Tổng quan về Viettinbank

42 235 0
Tổng quan về Viettinbank

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tìm hiểu Doanh Nghiệp môn Quản trị chiến lược NGÂN HÀNG VIETINBANK Phần I: Phân tích đánh giá Ngân hàng CP Công Thương Việt Nam qua các nội dung lý thuyết chương 1 – 2 -3 Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, mọi ngành kinh doanh trong đó có tài chính ngân hàng đều chịu những ảnh hưởng to lớn và phức tạp từ môi trường kinh doanh. Những cơ hội phát triển cũng như những nguy cơ và thách thức luôn là vấn đề quan trọng với ngành ngân hàng nói riêng và tất cả các ngành kinh doanh nói chung. Để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt những cơ hội qua đó nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường, các ngân hàng phải đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển; phù hợp với xu thếtoàn cầu trên nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích quốc gia với lợi ích của Ngân hàng. Với chiến lược kinh doanh sáng suốt của mình, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã giữ vững vị trí dẫn đầu của mình và được đánh giá là Ngân hàng có vai trò đầu tàu và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam , góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới. 1. Giới thiệu chung: - Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. - Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh, trên 900 phòng giao dịch/ Qu] tiết kiệm, 6 Công ty hạch toán độc lập (Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Qu], Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý) Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 1 và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. - Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới. - Là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. - Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. 2. Tầm nhìn: “Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và Quốc tế “ Viễn cảnh tương lai: Xây dựng NHTMCP Công Thương VN thành Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng với 2 trụ cột chính là Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, quản trị ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và vươn xa tầm hoạt động ra thế giới. Sau khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương sẽ tiến hành cổ phần hoá các công ty con, đông thời tiếp tục mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác thông qua hình thức liên doanh, liên kết ở mức các công ty con nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu, tận dụng kinh nghiệm của các đối tác chiến lược, đặc biệt là các đối tác chiến lược nước ngoài nhằm góp phần xây dựng và phát triển NHTMCP CTVN. NHTMCP CTVN cùng với các công ty con sẽ tạo thành nhóm công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Giai đoạn tiếp theo, NHTMCP CTVN sẽ tiếp tục các bước chuyển đổi để thành lập Tập đoàn tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam. Giá trị cốt lõi - Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng; - Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại; Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 2 - Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp – được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi. 3. Sứ mệnh: Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống. 4. Triết lý kinh doanh - An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội; - Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank. 5. Slogan: Nâng giá trị cuộc sống. Đến với Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Quý khách sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với phương châm: "Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại" 6. Sử dụng mô hình khung 3 chiều của Derek để giải thích vì sao Vietinbank được thành lập: a. Ai được thỏa mãn: Đó chính là các khách hàng mà Vietinbank đang phục vụ mà mong muốn hướng tới như : -Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, Các doanh nghiệp và các tổ chức có đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam. - Cá nhân. - Hộ gia đình. Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 3 - Tổ hợp tác. - Doanh nghiệp tư nhân. - Công ty hợp danh. - Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài…. Nói cách khác đối tượng phục vụ của Vietinbank là rất đa dạng phong phú, họ gồm tất cả những ai (có đủ điều kiện) có nhu cầu thỏa mãn vs dịch vụ của DN b. Nhu cầu được thỏa mãn: Theo đúng những gì mà triết lý kinh doanh và hệ tư tưởng cốt lõi của Vietibnbank hướng tới khách hàng, với phong cách phục vụ chuyên nghiệp Ngân hàng sẽ đem lại cho khách hàng những giá trị tốt nhất mà Ngân hàng có. Các dịch vụ mà Vietinbank cung cấp không chỉ đa dạng, phong phú mà còn đảm bảo chất lượng cao như : - Huy động vốn - Cho vay, đầu tư - Bảo lãnh - Thanh toán và Tài trợ thương mại - Ngân qu] - Thẻ và ngân hàng điện tử - Hoạt động khác Thỏa mãn nhu cầu như thế nào: Vietinbank sẽ đáp ứng với sự chuyên nghiệp, tận tình nhất với các cơ sở và năng lực độc đáo sau - NH sở hữu quy trình công nghệ hiện đại bậc nhất tại VN và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài trong quá trình hoạt động kinh doanh - Năng lực tài chính và giá trị thương hiệu mạnh, luôn nằm trong top thương hiệu uy tín nhất tại VN - NH đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trườngkinh doanh hiện tại và mang tính hội nhập cao - Mở rộng mạng lưới phân phối trên toàn quốc, nâng tầm hoạt động vượt ra ngoài lãnh thổ VN và vươn xa ra thế giới. => Mục tiêu chiến lược “Trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam,một ngân hàng tỷ đô ngang tầm với khu vực và vươn xa tầm hoạt động ra thế giới” 7. Phân tích mục tiêu chiến lược của Vietinbank. Vietinbank đã đề ra cho mình những mục tiêu chiến lược trong thời gian tới. Cụ thể: Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 4 a. Nâng cao chất lượng tín dụng • Tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo chỉ thị của chính phủ yêu cầu hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn hiện nay, • Mặt khác, tín dụng cá nhân vẫn chưa được mở rộng trở lại do còn nhiều e ngại. • Năm 2011, Vietinbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 5.100 tỷ đồng. b. Mở rộng quy mô tài sản: Vietinbank đặt mục tiêu tăng quy mô tổng tài sản đạt 550 ngàn tỷ đồng (27,5 tỷ USD) cuối năm 2012 và tăng gấp đôi trong 5 năm tới với quy mô khoảng 50 tỷ USD. c. Nâng cao chất lượng quản trị của ngân hàng. Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị ngân hàng cũng như các khả năng quản trị rủi ro, vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các khoản vay, các tài sản sinh lời khác. d. Khai thác các nguồn lợi thế: Tổng diện tích đất Vietinbank hiện đang quản lý và sử dụng tính đến cuối tháng 9 là 563.284 m2. Trong dài hạn, tận dụng nguồn tài sản này để phát triển mở rộng thêm các chi nhánh, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản. e. Tiêu chuẩn hóa công tác quản trị. Tiếp tục đầu tư mạnh vào hệ thống công nghệ thông tin như xây dựng hệ thống chỉ số cảnh báo rủi ro, hệ thống Balance Scorecard, v.v. nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro. f. Mở rộng phạm vi hoạt động: Sau khi mở một ngân hàng với đầy đủ hoạt động dịch vụ của một ngân hàng hiện đại tại Frankfurt, ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động quốc tế tại các trung tâm tài chính của thế giới hoặc các quốc gia có hoạt động thương mại sôi động với Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Châu Âu, Hồng Kông, Singapore, v.v. . Trong thời gian sắp tới, Vietinbank sẽ khai trương chi nhánh Berlin và đầu năm 2012 sẽ mở chi nhánh tại Lào. g. Đa dạng hóa các mảng hoạt động của ngân hàng: Vietinbank sẽ phát triển mạnh mảng ngân hàng đầu tư với chiến lược phân bổ tài sản 70/30 vào hai lĩnh vực chính là cho vay và đầu tư, nhằm đảm bảo tính thanh khoản của cả hệ thống và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. h. Nâng cao năng lực và an toàn vốn: Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 5 • Ngân hàng đang tích cực đàm phán để phát hành 15% vốn cổ phần cho Ngân hàng Nova Scotia. Hai bên đang cố gắng để hoàn tất giao dịch này trong thời gian sớm nhất. • Phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế. Vietinbank đã chọn được đơn vị tư vấn là liên doanh HSBC và Barclays. Hiện đang chọn nhà tư vấn luật trong nước và quốc tế để thực hiện các thủ tục chào bán. 8. Phân tích môi trường vĩ mô: a. Môi trường kinh tế: - Cơ hội: + Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam làm ăn hợp tác với các đối tác nước ngoài. Nhờ hội nhập quốc tế, Ngân hàng đã tiếp cận thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn sẽ tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng và loại hình hoạt động. Các ngân hàng trong nước sẽ phản ứng, điều chỉnh và hoạt động một cách linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. + Nền kinh tế tăng trưởng cao (tốc độ phát triển trung bình năm 2007 là 7.5%), thu nhập bình quân của dân chúng tăng, kéo theo nhu cầu tiết kiệm tiền, chuyển khoản, vay vốn làm ăn… cũng tăng lên, làm cho hoạt động của ngân hàng ngày càng sôi động. + Tình hình kinh tế của Việt Nam ổn định, không có biến động lớn dù cả trong khủng hoảng + Tỉ lệ lãi suất đã được cố định hàng năm, áp dụng trần lãi suất đối với các ngân hàng. +Tý giá hối đoái ổn đinh, không có biến động nhiều trong thời gian gần đây. - Thách thức + Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, gia nhập WTO, càng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước + Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tăng nhưng chưa cao, tỉ lệ lạm phát cao => ảnh hưởng tới xu hướng gửi tiết kiệm, vay vốn làm ăn của người dân…. b. Môi trường Công nghệ: - Cơ hội: Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 6 + Đã ứng dụng các hệ thống máy móc hiện đại trên thé giới vào trong giao dịch. - Thách thức + Tuy nhiên, các hệ thống, hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ. + Số lượng máy ATM lớn, trong đó số camera giám sát có hạn => không giám sát theo dõi được hết các hoạt động giao dịch => đôi lúc còn gặp nhiều trục trặc như cậy máy ATM lấy tiền, rút tiền nhưng khách hàng không nhận được trong khi tài khoản thì vẫn bị trừ c. Môi trường văn hóa xã hội - Cơ hội: + Số dân đông, ý thức tiết kiệm cao => là một thị trường khá tiềm năng + Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao => sử dụng các dịch vụ chất lượng cao + Giao lưu văn hoá, làm ăn buôn bán với các quốc gia trên thế giới => nhu cầu về chuyển khoản quốc tế, thanh toán quốc tế qua ngân hàng là rất lớn. d. Môi trường chính phủ, luật pháp, chính trị: - Cơ hội: + Nền chính trị của Việt Nam tương đối ổn định, điều này tạo sự an tâm cho các khách hàng trong và ngoài nước + Hệ thống các chính sách, luật pháp về dịch vụ Ngân hàng của Việt Nam tương đối đầy đủ và ổn định - Thách thức + Một số luật vẫn chưa đáp ứng được => ảnh hưởng đến vấn đề quản lý đối với các ngân hàng trong việc thả nổi lãi suất trên thị trường + Thủ tục hành chính còn rườm rà, quan liêu, năng lực quản lý điều hành của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế. + Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. 9. Phân tích môi trường ngành Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 7 a. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại: Có thể nói, cạnh tranh trong ngành NH là một cuộc chiến khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vietinbank trên thị trường hiện nay bao gồm các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Các ngân hàng thương mại cổ phần, một số ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng khác. Sự gia tăng về số lượng NH nước ngoài xin thành lập chi nhánh tại VN cũng như các DN muốn đầu tư vào thị trường NH càng làm sự cạnh tranh trên thị trường trở nên mạnh mẽ. Đánh giá cụ thể về mức độ cạnh tranh được thể hiện qua các phân tích dưới đây. • Phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành: o Số lượng và kết cấu của đối thủ cạnh tranh: Về số lượng: Trong thời gian qua, Ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng. Từ 9 ngân hàng năm 1991 lên 80 ngân hàng năm 2007, bao gồm 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh. Giữa các nhóm ngân hàng này có sự phân hóa rõ nét về quy mô, thị phần, đối tượng khách hàng cũng như chiến lược phát triển. -> Sức hấp dẫn của ngành Ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 8 Về Quy mô và năng lực tài chính Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh. Khối NHTMQD có quy mô vượt trội, chiếm ưu thế. Về thị phần hoạt động: Thị phần giữa các khối ngân hàng có sự chuyển dịch mạnh từ khối NHTMQD sang khối NHTMCP trong những năm gần đây, đặc biệt là hai năm 2006 và 2007. Khối NHTMQD: - Hiện vẫn đang chiếm thị phần lớn nhất trên các mảng hoạt động chính. - Thị phần đang có xu hướng thu hẹp do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khối NHTMCP, NHNN&LD. Khối NHTMCP: - Thị phần tăng nhanh-> phát triển nhanh chóng và sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Khối NHNN&LD: - Có sự tăng trưởng nhanh và khá đều đặn về số lượng ngân hàng. - Thị phần hoạt động của khối NHNN & LD khá ổn định. Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 9 o Đặc thù và tốc độ tăng trưởng của ngành: Hệ thống Ngân Hàng Việt Nam có tốc phát triển nhanh chóng. Bên cạnh sự phát triển về số lượng NH, quy mô hoạt động của hệ thống cũng tăng trưởng mạnh mẽ.Năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn 1.500 ngàn tỷ đồng bằng hơn 130% GDP 2007. Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy động tiền gửi ở mức rất cao, đạt trung bình trên 35%/năm trong suốt giai đoạn 2002 - 2007. Điều này cho thấy mức độ phát triển rất nhanh chóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tiềm năng phát triển của hệ thống Ngân hàng VN là rất lớn. Bên cạnh mảng hoạt động tín dụng, mảng hoạt động dịch vụ cũng có những bước phát triển nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ rất cao.Bên cạnh đó, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hoạt động ngân hàng đầu tư cũng có tiềm năng tăng trưởng mạnh cùng với sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy có thể nói, Hoạt động ngân hàng vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp khai thác và phát triển. • Phân tích đối thủ cạnh tranh, tương quan thế lực giữa các đối thủ cạnh tranh: o Chiến lược các đối thủ: Khối NHTMQD: - Thực hiện quá trình tái cấu trúc để cổ phần hóa - Chiến lược phát triển: trở thành các tập đoàn tài chính đa năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính cho khách hàng. - Tập trung khai thác đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế và đầu tư dự án. Khối NHTMCP: - Hầu hết các NHTMCP đều có chiến lược phát triển tập trung vào thị trường ngân hàng bán lẻ. - Một số NHTMCP dẫn đầu như ACB, STB có định hướng mở rộng thành các tập đoàn tài chính đa năng trong đó ngân hàng thương mại là cốt lõi. - Đối tượng khách hàng chủ yếu của khối này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân. - Một số ngân hàng cổ phần đã thực hiện bán cổ phần cho đối tác chiến lược là các Ngân hàng lớn trên thế giới nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính và quản trị. Khối NHNN&LD: Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 10 [...]... Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 12 Nam o Tương quan về thế lực giữa các đối thủ cạnh tranh: Cuối năm 2008, tổng tài sản của các NH TMQD và NH TMCP Việt Nam là hơn 1.700 ngàn tỷ đồng Trong đó 4 ngân hàng lớn nhất có tổng tài sản 1.063 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 60% tổng tài sản cả khối Tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng này cũng chiếm tỷ trọng 40% tổng vốn điều lệ của cả khối (40.000 tỷ đồng/101.000... • Tốc độ tăng trưởng, tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận cao • Khả năng sinh lời và mức độ rủi ro ở mức trung bình trong khối NH thương mại cổ phần ở Việt Nam • Đang từng bước đặt quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài 4 VPB, SeaBank, ABB… HBB, • Có quy mô vốn, tổng tài sản ở mức thấp hơn trung bình trong nhóm NH thương mại cổ phần so sánh • Tốc độ tăng trưởng, tổng tài sản, doanh thu,... triển dịch vụ bán lẻ, có thể thấy các vị trí thiếu hụt nguồn nhân lưc quan trọng nhất hiện nay là giao dịch viên, chuyên viên quan hệ Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 30 khách hàng và chuyên viên phân tích tín dụng chuyên nghiệp Với vị trí công tác này, hầu hết các NHTM vừa thiếu về số lượng, lại vừa yếu về chất lượng và kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn NNL khả dụng nhất cho... Qua 8 tháng đầu năm 2011, tổng tài sản của VietinBank đạt 425.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.434 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động tăng 13% so với cuối năm 2010% Vietinbak cũng thuộc thành phần 5 doanh nghiệp có vốn hóa trên dưới 1 tỷ USD (gồm: vietcombank, sabeco, Habeco và mobifone) Ban lãnh đạo NHTMCP Công Thương đã xác định, huy động vốn có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động... trong tài trợ và điều hòa vốn cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia • Nguồn lực từ các mối quan hệ: Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới Là đối tác của rất nhiều khách hàng lớn như • Nguồn lực công nghệ - cơ sở vật chất