Một số giải pháp và định hướng xuất khẩu cho Việt Nam

25 286 0
Một số giải pháp và định hướng xuất khẩu cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A – Lời mở đầu 3 B – Nội dung 4 Phần 1. Lợi thế so sánh và tình hình xuất khẩu của Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 4 1. Lợi thế so sánh của VIệt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 4 1.1.Nguồn nhân lực 4 1.2. Tài nguyên thiên nhiên 5 1.3. Vị trí địa lí 6 2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam 7 2.1. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu nhóm hàng trong 5 năm gần đây 7 2.2. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực 10 Phần 2. Những lợi ích và hạn chế khi xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế, gia công xuất khẩu ở Việt Nam 15 1. Lợi ích của xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế, gia công sản xuất 15 2. Hạn chế của xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế, gia công sản xuất 17 1 3. Đánh giá nhận định : “ Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam cần được duy trì với các sản phẩm thô, sơ chế và gia công xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao ( khoảng 50%) nhằm phát huy tối đa các lợi thế của quốc gia trong thương mại quốc tế” 19 Phần 3: Một số giải pháp và định hướng xuất khẩu cho Việt Nam 21 1.Vốn đầu tư 20 2. Nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 21 3. Mở rộng thị trường xuất khẩu 24 4.Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 24 C- Kết luận 25 Danh mục tài liệu tham khảo A- LỜI MỞ ĐẦU Thương mại quốc tế có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế. Nó có thể ảnh hưởng (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến tăng trưởng kinh tế, phân bổ thu nhập, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như quan hệ kinh tế chính trị ucả một nước với các nước khác trên thế giới. Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công 2 cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, trong giai đoạn đầu phát triển, không đủ vốn và điều kiện để phát triển kĩ thuật, cho nên con đường ngắn và dễ dàng nhất để tích lũy vốn, tạo động lực phát triển chính là xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế và gia công xuất khẩu. Tuy nhiên, việc xuất khẩu trong thời gian dài có thực sự giúp nền kinh tế phát triển hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, nhóm chúng tôi đã phân tích nhận định : “Một số giải pháp và định hướng xuất khẩu cho Việt Nam” Để phân tích nhận định này đúng hay sai, nhóm chúng tôi đã nêu ra bức tranh tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, bên cạnh đó cũng nêu ra những ưu điểm, nhược nhiểm của xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế. Từ đó đề xuất định hướng xuất khẩu để hướng đến sự phát triển bền vững B – NỘI DUNG PHẦN I- LỢI THẾ SO SÁNH VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Lợi thế so sánh của Việt Nam Ở nước ta khi đánh giá các nguồn lực sản xuất có lợi thế so sánh để phát triển kinh tế đối ngoại, có 3 nguồn lực cơ bản: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý thuận lợi của đất nước. Theo Porter, đây cũng là nhân tố đầu tiên để xem xét một quốc gia có lợi thế hay không, và lợi thế như thế nào so với các nước trên thế giới. 1.1.Nguồn nhân lực: Trong 90 triệu dân có khoảng 50% là lực lượng lao động. Trung bình mỗi năm có khoảng trên 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Giá 3 lao động của người Việt Nam khá rẻ. Năm 2012, lương tháng trung bình của người Việt Nam là 3,8 triệu đồng tương tứng ứng 181 đôla Mỹ. Con số này chỉ cao hơn so với Lào (119), Campuchia (121) và Indonesia (174). Trong khi đó, mức lương này chỉ bằng khoảng một nửa so với Thái Lan, chưa bằng một phần ba của Malaysia và chỉ bằng khoảng một phần hai mươi của Singapore (hơn 3.500 