1.Tính cấp thiết của đề tàiTrong thời gian gần đây Việt Nam đã kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương với Hàn Quốc,liên minh hải quan và tới đây là với liên minh châu Âu EU đồng thời cùng với các nước ASEAN thành lập một thị trường chung vào cuối năm 2015. Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay chưa bao giờ Việt Nam hội nhập sâu như thời điểm hiện tại. Hàng loạt các hiệp định thương mại với các khu vực kinh tế lớn thúc đẩy sự chuyển đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế,tập trung phát triển các thế mạnh chủ lực của kinh tế Việt Nam. Song nền phát triển kinh tế trong những năm gần đây lại quá chú tâm vào các ngành công nghiệp như : công nghiệp phụ trợ,công nghiệp ô tô,công nghiệp điện tử... mà quên rằng nông nghiệp cũng là thế mạnh của kinh tế Việt Nam. Vốn là đất nước đi lên từ nông nghiệp,không thể phủ nhận đóng góp của sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản trong tổng tài sản quốc dân,đóng góp 18%22% GDP cho nền kinh tế và 23%35% giá trị xuất khẩu..Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 31 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013, tiếp tục là lĩnh vực tạo ra giá trị thặng dư cao với 9,5 tỷ USD. Trong đó, có 10 mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàng như: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều.Bước sang năm 2015 với việc hình thành các cộng đồng kinh tế chung ASEAN, Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ cùng tham gia vào một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, và lao động có tay nghề trong khối. Đây là điều kiện tốt để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang các nước trong khu vực. Từ khi Việt Nam gia nhập ASEANtổng giá trị thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có tốc độ tăng trưởng cao từ 2025% trong đó trung bình tỷ trọng thị trường ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam chiếm khoảng 18% cho thấy các nước trọng khối ASEAN là bạn hàng lớn của Việt Nam có tác động lơn đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong cơ cấu ông sản xuất khẩu sang thị trường ASEAN thì gạo có tỷ trọng lớn nhất. Đây cũng là mặt hàng chủ lực của VIệt Nam xuất sang thị trường này. Cộng đồng kinh tế chung AEC ra đời sẽ là cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu hơn với nền kinh tế của khu vực. Nghiên cứu đề tài “Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC) tới xuất khẩu gạo Việt Nam sang các quốc gia ASEAN” sẽ tìm hiểu rõ hơn thực trạng xuất khẩu gạo nước ta và đề xuất những hướng đi cho thời kỳ hội nhập mới.
MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Sản lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu qua các năm DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 : Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2014 nhóm nước dẫn đầu Hình 1.2 : Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng Hình 1.3 : Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN 2. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3. ATIGA: Hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN 4. CIEM: Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương đã phối hợp với 5. ILO: Tổ chức lao động quốc tế. 6. USAID: Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian gần đây Việt Nam đã kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương với Hàn Quốc,liên minh hải quan và tới đây là với liên minh châu Âu EU đồng thời cùng với các nước ASEAN thành lập một thị trường chung vào cuối năm 2015. Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay chưa bao giờ Việt Nam hội nhập sâu như thời điểm hiện tại. Hàng loạt các hiệp định thương mại với các khu vực kinh tế lớn thúc đẩy sự chuyển đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế,tập trung phát triển các thế mạnh chủ lực của kinh tế Việt Nam. Song nền phát triển kinh tế trong những năm gần đây lại quá chú tâm vào các ngành công nghiệp như : công nghiệp phụ trợ,công nghiệp ô tô,công nghiệp điện tử mà quên rằng nông nghiệp cũng là thế mạnh của kinh tế Việt Nam. Vốn là đất nước đi lên từ nông nghiệp,không thể phủ nhận đóng góp của sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản trong tổng tài sản quốc dân, đóng góp 18%-22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35% giá trị xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 31 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013, tiếp tục là lĩnh vực tạo ra giá trị thặng dư cao với 9,5 tỷ USD. Trong đó, có 10 mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàng như: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Bước sang năm 2015 với việc hình thành các cộng đồng kinh tế chung ASEAN, Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ cùng tham gia vào một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, và lao động có tay nghề trong khối. Đây là điều kiện tốt để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang các nước trong khu vực. Từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN tổng giá trị thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có tốc độ tăng trưởng cao từ 20-25% trong đó trung bình tỷ trọng thị trường ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam chiếm khoảng 18% cho thấy các nước trọng khối ASEAN là bạn hàng lớn của Việt Nam có tác động lơn đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong cơ cấu ông sản xuất khẩu sang thị trường ASEAN thì gạo có tỷ trọng lớn nhất. Đây cũng là mặt hàng chủ lực của VIệt Nam xuất sang thị trường này. Cộng đồng kinh tế chung AEC ra đời sẽ là cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu hơn với nền kinh tế của khu vực. Nghiên cứu đề tài “Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC) tới xuất khẩu gạo Việt Nam sang các 3 quốc gia ASEAN” sẽ tìm hiểu rõ hơn thực trạng xuất khẩu gạo nước ta và đề xuất những hướng đi cho thời kỳ hội nhập mới. 2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam và giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN. 3. Phạm vi nghiên cứu: • Phạm vi thời gian : Từ khi Việt Nam gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN cho đến nay. • Phạm vi không gian : Xuất khẩu gạo Việt Nam sang các nước trong khối ASEAN 4. Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm 3 chương : Chương 1: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang các quốc gia ASEAN. Chương 2: Cộng đồng kinh tế ASEAN : Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam. Chương 3: Giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 4 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Việt Nam Theo xếp hạng của Năm 2014 Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ, nhưng sang đến 4 tháng đầu năm 2015 Việt Nam chỉ còn đứng ở top 4 các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong khi Thái Lan vẫn đứng đầu với mức tăng trưởng 10%, Ấn Độ đúng thứ 2 với mức tăng 50% và sự vượt lên của Paskitan với mức tăng 22% chỉ có Việt Nam giảm sản lượng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm vừa qua so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn : tác giả tự tổng hợp) Hình 1.1 : Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2014 nhóm nước dẫn đầu Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2014 đạt 6,2 triệu tấn đạt kinh ngạch 2,7 tỷ USD, đứng sau Thái Lan với sản lượng 8,38 triệu tấn và Ấn Độ 7,5 triệu tấn. Trong nhóm 3 nước dẫn đầu chỉ có Việt Nam sụt giảm sản lượng, so với năm 2013 sản lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 11% so với mức 6,71 triệu tấn của cả năm 2013 nhưng giá trị xuất khẩu tăng nhẹ so với năm 2013. Sự không ổn định trong sản lượng xuất khẩu khiến vị thế trong thị trường gạo trên thế giới thay đổi không duy trì được vị trí dẫn đầu như Thái Lan và Ấn Độ. Nhìn chung tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam không ổn định có nhiều biến động và có xu hướng giảm về cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu qua các năm. Bảng 1.1: Sản lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu qua các năm Năm Sản lượng gạo xuất khẩu (triệu tấn) Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) tính theo giá FOB 2008 4,7 2,7 2009 6,1 2,5 2010 6,9 2,9 2011 7,1 