1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may nam định

65 569 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 412,5 KB

Nội dung

Phương hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may nam định

Trang 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG

DỆT MAY ĐỐI VỚI VIỆT NAM.1.1 Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu.1.1.1.1 Khái niệm.

Xuất khẩu là hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ ra nước ngoài để thulại ngoại tệ Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không phải là những hành vi muabán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ởcả bên trong và bên ngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ Những lợi ích kinhtế xã hội mà hoạt động xuất khẩu đem lại đã thúc đẩy hoạt động xản xuất hànghoá trong nước phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường vị thếkinh tế quốc gia và tạo ra công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất

Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trườngnước ngoài, đưa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất trong nước tiêuthị ở thị trường nước ngoài để thu lợi nhuận.

1.1.1.2 Vai tro của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốcdân.

Đối với nền kinh tế quốc dân:

Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, xuất khẩu là hoạt động quantrọng nhất trong việc phát triển nền kinh tế vì.

Xuất khẩu giúp thu về một lượng ngoại tệ lớn, tăng cường nguồn vốn,góp phần quan trọng trong việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữngoại tệ, qua đó tạo điều kiện để phát triển những ngành sản xuất, nghiên cứutrong nước.

Trang 2

Xuất khẩu có tác động tích cực giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đờisống nhân dân Sự phát triển của các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩusẽ thu hút rất nhiều lao động vào làm việc, với mức sống ổn định Ngoài ra xuấtkhẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụđời sống và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của con người

Xuất khẩu là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại Xuấtkhẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, nâng cao vaitrò của quốc gia trên trường quốc tế Nhờ có những hàng xuất khẩu mà có nhiềunước đã, đang và sẽ thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư nhau.

Đối với Doanh nghiệp (DN):

Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Thị trường nướcngoài luôn là thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng để doanh nghiệp khai thác,làm tăng doanh thu và lợi nhuận.

Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ sảnxuất mới, trong bước chuyển giao công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề ngườilao động, từ lao động không có kỹ năng hoặc bán kỹ năng thành lao động kỹnăng.

Tóm lại, việc đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò chiến lược trong việc pháttriển nền kinh tế của một quốc gia, tăng cường vị thế quốc gia trên trường khuvực và thế giới.

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu.1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu từ nước người bán sang thẳng nướcngười mua và không qua một nước thứ 3 Xuất khẩu trực tiếp là việc doanhnghiệp xuất khẩu sản phẩm mình sản xuất hoặc đặt mua của doanh nghiệp trong

Trang 3

nước, sau đó xuất khẩu sang nước thứ 3 với danh nghĩa hàng hóa của chínhmình

Hình thức xuất khẩu trực tiếp này có ưu điểm là đem lại nhiều lợi nhuậncho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng, do không mất khoản chi phí trung gianvà tăng uy tín cho doanh nghiệp nếu hàng hóa thoã mãn yêu cầu của đối tácgiao dịch Nhược điểm của hình thức này là phương thức phức tạp, đòi hỏi phảicó trình độ, chuyên môn cao, có lượng vốn lớn và có nhiều quan hệ với các bạnhàng nước ngoài.

1.1.2.2 Xuất khẩu ủy thác:

Xuất khẩu uỷ thác là hình thức trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trunggian xuất khẩu làm thay cho các đơn vị sản xuất những thủ tục cần thiết để xuấtkhẩu hàng và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất khẩu đã được thoả thuận.

Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, ít trách nhiệm, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng đặc biệt là không cần bỏ vốn ra để mua hàng, nhận tiền nhanh, ít thủ tục và tương đối tin cậy

1.1.2.3 Buôn bán đối lưu:

Đây là hình thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhậpkhẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị tươngđương với giá trị lô hàng đã xuất

Các loại hình buôn bán đối lưu bao gồm: Hàng đổi hàng, nghiệp vụ bùtrừ, chuyển giao nghiệp vụ, nghiệp vụ mua lại.

1.1.2.4 Gia công quốc tế:

Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh mà bên gia công nhận làmmột phần việc trong quá trình hoàn thành sản phẩm cho bên thuê gia công đểthu lại một khoản thù lao gọi là phí gia công Bên gia công sẽ tiếp thu dây

Trang 4

chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm củabên thuê gia công để thực hiện các công việc được yêu cầu.

Hiện nay, hình thức gia công quốc tế được vận dụng khá phổ biến, bên đặt gia công thường là các nước phát triển, còn bên nhận gia côngthường là các nước đang phát triển Hình thức này mang lợi ích đến cho cả haibên, bên thuê gia công tận dụng được nguồn lao động giá rẻ làm giảm chi phí,tăng lợi nhuận, còn bên gia công tạo được thu nhập, tiếp thu được dây chuyềncông nghệ hiện đại.

1.1.2.5 Tái xuất khẩu:

Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu những hàng hoá nhập khẩunhưng từ nước ngoài nước ngoài Giao dịch trong hình thức tái xuất khẩu baogồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về lượng ngoại tệ lớn hơn so vớisố vốn ban đầu bỏ ra Giao dịch này được tiến hành dưới ba nước: nước táixuất khẩu, nước xuất khẩu và nước nhập khẩu

Hình thức tái xuất khẩu có thể tiền hành theo hai cách:

+ Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất sang nước nhập Nước tái xuất chỉ cóvai trò trên giấy tờ như một nước trung gian Hoạt động tái xuất khẩu chỉ diễn rakhi mà các nước bị hạn hẹp về quan hệ thương mại quốc tế do bị cấm vận hoặctrừng phạt kinh tế hoặc thị trường mới chưa có kinh nghiệm cần có người trunggian.

+ Hàng hoá đi từ nước tái xuất khẩu đến nước tái xuất khẩu và đi từ nướctái xuất khẩu sang nước xuất khẩu Ngược lại, dòng tiền lại được chuyểntừ nước nhập khẩu sang nước tái xuất khẩu rồi sang nước xuất khẩu (nước táixuất khẩu trả tiền nước xuất khẩu rồi thu tiền nước nhập)

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.1.1.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:

a Tỷ giá hối đoái.

Trang 5

TGHĐ được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng nội tệ.Đây chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quanhệ cung cầu về ngoại tệ.

Sự hình thành TGHĐ là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan vàkhách quan Nhưng nhìn chung, có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá Đó làmối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, độ lệch về lãi suất và lạm phát giữa các nước.

Sự biến động của TGHĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thươngthông qua kênh giá cả Khi đồng ngoại tệ giảm thì chi phí sản xuất trong nướcsẽ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về ít hơn nên gây khó khăn cho xuất khẩu vàngược lại, khi đồng ngoại tệ tăng giá thì sẽ có lợi cho xuất khẩu.

b Các yếu tố pháp luật

Pháp luật là công cụ để nhà nước điều hành quốc gia, chi phối mạnh mẽđến các hoạt động kinh tế xã hội Mỗi quốc gia khác nhau thì có hệ thông luậtpháp khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, truyền thống.Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu cần nắm rõ luật pháp trongnước và tại nước mà doanh nghiệp xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu chịu ảnhhưởng mạnh mẽ các mặt sau:

+ Các quy định về thuế, chủng loại, khối lượng, quy cách

+ Quy định về hợp đồng, giao dịch bảo vệ quyền tác giả, quyềnsởhữu trí tuệ

+ Quy định về cạnh tranh độc quyền

+ Quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng nên các hàng rào thuế quanchặt chẽ

Như vậy một mặt các yếu tố pháp luật có thể tạo điều kiện thuận lợi cácdoanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu bằng những chính sách ưu đãi, hỗ trợnhưng mặt khác nó cũng ra hàng rào cản trở sự hoạt động của doanh nghiệpxuất khẩu khi buôn bán ra nước ngoài hay căn cứ khi doanh nghiệp thâm nhập

Trang 6

vào thị trường nội địa, gây khó khăn cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở rộnghoạt động kinh doanh

c Các yếu tố về văn hoá xã hội

Các yếu tố về văn hoá xã hội tạo nên các loại hình khác nhau của nhucầu thị trường, là nền tảng cho sự xuất hiện thị yếu tiêu dùng, sự yêuthích trong tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của các đoạn thịtrường mới Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thịtrường quốc tế khi có những hiểu biết nhất định về môi trường văn hoácủa các quốc gia, khu vực thị trường mà mình dự định đưa hàng hoá vào để đưara các quyết định phù hợp với nền văn hoá xã hội ở khu vực thị trường đó

d Các yếu tố khoa học công nghệ

Phát triển khoa học công nghệ luôn là ưu tiên hàng đầu trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc gia trên thế giới Khoa học côngnghệ phát triền giúp doanh nghiệp có trình độ cao trong sản xuất, năng cao năngsuất, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm qua đó tăng hiệu quả kinhdoanh xuất khẩu.

f Nhân tố chính trị

Xuất khẩu là hoạt động diễn ra trên nhiều quốc gia khác nhau trên thếgiới, do đó nó chịu ảnh hưởng từ tình hình chính trị của các quốc gia đó Chínhvì thế ngưới làm kinh doanh xuất khẩu phải nắm rõ tình hình chính trị xã hộicủa các nước liên quan để tránh rủi ro và có những quyết định, giải pháp đúngđắn, kịp thời

g Nhân tố cạnh tranh quốc tế

Thị trường nước ngoài là thị trường cạnh tranh khốc liệt, có rất nhiềudoanh nghiệp tại nước đó, và từ các quốc gia khác đều kinh doanh sản phẩmtương tự của doanh nghiệp mình Hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển ngoài đối phó với các nhân tố khác thì cũng phải có

Trang 7

những chiến lược cạnh tranh với các đối thủ trên thị Các đối thủ cạnh tranhkhông chỉ dựa vào sự vượt bậc về kinh tế, chính trị, tiềm lực khoa học côngnghệ mà nay sự liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn tạo nên thế mạnh độcquyền mang tính toàn cầu sẽ từng bước gây khó khăn bóp chết các hoạt độngxuất khẩu của các quốc gia nhỏ bé

1.1.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:

a Sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Danh nghiệp có sức cạnh tranh cao sẽ có khả năng sản xuất ra nhiều hànghóa và khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng cao và nhanh hơn Sức cạnh tranh củadoanh nghiệp được đánh giá qua các yếu tố: Khả năng tài chính, năng suất sảnxuất, chất lượng sản phẩm, các hoạt động Marketing và các dịch vụ khác đikèm.