đôla). Điều đó tạo ra lợi thế cho Việt Nam khi tham gia vào phân công lao động quốc tế. Ngoài ra người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, có tinh thần vượt khó và đoàn kết cao, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật hiện đại và ứng dụng nó, có khả năng thích ứng với những tình huống phức tạp. Để thấy rõ lợi thế về lao động của Việt Nam, ta so sánh tỷ lệ L/K (Lao động và vốn) của Việt Nam với một số nước trong khu vực và biến động của tỷ lệ (L/K) qua các năm. Bảng 1: Tỷ lệ lao động trên vốn của một số nước Năm 2000 2001 2002 2003 Việt Nam 1.200,21 1.179,81 1126,76 1.027,57 Thái Lan 276,78 298,47 275,56 246,61 Trung Quốc 684,76 633,28 593,30 538,88 Indonesia 636,86 690,84 582,62 481,57 Malaysia 105,99 110,25 104,16 99,26 Hàn Quốc 43,13 46,52 41,83 37,86 So sánh với các nước trong khu vực, kể cả các nước đang phát triển khác trong khu vực thì Việt Nam có một lợi thế tương đối lớn về nguồn lao động. Theo lý thuyết 4 H – O thì cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sẽ tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng lao dộng cao như các mặt hàng nông sản, dệt may, giầy dép… Về lao động, Việt Nam có nguồn lao động trẻ dồi dào, tuy nhiên lực lượng này lại chưa quen với lối lao động công nghiệp, việc tiếp cận công nghệ mới còn hạn chế'. Do đó chất lượng lao động không cao, thế nhưng tiền công lao động lại quá cao nếu tính theo năng suất. 1.2.Về tài nguyên thiên nhiên: ở nước ta đa dạng và phong phú bao gồm đất đai, rừng biển, nguồn nước, khoáng sản đủ loại, khí hậu (sức gió, ánh nắng, lượng mưa để có thể hình thành năng lượng tự nhiên) và tài nguyên du lịch. Có thể nói rằng với một nguồn tài nguyên như thế đất nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng để phát huy lợi thế của mình so với một số nước NIEs, Đông A' (những nước có thị trường xuất nhập khẩu lớn ở nước ta). 1.3.Vị trí địa lý: Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, có chiều dài tiếp giáp với biển Đông, là bao lơn nhìn ra Thái Bình Dương, có tuyến đường giao thông hàng hải, hàng không từ Đông sang Tây với những vịnh, cảng quan trọng. Đường bộ, đường sông đã nối 3 nước Đông Dương thành thế chiến lược kinh tế, quân sự thuận lợi. Điều này tạo khả năng cho Việt Nam phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau trong hoạt động dịch vụ. Nhất là nước ta lại nằm trong khu vực phát triển kinh tế với tốc độ tăng GDP từ 7-9%/năm trong vài ba thập kỷ trở lại đây Đánh giá lợi thế so sánh của Việt Nam là các lợi thế tĩnh hay còn gọi các lợi thế cấp thấp. Trong giao lưu kinh tế các nước thì các ngành sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động có lợi thế là chi phí sản xuất thấp, hàng hoá xuất khẩu sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Đồng thời sẽ hấp dẫn và thu hút nước ngoài trực tiếp đầu tư (FDI) để sử dụng các nguồn lực đó. Song các lợi thế này không tồn tại lâu dài do sự hạn chế của tài nguyên, lao động và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Do vậy, lợi thế này khó cạnh tranh nổi với những nước có lợi thế cấp cao (vốn, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật cao ) trong khu vực. Thứ hai, so với các nước ASEAN, hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam vẫn ở trình độ thấp. Theo số' liệu thống kê năm 2007 của WTO, trong 50 nền kinh tế' của thế' giới được đưa ra phân tích thì Việt Nam được xếp thứ 50 cuối danh sách. Đáng chú ý là các nước ASEAN 4: Singapore, Malaisia, Thái Lan và Indonêsia lần lượt theo thứ tự là 14,19, 25 và 32. Trong điều kiện tương đồng về cấu tạo tài nguyên thì lợi thế' 5 dựa trên điều kiện sản xuất cấp thấp sẽ nhỏ bé. Nếu chỉ dựa vào lợi thế' này thì thương mại của Việt Nam trong ASEAN chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và được coi là kém phát triển. Nguyên nhân chính không phải ở chỗ có sự tương đồng về cấu tạo tài nguyên gây ra mà là ở chỗ các điều kiện sản xuất vốn có của các quốc gia ASEAN hơn hẳn Việt Nam. Hiện tại lợi thế' so sánh cấp thấp (sản xuất ra sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố' lao động, giá trị gia tăng thấp) đang là một nhân tố' quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào lợi thế này thì Việt Nam khó có khả năng thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp ở mức độ cao hơn. Hơn nữa, điều kiện tự do của AFTA, cùng với sự phát triển nhiều loại hình công nghệ mới, sẽ hướng các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào những nước có các điều kiện và lợi thế sản xuất cấp cao hơn (gọi là lợi thế động bao gồm vốn, công nghệ cao, nhân công lành nghề, cơ sở hạ tầng hiện đại ). Trên cơ sở các hoạt động sản xuất, các công ty xuyên quốc gia có thể tận dụng triệt để lợi thế và điều kiện sản xuất của các quốc gia đã có, nhằm tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh, các linh kiện và chi tiết. tại các quốc gia trong điều kiện tự do mậu dịch. Thứ ba, giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra chủ yếu dựa trên lợi thế' về điều kiện sản xuất cấp thấp (nguyên liệu thô, gia công và sơ chế) luôn rẻ hơn so với các mặt hàng chế biến dựa trên lợi thế về các điều kiện sản xuất cấp cao hơn (lao động được đào tạo, công nghệ trung bình thích hợp). Hiện tại Việt Nam đang xuất khẩu dầu thô, gạo, khoáng sản. nếu không đi vào công nghệ hiện đại sử dụng lao động dồi dào để sản xuất hàng xuất khẩu thì Việt Nam sẽ phải chịu thiệt thòi về giá hàng xuất khẩu (giá trị gia tăng thấp). Thực tế đó đã được chứng minh qua nhiều năm. Tuy nhiên những phân tích trên đây không có nghĩa là Việt Nam phải từ bỏ các lợi thế so sánh cấp thấp, mà cần hiểu lợi thế' so sánh cấp thấp chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Về lâu dài, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, NIES mau chóng chuyển từ lợi thế' so sánh cấp thấp sang lợi thế so sánh cấp cao hơn (sản xuất ra sản phẩm cần nhiều vốn, lao động phải được đào tạo, công nghệ trung bình và cao, năng suất lao động cao và giá trị gia tăng trong sản phẩm lớn). Trong mô hình: lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều mặt hàng, thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá Việt Nam chỉ có lợi thế' so sánh cấp thấp, biểu hiện sản xuất ở một số nhóm hàng, mặt hàng sử dụng nhiều lao động và lợi thế về tài nguyên tự nhiên. 6 Nhưng với quá trình phát triển (công nghiệp hoá, hiện đại hoá), Việt Nam sẽ có một bước chuyển rất căn bản: mở rộng lợi thế' so sánh ra nhiều mặt hàng, nhóm hàng có giá trị cao. Muốn vậy phải kết hợp đồng thời nhiều yếu tố: vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn nhân lực phong phú, trong đó nguồn nhân lực là một yếu tố' rấ't quan trọng cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh phát triển hiện nay, bởi nó tạo ra bước nhảy vọt về năng suất. Nếu các lợi thế này không có khả năng tái sinh thì nó sẽ mất dần đi. Điều này thấy rất rõ ở hai lợi thế mà Việt Nam đang có là tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào. Mặc dầu Việt Nam được coi là một đất nước phong phú về các loại khoáng sản, nhưng nếu tính theo mức đầu người thì không phải là nước giàu khoáng sản Lợi thế so sánh của Việt Nam là các lợi thế tĩnh hay còn gọi các lợi thế cấp thấp như 2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam 2.1. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu nhóm hàng trong 5 năm gần đây Tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo hàng tiêu dùng, máy móc, thiết bị có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao hơn tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự dịch chuyển cơ cấu diễn ra với tốc độ chậm. Trong khi đó, các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam thực ra vẫn chủ yếu là các sản phẩm chế biến hoặc gia công sử dụng nhiều lao động giá rẻ, hàm lượng công nghệ thấp Bảng 2: Trị giá hàng hóa xuất khẩu theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương Đơn vị tính: 1000USD Nhóm 2009 2010 2011 2012 2013 Trị giá Tỷ trọn g (%) Trị giá Tỷ trọn g (%) Trị giá Tỷ trọn g (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọn g (%) Xuất khẩu – (Tốc độ tăng trưởng%) 57096287 – 100.0 72236665 (26.5) 100 . 0 96905674 (34.15) 100 . 0 114529171 (18.19) 100.0 13203285 (15.28) 100.0 a . H à ng t hô h ay m ới s ơ 22266023 39 . 0 25187456 34 . 9 33 736 732 34 . 8 35 200 859 30.7 33782570 25.5 9 7 c h ế ( n hó m 0- 4) b . Lư ơ ng t hự c, t hự c phẩm v à động v ậ t s ống 11514570 20 . 2 13432462 18 . 6 17442884 18 . 0 18812650 16.4 18561159 14.1 1. Đồ uống v à t huốc lá 237789 0 . 4 301342 0 . 4 357971 0 . 4 464 325 0.4 538141 0.4 2 . N V L dạng t hô , k hông dùng để ăn , t rừ nhiên liệu 1928274 3 . 4 3373793 4 . 7 4716112 4 . 9 4254153 3.7 4742262 3.6 3 . Nhiên liệu , dầu m ỡ nh ờ n v à N V L liên quan 8507050 14 . 9 7979685 11 . 0 11007857 11 . 4 11353145 9.9 9685224 7.3 4 . Dầu , m ỡ, s áp động , t hự c v ậ t 78340 0 . 1 100174 0 . 1 211908 0 . 2 316 586 0.3 255784 0.2 b . H à ng c h ế bi ế n h ay đ ã t inh c h ế ( nhó m5 - 8) 34007635 59 . 6 47012475 65 . 1 63106055 65 . 1 79241573 69.2 98172368 74.3 5 5 . Hóa c hấ t v à s ản phẩm liên quan 1270423 2 . 2 1881860 2 . 6 2875671 3 . 0 3749519 3.3 3831641 2.9 6 . Hàng c hế biến c hủ y ếu phân t heo loại ngu y ên lieu 5226034 9 . 2 8485619 11 . 7 10874561 11 . 2 12203501 10.7 13844168 10.5 7 . Má y mó c, phư ơ ng t iện v ận t ải v à phụ t ùng 7398754 13 . 0 11476052 15 . 9 18834920 19 . 4 30 703 631 26.8 43 027 054 32.6 8 . Hàng c hế biến k há c 20112424 35.2 25168944 34 . 8 30520 903 31 . 5 32 584 922 28.5 37 469 505 28.4 c . H à ng hó a k hông t huộ c các nhó m trê n 822617 1.4 36734 0 . 1 62 887 0 . 1 86 739 0.1 77 913 0.06 Nhập khẩu – 69948810 (–) 84838553 21.29 10674985 4 113780431 (6.59) 13205255 7 8 (Tốc độ tăng trưởng %) (25.83) (16.06) (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục thống kê) Theo bảng trên, trong những năm 2009 đến 2013, kim ngạch xuất khẩu luôn đạt tăng trưởng dương, với tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong những năm từ 2011 trở về trước, khoảng cách giá trị kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé hơn so với kim ngạch nhập khẩu rất nhiều, nhưng từ năm 2012 trờ lại đây, kim ngạch xuất khẩu đã xấp xỉ và có phần nhỉnh hơn kim ngạch nhập khẩu. Song bên cạnh đó cũng thấy, kim ngạch xuất khẩu vẫn phụ thuộc khá nhiều vào kim ngạch nhập khẩu, phần lớn các nguyên liệu đầu vào đều được nhập khẩu và có độ trễ 1 năm Nếu tính toán theo cách phân loại SITC, tỷ trọng nhóm hàng chế biến, tinh chế gia tăng nhưng với tốc độ chậm. cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển dịch từ nhóm hàng thô sơ chế, giảm từ 39% (2009) xuống còn 25.59% (2013) sang hàng chế biến hoặc đã tinh chế, tăng từ 59.6% lên 74.35% trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên có thể nói sự dịch chuyển tích cực này diễn ra rất chậm. Tỷ trọng hàng thô sơ chế vẫn còn rất lớn, và hàng chế biến, tinh chế vẫn chưa phải là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Trong nhóm sản phẩm thô hoặc mới sơ chế, thì cơ cấu xuất khẩu của chúng ta tập trung vào nhóm hàng lương thực thực phẩm (SITC 0) và nhiên liệu (SITC 3) còn các nhóm hàng khác chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều. Sự chuyển dịch trong các mặt hàng không rõ rệt, SITC 3 có xu hướng giảm qua các năm còn SITC 4 có xu hướng tăng nhẹ, từ 1.9 triệu USD năm 2009 đến 4,7 triệu USD năm 2013. Điều đáng lưu ý là nhóm lương thực, thực phẩm và động vật sống là mặt hàng chủ lực của Việt Nam thì lại có xu hướng chiếm tỷ trọng giảm dần, năm 2013, trị giá nhóm hàng này còn giảm so với năm 2012. Trong nhóm sản phẩm đã qua chế biến, tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng của các nhóm hàng công nghiệp phân loại theo nguyên liệu chủ yếu (SITC 6) cũng là ngành lợi thế nhưng tỷ trọng không đều qua các năm, ngành máy móc, phương tiện vận tải (SITC 7) có sự bứt phá mạnh trong thời gian này. Tính đến hết 2013 nhóm ngành này đã chiếm gần 1/3 trong tỷ 9 trọng các nhóm ngành xuất khẩu. Nhóm hàng chế biến khác (SITC 8) cũng giảm dần tỷ trọng. 