1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của LHQ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế.

9 740 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 92 KB

Nội dung

Trong hơn 60 năm ra đời và hoạt động tích cực, Liên Hợp Quốc đã có những đóng góp to lớn về nhiều mặt đối với

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hơn 60 năm ra đời hoạt động tích cực, Liên Hợp Quốc đã có những đóng góp to lớn về nhiều mặt đối với cộng đồng quốc tế. Là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng quyền tự quyết của các dân tộc, Liên Hợp Quốc dần chiếm một vị trí không thể thiếu trong các mối quan hệ quốc tế. Trong số các hoạt động đa dạng của mình, không thể không kể đến vai trò của Liên Hợp Quốc trong quá trình xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Vai trò này không những thể hiện được những đóng góp to lớn, quan trọng của Liên Hợp Quốc đối với hệ thống pháp luật quốc tế mà còn cho thấy sự tham gia của Liên Hợp Quốc các mối quan hệ quốc tế, các lĩnh vực, các vấn đề quốc tế một cách hết sức đa dạng. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành Luật biển quốc tế - Một lĩnh vực mà hiện nay vẫn là chủ đề nóng trong quan hệ quốc tế để làm sáng tỏ vấn đề trên. B. NỘI DUNG I. Khái quát về vai trò của LHQ trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Liên Hợp Quốc thành lập ngày 24/10/1945, là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Đây là một tổ chức quốc tế rộng lớn có tầm ảnh hưởng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề chung của toàn nhân loại. Không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ bảo vệ hoà bình an ninh quốc tế, LHQ còn là diễn đàn nơi các quốc gia thảo luận thông qua các quy phạm pháp luật quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Đồng thời tổ chức này cũng có thẩm quyền phương tiện để đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế. 1 LHQ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ, củng cố hệ thống pháp luật quốc tế. Trong hoạt động xây dựng hoàn thiện pháp luật quốc tế, vai trò của Liên hợp quốc được thể hiện qua hai con đường: Một là, hoạt động xây dựng pháp luật quốc tế trực tiếp: đây là hoạt động của Liên hợp quốc với tư cách là chủ thể của Luật quốc tế. Liên hợp quốc kí kết các điều ước quốc tế hoặc chấp nhận các tập quán quốc tế để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ thẩm quyền mà các quốc gia thành viên trao cho tổ chức. Hai là, hoạt động xây dựng pháp luật gián tiếp: đây là hoạt động đưa ra sáng kiến, bảo trợ để kí kết các điều ước quốc tế. Thông thường, Liên hợp quốc sẽ tổ chức các diễn đàn, các hội nghị để các bên thương lượng kí kết điều ước quốc tế. Ngoài ra, Liên hợp quốc còn tham gia soạn thảo các điều ước quốc tế, thiết lập nên các thiết chế để giám sát thực hiện các điều ước này. Vai trò quan trọng của LHQ trong việc phát triển, xây dựng pháp điển hoá luật quốc tế được minh chứng qua hàng trăm các Điều ước quốc tế đa phương, được xây dựng trong khuôn khổ của tổ chức này trên nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân quyền, môi trường, bảo vệ xã hội, luật kinh tế, luật hàng hải, luật hàng không, luật quốc tế về khủng bố, chống tội phạm, chống buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ trẻ em. Đặc biệt đáng chú ý là hai Công ước về quyền con người năm 1966, Công ước viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969, Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, Công ước về quan hệ ngoại giao năm 1961, Quy chế Toà án hình sự quốc tế năm 1998, 13 Công ước về chống khủng bố. Đây là những Công ước quốc tế toàn diện, tổng thể, điều chỉnh bao quát những lĩnh vực hết sức quan trọng trong đời sống quốc tế. có thể nói, LHQ cũng có quyền lập pháp chủ yếu trong các vấn đề có tính chất thủ tục, tổ chức, tài chính…trong sinh hoạt nội bộ của mình. Ví dụ, căn cứ vào điều 21 22 Hiến chương LHQ, Đại hội đồng LHQ có quyền quy định các quy tắc thủ tục riêng có quyền thành lập các cơ quan hỗ trợ cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình. Sau hơn 60 năm tồn tại phát triển hiện nay LHQ đã thực sự trở thành cơ quan trung tâm trong quan hệ quốc tế với bộ máy các cơ quan, các tổ chức quốc tế liên chính phủ đảm trách hầu như tất cả các lĩnh vực trong đời sống quốc tế. 2 II. Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành Luật biển quốc tế Trong hệ thống luật quốc tế, Luật biển quốc tế có vị trí đặc biệt quan trọng. Là các nguyên tắc quy phạm pháp luật được các chủ thể của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng nên. Hệ thống quy phạm Luật biển quốc tế có giá trị hình thành duy trì trật tự pháptrong sử dụng, khai thác phát triển bền vững môi trường biển. Trong hệ thống quy phạm Luật biển quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, sự ra đời của nó đã đánh dấu bước phát triển mới của luật biển về cả hai phương diện nội dung hình thức, tạo nên sự thống nhất chung của cộng đồng quốc tế trong việc thiết lập trật tự phápquốc tế trên biển. 1, Vai trò của Liên hợp quốc trong ba hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển. Vai trò của Liên hợp quốc đối với việc xây dựng hoàn thiện hệ thống quy phạm Luật biển quốc tế nói chung cũng như đối với sự ra đời của Công ước Luật biển năm 1982 nói riêng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vai trò của Liên hợp quốc đối với sự ra đời của Công ước luật biển năm 1982 được thể hiện rõ nét nhất qua việc tổ chức ba hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển của Liên hợp quốc. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 ngày càng có nhiều tranh cãi, tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nguồn lợi biển. Trước những khác biệt liên quan đến yêu sách chủ quyền đối với biển đại dương, cộng đồng quốc tế cũng như Liên hợp quốc đã có những nỗ lực nhằm pháp điển hoá luật pháp quốc tế về biển, thể hiện thông qua ba hội nghị về Luật biển do Liên hợp quốc triệu tập - Hội nghị Luật biển lần thứ nhất của Liên hợp quốc tổ chức tại Giơnevơ từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 29 tháng 4 năm 1958. Hội nghị này của Liên hợp quốc đã thu được kết quả quan trọng về phương diện lập pháp quốc tế, đó là sự ra đời của bốn Công ước, trong đó pháp điển hoá nhiều nguyên tắc quy phạm của Luật tập quán về biển (như tự do biển cả, qua lại không gây hại, chế độ nội thuỷ, lãnh hải, chế độ thềm lục địa…). Tuy nhiên, những công ước này lại thất bại 3 trong việc thống nhất bề rộng lãnh hải; trong việc xây dựng khái niệm khoa học về thềm lục địa hạn chế hơn nữa là không thể hiện được lợi ích của các nước vừa nhỏ. Mặc dù vậy, các thành công về phương diện lập pháp của hội nghị này vẫn có ý nghĩa trong việc tạo tiền đề để cộng đồng quốc tế tiếp tục con đường phát triển hiện đại Luật Biển quốc tế. - Hội nghị Luật Biển lần thứ hai của Liên hợp quốc tổ chức tại Giơnevơ từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 26 tháng 4 năm 1960 Hội nghị này được tổ chức với mong muốn nhằm giải quyết những tồn tại của hội nghị Luật biển lần thứ nhất, chẳng hạn, về vấn đề chiều rộng của lãnh hải. Nhưng thực tế, do thời gian giữa hai kỳ hội nghị quá ngắn để các bên có thể đồng cảm đạt đến một sự nhất trí chung nên hội nghị đã không thu được kết quả khả quan như sự trông đợi của nhiều nước tham gia. - Hội nghị Luật Biển lần thứ ba của Liên hợp quốc, bao gồm 11 phiên họp, kéo dài 9 năm (từ tháng 12 – 1973 đến tháng 12 – 1982). Hội nghị lần này là một sự kiện lịch sử quan trọng trong việc phát triển tiến bộ pháp điển hoá Luật quốc tế nói chung luật biển quốc tế nói riêng. Trải qua nhiều phiên họp, ngày 10 tháng 12 năm 1982, tại Mông- tê- gô- bay, thủ phủ của Giamaica, đại diện có thẩm quyền của 117 quốc gia (bao gồm cả Việt Nam), Hội đồng của Liên hợp quốc về Nammibia các đảo Cúc đã ký chính thức Công ước Luật biển 1982. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982 đã thể chế những quy định tiến bộ của các Công ước Giơnevơ về Luật biển năm 1958 ghi nhận một số lượng đáng kể các quy phạm phápquốc tế mới. Đây là thoả thuận trọn gói các vấn đề pháp lý về biển, tức Công ước không cho phép có bảo lưu đối với bất kỳ điều khoản nào trong nội dung công ước. Có thể thấy rằng, thông qua việc triệu tập ba hội nghị về luật biển nói trên, Liên hợp quốc đã thể hiện vai trò là chủ thể tổ chức hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển, bên cạnh đó, Liên hợp quốc còn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo trợ tổ chức các hội nghị nhằm thảo luận thông qua công ước Luật biển năm 1982. Sự ra đời của Công ước Luật biển năm 1982 đã đánh dấu bước phát triển mới của luật biển về cả 4 hai phương diện nội dung hình thức, tạo nên sự thống nhất chung của cộng đồng quốc tế trong việc thiết lập trật tự phápquốc tế trên biển. 2. Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong việc pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển Việc soạn thảo công ước Luật biển, công ước lớn nhất trong khuôn khổ Liên hợp quốc kể từ khi thành lập, là một điển hình của quá trình nỗ lực pháp điển hóa luật quốc tế của Liên hợp quốc. Không chỉ đóng vai trò bảo trợ tổ chức hội nghị đàm phán giữa các quốc gia về luật biển quốc tế, Liên hợp quốc còn đóng vai trò quan trọng trong việc pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển. Tuy nhiên, trong số các cơ quan của Liên hợp quốc thì Đại hội đồng của Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng nhất trong việc pháp điển hóa pháp luật quốc tế cũng như việc pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển. Do đó, vai trò của Liên hợp quốc trong việc pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển được thể hiện qua vai trò của Đại hội đồng. Theo Hiến chương Liên hợp quốc, một trong những nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là thúc đẩy việc xây dựng pháp điển hoá luật pháp quốc tế theo hướng tiến bộ. Điều 11,13 Hiến chương quy định: “Đại hội đồng có thể thảo luận tất cả các vấn đề hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương đồng thời Đại hội đồng có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu thông qua kiến nghị nhằm phát triển sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực chính trị, thúc đẩy việc pháp điển hoá sự phát triển của luật pháp quốc tế theo hướng tiến bộ”. Theo đó, trong quá trình pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển, Đại hội đồng đóng vai trò thúc đẩy việc xây dựng pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển theo hướng tiến bộ. Đại hội đồng thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy quá trình xây dựng pháp điển hoá luật pháp quốc tế thông qua các cơ quan chính : Uỷ ban luật pháp quốc tế (ILC), Uỷ ban thương mại quốc tế (UNCIRAL); các Uỷ ban ad hoc các hội nghị thành viên. Tuy nhiên, nhiệm vụ thúc đẩy quá trình pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển của Đại hội đồng được thực hiện thông qua hai cơ quan chính là Ủy ban lập pháp quốc tế các hội nghị thành viên. 5 Uỷ ban luật pháp quốc tế ( ILC) là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc gồm những chuyên gia luật pháp quốc tế có nhiệm vụ giúp Liên hợp quốc xây dựng soạn thảo những Điều ước quốc tế đa phương. Uỷ ban luật pháp quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc pháp điển hoá luật pháp quốc tế. Uỷ ban đã xây dựng hoàn thiện nhiều Dự thảo tuyên bố, Công ước trong đó có Công ước luật biển năm 1982. Ủy ban pháp luật quốc tế đã xây dựng 4 công ước Giơnevơ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, biển cả, thềm lục địa việc đánh cá, bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật tại biển cả làm cơ sở cho việc thông qua Công ước Luật biển tại Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển. Những nỗ lực pháp điển hóa các quy phạm Luật biển quốc tế của Ủy ban pháp luật quốc tế đã thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến việc sử dụng các nguồn lợi từ biển được cộng đồng quốc tế quan tâm. Ví dụ: Trước khi có Công ước Luật biển năm 1982, Anh hay áp dụng quy tắc đường của vịnh 10 hải lý, song liên quan đến các nước khác, như Nauy lại luôn từ chối áp dụng quy tắc này, mà áp dụng các thức xác định đường cơ sở thẳng, sau này Liên hợp quốc đã pháp điển hoá tập quán này trong luật biển quốc tế hiện đại với tính chất là một quy phạm điều ước quốc tế. Hội nghị thành viên là trường hợp Liên hợp quốc triệu tập một hội nghị quốc tế để các quốc gia có thể trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, xây dựng một công ước đa phương. Theo như phân tích ở phần 1, Liên hợp quốc đã tổ chức ba hội nghị về luật biển để thông qua dự thảo 4 công ước luật biển do Ủy ban pháp luật quốc tế xây dựng. Các hội nghị về luật biển được tổ chức đóng vai trò là nơi để các nước thành viên của Liên hợp quốc thông qua, kí kết cũng như đề xuất các ý kiến nhằm xây dựng bổ sung các quy phạm luật quốc tế về biển trên cơ sở 4 công ước Luật biển do Ủy ban pháp luật quốc tế xây dựng. Các hội nghị thành viên do Liên hợp quốc triệu tập đã thể hiện nỗ lực của Liên hợp quốc cũng như cộng đồng quốc tế trong việc pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển. Có thể thấy rằng, hoạt động của hai cơ quan là ủy ban pháp luật quốc tế các hội nghị thành viên không chỉ thể hiện nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển nhằm giải quyết các tranh chấp, xung đột liên quan đến 6 biến giữa các quốc gia mà còn thể hiện vai trò thúc đẩy việc pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển của Đại hội đồng cũng như Liên hợp quốc. 3. Đánh giá các vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng hoàn thiện pháp luật quốc tế về biển. Trong số hai vai trò nêu trên, có thể thấy, vai trò bảo trợ, tổ chức hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng Luật biển là vai trò nổi bật thể hiện được vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng hoàn thiện pháp luật quốc tế về biển hơn cả. Trong hoạt động tổ chức hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển Liên hợp quốc chỉ đóng vai trò gián tiếp, tạo môi trường cho các bên tham gia thương lượng. Tuy nhiên, hoạt động này lại đóng vai trò rất quan trọng, diễn ra thường xuyên, việc tổ chức các hội nghị sẽ là nơi để các quốc gia có thể trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, xây dựng một công ước song phương hoặc đa phương. Như đã phân tích ở trên, ba hội nghị Luật biển quốc tế của Liên hợp quốc mà đặc biệt là Hội nghị lần thứ 3, hội nghị này là nơi đại diện các quốc gia trên thế giới trực tiếp đàm phán về những quy định liên quan đến luật biển sau 9 năm đàm phán, Hội nghị đã đạt được một thoả thuận cả gói là Công ước Luật biển năm 1982, đánh dấu bước phát triển mới của luật biển về cả hai phương diện nội dung hình thức, tạo nên sự thống nhất chung của cộng đồng quốc tế trong việc thiết lập trật tự phápquốc tế trên biển. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Như vậy, LHQ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế nói chung, đặc biệt là Luật biển quốc tế nói riêng. Không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ bảo vệ hoà bình an ninh quốc tế, LHQ còn là diễn đàn nơi các quốc gia thảo luận thông qua các quy phạm pháp luật quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Đồng thời, LHQ cũng có thẩm quyền phương tiện để đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế. Với tư cách là một tổ chức quốc tế lớn nhất, có uy tín quyền năng trên phạm vi toàn cầu, LHQ ngày càng có vai trò to lớn trong mọi lĩnh vực tạo môi trường ổn định thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới. 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Quốc Tế, Trường Đại Học Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội- 2007. 2. Luật biển quốc tế hiện đại – Ts. Lê Mai Anh – Nxb Lao động – Xã hội. Hà Nội – 2005. 3. Liên hợp quốc quá trình pháp điển hoá luật pháp quốc tế - Khuất Duy Lê Minh – Đặc san 60 năm Liên hợp quốc – Tạp chí Luật học 2005. 4. Hiến chương Liên hợp quốc 8 DÀN BÀI A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. NỘI DUNG I. Khái quát về vai trò của LHQ trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. II. Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành Luật biển quốc tế 1, Vai trò của Liên hợp quốc trong ba hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển. 2. Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong việc pháp điển hóa các quy phạm quốc tế về biển 3. Đánh giá các vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng hoàn thiện pháp luật quốc tế về biển. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 . quát về vai trò của LHQ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. II. Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. đề xây dựng Luật biển là vai trò nổi bật và thể hiện được vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tế về biển hơn cả. Trong

Ngày đăng: 11/04/2013, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w