Khả năng tài chính là tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp đó có thểcân bằng được các chi phí trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu Nó được thểhiện qua lượng tiền mặt của doanh nghiệp, ngoại tệ, cơ cấu vốn Tiềm lực tàichính vững chắc giúp doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược đề ra, nhất làđối với các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có khảnăng kiểm soát tình hình tài chính tốt thì sẽ kiểm soát tốt được tất cả những hoạtđộng khác của doanh nghiệp đó, như việc nhập nguyên liệu đầu vào, thanh toánlương thưởng cho công nhân viên, quản lý các khoản nợ, các khoản vay đềutrong tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Năng suất sản xuất là việc doanh nghiệp hoàn thành đúng tiến độ sảnxuất, tiết kiệm các chi phí sản xuất như chi phí đầu vào, sức lao động,chi phíquản lý Việc chậm chễ hoản thành hợp đồng có thể khiến doanh nghiệp thua lỗcả về số hàng làm ra và còn bị phía đối tác kiện phạt tiền.

Chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm là những yếu tố quan trọngđể cuốn hút, lôi kéo và đạt được thiện cảm tốt với khác hàng Nó cũng thể hiệnđược thương hiệu của doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của

Trang 8

khách hàng Cạnh tranh về chất lượng và về giá sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụsản phẩm nhanh và nhiều hơn.

Các hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triểnthương hiệu, tìm hiểu và nắm rõ các thị trường mục tiêu Doanh nghiệp có hoạtđộng Marketing tốt sẽ có mối quan hệ gắn bó, sâu sắc với thị trường mà mìnhnhắm tới, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và yêu thích sản phẩm mà doanhnghiệp kinh doanh.

Các dịch vụ đi kèm giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụnhanh chóng hơn và tạo điều kiện cho khách hàng có thể mua sản phẩm thuậntiện và mong muốn mua những lần tiếp theo Ngày nay, nhiều doanh nghiệp coicác dịch vụ sau bán hàng như hỗ trợ sử dụng sản phẩm, các điều kiện bảo hành,chăm sóc khách hàng là hoạt động quan trọng trong việc cạnh tranh với các đốithủ khác.

b Trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị và ban điều hành doanh nghiệp: Là bộ phận đầu nãocủa doanh nghiệp Bộ phận này quyết định mọi số phận của doanh nghiệp, đưara các sứ mệnh, nhiệm vụ, đề ra các chiến lược ngắn và dài hạn, kiểm tra, kiểmsoát các hoạt động trong doanh nghiệp Một bộ máy quản lý có năng lực sẽ giúpdoanh nghiệp luôn đi đúng hướng, bộ máy doanh nghiệp vận hành trơn tru.

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huyđược trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp phát huy tinh thầnđoàn kết và sức mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định sảnxuất kinh doanh được nhanh chóng và chính xác Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạođiều kiện thuận lợi trong việc phối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh đốiphó được với những biến đổi của môi trường kinh doanh và nắm bắt kịp thờicác cơ hội một cách nhanh nhất hiệu quả nhất

Đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh xuất khẩu: Đóng vai trò quyết địnhđến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường Hoạt độngxuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi có sự nghiên cứu tỷ mỷ về thị trường hàng

Trang 9

hoá, dịch vụ, về các đối tác các đối thủ cạnh tranh, về phương thức giao dịch,đàm phán và ký kết hợp đồng Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải cóđội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế có khả năng phân tíchvà dự báo những xu hướng vận động của thị trường, khả năng giao dịchđàm phán đồng thời thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu, các công việc tiếnhành cũng trở nên rất cần thiết.

1.1.4 Quy trình hoạt động xuất khẩu.

Quy trình hoạt động xuất khẩu gồm 4 bước kế tiếp nhau Mỗi bước cóđặc điểm riêng biệt nhưng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau để đạt được mục địchcuối cùng là xuất khẩu được sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường nướcngoài.

1.1.4.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài.

Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần thựchiện khi muốn xuất khẩu sản phầm của mình ra nước ngoài Đây là hoạt độngquan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt hiểu rõ được các thị trường khác nhau,đâu là thị trường tiềm năng, phù hợp nhất để tiếp cận, nó cũng hỗ trợ cho nhữnghoạt động tiếp theo của doanh nghiệp Từ việc nghiên cứu thị trường mà doanhnghiệp quyết định các cách thức tiếp cận, dung lượng sản phẩm, giá thành,phương thức giao dịch, các hoạt động Marketing sao cho phù hợp nhất với cácđặc tính riêng biệt của thị trường đó như chính trị, luật pháp, văn hóa, khả năngtiêu dùng…

a Tổ chức thu thập thông tin.