kĩ thuật Về cơ sở hạ tầng, Vietinbank có mạng lưới các chi nhánh và đơn vị kinh doanh lớn thứ 2... năm 2010, giải thưởng quốc tế uy tín cho những doanh nghiệp hàng đầu thế giới với cam kết về chất lượng và quảng bá Văn hóa Chất lượng trong cộng đồng do tổ chức Business Initiative Directions ( B.I.D) trao tặng VietinBank đã vinh dự nhận Giải Vàng về chất lượng quốc tế dành cho doanh nghiệp có cam kết mạnh mẽ về chất lượng, khả năng lãnh đạo, công nghệ và đổi mới Với việc nhận được giải thưởng uy tín... mối quan hệ của Ngân hàng với các đối tác báo chí chứ chưa phải vì mục tiêu kinh doanh  Sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động Marketing giữa Hội sở chính với các chi nhánh, và giữa các NHTM với nhau, làm giảm đáng kể hiệu quả của các hoạt động Marketing ngân hàng b Đánh giá công tác tài chính kế toán của DN: Vietinbank là ngân hàng lớn thứ hai tại Việt Nam sau Argibank xét quy mô tổng tài sản Tổng. .. trong quá trình chuyển đổi mô thức quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại 4 Bảng tổng hợp Ma trận IFE Các yếu tố nội bộ Mức độ quan trọng doanh nghiệp đối với ngành Phân loại Điểm quan trọng 0.2 3 0.6 0.05 3 0.15 0.05 3 0.15 0.1 4 0.4 0.1 3 0.3 0.05 3 0.15 Điểm mạnh: - Lực lượng lao động chuyên nghiệp, tài năng - Mạng lưới chi nhánh... vốn, tổng tài sản, mạng lưới hoạt động lớn nhất trong khối NH thương mại cổ phần tại Việt Nam • Tốc độ tăng tổng tài sản, doanh thu lợi nhuận ở mức cao và ổn Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 11 định • Các chỉ tiêu sinh lời cao, tỉ lệ nợ xấu thấp, chất lượng tín dụng tốt • Có sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược là các tập đoàn lớn trên thế giới 3 MB, • Có quy mô vốn, tổng. .. kiện hạn chế và khắt khe Tuy nhiên, sức hấp dẫn về tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận của ngành ngân hàng đã khiến nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham gia thành lập ngân hàng mới Đối với các tổ chức trong nước Hoạt động của các ngân hàng hiện chịu sự cạnh tranh từ các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng như các Công ty tài chính thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty (đối với hoạt động thu xếp vốn vay, . 12 Nam. o Tương quan về thế lực giữa các đối thủ cạnh tranh: Cuối năm 2008, tổng tài sản của các NH TMQD và NH TMCP Việt Nam là hơn 1.700 ngàn tỷ đồng. Trong đó 4 ngân hàng lớn nhất có tổng tài sản 1.063. nhất có tổng tài sản 1.063 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 60% tổng tài sản cả khối. Tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng này cũng chiếm tỷ trọng 40% tổng vốn điều lệ của cả khối (40.000 tỷ đồng/101.000 tỷ. rườm rà, quan liêu, năng lực quản lý điều hành của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế. + Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng

Ngày đăng: 13/07/2015, 09:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Trở thành đối tác chiến lược của Mac: Ngày 12/11/2009, tại Đà Nẵng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) và Tổng Công ty Cảng Hàng Không Miền Trung (MAC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ, các cơ chế lãi suất, phí dịch vụ ưu đãi… cho MAC và các đơn vị thành viên.

  • Ngay sau lễ ký kết này, Mac và VietinBank sẽ trở thành đối tác chiến lược quan trọng của nhau, cùng nhau xúc tiến thương mại, cụ thể hóa các hoạt động đầu tư, lập đề án, phương án chi tiết để triển khai có hiệu quả .

  • VietinBank và Mac cũng sẽ xúc tiến các hoạt động góp vốn, liên doanh liên kết để hỗ trợ mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, phát huy tốt nhất những thế mạnh của mỗi bên và khai thác tốt tiềm năng phát triển thị trường trong và ngoài nước.

  • Hiện tại, VietinBank là một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản chiếm hơn 10% thị phần ngành ngân hàng, nguồn vốn tăng trưởng bình quân trên 20%/ năm. VietinBank có mạng lưới hoạt động rộng khắp 63 tỉnh, thành trong cả nước.

  • Trong khi đó, Mac là doanh nghiệp Nhà nước hiện đang quản lý và điều hành 7 Cảng Hàng không khu vực Miền Trung bao gồm: 4 Cảng Hàng không Quốc tế (Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai, Cam Ranh), 3 Cảng Hàng Không nội địa (Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của MAC đạt khoảng 15%.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan