1.1 Lý do chọn đề tài 1.1.1 Bối cảnh lý thuyết Hiệu quả hoạt động (HQHĐ) là chủ đề nhận được sự quan tâm rộng rãi trong các nghiên cứu chiến lược (Vankatranan và Rananujam, 1986; Glunk và Wilderom, 1996; Hernaus và cộng sự, 2012; Rodrigues và Franco, 2019). Trong một thời gian dài, việc đo lường HQHĐ của doanh nghiệp gần như được đồng nhất với việc đo lường các chỉ tiêu tài chính (Glunk và Wilderom, 1996). Tuy nhiên, các khái niệm rộng hơn về HQHĐ đã được thảo luận (Kaplan và Norton, 2005; Hernaus và cộng sự, 2012). Theo đó, HQHĐ đã được tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết các bên liên quan (Kanter và Brinkerhoff, 1981; Chakravarthy, 1986; Brown và Laverick, 1994). Theo lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory), một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của các bên liên quan (Freeman, 2015). Nói cách khác, một doanh nghiệp thành công hay hoạt động hiệu quả là một doanh nghiệp quản lý và đáp ứng tốt nhu cầu của các bên liên quan. Điều này ngụ ý rằng nếu doanh nghiệp không giải quyết tốt nhu cầu của các bên liên quan, nguy cơ xung đột có thể xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến HQHĐ. Như vậy, lý thuyết các bên liên quan đã ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Với sự xuất hiện của khái niệm phát triển bền vững (PTBV) cho thấy sự thay đổi trong quan điểm chiến lược của các doanh nghiệp. Quan điểm này khiến các doanh nghiệp phải xem xét lại mô hình chiến lược kinh doanh của mình. Theo đó, khái niệm bền vững doanh nghiệp (Corporate Sustainability – CS) được sử dụng rộng rãi để đề cập đến cách tiếp cận của một doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị lâu dài cho các bên liên quan (Stakeholders) thông qua việc thực hiện các chiến lược kinh doanh tập trung vào các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường (Triple bottom line) (Dyllick và Hockerts, 2002; Hahn và cộng sự, 2017; Ashrafi và cộng sự, 2019). Đồng thời, theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, CS được xem là một chiến lược kinh doanh và đầu tư nhằm tìm cách sử dụng các nguồn lực kinh doanh tốt nhất để đáp 2 ứng và cân bằng nhu cầu của các bên liên quan hiện tại và tương lai (WCED, 1987). Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ quản lý và thực hiện các hoạt động phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan, nhằm giảm nguy cơ, rủi ro từ sự phản ứng của các nhóm xã hội bên ngoài. Ngoài ra, việc áp dụng các chiến lược CS cho phép doanh nghiệp vượt trội hơn so với các doanh nghiệp khác không thực hiện các chiến lược bền vững (Adams và Zutshi, 2004). Theo Adams (2002), những thực hành bền vững mà các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộ, ra quyết định và tiết kiệm chi phí tốt hơn. Thông qua việc quản lý nguồn lực hiệu quả, các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dài. Điều này củng cố thêm nhận thức rằng việc áp dụng các thực tiễn về CS đã trở thành một điểm cốt yếu trong chương trình quản trị định hướng hiệu quả của nhiều tổ chức (Sy, 2016). Hơn nữa, ý nghĩa mà CS mang lại cho doanh nghiệp là tăng cường khả năng tuân thủ luật và các qui định. Với những thảo luận về biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên năng lượng và tác động môi trường, không có gì ngạc nhiên khi các cơ quan chính phủ và nhà nước ban hành ngày càng nhiều quy định về bảo vệ môi trường. Tích hợp PTBV với ba thành tố then chốt (Triple bottom line) vào hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời tuân thủ những quy định không ngừng thay đổi hiện nay (Tomšič và cộng sự, 2015). Do đó, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của CS đối với doanh nghiệp (Dyllick và Hockerts, 2002) và các học giả đã bắt đầu thảo luận rộng rãi về chủ đề này (Hahn và cộng sự, 2017; Ashrafi và cộng sự, 2018; Rodrigues và Franco, 2019). Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm gần đầy đã cho thấy tác động tích cực của CS đến HQHĐ của doanh nghiệp (Eccles và cộng sự, 2014; Tomšič và cộng sự, 2015; Sy, 2016; El-Khalil và El-Kassar, 2018). Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của CS đến HQHĐ lấy bối cảnh từ các nước phát triển và tập trung vào các tập đoàn lớn. Do đó, nghiên cứu về tác động của CS đến HQHĐ của doanh nghiệp trong bối cảnh mới không chỉ góp phần nhận diện tầm quan trọng của các khái niệm này một cách toàn diện hơn, mà còn bổ sung kiến thức về việc đo lường các khái niệm nghiên cứu, từ đó góp phần đem lại ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời, Baumgartner (2014) đã kết luận rằng việc tìm kiếm tài liệu ngày càng tăng về chủ đề CS cũng như sự thiếu vắng các nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm trong lĩnh vực này. Theo đó, 3 Baumgartner (2014) đã khuyến khích cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về chủ đề này. Lý thuyết các bên liên quan chỉ ra rằng doanh nghiệp không chỉ chịu trách nhiệm trước các cổ đông của mình mà còn phải xem xét lợi ích của các bên liên quan khác (Freeman, 2015). Đồng thời, các hoạt động vì mục tiêu phát triển CS sẽ thúc đẩy sự tin tưởng, cam kết và hợp tác của các bên liên quan đối với doanh nghiệp (Gao và cộng sự, 2016). Điều này ngụ ý rằng các hoạt động CS sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi như sự cam kết, sự gắn bó và sự tham gia của các bên liên quan chủ yếu của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, nhân viên luôn được nhìn nhận là một trong những bên liên quan bên trong quan trọng đối với doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Choi và Yu (2014), hai tác giả đã cho thấy nhận thức của người lao động về thực hành các hoạt động bền vững có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên (SGBNV) đối với doanh nghiệp. Đồng thời, SGBNV là một trong những yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến HQHĐ (Jung và Yoon, 2012; Ghazzawi, 2008; Tuna và cộng sự, 2016). Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức đã được thực hiện ởnhiều quốc gia, trong nhiều ngành và tập trung chủ yếu vào các yếu tố động viên tài chính và phi tài chính. Các nghiên cứu về những yếu tố tác động thuộc phương diện nhận thức về trách nhiệm công dân doanh nghiệp, về đạo đức đối với môi trường gần như ít được chú trọng. Điều này đã tạo cơ hội cho các nghiên cứu về sự tác động của CS đến nhận thức, thái độ và hành vi của nhân viên và vai trò trung gian của sự gắn nhân viên của nhân viên trong sự ảnh hưởng của CS đến HQHĐ. Ngoài ra, Lo và Sheu đã khẳng định trong nghiên cứu của mình rằng các doanh nghiệp có chiến lược PTBV có nhiều khả năng được các nhà đầu tư khen thưởng với mức định giá doanh nghiệp và cổ phiếu cao hơn trên thị trường tài chính (Lo và Sheu, 2007). Nói cách khác, việc thực hiện các chiến lược bền vững giúp tăng cường sự quan tâm chú ý và dẫn đến sự cam kết của nhà đầu tư (SCKNĐT) đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, các nghiên cứu về chủ đề này đã chỉ ra rằng sau khi đầu tư vào các công ty, các nhà đầu tư tổ chức luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện quản trị công ty (Corporate governance) (Hartzell và Starks, 2003; Dong và Ozkan, 2008; Mizuno, 2014). Do đó, cam kết của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng tích cực đến những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tốt (OECD, 2004) (dẫn chiếu OECD Principles of Corporte Governance) và điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao HQHĐ. Điều này 4 cho thấy, có mối quan hệ cần được khám phá bằng nghiên cứu thực nghiệm về vai trò trung gian của sự cam kết của các nhà đầu tư trong tác động của CS đến HQHĐ. Kiểm định mối quan hệ trung gian này nhằm