Thu thập thông tin là công việc đầu tiên của công tác nghiên cứu thịtrường Thu thập thông tin bao gồm thu thập thông tin sơ cấp và thông tin thứcấp.

Thu thập thông tin thứ cấp là việc tìm kiếm những thông tin chung nhất,bao quát nhất về thị trường Những thông tin về GDP ,GNP, dân số, tốc độ phảttriển kinh tế, các thông tin về bộ máy hành pháp, luật pháp, văn hóa, conngười Các thông tin này có thể thu thập từ các tổ chức quốc tế, liên hợp quốc,

Trang 10

quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng quốc tế, các tổ chức cung cấp thông tin của nướcbạn

Thu thập thông tin sơ cấp là việc tìm kiếm những thông tin thị trường cóliên quan đến sản phẩm mặt hàng mà doanh nghiệp định xuất khẩu Các thôngtin cần thiết là nhu cầu về sản phẩm, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnhtranh, các sản phẩm cạnh tranh Doanh nghiệp có những thông tin này qua cáchoạt động nghiên cứu trực tiếp của mình hoặc được cung cấp bởi những công tychuyên bán thông tin về thị trường.

b Tổ chức phân tích thông tin và xử lý thông tin

Phân tích thông tin về môi trường: Môi trường có ảnh hưởng đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy khi phân tích cần phải thuthập và thông tin về môi trường một cách kịp thời và chính xác

Phân tích thông tin về giá cả hàng hoá: Giá cả hàng hoá trênthịtrường thế giới biến động rất phức tạp và chịu chi phối bởi các nhân tố chukỳ, nhân tố lũng đoạn, nhân tố cạnh tranh, nhân tố lạm phát

Phân tích thông tin về nhu cầu tiêu dùng: Nhu cầu của thị trường là tiêuthụ được, chú ý đặc biệt trong marketing, thương mại quốc tế, bởi vì côngviệc kinh doanh được bắt nguồn từ nhu cầu thị trường

c Lựa chọn thị trường xuất khẩu.

Sau khi đã tổ thức thu thập thông tin và đánh giá, phân tích thông tin củacác thị trường khác nhau Doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn thị trường mụctiêu của mình Đó là thị trường mà doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh caonhất, sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tốt nhất.

Các yếu tố để lựa chọn thị trường dựa trên những tiêu chí mà doanhnghiệp đề ra và dựa theo kết quả của việc phân tích đánh giá thị trường.

- Các tiêu chuẩn chung như chính trị pháp luật, địa lý, kinh tế, tiêu chuẩnquốc tế

- Các tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ

+ Bảo hộ mậu dịch: thuế quan, hạn ngạch giấy phép

Trang 11

+ Tình hình tiền tệ: tỷ lệ lạm phát, sức mua của đồng tiền - Các tiêu chuẩn thương mại

+ Sản xuất nội địa + Xuất khẩu

1.1.4.2 Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu.

Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng (bằng 2 cách):

- Đối với doanh nghiệp sản xuất: tạo nguồn hàng là việc tổ chức sản xuấthàng hoá theo nhu cầu của khách hàng

- Đối với các doanh nghiệp thương mại: tạo nguồn hàng bằng cách gomhàng từ các cơ sở sản xuất hàng hoá trong nước.

Lập kế hoạch xuất khẩu.

Khi đã có nguồn hàng và lựa chọn được thị trường xuất khẩu doanhnghiệp cần lập kế hoạch để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường đó Kế tiếpdoanh nghiệp cần phải lập kế hoạch giao dịch, ký hợp đồng gồm:

- Lập danh mục khách hàng.- Lập danh mục hàng hoá.

- Dự kiến bán hàng cho từng khách hàng.- Thời gian giao dịch.

1.1.4.3 Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng.

 Chuẩn bị cho giao dịch

Để công tác giao dịch diễn ra tốt đẹp doanh nghiệp phải biết thông tin đầyđủ về hàng hoá, thị trường tiêu thụ, khách hàng…

Việc lựa chọn khách hàng để giao dịch cần căn cứ các điều kiện sau:- Tình hình kinh doanh của khách hàng.

- Khả năng về vốn, cơ sở vật chất của khách hàng.

Trang 12

- Uy tín danh tiếng của khách hàng.-Thái độ của khách hàng.

 Các phương thức giao dịch

Trên thị trường thế giới đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch, mỗiphương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật riêng Căn cứ vào mặt hàng dựđịnh xuất khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của người tiến hànhgiao dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao dịch phù hợp Dưới đây làhai phương thức giao dịch cơ bản nhất:

- Giao dịch trực tiếp

Giao dịch trực tiếp trong thương mại quốc tế là giao dịch mà người muavà người bán thoả thuận, bàn bạc trực tiếp (hoặc thông qua thư từ điện tín) vềhàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch và phương thức thanh toán…

Giao dịch trực tiếp thường tiến hành thông qua bốn bước sau:+ Hỏi giá ( Inquiry).

