Hệ thống một số vấn đề lý luận về vai trò cuả người phụ nữ trong gia đình hiện nay, khảo sát thực trạng vai trò phụ nữ Việt Nam nói riêng
Trang 1Vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay (Qua thực tế tỉnh Vĩnh Phúc)
Nguyễn Thi ̣ Hằng
Trung tâm Đào ta ̣o, Bồi dưỡng giảng viên lý luâ ̣n chính tri ̣
Luận văn ThS ngành: Triết ho ̣c; Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: TS Lê Văn Lực
Năm bảo vệ: 2011
Abstract Hệ thống mô ̣t số vấn đề lý luâ ̣n về vai trò của người phu ̣ nữ trong gia đình Viê ̣t Nam hiê ̣n nay Khảo sát thực trạng vai trò của phụ nữ trong gia đình Việt Nam nói riêng: duy trì nòi giống, nuôi dạy con cái, phát triển kinh tế gia đình, củng cố, tổ chức xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn truyền thống gia đình… Cũng như làm rõ vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt Nam nói chung (Qua thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc) Qua đó đẩy mạnh vai trò của thông tin truyền thông, có các hoạt động tôn vinh phụ
nữ từ trong gia đình, các tổ chức, đoàn thể… Luận giải một số giải pháp mang tính khả thi để phát huy vai trò của phụ nữ Đặc biệt để phụ nữ tự nhận thức vai trò của mình trong gia đình nói riêng cũng như trong xã hội nói chung nhằm góp phần thực
hiê ̣n mu ̣c tiêu: “Gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”
Keywords Phụ nữ; Gia đình; Vĩnh Phúc; Việt Nam
Content
1 Lý do chọn đề tài
Con người là hoa của đất và người phụ nữ là hương hoa của cuộc đời Nói đến phụ nữ
là nói đến một nửa nhân loại Hồ Chí Minh thường nói muốn giải phóng giai cấp trước hết là giải phóng phụ nữ Vai trò của người phụ nữ luôn được xã hội coi trọng và ghi nhận
Trong thế kỷ XXI, trên con đường tìm kiếm những giải pháp hướng tới sự phát triển bền vững, chúng ta không thể không quan tâm đến việc xây dựng gia đình Bởi lẽ gia đình là
tế bào sống, là nhân tố có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
Từ xưa đến nay, gia đình luôn được xã hội Việt Nam coi trọng Gia đình là đơn vị gốc, gắn chặt với làng và nước Dù đất nước đã trải qua bao thay đổi, gia đình vẫn là một thiết chế xã hội bền vững Sức mạnh trường tồn của quốc gia, dân tộc Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của gia đình Trong gia đình Việt Nam, người phụ nữ luôn
là trung tâm
Bước vào thời kỳ mới, người phụ nữ Việt Nam càng tỏ rõ phẩm chất và năng lực của mình Vị trí vai trò của họ không chỉ được khẳng định trong gia đình mà còn được khẳng định vững chắc ngoài xã hội Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung với tính năng động, sáng tạo, lòng trung hậu, sự đảm đang đã thực sự là người giữ trọng trách
tổ chức cuộc sống, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Họ không chỉ là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực mà còn là người trực tiếp quyết định chất lượng cuộc sống của trẻ em - nguồn nhân lực tương lai Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, song, trước tình hình mới hiện nay, đã xuất hiện những vấn đề nhức nhối không chỉ đối với phụ nữ mà còn
Trang 2đối với toàn xã hội Đó là bất bình đẳng giới, vấn đề bạo lực gia đình, phụ nữ chưa nhận thức
rõ vai trò của mình trong đời sống xã hội nói chung và trong đời sống gia đình nói riêng cũng như những vấn đề xã hội khác Song song với vấn đề phát triển kinh tế, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta đang phấn đấu vì sự tiến bộ của phụ nữ, tăng cường vai trò c ủa phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là trong gia đình hiện nay Thế nhưng, cũng có một số quan điểm, một số chị em phụ nữ quan niệm lệch lạc về vai trò c ủa mình trong gia đình, nhất là trong gia đình hiện đại đang là vấn đề không nhỏ đối với việc phát huy
vai trò c ủa phụ nữ trong gia đình Chính vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Vai trò của người
phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay (qua thực tế tỉnh Vĩnh Phúc)” làm đề tài luận
văn thạc sĩ nhằm làm rõ thực trạng và đưa ra một số giải pháp để khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay (qua thực tế tỉnh Vĩnh Phúc)
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phụ nữ và vai trò phụ nữ trong gia đình đã từng được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và nhiều nhà nghiên cứu khác quan tâm
Đảng ta và Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu của cách mạng cũng đã quan tâm đến vấn đề này, đã coi việc nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội
và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ Năm 1970, Nxb Phụ
nữ Hà Nội đã cho tuyển chọn những bài nói, bài viết trong tác phẩm Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, tác phẩm này đã thực th ể hiện rõ những quan điểm có tính nguyên tắc, có tính tư tưởng cho những chính sách đối với phụ nữ nói chung và trong gia đình nói riêng
Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề vai trò của phụ nữ ở nước ta được đặc biệt chú ý Việc nghiên cứu vấn đề phụ nữ và vấn đề gia đình đã triển khai một cách rộng rãi, nhất là từ năm 1994 - năm Quốc tế gia đình Nhiều trung tâm nghiên cứu về phụ nữ và gia đình được thành lập Nhiều hội thảo khoa học có giá trị liên tiếp được tổ chức Từ những nghiên cứu này, các tác giả đã công bố nhiều công trình khoa học có giá trị như:
- Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ (1990), Một vài nét nghiên cứu về gia
đình Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
- Đỗ Thái Đồng (1991), Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ Việt
Nam - Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
- Trần Đình Hượu (1991), Về gia đình truyền thống với ảnh hưởng của Nho giáo
Nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
- Nguyễn Đình Xuân (1997), Giáo dục đời sống gia đình, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội
- Lê Minh (1997), Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội
- Trần Hữu Tòng - Trương Thìn (1997), Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp
đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Nguyễn Thế Long (1998), Gia đình và dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội
- Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
- Nguyễn Thị Thường (1999), “Gia đình VIệt Nam hiện nay Truyền thống hay hiện
đại?”, Tạp chí Thông tin lý luận, (253)
- Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội
- Lê Ngọc Văn (2004), “Một vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp
chí Khoa học về phụ nữ, (3)
- Nguyễn Linh Văn (2006), “Gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Gia đình và Trẻ
em, (1)
- Lê Thi (2007), Cuộc sống và biến động của hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay,
Nxb Hà Nội…
Các công trình trên đã phần nào làm rõ về vai trò c ủa người phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng Các tác giả đều thừa nhận
Trang 3rằng, ngày nay, vai trò xã h ội của phụ nữ tăng lên và sự đóng góp của phụ nữ rất lớn nhưng vai trò cơ bản trong gia đình hiện đại vẫn không thể thay thế Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất một số ý kiến để cho xã hội có cách nhìn hiện đại về phụ nữ cũng như để phụ nữ làm tốt chức năng của mình trong gia đình
Về phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp cận vấn đề vai trò phụ nữ trong gia
đình, một số tác giả đã có một đề xuất đáng chú ý Đó là “Nghiên cứu gia đình Việt Nam, một
kinh nghiệm về quan điểm phương pháp nghiên cứu” của Giáo sư Lê Thi, “Việc nghiên cứu gia đình với tư cách là một đề tài khoa học” của Hồng Hà… Theo các tác giả, trong quá trình
nghiên cứu chúng ta vừa phải tiếp thu phương pháp mà thế giới đang thực hiê ̣n, đồng thời cần bám sát thực tiễn phụ nữ Việt Nam để có cái nhìn khách quan, thực tế và phát triển, trên cơ sở đó đưa ra được một số giải pháp xác đáng
Một số tác giả đã tập trung nghiên cứu vai trò phụ nữ ở những khía cạnh khác nhau như phụ nữ với cuộc sống gia đình, phụ nữ với kinh tế gia đình, phụ nữ với giáo dục gia đình… Từ đó đã bước đầu phản ánh sự biến đổi vị trí, vai trò phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay
Ở Vĩnh Phúc, Hội đồng nhân dân tỉnh đã có nghị quyết về xây dựng gia đình văn hoá, làng, xã văn hoá; Hội Phụ nữ tỉnh cũng có nhiều nghị quyết về phát huy vai trò c ủa phụ nữ trong gia đình hiện nay để góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đó là:
- Nghị quyết số 15/2006/NQ-HĐND ngày 17/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc “Về xây dựng gia đình “Ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2006 - 2010 (04/12/2007)
- Nghị quyết số 14/2006/NQ-HĐND về “Xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá,
đơn vị văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 (17/06/2008)…
Đề tài của chúng tôi kế thừa một số kết quả nghiên cứu trong một số một công trình khoa học để khảo sát một cách toàn diện về vai trò phụ nữ trong gia đình Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra m ột số giải pháp nhằm phát huy vai trò cơ b ản của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay (qua thực tế tỉnh Vĩnh Phúc)
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng vai trò c ủa người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay (qua thực tế tỉnh Vĩnh Phúc) để đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò c ủa phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay và giúp phụ nữ nhận thấy được vai trò quan trọng của mình trong gia đình nói riêng và trong xã hội nói chung cũng như trong quá trình phát triển đất nước
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ vai trò của phụ nữ trong gia đình Việt Nam nói riêng: duy trì nòi giống, nuôi dạy con cái, phát triển kinh tế gia đình, củng cố, tổ chức xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn truyền thống gia đình…
- Làm rõ vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt Nam nói chung
- Khảo sát thực trạng vai trò c ủa phụ nữ trong gia đình nói riêng và trong xã hội Việt Nam hiện nay nói chung (Qua thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc) Qua đó đẩy mạnh vai trò của thông tin truyền thông, có các hoạt động tôn vinh phụ nữ từ trong gia đình, các tổ chức, đoàn thể…
- Luận giải một số giải pháp mang tính khả thi để phát huy vai trò của phụ nữ Đặc biệt để phụ nữ tự nhận thức vai trò của mình trong gia đình nói riêng cũng như trong xã hội
nói chung nhằm góp phần thực hiê ̣n mu ̣c tiêu : “Gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc”
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Vai trò của phụ nữ trong gia đình Việt Nam (qua thực tế tỉnh Vĩnh Phúc)
* Phạm vi nghiên cứu:
Trang 4- Về mặt không gian chủ yếu khảo sát vai trò c ủa phụ nữ trong gia đình (qua thực tế tỉnh Vĩnh Phúc)
- Về mặt thời gian từ năm 1986 đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật mà chủ yếu là phương pháp đi trừu tượng đến cụ thể; phân tích - tổng hợp; lịch sử - logic và phương pháp điều tra xã hội học
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Góp phần làm rõ vai trò của phụ nữ trong gia đình Việt Nam
- Khích lệ phụ nữ đấu tranh phát triển ý thức, bảo vệ quyền lợi của mình trong gia đình cũng như trong xã hội
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giáo dục đào tạo nguồn lao động nữ, phục vụ công tác phụ vận và nghiên cứu phụ nữ
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu làm 2 chương, 4 tiết:
Chương 1: Phụ nữ trong gia đình Việt Nam - Một số vấn đề lý luận
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay (qua thực tế tỉnh Vĩnh Phúc)
References
1 Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
2 Ban tuyên giáo Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc (06-03-2006), Lịch sử ngày Quốc
tế phụ nữ 8-3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
3 Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Niên giám thống kê tỉnh năm 2009
4 Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người
phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội
5 Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt
Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
6 Đỗ Thị Bình (1997), “Gia đình ở đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (3)
7 Trần Xuân Bình (1999), Gia đình nông thôn đồng bằng Bắc bộ với việc thực hiện chức
năng giáo dục trong công cuộc đổi mới, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội
8 Từ Chi (1997), “Nhận xét bước đầu về gia đình của người Việt”, Tạp chí Văn hóa nghệ
thuật, (1), tr.55-59
9 “Chuyên đề về xã hội học gia đình” (1995), Tạp chí Xã hội học
10 Phạm Thị Dung, Nguyễn Thu Hà, Phạm Minh Thảo, Từ Thu Hằng, Phạm Thị Hảo
(1999), Từ điển văn hóa gia đình, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
11 Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội
12 Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội
13 Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 514 Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V khóa VIII, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội
15 Đảng cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ VI khóa VIII, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội
16 Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
17 Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
18 Đỗ Thái Đồng (1991), Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ Việt Nam -
Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
19 Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
20 Hiến Pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992
(2007) Nxb Thống kê, Hà Nội
21 Lê Như Hoa (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ
em, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
22 Nguyễn Minh Hòa (1997), “Nhận diện và dự báo về cấu trúc, chức năng gia đình ở
thành phố Hồ Chí Minh”, Báo cáo khoa học
23 Nguyễn Minh Hòa (1998), Hôn nhân và gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận diện
và dự báo, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
24 Đỗ Hoài (02/01/1996), “Gia đình văn hóa- nhân tố phát triển xã hội”, Báo Nhân dân
25 Thu Hoàn (2006), Ở Vĩnh Phúc: xây dựng gia đình lành mạnh là nội dung hoạt động của cấp uỷ Đảng, báo vietnamnet ngày 26/4/2006
26 Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ (1970), Nxb Phụ nữ, Hà Nội
27 Hội phụ nữ Việt Nam (1998), Báo cáo đề tài nghiên cứu vai trò của gia đình trong
việc gia đình xã hội hóa trẻ em, Hà Nội
28 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
29 Trần Đình Hượu (1991), Về gia đình truyền thống với ảnh hưởng của Nho giáo,
Nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
30 Trần Đình Hượu (1994), Gia đình truyền thống và chuyển đổi đã thích ứng với thời
đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
31 Đặng Cảnh Khanh (1996), “Về chữ hiếu truyền thống trong gia đình hiện đại”, Tạp chí
Khoa học về phụ nữ, (2)
32 Nguyễn Khánh (1995), “Vấn đề gia đình hôm nay”, Tạp chí Cộng sản, (3)
33 Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội
34 Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
35 Nguyễn Linh Khiếu (1997), “Về một số hiện tượng xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến đời
sống gia đình nông thôn”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (3)