khẳng định giả định nền tảng lý thuyết các bên liên quan – những thực thể chịu ảnh hưởng và ảnh hưởng bởi các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp. Lược khảo tài liệu cho thấy, phần lớn các nghiên cứu về CS được thực hiện trong các ngành công nghiệp (Pedersen và cộng sự, 2018; Annunziata và cộng sự, 2018), nơi thường được xem là nguồn chủ yếu của ô nhiễm môi trường và an toàn lao động. Việc nghiên cứu CS trong các ngành dịch vụ là rất hạn chế. Kallio (2018) cho rằng ngành du lịch đang ở thời điểm then chốt, nơi mà tiềm năng và các mối đe dọa liên quan đến ngành du lịch đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu. Mặc dù lĩnh vực này mang lại nhiều cơ hội phát triển vì là một trong những ngành lớn nhất toàn cầu, nhưng ảnh hưởng tiêu cực mà ngành du lịch góp phần đối với môi trường như sự nóng lên của trái đất và biến đổi khí hậu cũng đã được thừa nhận. Như một phản ứng, ngành du lịch và giới học thuật đã và đang chuyển hướng sang các diễn thuyết về du lịch bền vững, hay gần đây là du lịch có trách nhiệm, nơi các bên liên quan hướng tới con đường PTBV toàn diện. Kallio (2018) nhấn mạnh giá trị cốt lõi của cuộc tranh luận về du lịch bền vững là khái niệm về trách nhiệm, đặc biệt là khái niệm về trách nhiệm của các bên liên quan đối với tính bền vững trong du lịch. Lược khảo các nghiên cứu về chủ đề bền vững trong du lịch, tác giả tìm thấy các nghiên cứu tập trung vào khoảng cách thái độ - hành vi của khách du lịch (Juvan and Dolnicar, 2014; Fernandez and Sanchez, 2016) hơn là thái độ - hành vi của sự tham gia của cộng đồng địa phương (STGCĐĐP) vào du lịch, trong khi công đồng địa phương được xem là bên liên quan đặc biệt quan trọng để có được sự bền vững một cách toàn diện (Kallio, 2018). Tuy có rất ít khung khái niệm và lý thuyết về thái độ của cộng đồng địa phương (CĐĐP) đối với phát triển du lịch trong việc làm rõ mối quan hệ giữa thái độ và sự hỗ trợ của CĐĐP đối với sự phát triển du lịch được đề xuất trong tài liệu du lịch (Teye và cộng sự, 2002), nhưng các nghiên cứu về lĩnh vực du lịch đều ủng hộ rằng sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch góp phần đạt được sự phát triển du lịch bền vững (Tosun và Jenkins, 1996; Tosun, 2000; Boiral và cộng sự, 2019). Trong bối cảnh sự quan tâm ngày càng tăng của các nghiên cứu về yếu tố cộng đồng đối với du lịch, những người ủng hộ sự tham gia của cộng đồng vào du lịch cho rằng sự tham gia 5 của cộng đồng như là một sự phát triển nên được các doanh nghiệp xem xét (Gow và Vansant, 1983; Murphy, 1985; Brohman, 1996; Simmons, 1994). Điều này đã tạo khoảng trống cho các nghiên cứu về tác động của CS đến nhận thức, thái độ và hành vi của CĐĐP và vai trò trung gian của STGCĐĐP đối với tác động của CS đến HQHĐ. Ngoài ra, mặc dù trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) nói chung và bền vững doanh nghiệp (Corporate Sustainability – CS) nói riêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là từ khi xuất hiện khái niệm PTBV (Sustainable Development – SD) nhưng cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu về CS được tìm thấy đều tập trung ở các nước phát triển (Font và cộng sự, 2014; Witjes và cộng sự, 2017; Murray, 2017; Ashrafi và cộng sự, 2019). Các nghiên cứu về CS ở các nước đang phát triển, nơi mà mức sống người dân còn thấp cũng như có nhiều vấn đề còn tồn tại liên quan đến xã hội và môi trường thì còn rất hạn chế. Điều này cũng phản ảnh một xu hướng mà các nhà xã hội và môi trường gọi là “triển vọng, lợi ích và quan điểm phương Tây chi phối” (Griseri và Seppala, 2010). Đồng thời, chủ đề CS đối với khía cạnh quản lý hay khía cạnh thực tiễn vẫn cho thấy có sự thiếu vắng kiến thức khoa học về cách hai chiều này (khái niệm và thực nghiệm) có thể được tích hợp trong các hoạt động của các doanh nghiệp, cụ thể là việc xây dựng và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, vẫn cần nghiên cứu sâu rộng hơn nữa liên quan đến chủ đề này và cần có nhiều nghiên cứu hơn về mặt khái niệm và thực nghiệm (Rodrigues và Franco, 2019). Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác động của CS đến HQHĐ và khám phá vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP trong tác động của CS đến HQHĐ tại các nước đang phát triển là đề tài có tính cấp thiết về mặt khoa học. 1.1.2Bối cảnh thực tiễn Cho đến nay, ngành du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế năm 2019 ước đạt gần 1,5 tỷ lượt, tăng 3,8% so với năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (+3%) (UNWTO, 2020). Trong năm 2019, Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế. Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam (+16,2%) cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực, tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, đóng góp trực tiếp của du lịch đạt 9,2% GDP (Tổng cục du lịch, 2020). Ở Việt Nam, du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính phủ đã ban hành “Quyết định 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 6 năm 2030”. Theo đó, “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại”. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có ưu thế vượt trội trong phát triển du lịch biển kết hợp với du lịch khám phá và nghỉ dưỡng. Trong đó, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) được đánh giá là nơi có triển vọng du lịch lớn của Việt Nam, tập trung vào du lịch biển đảo, sinh thái. Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng DHNTB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển du lịch biển – đảo trở thành thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam. Đến năm 2020 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của vùng DHNTB”. Vùng DHNTB được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Với ưu thế rất thuận lợi với nhiều kỳ quan, thắng cảnh hùng vĩ, cùng những bãi biển xinh đẹp, cát trắng mịn, nước trong xanh, cùng thảm thực vật đa dạng và các loại sinh vật biển phong phú. Tất cả đã tạo nên cho vùng DHNTB những địa điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Với những lợi thế và tiềm năng của vùng DHNTB rất thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp du lịch (DNDL) đang hoạt động trong vùng DHNTB đang gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Việc thực hiện các hoạt động CS trong vùng DHNTB tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, rào cản và thách thức lớn nhất cho việc thực hiện CS tại Việt Nam nói chung và vùng DHNTB nói riêng là nhận thức và thực hành về CS. Đồng thời, theo Tổng cục du lịch Việt Nam, các DNDL hiện tại phần lớn khai thác điểm đến cho mục đích lợi nhuận của họ mà chưa có sự đền bù và chia sẻ lợi ích thỏa đáng với cộng đồng. Điều này đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp khó nhận được sự ủng hộ và hợp tác của CĐĐP. Bên cạnh đó, việc các DNDL lựa chọn các điểm đến không theo hệ thống quản lý môi trường tốt đã hủy hoại môi trường tự nhiên. Cùng với đó, việc thiếu khảo sát đầy đủ về tác động môi trường của chuỗi cung ứng trong việc phát triển các gói sản phẩm du lịch đã dẫn đến việc sử dụng năng lượng và nước kém hiệu quả, gia tăng rác thải và sự mất mát về đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc các DNDL sử dụng lãng phí các tài nguyên như nhiên liệu, điện, nước đã tạo nên sức ép đối với tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến. 7 Thực tế tại Việt Nam, do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện các chiến lược bền vững đem lại, nhiều DNDL đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội và môi trường như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, gây ô nhiễm môi trường và không tuân thủ các quy định. Theo Tổng cục du lịch Việt Nam các DNDL đang tác động tiêu cực và phá hủy hệ sinh thái mong manh của chúng ta. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, việc sử dụng các nguồn tài nguyên ngày càng gia tăng, Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang làm suy giảm nặng nề đến chất lượng môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống của con người. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về CS cũng như một định nghĩa chuẩn tắc về CS gần như chưa được tìm thấy. Phần lớn các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung về chủ đề CSR (Hoàng Thị Thanh Hương, 2015; Trần Thị Hoàng Yến, 2016; Hồ Thị Vân Anh, 2018; Bùi Thị Thu Hương, 2018; Lê Thành Tiệp, 2018; Phan Thị Thu Hiền, 2019). Đồng thời, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu đối với các ngành công nghiệp như: Hoàng Thị Thanh Hương (2015) với nghiên cứu về CSR trong ngành may đối với trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); Bùi Thị Thu Hương (2018) với nghiên cứu về CSR đối với các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình Bansal và Song (2017) bằng cách đánh giá phân tích một cách sâu sắc sự khác biệt giữa CSR và CS, đã kêu gọi nghiên cứu sâu hơn nữa về từng lĩnh vực riêng lẻ này để khám phá những giao điểm chung của chúng. Do đó, chủ đề nghiên cứu về CS còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu cần được khám phá sâu hơn, đặc biệt là trong điều kiện các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam. Tóm lại, trên thế giới, đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, CS không còn là vấn đề xa lạ. CS đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới và đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Do vậy, việc nghiên cứu về CS ở Việt Nam, trong bối cảnh ngành du lịch là một tiếp cận nghiên cứu đáng lưu tâm vì những vấn đề môi trường, xã hội gắn liền với du lịch. Nghiên cứu về vấn đề này trong bối cảnh hiện nay là đặc biệt có ý nghĩa và là một yêu cầu khách quan, mang tính cấp thiết về mặt khoa học và thực tiễn để góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam và thế giới. 8 1.1.3Khoảng trống nghiên cứu Từ bối cảnh nghiên cứu, luận án chỉ ra một số khoảng trống nghiên cứu như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu về CS tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế và là một khoảng trống cần được nghiên cứu để khám phá. Thứ hai, tác động của CS đến HQHĐ trong điều kiện các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam gần như chưa được nghiên cứu. Do vậy, cần có những nghiên cứu thực nghiệm để góp phần củng cố các lý thuyết. Thứ ba, tác động của CS đến SGBNV và vai trò trung gian của SGBNV trong tác động của CS đến HQHĐ là một khoảng trống nghiên cứu cần được thực hiện để góp phần củng cố lý thuyết về các bên liên quan. Thứ tư, tác động của CS đến SCKNĐT và vai trò trung gian của sự cam kết của các nhà đầu tư trong tác động của CS đến HQHĐ là một khoảng trống khác nghiên cứu cần được khám phá nhằm củng cố lý thuyết về các bên liên quan. Thứ năm, tác động của CS đến STGCĐĐP và vai trò trung gian của STGCĐĐP ảnh hưởng đến tác động của CS đến HQHĐ là một khoảng trống nghiên cứu cần được khám phá. Cuối cùng, bối cảnh thực tiễn về ngành du lịch ở Việt Nam rất cần thiết để nghiên cứu chủ đề này. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam”. 1.2Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1Mục tiêu tổng quát Xác định, đo lường mức độ tác động của CS đến HQHĐ của các doanh nghiệp và đưa ra các hàm ý quản trị về tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam. 1.2.2Mục tiêu cụ thể -Xác định và đo lường mức độ tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam; -Khám phá vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP trong tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL; 9 -Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về sự tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam; -Đưa ra các hàm ý quản trị giúp các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam tăng cường HQHĐ của các DNDL. 1.3Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu này phải trả lời các câu hỏi sau đây: -CS ảnh hưởng như thế nào và mức độ tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam? -Có hay không vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP đối với tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam? -Có hay không sự khác biệt giữa các nhóm về sự tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam? -Những hàm ý quản trị nào cần đưa ra để giúp các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam tăng cường HQHĐ? 1.4Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1Đối tượng nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của CS đến HQHĐ của các doanh nghiệp và vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP. -Đối tượng khảo sát: các nhà quản trị từ cấp trưởng, phó phòng, giám đốc kinh doanh trở lên tại các DNDL hoạt động tại vùng DHNTB tại Việt Nam. 1.4.2Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu các DNDL hoạt động tại vùng DHNTB của Việt Nam gồm các tỉnh thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. -Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 6/2018 đến 11/2020. 1.5Phương pháp nghiên cứu 1.5.1Nghiên cứu định tính Từ những khoảng trống nghiên cứu được xác định trong quá trình lược khảo tài liệu. Mô hình nghiên cứu và thang đo ban đầu được tác giả đề xuất. Sau đó, phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia được sử dụng. Tác giả thực hiện việc lấy ý kiến của các chuyên gia, gồm 9 người là thành viên ban giám đốc của các DNDL, cán bộ quản lý nhà nước và các giảng viên của các Trường Đại học. Phương pháp nghiên cứu định tính 10 này được thực hiện nhằm xây dựng và điều chỉnh các thang đo được rút ra từ các nghiên cứu trước để từ đó thiết kế bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho nghiên cứu định lượng sơ bộ và định lượng chính thức. 1.5.2Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua 2 bước gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. -Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu được thực hiện với qui mô mẫu là 100 quan sát. Mẫu trong nghiên cứu sơ bộ được thu thập và đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS 24 nhằm kiểm định độ hội tụ và giá trị phân biệt của các biến quan sát trong thang đo. -Nghiên cứu chính thức: Đề tài tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi chính thức. Nghiên cứu được thực hiện với qui mô mẫu là 495 quan sát. Dữ liệu nghiên cứu được xử lý và làm sạch. Tác giả sử dụng phầm mềm hỗ trợ SmartPLS 3.2.8 để phân tích mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính. Luận án sử dụng phương pháp PLS-SEM để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. 