1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

dự án dạy học tích hợp liên môn bài 14 việt nma sau chiến tranh thế giới thứ nhất

8 2,3K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 294,5 KB

Nội dung

DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN Trường THCS Tứ Liên. GV: Trần Thái Lan. Lịch sử lớp 9 Tiết 16- Bài 14:VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT A MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Kiến thức Học sinh nắm được: - Nguyên nhân, mục đích,đặc điểm và nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. - Những thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp về chính trị, văn hóa, giáo dục nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác. - Sự phân hóa của xã hội Việt Nam với nhiều tầng lớp,giai cấp.Đặc điểm kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp đó. 2- Tư tưởng. - Giáo dục cho học sinh lòng căm thù đối với những chính sách bóc lột, những thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp. - Đồng cảm,xót xa với nỗi thống khổ, cơ cực của người lao động dưới chế độ thực dân phong kiến. 3- Kĩ năng. Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát lược đồ, kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá sự kiện lịch sử. 4- Phương pháp: - Gv linh hoạt sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như:phương pháp tích hợp liên môn, thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình,công não… B- THIẾT BỊ, TÀI LIỆU -Lược đồ nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam - Phim, tranh ảnh, tài liệu liên quan. C- THỰC HIỆN BÀI DẠY 1-Ổn định tổ chức lớp:1p 2- Bài mới: Giới thiệu bài(1p) Tiết trước chúng ta đã kết thúc phần Lịch sử thế giới, hôm nay chúng ta sẽ cùng bắt đầu tìm hiểu Phần hai : Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay. ChươngI:Việt Nam trong những năm 1919-1930 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy thắng trận nhưng nước Pháp bị tàn phá nặng nề,kinh tế kiệt quệ.Để bù đắp những thiệt hại đó,thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác 1 thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương trong đó có Việt Nam.Chúng đã tiến hành khai thác nước ta như thế nào?kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội Việt Nam biển đổi ra sao sau chương trình khai thác đó? Để hiểu rõ các vấn đề trên,chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Tiết 16-bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt chiếu slide1 H27 ? ? TL chiếu slide2 cao Hoạt động 1:Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp(15phút) Vì saoPháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở VN?Mục đích của chương trình khai thác đó là gì? HS trả lời GV yêu cầu HS quan sát H27 SGK: Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào? HS quan sát H27 SGK,đọc thông tin SGK và trả lời GV nhận xét. Gv thuyết trình bổ sung trên H27 các nguồn lợi của tư bản Pháp: Nông nghiệp: Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn vào nông nghiệp, đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất,mở rộng diện tích trồng cao su,chè,càphê, lúa gạo phục vụ nhu cầu chính quốc và xuất khẩu thu lợi. Nhiều công ty lớn ra đời như: công ty Đất đỏ, công ty Cây trồng nhiệt đới,công ty Misơlanh Công nghiệp khai khoáng: Đẩy mạnh khai thác than và khoáng sản.Các công ty lớn nối tiếp nhau ra đời: than Hạ Long-Đồng Đăng, than-kim khí Đông Triều,than Quảng Ninh… Thực dân Pháp tập trung đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ xây dựng nhiều nhà máy,cơ sở chế biến dệt, sợi, diêm, xay xát gạo, đường Các nhà máy lớn như:sợi Nam Định,hải Phòng;rượu Hà Nội,Nam Định,Hà Đông,diêm Hà Nội,Hàm Rồng,Vinh,đường Tuy Hòa,Phú Yên;xay xát gạo Chợ Lớn… Vì sao Pháp đầu tư lớn đẩy mạnh khai thác than và cao su ? Hs trả lời. I.Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. 1.Mục đích:Vơ vét,bóc lột của cải để bù đắp thiệt hại trong chiến tranh. 2.Nội dung: -Nông nghiệp:Tăng cường vốn,chủ yếu vào đồn điền cao su. -Công nghiệp:chú trọng khai mỏ(than) đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ. 2 su, than ? Chiếu slide ? chiếu slide Chiếu slide GV:Đây là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới đang có nhu cầu lớn.Mặt khác đầu tư khai thác than và cao su vốn ít nhưng thu lợi nhuận cao do giá nhân công rẻ mạt,các mỏ than lộ thiên nhiều,trữ lượng lớn,chất lượng than rất tốt. - Vốn đầu tư năm 1924 tăng gấp 6 lần năm 1918. - Diện tích trồng cao su năm 1918 là 15.000 ha. 1930 là 120.000 ha. Tại sao Pháp không đầu tư vào công nghiệp nặng mà chỉ chú trọng phát triển công nhiệp nhẹ? .GV:Vốn ít,thu hồi vốn nhanh và để nhằm tạo ra sự mất cân đối trong nền kinh tế, khiến kinh tế Việt Nam phải phụ thuộc vào chính quốc. Ngoài các nguồn lợi nông-công nghiệp, Pháp còn có nhiều chính sách kinh tế khác trong các lĩnh vực thương nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng và thuế Thảo luận nhóm và thống kê các nội dung kinh tế trên vào bảng sau: Thương nghiệp Giao thông vận tải Tài chính Thuế Gv chiếu hắt nội dung thảo luận các nhóm ,nhận xét rồi đưa ra đáp án đúng Thương nghiệp Độc chiếm thị trường Việt Nam Giao thông vận tải Đường sắt xuyên Đông Dương;mở thêm nhiều quốc lộ,hải cảng. Tài chính Ngân hàng Đông Dương chi phối toàn bộ nền kinh tế. Thuế Nhiều loại;nặng nhất là thuế rượu,muối,thuốc phiện và thuế thân. GV giảng thêm: Nhằm biến VN thành thị trường cung cấp và tiêu thụ hàng hóa,Pháp đánh thuế nặng đối với những hàng của Nhật, Trung Quốc nhập vào Việt Nam để độc chiếm thị trường . Tư bản Pháp còn độc quyền ba mặt hàng là rượu , muối, thuốc phiện. -Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam. 3 Chiếu slide Tiền Đông Dươn g Thẻ thuế thân Pháp chú trọng đầu tư xây dựng những tuyến đường huyết mạch. Đến năm 1931,Pháp đã xây dựng được 2381km đường sắt, hơn 15000km quốc lộ liên tỉnh trong đó có nhiều nghìn km được trải nhựa. Nối liền tuyến đường sắt xuyên Đông Dương: Vinh- Đông Hà;Đồng Đăng- Na Sầm),mở thêm nhiều cảng biển để tiện việc xuất khẩu…. Tại sao thực dân Pháp lại đầu tư phát triển giao thông vận tải nước ta? Hs trả lời: Pháp đầu tư xây dựng những tuyến đường trọng điểm để tiện đàn áp và nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác,vơ vét của chúng tại VN. Về tài chính: Ngân hàng Đông Dương độc quyền phát hành đồng bạc Đông Dương, chi phối huyết mạch kinh tế, thâu tóm mọi việc từ việc phát hành tiền, tới việc cho vay và thu nặng lãi… Em nhận xét gì về chính sách thuế của thực dân Pháp tại VN? Gv: Nhiều thứ thuế nặng nề,độc ác,vô lí…. Hàng trăm thứ thuế được đặt ra (thuế thân, thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thuế đất …) đè nặng lên vai những người dân lam lũ. Nặng nề nhất phải kể đến thuế thân đánh vào người từ 18 đến 60 tuổi, mỗi người đến tuổi đóng thuế đều được phát một