dung, Do vậy khi đọc bài toán tôi cho các em đọc nhiều lần gần như là học thuộc lòng Khi đọc các em cần đọc to, rõ ràng từng câu, cách ngắt câu để thể hiện ý, và cần nhấn mạnh ở 1 số thuật ngữ quan trọng chẳng hạn với bài toán trên : Cần phải nhấn mạnh ở các từ ngữ; các ý; “có 32 ô tô”, “12 ô tô rời khỏi bến”, “còn” Như vậy qua việc đọc bài đã hình thành cho học sinh được cách làm * Bước 2 : Phân tích đề Phân tích đề là xác định được 3 thành phần của bài toán : dữ liệu, điều kiện và ẩn số Phát hiện ra cái đã biết và cái phải tìm, mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm để tìm ra mấu chốt của bài toán và tìm cách tháo gỡ Với bài toán trên tôi hướng dẫn học sinh phân tích như sau : - Bài toán cho biết gì ? (Trong bến có 32 ô tô đỗ, sau đó có 12 ô tô rời bến) Giáo viên giúp học sinh hiểu “rời bến” ở đây có nghĩa là “đi ra khỏi bến” - Bài toán hỏi gì ? ( Còn bao nhiêu ô tô ở trong bến ?) - Qua việc phân tích các em thấy được cái đã biết ở đây là : Số ô tô trong bến lúc đầu (32) và số ô tô rời khỏi bên (12) Vậy cái phải tìm ở đây là số ô tô còn lại trong bến Trên cơ sở đó muốn tìm số ô tô còn lại thì chỉ việc lấy số ô tô trên sân lúc đầu (32) trừ đi số ô tô rời bến (12) * Bước 3 : Tãm tắt bài toán T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 13 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 Từ việc phân tích giúp các em hiểu và giải bài toán một cách chắc chắn Giáo viên cho các em dựa vào những hiểu biết qua việc đọc bài và phân tích giúp các em có thể tóm tắt lại được bài toán bằng sơ đồ hoặc bằng lời… Cụ thể bài toán trên tóm tắt như sau : Có : : 32 ô tô Rời bến : : 12 ô tô Còn : … ô tô? * Bước 4 : Giải bài toán và trình bài bài giải Vấn đề giải bài toán lµ hết sức phức tạp Giải bài toán để tìm điều chưa biết trong câu hỏi Để giải được bài toán các em phải biết được : Cần làm những gì, và mục đích của bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Từ đó tìm hiểu phân tích giải các bước trung gian ( nếu có ) và lập trình tự giải toán ( câu lời giải, phép tính, đáp số) Khi thực hiện giải toán cần lưu ý cho các em tính cẩn thận, nắm chắc thuật tính Với mỗi phép tính cần có câu trả lời đầy đủ, chặt chẽ Ở lớp 1 các em bắt đầu tập làm quen với dạng toán có lời văn Chính vì vậy trong quá trình giải toán, giáo viên không những dạy cho các em biết cách phân tích, cách làm bài, mà còn phải dạy tốt cho các em biết cách trình bày 1 bài giải sao cho khoa học, Do vậy khi dạy tôi luôn hướng dẫn cách viết và trình bày 1 bài giải như sau : + Viết chữ : “ Bài giải” ở giữa dòng đầu tiên bên dưới của phần tóm tắt Tiếng “Bài” phải viết hoa chữ “B” + Viết câu lời giải: Tôi luôn hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi của bài toán để trả lời và viết “câu lời giải” Khi viết câu lời giải phải viết ở bên dưới dòng “Bài giải” chữ đầu của câu cách dòng kẻ lề 2 ô, và phải viết hoa chữ cái đầu câu Cuối mỗi câu lời giải bao giờ cũng có chữ “là” và dấu hai chấm(:) + Viết phép tính: Phép tính được viết ở dưới dòng ghi câu lời giải Phép tính được viết ở giữa dòng, cách dòng kẻ lề khoảng 3 ô Còn c¸c số trong phép tính đều được viết T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 14 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ở độ cao 1 đơn vị chữ (2 li) Khi viết kết quả của phép tính tên đơn vị phải được đặt trong dấu ngoặc đơn () + Viết đáp số: Đáp số phải được viết ở dưới dòng phép tính và phải dịch sang bên phải của phép tính(th¼ng dÊu b»ng) Viết “Đáp số” sau đó viết dấu “:” và viết kết quả của phép tính Bài giải : Trong