Là việc bên mua đề nghị bên bán cho biết những điều kiện bán hàng nhưgiá cả, thì hạn giao hàng, điều kiện thanh toán… hỏi giá thực chất là thăm dò đểgiao dịch chứ không bắt buộc người hỏi giá trở thành người mua.

+ Báo giá.

Báo giá là nghiệp vụ tiếp theo của giao dịch và ký hợp đồng Nếu đã làbáo giá là đã có sự cam kết của người bán sẽ bán hàng với giá đó và kèm theocác điều kiện trong thư báo giá mà người bán không có quyền từ chối.

+ Chào hàng (Offer).

Là đề nghị của một bên (người bán hoặc người mua) gửi cho bên kia biểuthị muốn bán hoặc muốn mua một hoặc một số hàng hoá nhất định theo nhữngđiều kiện nhất định về giá cả, thời gian giao hàng, phương tiện thanh toán …

+ Chấp nhận (Acceptance).

Chấp nhận là người chào hàng hay người báo giá đồng ý hoàn toàn vớigiá chào hàng hay báo giá đó Mọi sự đồng ý nếu kèm theo báo lưu thì chưaphải là chấp nhận.

Trang 13

- Giao dịch qua trung gian.

Là giao dịch mà người mua và người bán quy định điều kiện mua bánhàng hoá phải thông qua một người thứ ba – người trung gian mua bán.

Hiện nay giao dịch qua trung gian chiếm khoảng 50% kim ngạch buônbán trên thế giới ở đây trung gian được hiểu có thể là một số cá nhân hoặc tổchức hay một doanh nghiệp.

Trung gian buôn bán chủ yếu là các cửa hàng đại lý, các đại lý và các tổchức môi giới, hay các môi giới.

 Ký kết hợp đồng

Hợp đồng xuất nhập khẩu là loại hợp đồng mua bán đặc biệt trong đóngười bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua vượt quabiên giới quốc gia, còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một khoản tiềnngang giá trị hàng hoá bằng các phương thức thanh toán quốc tế.

Một hợp đồng xuất nhập khẩu về cơ bản có một số đặc điểm sau đây:- Các điều kiện cơ bản về hàng hoá (tên hàng, số lượng, phẩm chất,bao bì, giá cả…) điều kiện cơ sở giao hàng và điều kiện giao hàng.

- Luật điều chỉnh hợp đồng (là cam kết để giải quyết tranh chấp nếu có).- Chủ thể của hợp đồng.

Trang 14

Sơ đồ - 1: Quy trình xuất khẩu

 Ký hợp đồng

Hai bên tham gia ký hợp đồng cam kết, thỏa thuận với nhau về giá cả,chất lượng, điều khoản thanh toán, giao nhận hàng và trách nhiệm quyền hạncác bên tham gia trong hợp đồng.

 Kiểm tra L/C

Bên nhập khẩu có trách nhiệm mở L/C và bên xuất khẩu cần kiểm tra L/Ccó phù hợp với hợp đồng được ký kết hay không trước khi tiến hành giao hàng.

 Xin giấy phép xuất khẩu

Hiện nay, việc cấp giấy phép xuất khẩu được Bộ thương mại cấp đối vớihàng mậu dịch và tổng cục hải quan cấp đối với hàng phi mậu dịch.

Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để xuất khẩu một sốmặt hàng với một nước nhất định trên một phương thức vận tải và giao nhận tạimột cửa khẩu nhất định.

 Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Các công việc này phải được thực hiện theo đúng như quy định của hợpđồng và đảm bảo tiến độ cho công tác giao hàng Chuẩn bị hàng xuất khẩu baogồm rất nhiều công việc từ thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu đến việcbao bì đóng gói, kẻ, ký mã hiệu

 Kiểm tra hàng hoá

Làm thủ tục hải quan

Kiểm traHàng hoá

Thuê tàu(nếu cần)

Giao hàng lên tàu

Ký hợp đồngKiểm traL/C

Xin giấy phép XKChuẩn bị hàng hoá

Giải quyết tranh chấp

(nếu cần)

Thanh toánMua bảo hiểm

Trang 15

Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu sẽ ngăn chặn kịp thời những hậu quảxấu và đảm bảo uy tín cho nhà sản xuất cũng như tổ chức xuất khẩu trong quanhệ mua bán.

Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra vềphẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì (kiểm nghiệm) Nếu hàng hoá là độngvật, thực vật phải kiểm tra khả năng lây lan, bệnh tật (kiểm dịch).

 Thuê tàu

Thuê tàu chở hàng dựa vào các căn cứ sau đây: Những điều khoản hợp đồng mua bán. Đặc điểm hàng hoá mua bán

 Điều kiện vận tải.

 Thông thường trong nhiều trường hợp, đơn vị kinh doanh xuấtkhẩu thường ủy thác việc thuê tàu cho một công ty vận tải.

 Mua bảo hiểm

Mua bảo hiểm là hoạt động nằm giảm thiểu rủi ro cho lô hàng trong quátrình vận chuyển Hợp đồng bảo hiểm có thể chia thành hai loại:

- Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy)- Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy)

 Làm thủ tục hải quan

Làm thủ tục hải quan đển xác nhận hàng hóa vận chuyển có nguồn gócxuất xứ, có đầy đủ giấy phép để có thể vận chuyển qua biên giới, kiểm tra hànglậu, sai sót, giả mạo Việc làm thủ tục hải quan bao gồm ba bước chủ yếu sau:

 Khai báo hải quan. Xuất trình hàng hoá.

 Thực hiện các quyết định của hải quan. Giao hàng lên tàu.

 Giao hàng lên tàu

Trang 16

Theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng đến thời hạn giao hàng, các nhàxuất nhập khẩu hàng hoá phải làm thủ tục giao hàng Bên xuất khẩu phải thựchiện tất cả các bước cần thiết để thực hiện giao hàng đúng thời hạn và có đượcvận đơn để lập bộ chứng từ thanh toán.

 Thủ tục thanh toán

Thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng của tất cả các giaodịch kinh doanh thương mại quốc tế, do đặc điểm buôn bán với nước ngoài nênthanh toán trong kinh doanh thương mại quốc tế phức tạp hơn rất nhiều Có rấtnhiều cách thanh toán bằng thư tín dụng hoặc phương thức L/C.

1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may đối với nền kinhtế Việt Nam

1.2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Namnhững năm vừa qua.

Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được gia tăng qua các năm Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ dừng ở 3,6 tỷ USD; thì sang năm 2004 đạt 4,3 tỷ USD và cho đến năm 2008 mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đặt ra là 9,5 tỷ USD.

Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%

Xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan đang hồi phục Hoạt động mở rộngthị trường sang khu vực Châu Phi và các nước Châu á khác cũng khá tốt Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường này đều có mức tăng trưởng cao.

Trang 17

 Thị trường các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay

- Thị trường xuất khẩu hạn ngạch

EU là thi trường hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam Thị trường này mỗinăm nhập khẩu khoảng 65 tỷ USD các sản phẩm về may mặc Xuất khẩu hàngdệt may từ Việt Nam sang thị trường EU đặc biệt phát triển sau khi Hiệp địnhbuôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết vào ngày 15/12/1992.Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong Liênminh là Đức (49.9%), Pháp (10.8%), Hà Lan (10.3%), Anh (9.4%), Bỉ (6.1%),Tây Ban Nha (5.1%) Italia (4.4%), Đan Mạch (2.0%), Thuỵ Điển (1.9%), Áo(1.5%), Phần Lan (0.6%), Ailen (0.4%), Lucxembuorg (0.3%), Hy Lạp (0.2%)

và Bồ Đào Nha (0.1%)

Bảng - 1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU

Đơn vị : Triệu USD

Tổng kim ngạch của cả nước 1.480 1.642 1.890

(Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam)

Ngoài thị trường EU Việt Nam còn xuất khẩu hàng dệt may theo hạnngạch theo một số nước như: Canada, Thổ Nhĩ Kỳ…với tỷ trọng tương đối ổnđịnh.

- Thị trường không hạn ngạch

Thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Namchiếm tới 57% tổng giá trị xuất khẩu của Ngành Thị trường Mỹ luôn là thịtrường trọng điểm của Dệt May Việt Nam xong cũng gặp nhiều cạnh tranh gaygắt với hàng dệt may của Trung quốc, Thái Lan và một số các nước khác

Thị trường Nhật Bản

Trang 18

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường NhậtBản tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ riêng tháng 1 và tháng 2 đã đạt 138triệu USD Riêng mặt hàng đồ lót tăng 26%, áo sơ mi tăng 35%, áo thun tăng102% và đặc biệt là mặt hàng chăn bông tăng tới 128% so với cùng kỳ Thịtrường Nhật luôn là thị trường có thế mạnh của Dệt May Việt Nam nhưng cũnglà thị trường tương đối khó tính.

Thị trường SNG và Đông Âu

Đây vốn là thị trường truyền thống của Dệt May Việt Nam và thị trườngnày đang có dầu hiệu phục hồi Nga đã trở thành một trong mười nước nhậpkhẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu là 41,4 triệuUSD năm 2007 và 59,3 triệu USD năm 2008.

Thị trường các nước trong khu vực

Thị trương Dệt May tại các nước khu vực đang là một thị trường mới vàrất tiềm năng đối với Dệt May Việt Nam Các quốc gia trong khu vực đang tìmkiếm cơ hội đầu tư vào sản xuất và gia công tại Việt Nam do đó các doanhnghiệp Việt Nam cần có các biện pháp giảm gia công và xuất khẩu qua trunggian là các nước trong khu vực để tăng hiệu quả xuất khẩu hơn nữa.