1.6Những điểm mới của luận án Kết quả nghiên cứu cho thấy, luận án có một số điểm mới so với các công trình nghiên cứu trước đây ở các nội dung sau: Thứ nhất, luận án đề cập đến vấn đề chưa được nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam trước đây là tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL. Thứ hai, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa các khái niệm nghiên cứu gồm CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ của doanh nghiệp. Thứ ba, luận án khám phá vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP trong tác động của CS đến HQHĐ của doanh nghiệp mà các công trình trước đây chưa nghiên cứu. Thứ tư, các yếu tố trung gian là SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP được phân tích theo tiếp cận đối tượng khảo sát là lãnh đạo các DNDL. Đây là sự khác biệt so với các công trình nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu theo tiếp cận là nhân viên, cộng đồng địa phương và nhà đầu tư. Thứ năm, luận án điều chỉnh các thang đo gốc phù hợp với đặc thù các DNDL đang hoạt động trong vùng DHNRB tại Việt Nam và bổ sung một số biến quan sát mới vào thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Độ tin cậy của các thang đo mới trong mô hình nghiên cứu cho kết quả khá cao nên các nghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa. 11 Cuối cùng, luận án đưa ra các hàm ý quản trị về tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL cũng như các hàm ý quản trị về vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP trong tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến. 1.7Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.7.1Về mặt khoa học Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống hoá các lý thuyết nền liên quan đến vấn đề nghiên cứu như lý thuyết tính chính đáng, lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực. Bên cạnh đó, luận án tổng hợp và hệ thống các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Thứ hai, trên cơ sở lý thuyết nền và các nghiên cứu trước, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL và vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và được kiểm định tại vùng DHNTB của Việt Nam. Cuối cùng, nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh và đánh giá thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Từ đó, phát triển các khái niệm nghiên cứu phù hợp trong điều kiện của Việt Nam nói chung và vùng DHNTB tại Việt Nam nói riêng. Do đó, luận án đảm bảo được tính mới. Đồng thời, các nghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa và tiếp tục phát triển hơn nữa những vấn đề nghiên cứu của luận án. 1.7.2Về mặt thực tiễn Khảo sát tình hình thực tế, nghiên cứu đánh giá được thực trạng nhận thức cũng như thực hành CS tại các DNDL vùng DHNTB, Việt Nam. Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam và vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP, nghiên cứu sẽ hỗ trợ các DNDL trong ngành tăng cường sự hiểu biết về các hoạt động CS để doanh nghiệp hoạt động một cách bền vững và từ đó nâng cao HQHĐ của DNDL. Đồng thời, nghiên cứu này sẽ góp phần khuyến khích các DNDL quan tâm hơn nữa đến các bên liên quan trong việc hoạch định chính sách và thực thi các chiến lược kinh doanh. Nghiên cứu này cũng mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho các nhà nghiên cứu trong trong tương lai khi tìm hiểu về bền vững doang nghiệp, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ trong các lĩnh vực khác. 12 1.8Kết cấu của đề tài Nghiên cứu được thiết kế theo bố cục 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đồng thời trình bày ý nghĩa của nghiên cứu và những điểm mới của luận án. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trình bày, tổng hợp, hệ thống các lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu. Từ đó, nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết nghiên cứu phù hợp trong điều kiện vùng DHNTB tại Việt Nam. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận án trình bày cách thức xây dựng thang đo, cách thức thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức, phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trình bày kết quả xử lý dữ liệu bao gồm thống kê mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích EFA, đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc, kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm và thảo luận kết quả nghiên cứu cũng đã được thực hiện so với các nghiên cứu có trước và dựa vào tình hình thực tế của vùng DHNTB tại Việt Nam. Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị Tổng kết kết quả nghiên cứu đạt được và từ đó đưa ra các hàm ý quản trị cũng như nêu ra những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Kết luận Chương 1 Việt Nam là nước đang phát triển với ngành du lịch được xem là ngành có nhiều tác động đến kinh tế, xã hôi và môi trường. Phần lớn các nghiên cứu về CS và CSR đã được thực hiện trong bối cảnh phương Tây. Thực tế cho thấy khái niệm CS và CSR của phương Tây không phù hợp với bối cảnh các nước phương Đông. Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chỉ đề cập đến CSR thay vì nghiên cứu về CS. Đề tài này đã tổng quan tài liệu và xây dựng khung nghiên cứu lý thuyết về CS trong điều kiện phù hợp với Việt Nam nói chung và vùng DHNTB tại Việt Nam nói riêng. Khung nghiên cứu lý thuyết về CS này có thể là một gợi ý để các nhà nghiên cứu sử dụng làm công cụ để tiếp tục các nghiên cứu trong tương lai.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG VÕ THỊ TÂM TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đồng Nai, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG VÕ THỊ TÂM TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VÕ TẤN PHONG TS MAI THỊ ÁNH TUYẾT Đồng Nai, năm 2021 i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hai Thầy, Cô hướng dẫn gồm TS Võ Tấn Phong TS Mai Thị Ánh Tuyết Các Thầy, Cơ tận tình dạy, đưa định hướng theo sát suốt thời gian thực luận án Chính quan tâm góp ý chun mơn lời động viên Thầy, Cô suốt q trình nghiên cứu mà tơi có đủ tâm để hoàn thành luận án Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Lạc Hồng, quý lãnh đạo nhân viên Khoa Sau đại học, giảng viên giảng dạy thời gian làm NCS Trường Đại học Lạc Hồng tận tình cơng tác giảng dạy, hỗ trợ tạo điều kiện tốt cho tơi việc hồn thành mơn học chương trình, chun đề luận án Tôi xin cảm ơn đến nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý, giảng viên tham gia buổi thảo luận chuyên sâu để giúp tơi q trình nghiên cứu Tơi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo đồng nghiệp trường tơi cơng tác ln hỗ trợ tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt luận án Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tác giả tài liệu tơi tham khảo, trích dẫn luận án Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình ln hỗ trợ mặt tinh thần nguồn động lực to lớn để không ngừng cố gắng ngày việc hoàn thiện luận án Đồng Nai, ngày … tháng … năm 2021 Nghiên cứu sinh Võ Thị Tâm ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ: “Tác động tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu hoạt động doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” cơng trình nghiên cứu tơi thực hướng dẫn khoa học TS Võ Tấn Phong TS Mai Thị Ánh Tuyết Tất nội dung trích dẫn nghiên cứu ghi chi tiết phần danh mục tài liệu tham khảo Các kết nghiên cứu luận án trung thực chưa khác công bố cơng trình Đồng Nai, ngày … tháng … năm 2021 Nghiên cứu sinh Võ Thị Tâm iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x TÓM TẮT LUẬN ÁN xii CHƯƠNG GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý chọn đề tài 1.1.1 Bối cảnh lý thuyết 1.1.2 Bối cảnh thực tiễn 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1.3 Câu hỏi nghiên cứu đề tài 1.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Nghiên cứu định tính 1.5.2 Nghiên cứu định lượng 10 1.6 Những điểm luận án 10 1.7 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 11 1.7.1 Về mặt khoa học 11 1.7.2 Về mặt thực tiễn 11 1.8 Kết cấu đề tài 12 Kết luận Chương 12 CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 13 2.1 Các khái niệm 13 2.1.1 Bền vững doanh nghiệp 13 iv 2.1.2 Hiệu hoạt động doanh nghiệp 22 2.1.3 Mối quan hệ CS HQHĐ 27 2.1.4 Sự gắn bó nhân viên 28 2.1.5 Sự cam kết nhà đầu tư 32 2.1.6 Sự tham gia cộng đồng địa phương 34 2.2 Tổng quan lý thuyết liên quan 37 2.2.1 Lý thuyết tính đáng (Legitimacy Theory) 37 2.2.2 Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) 39 2.2.3 Lý thuyết bên liên quan (Stakeholder Theory) 41 2.2.