bến còn lại số ô tô là: 32 – 12 = 20 (ô tô) Đáp số : 20 ô tô *Bước 5 : Kiểm tra kết quả thử lại : Sau mỗi bài giải tôi luôn hướng dẫn các em kiểm tra lại kết quả của bài toán bắng cách thử lại, đưa kết quả tìm được vào bài toán Để các học sinh kiểm tra kết quả đó đã đúng với yêu cầu của bài cho chưa Nếu chưa đúng thì các em xem xét lại bài làm của mình Với bài toán trên cần thử lại: 20 + 12 = 32 (ô tô) Sau khi thực hiện biện pháp này tôi đã áp dụng cho học sinh làm bài khảo sát với đề bài sau : Lan và Hà hài được 68 bông hoa Riêng Hà hái được 34 bông hoa Hỏi Lan hái được bao nhiêu bông hoa ? * Kết quả đạt được như sau : 31 em biết phân tích đề : đạt 88% 30 em biết tóm tắt : đạt 85% 29 em viết câu trả lời đúng đủ : đạt 82% 30 em viết đúng phép tính : đạt 85% T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 15 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 30 em viết đúng đáp số : đạt 85% 29 em viết trình bày bài sạch đẹp : đạt 82% Sau khi thực hiện biên pháp 3 và một số biện pháp bổ trợ trên tôi thấy : Chất lượng học giải toán có lời văn của các em được nâng lên rõ rệt Phần lớn các em đã biết cách phân tích, tóm tắt và biết cách giải, cũng như cách trình bày một bài toán sao cho khoa học Tuy nhiên vẫn còn 1 số em nhận thức châm, điều đó cũng thật dễ hiểu vì : Các em còn nhỏ, tầm nhận thức còn hạn chế, lại vừa mới tiếp cận với dạng toán có lời văn, cho nên trong quá trình giải các em còn chưa biết cách lập luận để tìm yếu tố ẩn, chưa biết cách mở rộng, viết lời giải còn gặp nhiều khó khăn gần như là dập theo một khuôn mẫu Chính vậy bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm toi, cải tiến để tìm ra được một giải pháp, giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động, theo ý hiểu của mình, một cách chắc chắn d Biện pháp 4 : Gợi mở phát huy trí lực cho học sinh Trong quá trình dạy học, người giáo viên phải biết vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Dạy học phải vừa sức, phù hợp Quan tâm đến trình độ phát triển chung của học sinh, đồng thời lại phải quan tâm đến phát triển trình độ riêng của từng loại đối tượng học sinh, thậm chí của từng học sinh trong lớp, để phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh, giúp học sinh khá giỏi phát triển lên trình độ cao hơn, đồng thời vẫn giúp học sinh yếu luôn đạt được trình độ chung theo yêu cầu của chương trình Khi dạy các em giỏi toán tôi luôn dùng các câu hỏi gợi mở đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để các em tự độc lập suy nghĩ, tự phát hiện ra ván đề cần giải quyết Đặc biệt các câu hỏi đưa ra phải thu hút được sự chú ý và kích thích hoạt động chung của cả lớp Có thể đặt thêm những câu hỏi phụ để dẫn dắt, gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi chính Tôi luôn động viên các em mạnh dạn trả lời ý kiến của bản thân để từ đó uốn nắn, bổ sung những điều cần thiết Với mỗi bài toán tôi luôn hướng dẫn cho các em tìm nhiều cách giải (nếu có) và cách trả lời Tạo cho học sinh mong muốn tìm được giải pháp tốt nhất cho bài làm của T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 16 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 mình Từ đó mỗi em sẽ lựa chọn cho mình một cách làm, cách trả lời phù hợp với năng lực Ví dụ : SGK Toán 1 trang 99 An có 20 viên bi Bình có 18 viên bi Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi ? * Để giúp học sinh cách giải bài toán trên tôi hỏi : - Bài toán cho biết gì ? (An có 20 viên bi Bình có 18 viên bi) - Bài toán hỏi gì ? ( Cả 2 bạn có tất cả bao nhiêu viên bi?) - “Cả hai bạn” ở đây là ai? (An và Bình) - Vậy muốn biết cả hai bạn (An và Bình) có tất cả bao nhiêu viên bi thì ta làm thế nào ? (Giáo viên gợi ý để giúp học sinh nêu ra : Lấy số bi của An cộng với số bi của Bình (20+18), hoặc lấy số bi của Bình cộng với số bi của An (18+20) * Để giúp các em trả lời được bài toán trên Tôi hướng dẫn các em nắm chắc cách trả lời thông thường, dễ hiểu, đơn giản đó là đưa vào nội dung câu hỏi để trả lời : Cụ thể :Hỏi cả 2 bạn có tất cảbao nhiêu số viên bi ? Tức : + Bỏ từ “Hỏi” + Bỏ từ “bao nhiêu” hoặc “mấy” thay vào đó là từ “Số” + Bỏ dấu “?” thay vào đó là từ “là” và dấu “:” Tức câu trả lời sẽ là: Cả hai bạn có số viên bi là: Sau khi các em nắm chắc được cách trả lời thông thường rồi Tôi bắt đầu gợi ý khuyến khích học sinh tìm cách trả lời khác: + Bài toán bảo chúng ta phải tìm tất cả số bi của những ai ( An và Bình ) Vậy ta phải trả lời như thế nào ? Từ đó gợi cho học sinh tìm được nhiều cách trả lời khác nhau : + An và Bình có số viên bi là : + Tất cả số bi của hai bạn là : …v.v… Như vậy sau mỗi phép tính, mỗi câu lời giải, mỗi bài tôi thường khuyến khích các em tìm tòi nhiều cách giải, cách trả lời khác nhau Tập cho các em thói quen cho dù đã hoàn thành bài làm của mình rồi, nhưng vẫn không thoa mãn với những gì đã đạt được Học sinh cần tự kiểm tra, đánh giá và luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm để lựa chọn T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 17 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 cho mình những cách giải hay, những câu trả lời đầy đủ, chắc chắn phù hợp với khả năng của mình Sau mỗi bài toán với các điều kiện đưa ra, tôi luôn lật ngược lại vấn đề như thay đổi các điều kiên… để giúp các em hiểu sâu và nắm bắt kiến thức có logic Sau khi kết hợp biên pháp 3 và 4 Tôi cho học sinh áp dụng làm nhiều bài tập và đã cho đề bài khảo sát sau : Lớp 1A có 48 học sinh, trong đó có 22 bạn nữ Hỏi lớp đó có bao nhiêu bạn nam? * Kết quả đạt được như sau : 15 em trả lời theo cách thông thường : đạt 42% 20 em có câu trả lời hay, ngắn gọn : đạt 58% 35 em viết đúng phép tính và đáp số : đạt 100% * Tổng hợp Tổng số học sinh 35 Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 25 65 10 29 2 6 0 0 Qua việc thực hiện biện pháp 3 và 4 kết hợp với các biên pháp bổ trợ trên tôi thấy : Chất lượng của việc giải toán có lời văn được nâng lên rõ rệt Quá trình giải toán, các em làm bài rất tốt, trả lời bài giải không những chặt chẽ mà còn trình bày bài giải rất khoa học, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng Do vậy khi làm bài các em đạt điểm rất cao, kể cả các em chậm Xong quá trình làm bài 1 số em khi tính toán vẫn còn sai sót Chính vì vậy tôi đã kết hợp biện pháp 5 e Biện pháp 5: Rèn luyện kỹ năng tính toán Qua kinh nghiệm chấm bài của học sinh tôi thấy có những em trả lời bài toán rất chặt chẽ làm đúng phép tính nhưng khi nhẩm ra kết quả lại sai, do vậy điểm bài làm của em rất thấp Chính vì vậy khi các em làm bài tôi thường xuyên nhắc nhở các em phải tính toán chính xác, trình bày khoa học, rõ ràng Nếu là các phép tính cộng trừ trong bảng phải học thuộc và nhẩm chính xác Nếu là các phép tính cộng trừ ngoài bảng các em phải đặt tính theo cột dọc làm ra nháp sau đó kiểm tra kết quả cẩn thận, đúng mới viết kết quả vào bài làm Cần rèn luyện kỹ năng tính nhẩm, tính viết thành thạo cho học sinh trong quá trình giải toán để hoàn thiện bài giải.Xong để nâng cao T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 18 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 chất lượng học tập bản thân tôi luôn suy nghĩ : Làm thế nào để cho giờ học sinh động và đạt hiệu quả Giúp các em nắm bắt kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhưng khắc sâu được trọng tâm của bài Chính vì vậy tôi đã kết hợp tiến hành biện pháp 6 g Biện pháp 6 : Vui học – Học vui Đối với học sinh tiểu học nói chung và nhất là học sinh lớp 1 nói riêng, các em còn đang ở độ tuổi ham chơi, hiếu động, thích tìm tòi , khám phá những cái mới lạ Các em cảm nhận bằng mắt thấy, tay sờ và được trực tiếp làm Nếu một giờ học mà kho cứng thì các em rất mau chán, không muốn tiếp thu, đặc biệt là với một giờ toán Chính vì vậy để một tiết học lôi kéo học sinh vào bài dạy, giúp các em nhớ lâu và khắc sâu được kiến thức trọng tâm thì người giáo viên phải biết tổ chức lồng ghép các hoạt động vui chơi vào trong bài học Trò chơi toán học là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh Trò chơi toán học có tác dụng giúp học sinh : - Thay đổi động hình chống mệt mỏi - Tăng cường khả năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học - Phát triển hứng thú, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận Khi chơi trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại không suy nghĩ mình đang học sự khô khan của giờ học toán sẽ được giảm nhẹ Quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn Trò chơi học toán là một phương tiện có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán nhằm phát huy tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh Thông qua trò chơi giúp học sinh phát triển phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm, tính thi đua (tổ, nhóm) phát triển trí thông minh sáng tạo, phát triển phẩm chất vật động (nhanh, manh, bền, khéo) và đặc biệt là các em cảm thấy thoải mái, dễ chịu , phục hồi sức lực sau những phút học căng thẳng Thông qua hoạt động vui chơi để phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy toán học Mỗi khi tổ chức trò T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 19 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 chơi, tôi thường nghiên cứu trong tiết học đó bài nào có thể lồng ghép được trò chơi, bài đó phù hợp với trò chơi nào hoặc đưa những bài toán vui ở ngoài vào tổ chức cho các em học và chơi Ví dụ : SGK Toán 1 Trang 72: Khi dạy bài phép trừ trong phạm vi 9 Để củng có phép trừ trong phạm vi 9 tôi đưa ra ví dụ sau: Hiền hỏi Hoà : - Hoà ơi, tuần này bạn được mấy điểm 10? Hoà đáp : - Số điểm 10 của tớ bằng số 9 bớt đi 2 Đố các em bạn Hoà được mấy điểm 10 Ở ví dụ trên tôi cho các em thảo luận nhóm Thi xem nhóm nào đưa ra phép tính và kết quả đúng và nhanh nhất Yêu cầu các nhóm giải thích Sau mỗi trò chơi như vậy tôi thường tuyên dương các tổ, các nhóm, cá nhân, động viên và khích lệ các em nêu ra cách làm, cách tính nhanh nhất để cho các em khác học tập Qua nghiên cứu và thực hiện biện pháp vui mà học tôi thấy : Giờ học thật nhẹ nhàng, thoải mái, sinh động và đạt hiệu quả rất cao Nó không những khắc sâu được những kiến thức cơ bản mà còn giúp học sinh nắm chắc các kiến thức vận dụng vào bài học, bài làm của mình Tuy nhiên nếu đưa ra trò chơi mà kh«ng biÕt cách tổ chức, hoặc trò chơi không phù hợp… sẽ làm mất thời gian, mang tính hình thức, không phát huy được hết tác dụng, thì sẽ không đạt được hiệu quả Chính vì vậy khi đưa ra trò chơi giáo viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng để làm sao phát huyđược hết tác dụng của trò chơi 4 Kết quả thực hiện T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 20 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi khi dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 Với việc kết hợp thực hiện 6 biện pháp trên tôi thấy : Kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt, không những các em học tốt ở môn Toán mà còn đọc, viết rất tốt ở môn Tiếng Việt và các môn khác.Cô thÓ qua lÇn thi kiÓm tra ®Þnh kú cuèi n¨m häc20122013 c¸c em lµm bµi rÊt tèt vµ ®iÓm thi rÊt cao ,nhÊt lµ trong gi¶i to¸n * Cụ thÓ trong bµi thi c¸c em ®¹t ®îc nh sau: 35 học sinh biết đọc đúng : đạt100% 32 em biết phân tích và tóm tắt bài đúng : đạt 91% 35 em biết viết lời giải đúng : đạt 100% 35 em biết viết phép tính đúng : đạt 100% 35 em biết trình bày đúng, đẹp : đạt 100% * Tổng hợp: Các đợt Đầu năm (khi chưa thực hiện các biện pháp ) Cuối năm (Sau khi thực hiện các biện pháp) Tổng số học Giỏi sinh SL % Khá SL T.Bình Yếu % SL % SL % 35 0 0 5 14 20 57 10 29 35 28 79 5 15 2 0 6 0 Chính vì học tốt môn Toán đã góp phần nâng cao kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp trường Cụ thể trong năm học 2012 – 2013 số lượng học sinh giỏi ở lớp tôi đạt được như sau : * 7 em đạt Học sinh giỏi To¸n +TiÕng viÖt cấp trường: 1em ®¹t gi¶i nhÊt , 1em ®¹t gi¶i nh× * 6 em đạt Học sinh viết chữ đẹp cấp trường * 4 em đạt học sinh giỏi chữ đẹp cấp huyện: 1 em đạt giải nhất 1 em đạt giải nhì 2 em đạt giải khuyến khích Sau khi so sánh đối chứng và có được kết quả trên, tôi nhận thấy: 6 biện pháp trên rất có hiệu quả trong việc áp dụng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 Từ việc T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 21 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 chưa biết giải, viết còn chưa đúng, nay đã biết cách giải và còn trình bày sạch đẹp, khoa học Không những vậy, các em còn biết tìm nhiều cách trả lời và làm theo ý hiểu của mình một cách chặt chẽ Không những các em giải được các bài toán trong chương trình mà còn giải được các bài toán nâng cao góp phần nâng cao chất lượng học toán III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1 Bài học kinh nghiệm: A Đối với giáo viên: Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi tự nhận thức được : Để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, ®òi hỏi người giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với công T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 22 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 việc… Chuẩn bị giờ dạy chu đáo, soạn bài kỹ lưỡng trước khi lên lớp Tăng cường dự giờ đồng nghiệp, học tập nhiều các chuyên đề, học hỏi đóng góp ý kiến của bạn bè… Ngoài ra để dạy tốt môn Toán, đặc biết là dạy giải các bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1, tôi đã rút ra 1 số bài học kinh nghiệm sau đây -Dạy tốt các giờ tập đọc và cho học sinh hiểu nghĩa của từ Có đọc tốt thì các em mới hiểu được nội dung của bài -Dạy cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản trong chương trình Như về : Cấu tạo số, khái niệm ban đầu về phép cộng, phép trừ Cộng trừ (không nhớ) thành thạo các số trong phạm vi 100 … Để áp dụng vào việc làm tính… - Cho học sinh nắm vững quy trình giải một bài toán có lời văn: + Đọc kỹ đề + Phân tích đề + Tóm tắt bài toán + Giải toán và trình bày + Thử lại - Để phát huy trí lực của học sinh, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi phải phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh, từng đối tượng…giúp học sinh khá giỏi phát triển lên trình độ cao hơn đồng thời giúp học sinh yếu kém đạt được trình độ theo yêu cầu của chương trình Khi đưa ra bài toán phải gắn liền với đời sống thực tế của học sinh - Giờ học phải tạo được không khí học tập sôi nổi, vui vẻ bằng cách lồng ghép các hoạt động trò chơi vào bài học Để cho học sinh có hứng thu trong học tập, giúp các em khắc sâu được kiến thức, vận dụng vào làm bài - Tăng cường dạy theo phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm Giáo viên chỉ là người hướng dẫn.Học sinh chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động * Đối với học sinh: T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 23 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 -Phải rèn đọc, viết ,tính toán thông thạo - Chăm chỉ học tập, chú ý theo dõi bài giảng Tích cực học tập ở lớp cũng như ở nhà -Nắm vững quy trình giải toán có lời văn -Thành lập những đôi bạn cùng tiến B Kết luận : Từ thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy một vài biện pháp trên đã có tác dụng khắc sâu kiến thức, phát huy trí lực cho học sinh… Từ đó giúp tôi có thêm kinh nghiệm để giảng dạy tốt hơn Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi thấy : việc trau dồi kiến thức cho học sinh là cả một quá trình công phu đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, kiên trì, bền bỉ, biết phát huy năng lực cho học sinh Đặc biệt là người thầy phải luôn trau dồi kiến thức và sự hiểu biết của bản thân… Chịu khó tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, theo chương trình mới để có những giờ dạy hay, dễ hiểu, dễ nhớ và gây hứng thú học tập cho học sinh C Kiến nghị: - Đề nghị các cấp tăng cường tổ chức cho giáo viên được học tập bồi dưỡng nhiều các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học -Nhà trường kết hợp với các cấp, các ban ngành tăng cường giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy -Gia đình và nhà trường và xã hội cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học ở lớp cũng như ở nhà Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi trong quá trìnhrèn luyệnđể nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 Tuy nhiên với kiến thức và năng lực của mình vẫn còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót Vậy tôi kính mong được sự nhận xét ,đóng góp ý kiến của các,đồng chí, đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách của người giáo viên trong “sự nghiệp trồng người.” Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠNVỊ T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh Hồng Dương, ngày 20 - 3 - 2013 24 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác Tác giả Lê Thị Kim Anh Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của Hội đồng khoa học cấp trường Chủ tịch hội đồng (Ký tên,đóng dấu) T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 25 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của Hội đồng khoa học cấp cơ sở Chủ tịch hội đồng (Ký tên,đóng dấu) T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 26 ... tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải tốn có lời văn cho học sinh lớp1 I ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài : Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải tốn có lời văn cho học sinh. .. :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải tốn có lời văn cho học sinh lớp1 học vần, việc đọc em cịn khó khăn mà em cịn phải học tốn Đặc biệt học tốn giải có lời văn Mà giải tốn có lời. .. thạo cho học sinh q trình giải tốn để hồn thiện giải. Xong nõng cao Tác giả: Lê Thị Kim Anh 18 Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải tốn có lời văn cho học sinh lớp1 chất lượng

Ngày đăng: 14/07/2015, 19:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w