Thị trường Trung Đông

Đây là hướng đi mới cho xuất khẩu của Việt Nam trong khi xuất khẩusang các nước Châu á đang gặp khó khăn Xuất khẩu sang thị trường TrungĐông có nhiều điều kiện thuận lợi, khả năng thanh toán cao, nhu cầu nhập khẩucao do công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của các nước này chưa phát triển,vận tải đường biển tuy xa nhưng tuyến đường khá thuận lợi… Mặc dù kim ngạchcòn thấp nhưng một số mặt hàng dệt may của Việt Nam đã tỏ ra có khả năngthâm nhập vào thị trường này.

1.2.2 Vai trò của ngành Dệt May đối với sự phát triển của nền kinhtế Việt Nam.

Trang 19

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, vị thế của ngànhdệt may cũng đang dần được khẳng định Sau một năm gia nhập WTO, dệt mayViệt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc, “vượt dầu khí, trở thành mặt hàng xuấtkhẩu lớn nhất” Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế Hàng loạt các tậpđoàn nước ngoài đang chuyển hướng đầu tư vào dệt may Việt Nam cho thấy sựkhởi sắc của ngành

Hàng năm, ngành dệt may đóng góp một tỷ trọng lớn vào GDP cả nước,tạo 200 triệu công ăn việc làm cho người lao động vì thế Dệt may được coi làngành công nghiệp ưu tiên hàng đầu của Việt Nam Sự phát triển ngành DệtMay luôn đi cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước.

Trang 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨUHÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM

ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2008

2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Dệt May Nam Định.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần DệtMay Nam Định

Tên tổng công ty

Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNHTên giao dịch Quốc tế: NAM DINH TEXTILE GARMENT JOINSTOCKCORPORATION

Tên viết tắt tiếng anh : NATEXCORP

Địa chỉ trụ sở chính : 43 Tô Hiệu – TP Nam Định – Tỉnh NamĐịnh

Điện thoại : 03503 849586, 03503 849749Fax : 03503 849750

Email : Natexcorp@hn.vnn.vnWebsite : www.natexcorp.com.vn

Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Dệt NamĐịnh:

Công ty cổ phần Dệt Nam Định tiền thân là nhà máy Sợi Nam Định domột người Pháp thành lập năm 1889 Đến năm 1954 được Nhà nước tiếp quảnvà tổ chức lại sản xuất gọi tên là Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định; đến tháng06 năm 1995 được đổi tên thành Công ty Dệt Nam Định, tháng 07 năm 2005được chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên DệtNam Định, là doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt MayViệt Nam (VINATEX), nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam Hiện nay, để phù

Trang 21

hợp với sự phát triển đi lên của ngành Dệt may cũng như tiến trình hội nhập màViệt nam đã cam kết, Công ty tiếp tục thực hiện Quyết định số 547/QĐ-BCNcủa Bộ Trưởng bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty trách nhiệm Nhà nướcmột thành viên Dệt nam Định thành Công ty cổ phần

- Quyết định số 831/CNn- TCLĐ ngày 14/06/1995 của Bộ trưởng BộCông nghiệp nhẹ về việc đổi tên Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định thành Côngty Dệt Nam Định;

- Quyết định số 185/2005/QĐ-TTg ngày 21/07/2005 của Thủ TướngChính phủ về việc chuyển Công ty Dệt Nam Định thành Công ty trách nhiệmhữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt nam Định;

- Quyết định số 547/QĐ-BCN ngày 13/02/2007 của Bộ Trưởng Bộ Côngnghiệp về việc cổ phần hoá Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên DệtNam Định;

2.1.2 Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phầnDệt May Nam Định.

a Bộ máy lãnh đạo :

* Hội đồng Quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Tổng Công

ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh Tổng Công ty để quyết định, thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

Trang 22

cổ đông Dự kiến Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên, nhiệm kỳ 05 năm Dựkiến Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty thời hạnkhông quá nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.

* Ban kiểm soát: Dự kiến bao gồm 03 thành viên, được đề cử theo Điều

lệ của Tổng Công ty cổ phần và được Đại hội đồng Cổ đông bầu Ban kiểm soátchịu trách nhiệm giám sát mọi mặt hoạt động của Công ty mẹ theo quy định tạiĐiều lệ của Công ty mẹ Để đảm bảo tính độc lập trong công tác quản lý vàgiám sát hoạt động của doanh nghiệp, Trưởng Ban Kiểm soát dự kiến khôngthuộc nhóm cổ đông nắm giữ chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc trongban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.