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory) 44 2.3 Lược khảo nghiên cứu có liên quan 46 2.3.1 Các nghiên cứu tác động CS đến HQHĐ 46 2.3.2 Các nghiên cứu liên quan đến tham gia cộng đồng 49 2.3.3 Các nghiên cứu liên quan đến SGBNV 51 2.3.4 Các nghiên cứu liên quan đến cam kết nhà đầu tư 53 2.4 Mơ hình nghiên cứu giả thuyết nghiên cứu 58 2.4.1 Cơ sở xây dựng mơ hình 58 2.4.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu 60 2.4.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất 65 Kết luận Chương 67 CHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 68 3.1 Phương pháp luận quy trình nghiên cứu 68 3.1.1 Phương pháp luận 68 3.1.2 Quy trình nghiên cứu 70 3.2 Nghiên cứu định tính 71 3.2.1 Thiết kế thang đo ban đầu 71 3.2.2 Cơ sở để chọn biến nhâu học 79 3.2.3 Thực phương pháp thảo luận nhóm 81 3.2.4 Kết nghiên cứu định tính 81 3.2.5 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 88 3.3 Nghiên cứu định lượng sơ 89 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu .89 v 3.3.2 Thu thập liệu nghiên cứu sơ 89 3.3.3 Phương pháp phân tích liệu nghiên cứu sơ 90 3.3.4 Kết nghiên cứu định lượng sơ 90 3.4 Nghiên cứu định lượng thức 97 3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi 97 3.4.2 Thiết kế mẫu 98 3.4.3 Thu thập liệu nghiên cứu 99 3.4.4 Phương pháp phân tích liệu 100 Kết luận Chương 103 CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 104 4.1 Tổng quan doanh nghiệp du lịch vùng DHNTB Việt Nam 104 4.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu thức 107 4.3 Đánh giá mơ hình đo lường 108 4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy thang đo 108 4.3.2 Đánh giá giá trị hội tụ 108 4.3.3 Đánh giá độ phân biệt 109 4.4 Đánh giá mơ hình cấu trúc (SEM) 110 4.4.1 Đánh giá tượng đa cộng tuyến 110 4.4.2 Đánh giá hệ số xác định có điều chỉnh R2 111 4.4.3 Kiểm định bootstrapping 112 4.4.4 Kiểm định giả thuyết 114 4.5 Mức độ tác động khái niệm nghiên cứu 114 4.5.1 Mức độ tác động trực tiếp 114 4.5.2 Mức độ tác động gián tiếp 115 4.6 Kiểm định khác biệt 118 4.6.1 Kiểm định khác biệt theo loại hình doanh nghiệp 118 4.6.2 Kiểm định khác biệt theo lĩnh vực hoạt động 119 4.6.3 Kiểm định khác biệt theo quy mô doanh nghiệp 120 4.6.4 Kiểm định khác biệt theo khu vực hoạt động 121 4.7 Thảo luận kết nghiên cứu 122 4.7.1 Thảo luận mơ hình nghiên cứu 122 4.7.2 Thảo luận thang đo giả thuyết nghiên cứu 123 vi 4.7.3 Thảo luận khác biệt nhóm 130 Kết luận Chương 132 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 133 5.1 Kết luận 133 5.2 Hàm ý quản trị 134 5.2.1 Hàm ý bền vững doanh nghiệp 135 5.2.2 Hàm ý gắn bó nhân viên 141 5.2.3 Hàm ý tham gia cộng đồng địa phương 143 5.2.4 Hàm ý cam kết nhà đầu tư 145 5.2.5 Hàm ý khác biệt 147 5.3 Hạn chế luận án hướng nghiên cứu 149 Kết luận Chương 150 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ PHỤ LỤC 6: THANG ĐO CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 7: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ PHỤ LỤC 9: THỐNG KÊ MƠ TẢ ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 11: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT SƠ BỘ PHỤ LỤC 12: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt số lý thuyết nghiên cứu điển hình 57 Bảng 3.1: Thang đo CS phương diện kinh tế 73 Bảng 3.2: Thang đo CS phương diện xã hội 73 Bảng 3.3: Thang đo CS phương diện môi trường 74 Bảng 3.4: Thang đo SGBNV 75 Bảng 3.5: Thang đo SCKNĐT 76 Bảng 3.6: Thang đo STGCĐĐP 78 Bảng 3.7: Thang đo HQHĐ 79 Bảng 3.8: Thang đo CS phương diện kinh tế 84 Bảng 3.9: Thang đo CS phương diện xã hội 84 Bảng 3.10: Thang đo CS phương diện môi trường 85 Bảng 3.11: Thang đo SGBNV 86 Bảng 3.12: Thang đo SCKNĐT 86 Bảng 3.13: Thang đo STGCĐĐP 87 Bảng 3.14: Thang đo HQHĐ 88 Bảng 3.15: Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ 91 Bảng 3.16: Kiểm định sơ độ tin cậy thang đo CS 92 Bảng 3.17: Kiểm định sơ độ tin cậy thang đo SGBNV 92 Bảng 3.18: Kiểm định sơ độ tin cậy thang đo SCKNĐT 93 Bảng 3.19: Kiểm định sơ độ tin cậy thang đo STGCĐĐP 94 Bảng 3.20: Kiểm định sơ độ tin cậy thang đo HQHĐ 94 Bảng 3.21: Kết phân tích nhân tố khám phá EFA 95 Bảng 3.22: Kết KMO Bartlett’s Test 96 Bảng 3.23: Thống kê số lượng doanh nghiệp du lịch chọn vùng 99 Bảng 3.24 Các tiêu chí đánh gia mơ hình đo lường 101 Bảng 3.25 Các tiêu chí đánh giá mơ hình cấu trúc 102 Bảng 3.26 Các bước kiểm định vai trò trung gian 102 Bảng 3.27 Các điều kiện tiêu chí CI VAF 103 Bảng 4.1: Thống kê số doanh nghiệp hoạt động thời điểm 31/12 hàng năm vùng DHNTB 104 Bảng 4.2: Thống kê số lượng doanh nghiệp du lịch vùng DHNTB 105 viii Bảng 4.3: Danh sách tỉnh thành vùng DHNTB 106 Bảng 4.4: Đặc điểm mẫu nghiên cứu thức 107 Bảng 4.5: Kết kiểm tra độ tin cậy thang đo 109 Bảng 4.6: Kiểm định giá trị phân biệt (Fornell-Larcker) 109 Bảng 4.7: Kết HTMT 110 Bảng 4.8: Giá trị phóng đại phương sai (VIF) 110 Bảng 4.9: Đánh giá mức độ phù hợp mơ hình 111 Bảng 4.10: Kết R điều chỉnh 111 Bảng 4.11: Kết ước lượng mơ hình cấu trúc 112 Bảng 4.12: Kết kiểm định giả thuyết nghiên cứu 114 Bảng 4.13: Tác động trực tiếp, gián tiếp tổng tác động 115 Bảng 4.14: Tác động gián tiếp 116 Bảng 4.15: Kiểm định Welch theo loại hình doanh nghiệp 118 Bảng 4.16: So sánh đa nhóm loại hình doanh nghiệp 119 Bảng 4.17: Kiểm định ANOVA theo lĩnh vực hoạt động 119 Bảng 4.18: So sánh đa nhóm lĩnh vực hoạt động 120 Bảng 4.19: Kiểm định ANOVA theo quy mô doanh nghiệp 120 Bảng 4.20: So sánh đa nhóm quy mơ doanh nghiệp 121 Bảng 4.21: Kiểm định ANOVA theo khu vực hoạt động 121 Bảng 4.22: Thống kê mô tả phương diện kinh tế 123 Bảng 4.23: Thống kê mô tả phương diện xã hội 124 Bảng 4.24: Thống kê mô tả phương diện môi trường 125 Bảng 4.25: Thống kê mô tả thang đo SGBNV 126 Bảng 4.26: Thống kê mô tả thang đo SCKNĐT 127 Bảng 4.27: Thống kê mô tả thang đo STGCĐĐP 128 Bảng 4.28: Thống kê mô tả thang đo HQHĐ 130 iii Stt 26 Tên doanh nghiệp Công ty TNHH MTV Du lịch Thi Địa K62/97 Nguyễn Phan Vinh, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng Email thidulich@gmail.com 27 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp du lịch Phúc Thiên 36 Phan Thanh, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê,, Tp Đà Nẵng luphuong.ltd@gmail.com 28 Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ thương mại Seven K113/12 Trần Văn Dư, tổ 39 Phường Mỹ Đà Nẵng An, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng sevendanang@gmail.com 29 Công ty TNHH MTV Du lịch Chu Du Việt info@chuduviet.com.vn 30 Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Du lịch núi 101 Phan Tứ - Phường Mỹ An, Quận Ngũ biển Hành Sơn, Tp Đà Nẵng 31 Công ty TNHH Thương mại Du lịch Thiên Lam 88 Trần Văn Dư, Phường Mỹ An, Quận Ngũ dabaotourist@yahoo.com Hành Sơn, Tp Đà Nẵng 32 Công ty TNHH Du lịch Huỳnh Kim Ngân 128 Đoàn Hữu Trưng, Phường Hoà An, Quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng dovannamdulich@yahoo.com 33 Công ty TNHH Vận tải Du lịch Hùng 79 K1/1 Lê Thánh Tôn, Phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng newgateway@dng.vnn.vn 34 Công ty TNHH Thương mại & Du lịch Hoàng Anh Phúc 35 Thanh Sơn, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng sondd@lapoo.vn 35 Công ty TNHH Vận tải du lịch Hưng Thịnh Phát Số 145 Đường Nguyễn Trung Trực, Phường yellowfieldtours@vnn.vn An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng 36 Công ty TNHH Vận tải du lịch Vinh Anh 177 đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Hoà Thuận Tây, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng F111, KCC Hịa Minh, Trần Anh Tơng, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng dieuhanhnhotravel@gmail.com kinhdoanh@ecovico.com iv Stt 37 Tên doanh nghiệp Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Tín Cường Địa Email Lô số 21 - 22 Đường Tùng Thiện Vương, donghanhviet@gmail.com Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng 38 Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hà Bảo Nguyên K194/35 Điện Biên Phủ, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng 39 Công ty TNHH Vận tải Du lịch Huỳnh Nguyễn K54/18 Lê Hữu Trác, Phường An Hải Đông, huynhnguyendn@gmail.com Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng 40 Công ty TNHH MTV Du lịch Đặng Nguyễn 115 Chương Dương, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng info@dangnguyentourist.com 41 Công ty TNHH MTV Du lịch Red Beach 77 Thanh Long, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng redbeach@gmail.com 42 Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Du lịch Lịch Sự Tổ 32 Hoà Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng lstravelvn@gmail.com 43 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Tình 11 Trần Hữu Tước, Phường Phước Mỹ, Yêu Việt Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng sales@tinhyeuviet-travel.com 44 Công ty TNHH MTV Du lịch Phúc Toàn Thiện 23-25 Loseby, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng info@phuctoanthien.vn 45 Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch Lê Bảo Ngọc 182 Thăng Long, Phường Hoà Cường Nam, info@lebaongoctourvn.com Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng 46 Công ty TNHH Vận tải du lịch Thu Hiền 10 An Nhơn 4, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng dtth@gmail.com 47 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ du lịch Lạc Gia 28 Trương Công Hy, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng lacgia.dn@gmail.com galaviet@gmail.com v Stt 48 Tên doanh nghiệp Địa Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Du lịch 119 Mai Am, Phường Thuận Phước, Quận Quốc tế Hải Thanh Hải Châu, Tp Đà Nẵng Email dulich@haithanh.com.vn 49 Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Du lịch Lô 14-15 đường Đỗ Bá, Phường Mỹ An, Tiền Châu Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng tienchau88@gmail.com 50 Công ty TNHH MTV Du lịch Hình Chữ S K19/4 Mai Xuân Thưởng, Phường Hoà Khê, chus.travel@gmail.com Quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng 51 Công ty TNHH MTV Du lịch Vinh Lê 670 Núi Thành, Phường Hoà Cường Nam, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng vldn670@gmail.com 52 Công ty cổ phần Hành Trình Xanh 25 Nguyễn Sơn Trà, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng booking@greentour.vn 53 54 55 56 Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam TravelMart Công ty cổ phần Hồng Long Yến Cơng ty cổ phần Du lịch Việt Đà Công ty cổ phần Du lịch Thương mại Tương Lai Xanh Số 68, Nguyễn Thị Minh Khai, Tp Đà Nẵng 62 Thái Phiên, , Q.Hải Châu, Tp Đà Nẵng 456 Lê Duẩn, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng 198 Đường 3/2, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng info@vietnamtravelmart.com.vn sales.tour@hoanglongyen.com vietdatravel@gmail.com dovannamdulich@yahoo.com 57 Công ty cổ phần Tổ chức kiện Du lịch Gala Việt 70 Phan Văn Lưu, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng galaviet@gmail.com 58 Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Hà Châu Lơ 89, A1.10, Khu Dân Cư Hịa Minh 1, Q Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng ngvhaicokhi@vnn.vn 59 60 Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours Công ty cổ phần Hưng Long 83 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp Đà Nẵng vitoursvn@dng.vnn.vn 147 Nguyễn Văn Linh, Q Hải Châu, Tp Đà hunglong685@yahoo.com Nẵng 61 62 Công ty cổ phần Du lịch Đà Nẵng Công ty cổ phần Biển Tiên Sa 76 Hùng Vương, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng info@danatourvn.com 0709 Yết Kiêu, Q Sơn Trà, Tp Đà Nẵng dttamts@gmail.com vi Stt 63 Tên doanh nghiệp Công ty cổ phần Du lịch Phương Đông Việt Địa 97 Phan Chu Trinh, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng Email otc@phuongdong.com.vn 64 65 Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Đà Nẵng Công ty cổ phần Du lịch Sự kiện Crown Travel 34 Bạch Đằng, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng Số 71 Thanh Vinh 10, P Hoà Khánh Bắc, Q Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng dnshipchanco@dng.vnn.vn crowntravelvn@gmail.com 66 Công ty cổ phần Đầu tư Du lịch Xuân Thiều Khu Du Lịch Xuân Thiều, P Hòa Hiêp Nam,Q Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng redbeachresort@vnn.vn 67 Hợp tác xã Dịch vụ hỗ trợ ô tô vận tải xe du lịch Đà Nẵng Lô 8A Bùi Thị Xuân, Quận Sơn Trà, Tp Đà hoptacxadanang@gmail.com Nẵng 68 Hợp tác xã Dịch vụ hỗ trợ vận tải Thắng Lợi Tổ 28 Phường Hoà Cường Nam, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng 69 70 Hợp tác xã Dịch vụ hỗ trợ vận tải Minh Hải Doanh nghiệp tư nhân Du lịch An Phát 15 Cao Thắng, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng htxmh@gmail.com 301 Nguyễn Duy Hiệu, Phường Sơn Phong, dulichanphat@gmail.com Thành phố Hội An, Quảng Nam 71 Doanh nghiệp tư nhân Du lịch Bảo Khánh 104 Lý Thường Kiệt, Phường Sơn Phong, Thành phố Hội An, Quảng Nam 72 Doanh nghiệp tư nhân Du lịch Việt Nhân Thôn Đồng Nà, Xã Cẩm Hà, Thành phố Hội vietnhanqn@gmail.com An, Quảng Nam 73 Công ty TNHH Du lịch Hải Bàn 88 Nguyễn Thái Học, Tp Hội An, Quảng Nam info@chamislanddiving.com 74 Công ty TNHH Sao Phương Nam TRAVEL 165 Phan Chu Trinh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam saophuongnamtravel@gmail.com 75 Công ty TNHH TM Dịch vụ du lịch Nguyên Khang 09 Phan Châu Trinh, Tp Hội An, Quảng Nam sm.hoian@hoianexpress.com.vn htxthangloi@gmail.com dlbkqn@gmail.com vii Stt 76 Tên doanh nghiệp Công ty TNHH Hà An - Nhà hàng Golden Bridge Địa Email Làng Văn Hóa Du Lịch Cẩm Thanh, Tp Hội sales2@goldenbridge.com.vn An, Quảng Nam 77 Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Bình Ngọc Đường Lương Như Bích, Khối Xuyên Trung, Phường Cẩm Nam, Tp Hội An, Quảng Nam binhngoc88@gmail.com 78 Công ty TNHH MTV Khách sạn Nam Ngãi 626 Hai Bà Trương, P Cẩm Phô, Tp Hội An, Quảng Nam ksnamngaiqn@gmail.com 79 Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Minh Phan Thôn Nhuận Sơn, Xã Duy Phú, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam minhphandl@gmail.com 80 Công ty TNHH Du lịch Phúc Thảo 119A Trần Nhật Duật, Phường Cẩm Châu, Tp Hội An, Quảng Nam dulichpt@gmail.com 81 Công ty cổ phần Du lịch Thương mại Cù Lao Xanh 500 Cửa Đại, Khối Sơn Phổ 1, P Cẩm Châu, info@culaoxanh.vn Tp Hội An, Quảng Nam 82 Cơng ty cổ phần Du lịch Phú Hồng 69 Trưng Nữ Vương, Phường Tân Thạnh, Tp Tam Kỳ, Quảng Nam tour@phuhoang.com.vn 83 Công ty cổ phần Du lịch Khách sạn Thanh Lịch Khối 7, Phường Thanh Hà, Tp Hội An, Quảng Nam info@ksthanhlich.com.vn 84 Công ty cổ phần Du lịch Tam Kỳ 702 Phan Chu Trinh, Phường An Sơn, Tp Tam Kỳ, Quảng Nam dulichtamky@gmail.com 85 Công ty cổ phần Du lịch sinh thái Bảo Minh Tổ 16, Khối phố Mỹ Hòa, Thị Trấn Nam Phước, Huyện Duy Xuyên, Quảng Nam dulichsinhthai.qn@gmail.com 86 Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại Du lịch Thạch Phú Tổ 1, kp An Hà Trung, Tp Tam Kỳ, Quảng Nam htx.phuthanh@gmail.com viii Stt 87 Tên doanh nghiệp Hợp tác xã Vận tải Dịch vụ Du lịch huyện Thăng Bình Địa Quốc lộ 1A, Khu phố 2, tthị trấn Hà Lam, Huyện Thăng Bình, Quảng Nam Email htxthangbinh@gmail.com 88 Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch làng nghề truyền thống Kim Bồng Thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, Tp Hội An, Quảng Nam kimbong.htx@gmail.com 89 Hợp tác xã Vận tải Thuỷ Khách Du lịch Hội An 81 Phạm Hồng Thái, Tp Hội An, Quảng Nam hoiantravel@gmail.com 90 Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Du lịch Thanh Trân Thôn Tây, Xã An Vĩnh, Huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi thanhtran85@gmail.com 91 Công ty TNHH Dịch vụ Và Du lịch Phú Mỹ Thôn Đơng Bình, Xã Bình Chánh, Huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi phumy173@yahoo.com 92 Công ty TNHH Lữ hành Du lịch Miền Trung Việt Tổ - Phường Nghĩa Chánh, Tp Quảng Ngãi, Quảng Ngãi dulich@mientrungviet.vnn.vn 93 94 Công ty TNHH Du lịch Thiên Giang Công ty cổ phần Du lịch Quảng Ngãi 12 Bà Triệu, Tp Quảng Ngãi, Quảng Ngãi 310 Quang Trung, Tp Quảng Ngãi, Quảng Ngãi thiengiang3011@gmail.com info@quangngaitourist.com.vn 95 Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Du lịch IDICO Phía Bắc cầu Trà Khúc, TT Tịnh Phong, H ict@idicom.com.vn Sơn Tịnh, Quảng Ngãi 96 Doanh nghiệp tư nhân Vận tải Hải Nguyên 53 Huỳnh Thúc Kháng, Tp Quy Nhơn, Bình lienhe@chothuexehn.com Định 97 Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Du lịch Hải Hưng 115 Trần Phú, An Nhơn, Thị Xã An Nhơn, Bình Định dnhh@gmail.com 98 Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Du lịch V I P Số 258/2 Lê Hồng Phong, Phường Trần Hưng Đạo, Tp Quy Nhơn, Bình Định vipbinhdinh@gmail.com ix Stt 99 Tên doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Du lịch Quy Nhơn Địa 16 An Dương Vương, Phường Nguyễn Văn Cừ, Tp Quy Nhơn, Bình Định Email dlqn77@gmail.com 100 Cơng ty TNHH Du lịch Tây Sơn 101 Công ty TNHH Lữ hành Golden Life 25 Lê Thánh Tôn, Tp Quy Nhơn, Bình Định vothuchao@gmail.com 43A Lê Thánh Tơn, Tp Quy Nhơn, Bình info@goldenlife.vn Định 102 Cơng ty TNHH Dịch vụ Thương mại Du lịch Hịn Khơ 21 Phan Bội Châu, Tp Quy Nhơn, Bình Định 103 Khách sạn Thảo Linh Quy Nhơn 256 Nguyễn Thị Định, Tp Quy Nhơn, Bình hatbinhdinh@gmail.com Định honkhoquynhon@gmail.com 104 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Ngôi Số 14 Hàn Mạc Tử, P Ghềnh Ráng, Tp Quy binhdinhstartravel@gmail.com Sao Bình Định Nhơn, Bình Định 105 Cơng ty TNHH Du lịch Quy Nhơn 18 Nguyễn Trung Ngạn, Tp Quy Nhơn, Bình Định q.travel@vnn.vn 106 Cơng ty cổ phần Du lịch Bình Định 08-10 Nguyễn Huệ, Tp Quy Nhơn, Bình Định thich62@gmail.com 107 Cơng ty cổ phần Phát triển Du lịch ALT Khu Du lịch Cơng Cộng Phía Nam, Cát Tiến, Tp Quy Nhơn, Bình Định alt@gmail.com 108 Cơng ty cổ phần Khu Du lịch Biển Maia Quy Nhơn Khu kinh tế Nhơn Hội, Cát Tiến, Phù Cát, Bình Định maiaqnbd@gmail.com 109 Cơng ty cổ phần Tập đoàn Du lịch Nam Dương Số 223 Hoa Lư, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định namduong223@gmail.com 110 Cơng ty cổ phầnn Du lịch Ventosa 529B Nguyễn Thái Học, Phường Nguyễn Văn Cừ, Tp Quy Nhơn, Bình Định ventosa.bd@gmail.com 111 Doanh nghiệp tư nhân Vận tải Du lịch Cúc Tư 65 Lê Lợi, Phường 2, Tp Tuy Hòa, Phú Yên nomail@vnth.vn x Stt Tên doanh nghiệp 112 Công ty TNHH Du lịch Sao Việt 113 Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Xứ Nẫu Địa Núi Thơm, Tp Tuy Hòa, Phú Yên Số 206 Nguyễn Tất Thành, Phường 8, Tp Tuy Hoà, Phú Yên Email info@vietstarresort.com xunau.phuyen@gmail.com 114 Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn Phú Yên 2A Trần Hưng Đạo, Phường 1, Tp Tuy Hịa, sgptourist@vol.vnn.vn Phú n 115 Cơng ty cổ Phần Du lịch Gia Phú Khu phố An Thạnh, Phường Xuân Đài, Thị xã Sông Cầu, Phú Yên congtygiaphu@gmail.com 116 Hợp tác xã Xe Du lịch Yên Phú 303 Trần Hưng Đạo, Tp Tuy Hoà , Phú Yên htx.phuyen@gmail.com 117 Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Du lịch Hà Hoàng Diệp Số 17 Lê Hồng Phong - Phường Mỹ Hương hhdpy17@gmail.com - TP Phan Rang-Tháp Chàm - Ninh Thuận 118 Công ty TNHH Du lịch Cà Ná QL 1A, TX Cà Ná, H Thuận Nam, Ninh Thuận saigoncana@gmail.com 119 Công ty TNHH Du lịch Raduga Phan Rang Số 02D đường Yên Ninh - Thị trấn Khánh Hải - Huyện Ninh Hải - Ninh Thuận radugaphanrang.nt@gmail.com 120 Công ty cổ phần TM Du lịch Hải Sơn Cà Ná QL1A, Lạc Sơn, Cà Ná, Thuận Nam, Ninh Thuận sonbiencana@gmail.com 121 Công ty cổ phần Du lịch Ninh Thuận 122 Doanh nghiệp tư nhân Du lịch Bích Thủy TX Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận ninhthuantourist@hcm.vnn.vn 26A Trần Quang Khải, Lộc Thọ - Thành phố dnbichthuy26@gmail.com Nha Trang - Khánh Hòa 123 Doanh nghiệp tư nhân Du lịch Diva 24/12A Hùng Vương, Lộc Thọ - Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa diva2412@gmail.com 124 Doanh nghiệp tư nhân Du lịch Long Thành số Ngô Sĩ Liên - Phương Sài - Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa longthanhkh@gmail.com xi Stt Tên doanh nghiệp 125 Doanh nghiệp tư nhân Du lịch Miền Quê Địa 44/13 Biệt Thự - Tân Lập - Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa Email khmq@gmail.com 126 Doanh nghiệp tư nhân Du lịch Thụy Sĩ 3/4 Trần Quang Khải, Lộc Thọ - Thành phố dulich.thuysy@gmail.com Nha Trang - Khánh Hịa 127 Doanh nghiệp tư nhân Du lịch Hồng Hải NT Số 2, đường 2/4 - Phường Vĩnh Hải - Thành hoanghainhatrang@gmail.com phố Nha Trang - Khánh Hòa 128 Doanh nghiệp tư nhân Du lịch Ngọc Tiến 36 Hoàng Văn Thụ - Phường Vạn Thạnh Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa ngoctien.kh@gmail.com 129 Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Du lịch Tuấn Hưng 25 Phan Bội Châu - Phường Xương Huân Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa dvdlth@gmail.com 130 Doanh nghiệp tư nhân Du lịch Kim Hoàng 13B5 Hoàng Hoa Thám - Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa kimhoang.nt@gmail.com 131 Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Du lịch Hà Anh Thôn Phước Trung - Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa haanh@gmail.com 132 Doanh nghiệp tư nhân Du lịch Tuấn Kiệt Tổ dân phố Đá Bạc - Phường Cam Linh Thành phố Cam Ranh - Khánh Hịa tk79.dulich@gmail.com 133 Cơng ty TNHH Dịch vụ du lịch Thương mại Khám Phá Mê Linh, Tp Nha Trang, Khánh Hịa decouvrer_hd@vnn.vn 134 Cơng ty TNHH Nhà hàng Thức Bếp 135 Công ty TNHH Thương mại du lịch Phương Anh Số 05 Lam Sơn, Tp Nha Trang,Khánh Hòa 24/4A Hùng Vương, Tp Nha Trang, Khánh Hòa nhthucbep@gmail.com info@fairylandtour.com 136 Công ty TNHH Du lịch Hạc Việt Tour 137 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ du lịch Thành Thành Số 61 Yết Kiêu, Tp Nha Trang Khánh Hòa 44 Lê Thành Phương, Tp Nha Trang, Khánh Hòa info@hacviettraval.com info@thanhthanhtravel.vn xii Stt Tên doanh nghiệp 138 Công ty TNHH Thiên Đường Travel Địa 41 Phạm Ngọc Thạch, Tp Nha Trang, Khánh Hịa Email sale travel@gmail.com 139 Cơng ty TNHH Thương mại Du lịch Cuộc Sống Mới 38 Trần Nguyên Hãn, Phường Tân Lập, Tp Nha Trang, Khánh Hòa newlifetravel247@gmail.com 140 Công ty TNHH Du lịch Sun Flower 2B Hùng Vương, Tp Nha Trang, Khánh Hịa thuyvy_vn@hotmail.com 141 Cơng ty TNHH Du lịch Khánh Hòa Trần Hưng Đạo, Tp Nha Trang, Khánh Hịa dulichkh@dng.vnn.vn 142 Cơng ty TNHH Du lịch Hải Dương 86 Trần Phú, Villa 21, Tp Nha Trang, Khánh Hịa haiduongtc@dng.vnn.vn 143 Cơng ty TNHH Sao Mai Thế Kỷ 21 144 Công ty TNHH Du lịch Blue Moon 145 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Thu Hoàng 25 Ngọc Sơn, Tp Nha Trang, Khánh Hòa saomaitk21@dng.vnn.vn Hùng Vương, Tp Nha Trang, Khánh Hòa bluemoontour@yahoo.com 36 Nguyễn Thị Định, Tp Nha Trang, Khánh info@thuhoangtours.com Hịa 146 Cơng ty TNHH Dịch vụ du lịch Đặng Gia Hưng Đạo, Phường Vĩnh Phước, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hịa info@danggiatourist.com 147 Cơng ty TNHH Du lịch Amaco Thôn Sông Cạn Trung, Xã Cam Thịnh Tây, Tp Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hịa amaco@gmail.com 148 Cơng ty TNHH Du lịch Đảo Dừa 63 Nguyễn Biểu, Phường Vĩnh Hải, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa dulichdaoduatravel@gmail.com 149 Công ty TNHH Du lịch Dawn Light 53 Lương Định Của - Phường Ngọc Hiệp Thành phố Nha Trang - Khánh Hịa dawnlight53@gmail.com xiii Stt Tên doanh nghiệp 150 Cơng ty TNHH Du lịch Trúc Vàng Địa Số hẻm 184 Khu C Dã Tượng, Phường Vĩnh Nguyên, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hịa Email info@trucvangtour.com 151 Cơng ty TNHH Du lịch Team 108 Nguyễn Trãi - Phường Phước Tân Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa dlteam@team.com.vn 152 Công ty TNHH Du lịch Thụy Ký Mai Xuân Thưởng, Phường Vĩnh Hải, tkkh@gmail.com Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hịa 153 Cơng ty TNHH Du lịch Union 120/34 Nguyễn Thiện Thuật - Phường Tân Lập - Thành phố Nha Trang - Khánh Hịa uniontourist@gmail.com 154 Cơng ty TNHH Du lịch Thiên Việt 59/4 Hoàng Diệu, Phường Vĩnh Nguyên, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa thienviet.vn@gmail.com 155 Cơng ty TNHH Du lịch San Hơ Việt 30/15 Hồng Hoa Thám - Phường Lộc Thọ - Thành phố Nha Trang - Khánh Hịa sanhpvietkh@gmail.com 156 Cơng ty TNHH Du lịch Wind thơn Bình Lập - Xã Cam Lập - Thành phố Cam Ranh - Khánh Hịa windcamranhvn@gmail.com 157 Cơng ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Sự kiện Phương Đông 69/01 Tô Hiến Thành - Phường Tân Lập Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa pdulichpdkh@gmail.com 158 Công ty TNHH Thương mại Du lịch Home 64/4 Trần Phú - Phường Lộc Thọ - Thành phố Nha Trang - Khánh Hịa home.nhatrang@gmail.com 159 Cơng ty TNHH Du lịch Vận tải Hải Yến 26 Lê Hồng Phong, Phường Phước Hải, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa haiyen26lhp@gmail.com 160 Công ty TNHH Du lịch Thương mại Thuận Phát 144 Hoàng Hoa Thám, Phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa thuanphatkh@gmail.com xiv Stt Tên doanh nghiệp 161 Công ty TNHH Du lịch Long Vũ Địa 164 Hoàng Hoa Thám, Phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hịa Email lv164@gmail.com 162 Cơng ty TNHH Du lịch Lucky Sun 100/8B - 100/9B Trần Phú, Phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa luckysun@gmail.com 163 Cơng ty TNHH Du lịch Phong Lưu 151 Hồng Hoa Thám, Phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hịa pl151vn@gmail.com 164 Cơng ty TNHH Du lịch Phúc An Khánh 16 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Phước Long, phucankhanh@gmail.com Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hịa 165 Cơng ty TNHH Du lịch Phùng Hưng 5/1 Hàng Cá, Phường Xương Huân, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa phdulich@gmail.com 166 Công ty TNHH Du lịch Duy Phát 62KC Sơn Phước - Phường Vĩnh Thọ Thành phố Nha Trang - Khánh Hịa duyphat.dulichkh@gmail.com 167 Cơng ty Hàng hải Vinalines Nha Trang - Khách sạn Hàng Hải 34 Trần Phú, P Vĩnh Ngun, Tp Nha Trang, Khánh Hịa hotel@vinalinesnt.com.vn 168 Cơng ty cổ phần Du lịch Long Phú Số 15 Ngô Đức Kế, TP Nha Trang, Khánh Hịa info@longphutourist.com 169 Cơng ty cổ phần Hịn Tằm Biển Nha Trang 170 Cơng ty cổ phần Đại Hòa Hòn Đảo Tằm, Tp Nha Trang, Khánh Hòa 1B Nguyễn Thiện Thuật, Tp Nha Trang, Khánh Hịa salesnt@bestwestern.com sales@vnseaworld.com 171 Cơng ty cổ phần Du lịch Biển Ngọc Nha Trang 227 đường 2/4, Phường Vạn Thắng, Tp Nha biengoc.ntvn@gmail.com Trang, Tỉnh Khánh Hòa xv Stt Tên doanh nghiệp 172 Công ty cổ phần Du lịch sinh thái Sinh Phước Địa Email Lô 51, ô LK-P, Khu đô thị ven biển An Viên, sinhphuoc113@gmail.com Phường Vĩnh Trường, Tp Nha Trang, Khánh Hịa 173 Cơng ty cổ phần Du lịch Yersin 68 Yersin, Phương Sài, Tp Nha Trang, Khánh Hịa yersin@gmail.com 174 Cơng ty cổ phần Du lịch Hòn Mộ Đảo Hòn Tre, Phường Vĩnh Nguyên, Tp Nha Trang, Khánh Hịa honmodulich@gmail.com 175 Cơng ty cổ phần Du lịch Năng Động Trẻ 04 Đinh Tiên Hoàng, Phường Lộc Thọ, Tp Nha Trang, Khánh Hịa ndt.kh@gmail.com 176 Cơng ty cổ phần Du lịch Trường Xuân 4A Ngô Đức Kế, Thành phố Nha Trang, Khánh Hịa truowngxuana@gmail.com 177 Cơng ty cổ phần Du lịch Sinh Thái Thanh Vân 78 Trịnh Phong, Phường Tân Lập, Tp Nha Trang, Khánh Hòa thanhvan.kk.vn@gmail.com 178 Công ty cổ phần Du lịch Hồng Hải thôn Văn Đăng, Xã Vĩnh Lương, Tp Nha Trang, Khánh Hịa honghai2511@gmail.com 179 Doanh nghiệp tư nhân Bình n Thuận Cường, Xã Thuận Qúy, Huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận dnby96@gmail.com 180 Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ du lịch Thu Lan Tiểu Khu Long Sơn, Phường Mũi Né, Tp Phan Thiết, Bình Thuận tttl77@gmail.com 181 Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ du lịch Mát Trời Xã Tân Thành, Huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận mattoi.tourbt@gmail.com 182 Doanh nghiệp tư nhân Du Lịch Đại Quang Thôn 2, Xã Thuận Minh, Huyện Hàm Thuận daiquang@gmail.com Bắc, Bình Thuận 183 Cơng ty TNHH Du lịch Lặn Biển Việt Nam Quốc Lộ 1A, H Tuy Phong, Bình Thuận adinangoc@yahoo.com xvi Stt Tên doanh nghiệp 184 Công ty TNHH TM Dịch vụ du lịch Sao Mai 185 Công ty TNHH Tourleva Địa Email 14 Đường 19/4, Tp Phan Thiết, Bình Thuận tour@saomaibt.com 141 Võ Văn Kiệt, Tp Phan Thiết, Bình tourleva.vietnam@gmail.com Thuận 186 Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Biển Việt 583 Thủ Khoa Huân, Tp Phan Thiết, Bình Thuận info@bivitour.com 187 Công ty TNHH Du lịch Ánh Dương Thuận Quý, Q Hàm Thuận Nam, Bình Thuận anhduongresort@hcm.vnn.vn 188 Cơng ty TNHH Du lịch Đại Dương Xanh Thôn Thuận Thành, Xã Thuận Qúy, Huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận dulichdaiduongxanh@gmail.com 189 Cơng ty TNHH Du lịch Thạnh Đạt Thôn Kê Gà, Xã Tân Thành, Huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận thanhdat2410@yahoo.com 190 Cơng ty TNHH Du lịch Huy Hồng Thơn Kê Gà, Tân Thành, Huyện Hàm Thuận tour@huỵhoang.com Nam, Bình Thuận 191 Công ty TNHH Du lịch Thạnh Lợi Thôn Kê Gà, Tân Thành, Huyện Hàm Thuận tourthanhloi.vn@gmail.com Nam, Bình Thuận 192 Cơng ty TNHH Hồng Cường 40 Nguyễn Đình Chiểu, Hàm Tiến, Tp Phan hongcuong@binhthuantourism.vn Thiết, Bình Thuận 193 Cơng ty TNHH Du lịch Đông Hải Khu Suối Nước, Mũi Né, Tp Phan Thiết, Bình Thuận 194 Cơng ty cổ phần Du lịch Hải Việt Thơn Tiến Bình, Xã Tiến Thành, Thành phố haiviet.bt@gmail.com Phan Thiết, Bình Thuận 195 Cơng ty cổ phần Đầu tư địa ốc du lịch Sài Gòn - Phan 107 Hồ Xuân Hương, Phường Mũi Né, Tp Thiết Phan Thiết, Bình Thuận info@donghaitour.com dulichsgpt@gmail.com xvii Stt Tên doanh nghiệp 196 Công ty cổ phần Du lịch Xây dựng Bình n Địa Thơn Thuận Cường, Xã Thuận Q, Huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận Email binhyen.binhthuan@gmail.com 197 Cơng ty cổ phần Du lịch Bình Thuận Số 01 Từ Văn Tư, Phường Phú Trinh, Tp Phan Thiết, Bình Thuận dulichbinhthuan@gmail.com 198 Cơng ty cổ phần Du lịch Núi Tà Cú Thôn Nam Thành, Thị trấn Thuận Nam, Huyện Hàm Thuận Nam,Bình Thuận dulichnuitacu@gmail.com 199 Cơng ty cổ phần Du lịch Khách sạn Sài Gịn Mũi Né Thơn Nam Thành, Thị trấn Thuận Nam, Huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận kssaigonmuine@gmail.com 200 Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ du lịch Đông Hải Thôn Mỹ Khê, Huyện Phú Quý, Bình Thuận htxtmdcdldh@gmail.com ...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG VÕ THỊ TÂM TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TẠI VIỆT NAM. .. ngành du lịch Việt Nam cần thiết để nghiên cứu chủ đề Từ lý trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài ? ?Tác động tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu hoạt động doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam. .. cho doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ quan quản lý Nhà nước Việt Nam định hướng chiến lược mục tiêu phát triển bền vững Từ khóa: Du lịch, phát triển bền vững, bền vững doanh nghiệp,