2.2. Một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực: Nông sản xuất khẩu: So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, như: hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp…, thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp. Do đó, thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu đang cao hơn nhiều so với các ngành hàng xuất khẩu khác. Có thể nói, đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo như Việt Nam, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ, cũng như có những thương hiệu mạnh đủ sức đứng vững trên thị trường thế giới Ngành gia công xuất khẩu như giày da, máy tính, điện thoại,… là những ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng giúp nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động mỗi năm. Hơn nữa, với việc giá nhân công Việt Nam vẫn còn rẻ hơn các nước khác trong khu vực, thì trước mắt, đây cũng là một lợi thế so sánh cho ngành này. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giúp cho thu nhập của người dân dần cải thiện. Như vậy, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu phát triển theo chiều rộng với các sản phảm thô, sơ chế và gia công xuất khẩu. Mặc dù chúng ta xuất khẩu các thiết bị điện tử, công nghệ, các mặt hàng dệt, da dày nhưng phần lớn các nguyên liệu đầu vào lại từ nguồn vốn FDI. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu vẫn ở những mặt hàng do khối FDI sản xuất, và là những mặt hàng dựa vào thâm dụng lao động và gia công hơn là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Điều này là một thực tế và Bộ Công thương đang yêu cầu các doanh nghiệp FDI phải tích cực thực hiện cam kết trong giấy phép đầu tư, là tăng tỉ lệ nội địa hoá để tăng hàm lượng giá trị gia tăng tại Việt Nam. Khi hội nhập sâu với thế giới, để doanh nghiệp Việt Nam “chen chân” vào chuỗi giá trị toàn cầu không đơn giản. Nhất là, một thời gian dài, chúng ta đã không có biện pháp kiên quyết để các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất linh - phụ kiện trong nước. 10 [...]... mô các mặt hàng xuất khẩu được mở rộng, tập trung cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD trở lên đã tăng qua 19 các năm, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Năm 2014, có khoảng 24 mặt hàng dạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm khoảng 86% tổng kim ngạch xuất khẩu PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU Từ những hạn... giá trị xuất khẩu không cao Trong khi đó, không ít mặt hàng xuất khẩu thô từ Việt Nam đưa các hãng phân phối lớn tiếp tục đóng gói, nhập khẩu lại thị trường Việt Nam với thương hiệu ngoại Bởi vậy, để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu Việt Nam, Nhà nước nên tập trung cho việc cung cấp thông tin và thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu đối với những mặt hàng Việt Nam đã xuất khẩu và được... giữa người chế biến và nông dân PHẦN 2: Những lợi ích và hạn chế của Việt Nam khi lựa chọn xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế và gia công xuất khẩu 14 1.Lợi ích của xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế và gia công xuất khẩu 1.1.Tăng cường sử dụng các nhân tố sản xuất Xuất khẩu sản phẩm thô thúc đẩy nền kinh tế sử dụng nhiều yếu tố sản xuất sẵn có và sử dụng những yếu tố đó hiệu quả