thẻ thuế thân. Không chỉ vậy mà họ còn phải đóng thuế cho cả người đã chết, điều này được nhà văn Ngô Tất tố ghi lại rất rõ trong tác phẩm Tắt đèn không đủ tiền nộp thuế họ bị bắt bớ, giam cầm đánh đập, tra tấn dã man. Không phân biệt già trẻ, lớn bé, mỗi người dân Việt Nam phải đóng 8 đồng tiền thuế một năm tương đương với 70kg gạo trắng hạng nhất lúc bấy giờ. HS thảo luận nhóm trong 2phút. Nhóm 1,2 câu: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai so với lần một là gì? Nhóm 3,4 câu: Nêu nhận xét của em về chương trình khai thác thuộc địa lần hai? Nhóm 5,6 câu: -GTVT:Đường sắt xuyên Đông Dương, mở nhiều hải cảng. -Tài chính:Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế. -Thuế:nặng nề,nhiều loại. 4 Chiếu clip Clip2 Tác động của chương trình khai thác của Pháp đến kinh tế Việt Nam? GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng Điểm mới:tăng cường vốn,kĩ thật đầu tư vào sản xuất để xuất khẩu hàng hóa kiếm lời. Nhận xét: Tốc độ nhanh, qui mô lớn, bóc lột,vơ vét triệt để nguồn tài nguyên của nước ta phục vụ phát triển kinh tế Pháp. Tác động: Kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến,một số ngành công nghiệp nhẹ bước đầu phát triển nhưng nhìn chung nền kinh tế phát triển mất cân đối nghiêm trọng(giữa các ngành và giữa các địa phương), phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp. Để phục vụ cho chương trình khai thác, thực dân Pháp tăng cường củng cố những chính sách cai trị, chính sách văn hóa giáo dục… Hoạt động 2:Các chính sách cai trị về chính trị, văn hóa, giáo dục(8 phút) Gv:Đưa 1 số hình ảnh và tư liệu viết,yêu cầu HS đọc, quan sátvà thảo luận nhóm trả lời Nhóm 1,2:Thực dân pháp thi hành ở Việt Nam những thủ đoạn chính trị gì ? Nhóm 3,4:Pháp áp dụng những chính sách văn hóa, giáo dục nào ở Việt Nam? Nhóm 5,6:Mục đích của nhữngchính sách đó? Gv: Nhận xét,đánh giá Câu1: Thủ đoạn chính trị: - Chia để trị (chia rẽ dân tộc, tôn giáo),thâu tóm mọi quyền hành,cấm đoán các quyền tự do dân chủ,thẳng tay đàn áp nhân dân… - Kết hợp giữa chính quyền thực dân và phong kiến để áp bức bóc lột nhân dân… Câu 2: -Về giáo dục:Pháp triệt để thực hiên chính sách “ngu dân”;khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan,các tệ nạn xã hội,hạn chế mở trường học… - Về văn hóa:dùng báo chí để phục vụ công cuộc khai thác. Văn hóa phương Tây,văn hóa ngoại lai,văn hóa “nô dịch” cùng tồn tại đan xen nhau Gieo rắc tâm lí tự II.Chính sách cai trị về chính trị,văn hóa,giáo dục *Chính trị: Chia để trị,thâu tóm mọi quyền hành cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp *Văn hóa,giáo dục:chính sách” ngu dân”,văn hóa” nô dịch”. *Mục đích: dễ bề cai trị 5 Chiếu slide tư liệu ? Chiếu slide ti,phục tùng,lãng quên nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ dân tộc… Có thể thấy rõ điều này qua các tác phẩm văn học của nhà vănVũ Trọng Phụng…chuyển thể trong tác phẩm điện ảnh Trò Đời… Dẫn dắt vào mục III: Sự chi phối của quá trình phát triển kinh tế và những chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục do chính quyền thực dân phong kiến thi hành đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc.Sự biến đổi đó dẫn đến sự phân hóa trong xã hội VN,bên cạnh 2 giai cấp cũ là địa chủ và nông dân, thời kì này xuất hiện thêm các tầng lớp,giai cấp mới.Đó là những tầng lớp ,giai cấp nào?có địa vị kinh tế và thái độ chính trị ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong mục 3: Xã hội VN phân hóa. Hoạt động 3: Xã hội Việt Nam phân hóa( 17 phút) Do ảnh hưởng của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai và những chính sách cai trị, văn hóa, giáo dục xã hội Việt Nam có những giai cấp và tầng lớp nào Trả lời ?(5giai cấp,tầng lớp) Chiếu Clip: (2p) Vận dụng kiến thức văn đã học cho biết tên 2 nhân vật,tên tác phẩm trong clip.Họ thuộc giai cấp nào trong xã hội? HS trả lời:(lão Hạc và ông giáo;thuộc giai cấp tiểu tư sản và nông dân) Các nhân vật trong clip nói đến những ai?những người đó thuộc giai cấp nào? Hs: Nhắc đến bố con Bá Kiến(địa chủ) và con trai lão Hạc(công nhân đồn điền cao su) Em có suy nghĩ gì về tình cảnh lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung dưới thời Pháp thuộc? GV chiếu tư liệu viết về nông dân và công nhân (Tl ảnh và Tl viết) Em nghĩ gì về tình cảnh của giai cấp công nhân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc ? Dựa vào tư liệu GV cung cấp, SGK, hiểu biết văn học,lịch sử hãy dự đoán thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp bằng cách hoàn III.Xã hội Việt Nam phân hóa -Địa chủ:Đa số phản động ,làm tay sai cho Pháp,đàn áp,bóc lột nông dân. -Nông dân:chiếm > 90% dân số. Rất nhiệt tình,hăng hái và là lực lượng chính của cách mạng. -Giai cấp tư sản: -Tầng lớp tiểu tư sản:hăng hái cách mạng. 6 ? TL Chiếu slide thiện bảng sau Tầng lớp,giai cấp Thái độ chính trịvàkhả năng cách mạng Gc địa chủ PK Gc nông dân Gc tư sản Tầng lớp TTS Gc công nhân GV chiếu bảng sau và giảng giải thêm Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai đã tác động như thế nào đến tình hình xã hội Việt Nam ? Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động lớn đến tình hình xã hội Việt Nam. Nó đẩy nhanh sự phân hóa các giai cấp và làm nảy sinh những giai cấp mới. Công nhân ra đời trong cuộc khai thác lần thứ nhất và đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng trong cuộc khai thác lần thứ hai, tư sản đã trở thành giai cấp. Mỗi giai cấp trong xã hội có địa vị và quyền lợi khác nhau nên thái độ chính trị và khả năng cách mạng cũng khác nhau. Tất cả các giai cấp, (trừ bọn tay sai, đại địa chủ, tư sản mại bản) đều ít nhiều có thái độ chống đối thực dân Pháp, sẵn sàng tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc -Giai cấp công nhân:nắm quyền lãnh đạo cách mạng 7 chống thực dân Pháp và tay sai. Kết bài :Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc hầu hết tất cả các giai cấp đều sẵn sàng tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 4.C ng c :GV s d ng s t duy Vi t Nam sau CTTG th nh tủ ố ử ụ ơ đồ ư ệ ứ ấ 5.D n dò:HS t tr l i 2 câu h i cu i bài trong SGK và c tr c bài 15.ặ ự ả ờ ỏ ố đọ ướ 8 . DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN Trường THCS Tứ Liên. GV: Trần Thái Lan. Lịch sử lớp 9 Tiết 16- Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT A MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Kiến thức Học. thác đó? Để hiểu rõ các vấn đề trên,chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Tiết 16 -bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt chiếu slide1 H27 ? . bản Pháp ở Việt Nam - Phim, tranh ảnh, tài liệu liên quan. C- THỰC HIỆN BÀI DẠY 1-Ổn định tổ chức lớp:1p 2- Bài mới: Giới thiệu bài( 1p) Tiết trước chúng ta đã kết thúc phần Lịch sử thế giới, hôm

Ngày đăng: 20/07/2015, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w