36 Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa- xã hội nông
thôn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
37 Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội
38 Nguyễn Linh Khiếu - Lê Ngọc Lân - Nguyễn Phương Thảo (2003), Gia đình trong
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
39 Nguyễn Thị Khoa (2002), “Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí
Triết học, (4)
40 Trần Hậu Kiêm (1997), Đạo đức học, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 641 Tương Lai (1996), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội
42 Nguyễn Thế Long (1998), Gia đình và dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội
43 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
44 V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Matxcơva
45 V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva
46 V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 7, Nxb Tiến bộ, Matxcơva
47 V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Matxcơva
48 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Matxcơva
49 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Matxcơva
50 C Mác và Ph Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
51 C Mác và Ph Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
52 C Mác và Ph Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
53 C Mác và Ph Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
54 Cỏ May - Đức Minh (sưu tầm, biên soạn, 2004), 5000 câu danh ngôn đặc sắc, Nxb Thanh niên
55 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
56 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
57 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
58 Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
59 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
60 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
61 Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
62 Hô ̣i liên hiê ̣p phu ̣ nữ tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Văn kiê ̣n Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh
vĩnh phúc lần thứ XII nhiệm kỳ 2006-2011
63 Lê Minh (1997), Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội
64 Nghị quyết số 15/2006/NQ-HĐND ngày 17/7/2006 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc “Về
xây dựng gia đình “ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010 (04/12/2007)
65 Nghị quyết số 14/2006/NQ-HĐND về “Xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn
vị văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010” (17/06/2008)
66 Phan Ngọc (1998), Vấn đề gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
67 Nhận diện gia đình Việt Nam ngày nay (1991), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về
phụ nữ, Hà Nội
68 Nguyễn Thanh Tâm (2002), Ly hôn nghiên cứu trường hợp Hà Nội, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội
69 Hà Thắm (1999), “Làm gì để xóa nạn mại dâm trẻ em”, Nguyệt san Công an nhân dân,
(1), tr.10
70 Lê Thi (1996), Gia đình Việt Nam ngày nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
71 Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam,
Nxb Phụ nữ, Hà Nội
72 Lê Thi (2002), “Mối quan hệ trong gia đình Việt nam hiện nay nhìn từ góc độ giới”,
Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (1)
73 Lê Thi (2004), Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền
vững, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
74 Lê Thi (2007), Cuộc sống và biến động của hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay,
Nxb Hà Nội
75 Đặng Thị Nhiệt Thu (1998), Kinh tế thị trường và độ bền vững của gia đình ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội
Trang 776 Nguyễn Thị Thường (1999), “Gia đình VIệt Nam hiện nay Truyền thống hay hiện
đại?”, Tạp chí Thông tin lý luận, (253)
77 Trần Hữu Tòng - Trương Thìn (1997), Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi
mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
78 Trần Hữu Tòng (02/11/1998), Xây dựng gia đình văn hóa, Báo Nhân dân
79 Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (1994), Đề tài KX 07-09, Gia
đình và vấn đề giáo dục gia đình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
80 Trung tâm Khoa học Xã hội (1995), Gia đình Việt Nam, các nguồn lực trong sự đổi
mới của đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
81 Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em (2004), “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối
với gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, (4)
82 Lê Ngọc Văn (1996), Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Nxb Giáo dục, Hà
Nội
83 Lê Ngọc Văn (2000), Cưới và dư luận xã hội về cưới hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội
84 Lê Ngọc Văn (2002), “Một số đặc điểm biến đổi gia đình từ xã hội nông nghiệp truyền
thống sang xã hội công nghiệp hóa”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (4)
85 Lê Ngọc Văn (2004), “Một vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí
Khoa học về phụ nữ, (3)