3,5 2012 7,7 3,5 2013 6,6 2,9 5 2014 6,2 2,7 2015 (tính đến tháng 4/2015) 0,5 0,3 (Nguồn : moit.gov.vn) Sản lượng gạo xuất khẩu tăng liên tục từ năm 2008 đến năm 2012 thì có dấu hiện chững lại và bắt đầu giảm. Năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu đạt đỉnh với 7,7 triệu tấn thu về 3,5 triệu USD nhưng đến năm 2014 sản lượng giảm hơn 20% và sang đến năm 2015 thì khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường đã kéo sản lượng gạo xuất khẩu quí 1/2015 xuống thấp. Xu hướng giảm về sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đi ngược với tính hình xuất khẩu gạo của nhóm các nước dẫn đầu và nhu cầu tiêu thụ gạo đang tăng trên toàn thế giới. Thái Lan và Ấn Độ luôn có duy trì được mức tăng trưởng ổn định, thay thế nhau chiếm giữ 2 vị trí dẫn đầu về sản lượng gạo xuất khẩu trên thế giới. Thái Lan sau khi có những cái cách về chính sách xuất khẩu gạo,giảm lượng gạo dự trữ khiến sản lượng xuất khẩu gạo tăng vọt năm 2014 để vượt qua Ấn Độ và Việt Nam với lượng xuất khẩu kỷ lục đạt 8,38 triệu tấn gạo và thu về khoảng 4,1 tỷ USD năm 2014, tăng 70% về lượng và 29,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của việc giảm sản lượng xuất khẩu một phần là do những tác động mạnh từ điều kiện tự nhiên và các biến động trên thế giới. Chu kỳ hoạt động của các dòng biển nóng El nino ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng gạo của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Năm 2014 tổng sản lượng lúa của Việt Nam khoảng 45 triệu tấn tăng 2,3% so với năm 2013,năng suất lao động bình quân 5,77 tấn/ha tăng 0,17 tấn/ha. Đại dịch Ebola hoành hành ở châu Phi và bất ổn chính trị ở biển Đông tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Việt Nam đặc biệt khi câu Phi và Trung Quốc là bạn hàng lớn trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết phần lớn người trồng lúa ở Việt Nam có quy mô nhỏ. Tổng diện tích gieo trồng cả nước cũng chỉ có 7,9 triệu ha. Tại Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 4 triệu hộ trồng lúa, với quy mô khoảng 4,4 nhân khẩu/1 hộ, với lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa khoảng 230USD/người-năm cho thấy chủ yếu người trồng lúa Việt Nam là hộ nghèo, không có điều kiện kinh tế. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 biến động khá mạnh trong bối cảnh bị cạnh tranh khốc liệt. Tính chung trong cả năm 2014, giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam ở mức 439USD/tấn (giá FOB), tăng 2%/tấn so 6 với năm ngoái. Trong khi đó giá gạo của Thái Lan trên thị trường thế giới hiện chỉ vào khoảng 390 USD/1 tấn, gạo Ấn Độ vào khoảng 420-430 USD/tấn. Giá gạo của Việt Nam đắt hơn so với gạo của Thái Lan và Ấn Độ làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới. (Nguồn : viettrade.com) Hình 1.2 : Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không ổn định. Tháng 3 năm 2014 đánh dấu mức giảm mạnh của giá gạo từ 501,7USD/tấn xuống còn 444,9USD/tấn. Sự sụt giảm rõ rệt này là do thời điểm bước vào thu hoạch vụ đông xuân với sản lượng lớn nên giá giảm. Sau đó giá dần tăng trở lại. Đến tháng 11/2014 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 487,7USD/tấn. Xét về cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, gạo cấp thấp đã giảm trên 28% về lượng, thay vào đó là tăng trưởng mạnh xuất khẩu gạo thơm chất lượng cao đạt trên 1,52 triệu tấn, tăng gần 35% về lượng so với cùng kỳ năm 2013 (theo Viettrade.Việt Nam). Trong năm 2014, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Sinh-ga-po Theo hình vẽ dưới đây, so với cùng kỳ năm 2013, châu Á vẫn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu gạo sang thị trường này vẫn chiếm tỷ 7 trọng lớn nhất tới 77% tổng sản lượng gạo xuất khẩu ra các thị trường, tăng trưởng gần 24 %, trong khi đó thị trường Châu Mỹ tăng trưởng trên 4,6%, thị trường Châu Úc tăng trưởng trên 12%, thị trường Trung Đông tăng trưởng gần 33% về lượng. (Nguồn : tác giả tự tổng hợp) Hình 1.3 : Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 Châu Á chiếm thị phần lớn trong trị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng là do đặc thù trong văm hóa ẩm thực của người phương Đông là ăn cơm không giống như phương Tây và châu Mỹ. Châu Á tập trung các bạn hàng lớn của Việt Nam như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á như : Malaysia, Indonesia, Singapo với sản lượng nhập khẩu lớn đen lại giá trị cao cho Việt Nam và có mức tăng trưởng lớn : thị trường Phi-líp-pin tăng trưởng trên 285%, thị trường In-đô-nê-xia tăng trưởng gần 128% cho thấy tiềm năng lưosn từ các bạn hàng trong khu vực. 1.2. Thực trạng xuất khẩu gạo sang các quốc gia ASEAN • Kim ngạch xuất khẩu : tính đến năm 2014, ngoại trừ dầu thô, gạo là mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất (trên 10%) trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Tuy nhiên năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN giảm mạnh 518 triệu USD so với năm 2011. Đến năm 2014 tổng sản lượng gạo xuất sang khối ASEAN là 6,2 triệu tấn giảm nhẹ so với năm 2013 nhưng giá trị lại đạt được hơn so với cùng kỳ năm trước. • Thị trường: trong khối ASEAN bạn hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Philipin và Indonesia song từ năm 2013 2 thị trường này đã giảm sản lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam cụ thể là Philippines giảm từ 1,11 triệu tấn xuống còn hơn 500.000 tấn, Indonexia giảm từ 930.000 tấn còn 150.000 tấn. Nguyên nhân của việc này là hai nước đều áp dụng chính sách nông nghiệp hướng tới tự túc lương thực, chỉ nhập khẩu gạo khi cần thiết nếu cung ứng trong nước không đáp ứng đủ cầu. Ngoài ra, gạo Việt Nam cũng phải chịu cạnh tranh gay gắt từ Campuchia, Thái Lan, Myanmar • Phân loại sản phẩm: Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam không đa dạng, chất lượng còn kém. Dựa theo tỷ trọng tấm trên 1 tấn gạo thì VIệt Nam đang cung cấp 3 mặt hàng là 8 - gạo 5%tấm - 15% tấm - 25% tấm. Theo giống trồng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu - Gạo trăng hạt dài cao cấp và thấp cấp - Gạo thơm cao cấp - Gạo tấm. 9 CHƯƠNG 2 : CỘNG ĐỒNG KNH TẾ AEC : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM 2.1.Tìm hiểu chung về AEC • Thông tin chung Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột được định hướng xây dựng của cộng đồng ASEAN (Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội). AEC được xây dựng nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà với năng lực cạnh tranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoạch định tầm nhìn ASEAN 2020 bao gồm ba trụ cột chính là Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC). Năm 2007, một lần nữa các nhà lãnh đạo nhấn mạnh lại cam kết này, đồng thời quyết định đẩy nhanh quá trình thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý rút ngắn tiến trình hội nhập kinh tế khu vực bằng việc thông qua Kế hoạch hành động AEC và thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 • Đặc điểm So với các khư vực kinh tế khác trên thế giới, Cộng đồng kinh tế AEC ra đời sẽ giải quyết được nhiều vấn đề không chỉ về kinh tế và chính trị, nâng cao mối quan hệ giữa các thành viên trong nội khối. Cộng đồng kinh tế ASEAN có 4 đặc điểm cũng đồng thời là 4 yếu tố cấu thành của AEC : Một thị trường đơn nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất : ASEAN đang thực hiện các biện pháp nhằm gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, 10 [...]... Blueprint) được công bố, các quốc gia ASEAN đã khẩn trương chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) 2015 - một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á, tiến tới mô hình một cộng đồng kinh tế- an ninh-xã hội theo kiểu Liên hiệp châu Âu (EU) Các nước ASEAN đã đẩy mạnh các nỗ lực chuẩn bị cho AEC thông qua việc gỡ bỏ các rào cản chính về... hàng hóa của các nước ASEAN sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam, dẫn đến việc cải thiện tình trạng nhập siêu của Việt Nam với các nước ASEAN càng trở nên khó khăn hơn 15 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO SANG CÁC QUỐC GIA ASEAN 3.1 Kiến nghị với cơ quan nhà nước 3.1.1 Cải cách các quy chế nhà nước - Lý do đề xuất giải pháp: Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM)... 1 lĩnh vực tiền năng của Việt Nam Việc tham gia sâu rộng vào AEC sẽ giúp Việt Nam tăng cường cải cách nền kinh tế ở trong nước theo những tiêu chuẩn của hội nhập, giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển hiệu quả hơn, qua đó dần vượt qua những thách thức AEC giúp tăng trưởng xuất khẩu ASEAN hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là động lực giúp nền kinh tế nước ta duy trì tốc... định ba trụ cột của cộng đồng ASEAN là cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN, cộng đồng kinh tế ASEAN và cộng đồng văn hóa – xã hội 11 ASEAN sẽ lần lượt thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực dưới sự hướng dẫn của hiến chương ASEAN Đối với việc chuẩn bị hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, thành tựu đáng kể nhất trong xây dựng AEC tới nay là ASEAN đã cơ bản giảm được thuế quan cho các mặt hàng trong danh sách... năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương APEC, So với các nước trong khu vực ASEAN, năng suất trung bình của người lao động Việt Nam thấp dưới một nửa so với Philippines, 2 người lao động Thái Lan, Mailaysia bằng 5 người lao động Việt Nam, 1 người lao động Singapore bằng 15 người lao động Việt Nam Thêm vào đó, nguy cơ của nền kinh tế chỉ dựa vào lao động giá rẻ và... vững của hoạt động xuất khẩu gạo đồng thời tăng cường lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam so với Thái Lan và Ấn Độ trên thị trường ASEAN nói riêng và trên thế giới nói chung 3.1.3 Đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu lựa chọn giống lúa Lý do đề xuất giải pháp: Hiện nay Việt Nam đang xuất khẩu giống gạo chính là IR50404, đây là sản phẩm nông sản chất lượng thấp, khó ký được hợp đồng mới xuất khẩu loại gạo. .. pháp lý quốc tế và ASEAN phù hợp với pháp luật Việt Nam, vì lợi ích của các bên cũng như của cả Hiệp hội Tham gia vào thị trường chung AEC mang lại cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức đòi hỏi các các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và cả người nông dân cần có sự phối hợp, tự hoàn thiện để cạnh tranh được sức ép của hội nhập sâu Những đóng góp của xuất khẩu gạo vào... chất lượng cũng như sản lượng gạo Việt Nam 21 Tài liệu tham khảo 1 Ban thư ký ASEAN (2 011), Sổ tay kinh doanh trong cộng đồng kinh tế ASEAN, Jakarta, tháng 11/2011 2 Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN/ ATIGA năm 2009 3 Trần Thị Tuyết Minh (2 013), “Hướng tới hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN , http://www.baocongthuong.com .Việt Nam/ 4 Asian Development Bank Institute, “The ASEAN Economic Community: Progress,... được hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu sang các thị trường khu vực ASEAN đã có FTA Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tận dụng các ưu đãi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước sang thị trường khu vực Cơ hội thu hút các nguồn đầu tư Cơ hội được trông đợi nhất, từ tất cả các nước ASEAN chứ không riêng gì Việt Nam đó là sự đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển Bởi... Khi đó gạo của Việt Nam có cơ hội chen chân vào các thị trường mới trong khối ASEAN cũng như các đối tác trong các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký trước đó Khi AEC hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng sang các nước ASEAN gần như bán hàng trong nước Đây là một trong những thuận lợi đối với việc lưu chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp Hơn nữa, các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ . cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 4 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Việt Nam Theo xếp hạng của. Việt Nam sang các quốc gia ASEAN. Chương 2: Cộng đồng kinh tế ASEAN : Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam. Chương 3: Giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối. lực của VIệt Nam xuất sang thị trường này. Cộng đồng kinh tế chung AEC ra đời sẽ là cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu hơn với nền kinh tế của khu vực. Nghiên cứu đề tài Tác động của cộng đồng kinh