hơn Ví dụ một quốc gia có nhiều... của Việt Nam như Trung Quốc và Thái Lan đang tích cực đẩy nhanh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thì Việt Nam đang loay hoay chưa tìm ra hướng đi riêng • Dệt may Xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng Tuy nhiên Việt Nam vẫn chỉ cạnh tranh ở các sản phẩm may mặc từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường cấp trung và cấp thấp Số liệu năm 2012, có 3 mặt hàng xuất khẩu. .. Đánh giá nhận định: “Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam ” Từ những đánh giá về lợi thế và hạn chế của việc xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế, gia công ở phần trên, thì nhận định “Cơ cấu hàn xuất khẩu của Việt Nam cần được duy trì với các sản phẩm thô, sơ chế và gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao, (khoảng 50%) nhằm phát huy tối đa lợi thế của quốc gia trong thương mại quốc tế” là một nhận định sai Đối... (22%), áo thụn (20%) và quần (16%) Các sản phẩm như áo sơ mi, váy, quần áo trẻ em có giá trị xuất khẩu ở mức 6% Các sản phẩm cao cấp như vest xuất khẩu rất ít Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc bởi các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam cũng là các sản phẩm xuất khẩu lớn của Trung Quốc Ngoài ra Việt Nam cũng đang phu thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu của đối thủ cạnh... 2011, Việt Nam chiếm 15,94% sản lượng café xuất khẩu toàn thế giới, sau Brazil và theo sau bởi Đức Xét về trị giá hàng xuất khẩu thì Việt Nam chỉ chiếm 7.09% thế giới sau Brazil, Đức, Colombia do các nước đều xuất khẩu loại cà phê chất lượng cao Arabica, đã qua chế biến trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cà phê hạt sơ chế, chất lượng thấp Trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, Việt Nam chỉ... gia tăng của các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam Do đó, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thực tế đã không đem lại sự gia tăng tương ứng trong thu nhập cho người sản xuất do sự rớt giá, hoặc hàng sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ, hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao Đóng góp vào mức xuất khẩu của năm 2014, có 10 nhóm hàng chủ lực: điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt... chế của việc xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế và gia công sản xuất Mặc dù xuất khẩu sản phẩm thô mang lại một số những lợi ích như trên nhưng trong dài hạn, nếu tiếp tục duy trì xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế, gia công sản xuất thì Việt Nam nói riêng cũng như các nước đang phát triển nói chung sẽ không thể phát triển bền vững 2.1.Cung sản phẩm thô không ổn định Cung sản phẩm thô phụ thuộc vào 2 ngành... trị trong nước và giá trị gia tăng cao để phục vụ xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động - Thứ ba, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, dệt may khi tham gia xuất khẩu vẫn bị xếp vào nhóm hàng gia công, sơ chế hoặc nghiên liệu thô, tức là giá trị thấp, nên mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn, nhưng . nhận định : Một số giải pháp và định hướng xuất khẩu cho Việt Nam Để phân tích nhận định này đúng hay sai, nhóm chúng tôi đã nêu ra bức tranh tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. quốc tế” 19 Phần 3: Một số giải pháp và định hướng xuất khẩu cho Việt Nam 21 1.Vốn đầu tư 20 2. Nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 21 3. Mở rộng thị trường xuất khẩu 24 4.Phát triển. ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2014, có khoảng 24 mặt hàng dạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm khoảng 86% tổng kim ngạch xuất khẩu. PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU Từ

Ngày đăng: 13/07/2015, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan