1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

dự án dạy học theo chủ đề tích hợp bài 10 cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX

10 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

CHƯƠNG VI CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX I. MỤC TIÊU 1. Kiến th;c - Giúp các em nắm được nguồn gốc đặc điểm và những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. - Biết được tác động tích cực và những vấn đề nẩy sinh do cuộc cách mạng khoa học công nghệ. - Nắm được xu thế toàn cầu hóa và những ảnh hưởng của nó. - Giúp các em hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm trường, có ý thức bảo vệ môi trường 2. K= năng - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế. - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống. - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Tranh ảnh, phim tư liệu liên quan đến cách mạng khoa học công nghệ 2. Mỗi nhóm học sinh: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1.Giới thiệu bài mới Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực và có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như đời sống con người. Vậy nguồn gốc của sự phát triển này là do đâu? Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đạt được những thành tựu gì? Ý nghĩa và tác động của nó ra sao? Đó là những nội dung cơ bản mà bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. 2. Tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy - trò Kiến th;c cần đạt và nắm vững Hoạt động 1. Cá nhân và tập thể. - GV đặt câu hỏi: Tại sao gọi cuộc cách mạng Khoa học- kỹ thuật hiện đại là cuộc cách mạng Khoa học- Công nghệ? HS phát biểu sự hiểu biết của mình , GV nhận xét, sau đó phân tích, giải thích khái niệm này một cách cụ thể. - GV đặt câu hỏi: Xuất phát từ đâu mà bùng nổ cuộc cách mạng khoa học – công nghệ? HS đọc SGK thảo luận và trả lời. GV nhận xét và chốt lại. ( trình chiếu một số hình ảnh) - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Những vấn đề cấp bách mà cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cần phải giải quyết. Sau khi HS trả lời, HS khác bổ xung, GV chốt lại 2 vấn đề mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ cần giải quyết: Tìm ra vật liệu mới và công cụ sản xuất mới. - GV đặt câu hỏi: Tại sao cuộc cách mạng khoa học công nghệ, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp? I: Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ. 1: Nguồn gốc và đặc điểm. - Nguồn gốc: + Do đòi hỏi của sản xuất, của cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. + Sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn của tài nguyên thiên nhiên. - Vấn đề cấp thiết mà cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cần giải quyết ngay: Chế tạo và tìm kiếm những công cụ sản xuất mới có kỹ thuật và năng xuất cao; tạo ra những vật liệu mới. - Đặc điểm: + Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. + Khoa học đã trở thành lực lượng sản HS dựa vào nội dung SGK và những hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. GV nhận xét và giải thích rõ hơn: Khác với cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ mọi phát minh đều bắt đầu từ nghiên cứu khoa học, khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước và mở đường cho kỹ thuật, đến lượt mình kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Vì vậy khoa học đã trực tiếp tham gia vào sản xuất. xuất trực tiếp. Hoạt động 2. Tìm hiểu những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật. - GV hướng dẫn học sinh đọc thêm qua 1 số câu hỏi: + Nêu những thành tựu trong lĩnh vực khoa học cơ bản. + Nêu những thành tựu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới. + Nêu những thành tựu trong ngành năng lượng. + Nêu những thành tựu trong sáng chế những vật liệu mới. + Nếu những tựu trong cuộc “ cách mạng xanh”. + Nêu những thành tựu trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ. Sau khi HS tìm hiểu, GV đối chiếu kết quả, tiến hành phân tích, minh họa bằng một số hình ảnh cụ thể qua tranh, ảnh phim tư liệu. Cuối cùng chốt lại ghi lên bảng các nét chính: 2. Những thành tựu tiêu biểu. a. Những thành tựu. Cừu Đôli 3 - 1997 Năng lượng gió Năng lượng mặt trời Bản đồ gen người 6 - 200 Người máy Máy tính điện tử Năng lượng hạt nhân nhân Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ( làm việc toàn lớp). - GV nêu câu hỏi: Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật có ý nghĩa như thế nào đối với sự tiến bộ nhân loại và cuộc sống của con người? - GV hỏi:Tác động của cách mạng khoa học công nghệ? * Tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật? HS trả lời- GV nhận xét chốt lại * Tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật?( Hoạt động nhóm) - GV tích hợp nội dung GDBVMT bằng việc cho HS thảo luận: Những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng KH – CN đã ảnh hưởng tới sự sống của con người như thế nào? GV chia lớp thành 2 nhóm và phân công công việc cho các nhóm từ tiết học trước. Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của nhóm mình. (Mỗi nhó có 5 đến 7 phút để thuyết trình về sản phẩm của mình) Nhóm 1. - Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em như thế nào? ( Yêu cầu học sinh sưu tầm tư b. Những tác động. * Ý nghĩa: - Cách mạng khoa học – kĩ thuật đánh dấu một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, đem lại sự đổi thay trong cuộc sống của con người ( nâng cao chất lượng cuộc sống) * Tác động: - Mặt tích cực: + Nâng cao năng xuất lao động. + Làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới ( công nghiệp điện tử, nguyên tử, vũ trụ ) + Làm thay đổi cơ cấu, vị trí các ngành sản xuất ( VD ngành than giảm rõ rệt) + Đem đến cho con người những sản phẩm hàng hóa, thiết bị, tiện nghi sinh hoạt mới , nâng cao chất lượng cuộc sống. + Làm thay đổi cơ cấu dân cư lao động ( trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ). Hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa. - Mặt tiêu cực: + Gây ra nạn ô nhiễm môi trường ( khí quyển, đại dương, sông hồ, vũ trụ ) do các chất thải công nghiệp. liệu nói về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương hoặc ở Việt Nam và thế giới) và các biện pháp để khắc phục. + Nhóm 2 Thế nào là ô nhiễm môi trường? Các tác nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường? Là học sinh em có hành động cụ thể gì để bảo vệ môi trường trước tác động của xu thế toàn cầu. (Các sản phẩm của học sinh được gửi đính kèm) GV nhận xét, chốt lại. Trong quá trình tổng kết, GV vừa ghi, vừa phân tích các mặt tích cực và tiêu cực của sự phát triển đó, đồng thời liên hệ với thực tiễn. Chẳng hạn, việc sản xuất ra các loại thuốc trừ sâu, chống sâu bệnh đem lại tác dụng và tác hại gì? Việc lạm dụng thuốc trừ sâu đã làm cho các loại rau quả hiện nay nhiễm độc thế nào? Làm thế nào để bảo vệ được độ phì nhiêu của đất do phân và thuốc hóa học gây ra? Hoặc như, các loại sóng vô tuyến điện, rác thải trong sản xuất công nghiệp, trong vũ trụ đã ảnh hưởng thế nào đến môi trường? Sản xuất vũ khí nguyên tử -> hủy diệt môi trường sống + Chế tạo ra các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có sức tàn phá và hủy diệt lớn, tiêu diệt cả sự sống trên hành tinh. + Làm cho trái đất nóng dần lên ( sự biến đổi khí hậu) + Phát sinh những bệnh tật mới Ô nhiễm môi trường nước Rác thải vũ trụ - GV cung cấp thêm số liệu: + Năm 1970: thế giới thải ra 40 tỉ tấn chất thải/năm + Năm 200: 100 tỉ tấn rác thải / năm + Một công dân Mỹ thải 1 tấn rác / năm + Hàng năm gần 10 triệu tấn dầu và các sản phẩm dầu mỏ thải ra đại dương. + Khí quyển tiếp nhận 20 tỉ tấn khí cácbon nic/năm => gây nên những trận mưa bụi các-bo- níc. Rác thải nhựa Nước thải công nghiệp Hoạt động 4: Cá nhân và cả lớp. - GV đặt câu hỏi: Tại sao đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa là gì? HS thảo luận và trả lời, GV giải thích và làm rõ hơn vấn đề. II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó. - Hệ quả của cách mạng khoa học – công nghệ là xu thế toàn cầu hóa, nhất + Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu thế đối thoại trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã có điều kiện lan ra khắp thế giới, dẫn tới xu thế toàn cầu hóa, nhất là toàn cầu hóa về kinh tế. + Toàn cầu hóa là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu, hình thành thị trường thế giới và sự phân công lao động quốc tế, sự lưu thông hàng hóa và tư bản, nhân công trên toàn cầu. => GV chốt lại ý. là toàn cầu hóa về kinh tế, diễn ra mạnh sau chiến tranh lạnh. - Về bản chất, toàn cầu hóa là trình tăng mạnh mẽ các mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới Hoạt động 5: Cả lớp. - GV đặt câu hỏi: Xu thế toàn cầu hóa được biểu hiện trên lĩnh vực nào? Tại sao nói toàn cầu hóa là xu thế khách quan? HS thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV, lấy ví dụ minh họa. Sau đó GV nhận xét và chốt ý, nhấn mạnh: Xu thế toàn cầu hóa là không thể đảo ngược. - GV đặt câu hỏi: Hãy nêu những tác động của xu thế toàn cầu hóa? HS dựa vào SGK, những hiểu biết của mình để trả lời. Sau đó GV chốt ý. GV đưa câu hỏi và nêu vấn đề học sinh suy nghĩ và trả lời: Tại sao nói: Toàn cầu hóa vừa là cơ hội vừa là thách thức với các nước đang phát triển ( trong đó có Việt Nam) Gv tiếp tục tích hợp giáo dục ý th;c bảo vệ môi trường trước tác động của xu thế toàn cầu hóa( Thông qua một số hình ảnh minh - Những biểu hiện của toàn cẩu hóa: + Sự phát triển nhanh của thương mại quốc tế. + Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. + Sự sát nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn. + Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực, quốc tế. - Tác động của xu thế toàn cầu hóa. +Tác động tích cực +Tác động tiêu cực họa) 3. Củng cố: GV sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập * Giáo viên: Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi học sinh làm một bài với nội dung câu hỏi sau. Câu 1: Nêu kết luận về điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng? Câu 2. Tại sao khi nấu canh, ta đổ dầu vào nước thì dầu nổi trên nước? Câu 3. Lấy ví dụ về hiện tượng liên quan đến sự nổi làm ô nhiễm môi trường? Nêu một vài biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường? * Học sinh. 7. Các sản phẩm của học sinh ( Tài liệu gửi đính kèm) 8. Kết quả đánh giá. Sau khi học sinh thuyết trình sản phẩm của mình tôi nhận thấy học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biệt các em rất hào hứng trong việc chuẩn bị bài tập được giao, biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài tập. Từ kết quả các em đạt được tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn lịc sử nói chung và bài “Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa” nói riêng đối học sinh lớp 12 năm học 2014- 2015 đã đạt kết quả rất khả quan. Tôi sẽ thực hiện dự án này vào HKII của năm học 2014 -2015 đối với học sinh lớp đang giảng dạy và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 10,11.Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! . CHƯƠNG VI CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA Bài 10: Cách mạng khoa học- công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX I. MỤC TIÊU 1. Kiến th;c -. và những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. - Biết được tác động tích cực và những vấn đề nẩy sinh do cuộc cách mạng khoa học công nghệ. - Nắm được xu thế toàn cầu hóa và. gì? HS thảo luận và trả lời, GV giải thích và làm rõ hơn vấn đề. II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó. - Hệ quả của cách mạng khoa học – công nghệ là xu thế toàn cầu hóa, nhất + Chiến

Ngày đăng: 14/07/2015, 18:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w