* Ban Tổng giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc; các Phó Tổng giám

đốc, Giám đốc điều hành Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị Công ty mẹquyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật củaTổng Công ty và điều hành hoạt động của Tổng Công ty

b Các phòng ban chức năng:

Các phòng ban gồm: Phòng Kỹ thuật đầu tư, Phòng Xuất nhập khẩu, PhòngKinh doanh- thị trường, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, PhòngKhám đa khoa, Phòng bảo vệ- quân sự Thực hiện các nhiệm vụ và chiến lượcphát triển kinh doanh của Tổng Công ty theo sự chỉ đạo của Hội đồng quản trịvà Ban Tổng giám đốc.

c Các văn phòng đại diện trong và ngoài nước

Các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước được thành lập và thựchiện các nhiệm vụ do ban lãnh đạo Tổng Công ty giao.

d Các đơn vị hạch toán phụ thuộc

Các đơn vị, các Chi nhánh hạch toán phụ thuộc gồm: Nhà máy Sợi, Nhà máyDệt, Nhà máy May II, Xí nghiệp phục vụ đời sống và các Chi nhánh chuyênthực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo phân công của Hội đồng quản trị

Trang 23

và Ban Tổng giám đốc Ngoài các đơn vị hiện tại, Tổng Công ty sẽ thành lập cácđơn vị mới dựa trên nhu cầu phát triển và mở rộng.

* Công ty con

Công ty con được định nghĩa là các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệmhữu hạn, Công ty liên doanh có số vốn cổ phần hoặc vốn góp chi phối của Côngty mẹ (nắm giữ tỷ lệ 51% trở lên), hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Sau cổphần hoá, Tổng Công ty sẽ bao gồm 08 Công ty con đều là Công ty cổ phần vàTổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định có cổ phần chi phối Ngoài ra, căn cứvào tình hình cụ thể có thể có những Công ty con được thành lập mới (Công tycổ phần Đầu tư hạ tầng cụm đô thị Dệt Nam Định), cụ thể:

- Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại- Công ty cổ phần Nhuộm

- Công ty cổ phần Động Lực- Công ty cổ phần Chăn Len- Công ty cổ phần May III- Công ty cổ phần May IV

- Công ty cổ phần Dệt Mỹ Thuận

- Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh Tổng hợp

- Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng cụm đô thị Dệt Nam Định (dự kiến)

* Công ty liên kết: Là Công ty mà Công ty mẹ góp vốn không chi phối

vào các Công ty liên kết và các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn,Công ty liên doanh Các Công ty liên kết dự kiến sau cổ phần hoá là 04 Côngty, bao gồm:

- Công ty cổ phần May I- Công ty Bông miền Bắc

Trang 24

- Công ty Dệt Tiến Lợi

- Công ty cổ phần Dệt may Hồng Việt- Công ty Dệt May Vạn Điệp

- Công ty Dệt May Hải Dương- Công ty dệt May Thanh An

2.1.2.2.Ngành nghề kinh doanh của Công ty

Công ty mẹ và các Công ty cổ phần con kinh doanh những ngành nghềsau:

- Sản xuất, gia công, mua bán vải, sợi, len, chỉ khâu, chăn, khăn bông,quần áo may mặc các loại;

- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ giấy và bìa;

- Sản xuất kinh doanh và mua bán nguyên vật liệu, hoá chất, thuốcnhuộm, linh kiện điện tử viễn thông và điều khiển, phụ tùng máy móc thiết bịngành dệt may;

- Kinh doanh bất động sản, siêu thị; cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà phụcvụ mục đích kinh doanh thương mại (kiốt, trung tâm thương mại);

- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi; sảnxuất, mua bán vật liệu xây dựng, cho thuê thiết bị xây dựng, lắp đặt trang thiết bịcho các công trình xây dựng;

- Khai thác nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt;- Xử lý nước thải;

- Đại lý vận tải, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển hàng hoábằng ôtô, bằng xe container, dịch vụ kho vận, xếp dỡ hàng hoá, bến bãi đỗ xeôtô;

Trang 25

- Kinh doanh khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, du lịch lữhàh nội địa và các dịch vụ du lịch khác;

- Dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 năm);

- Mua bán máy tính, máy văn phòng, phần mềm máy tính Các hoạt độngcó liên quan đến máy tính, thiết kế các hệ thống máy tính, các dịch vụ có liênquan đến máy tính, bảo dưỡng, sửa chữa, cài đặt máy tính, máy văn phòng, đạilý dịch vụ bưu chính viễn thông;

- Kinh doanh dịch vụ văn hoá thể thao, khai thác sân vận động, bể bơi,kinh doanh nhà thi đấu thể thao, nhà biểu diễn văn hoá - nghệ thuật và các hoạtđộng thể thao giải trí khác.

- Kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.

Về nguyên tắc: Công ty mẹ sẽ ký những hợp đồng dịch vụ với các Công ty cổ phần con và các Công ty liên kết nhằm đảm bảo hoạt động liên tục của nhóm các Công ty, ngoài ra các Công ty con với tư cách là những pháp nhân độclập có toàn quyền lựa chọn những ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm; đồng thời vẫn bảo đảm hiệu quả mục tiêu chung của toàn Tổng côngty.

2.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 –2008

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2006 đến nay luôn ổn định và có bước phát triển khá cả về lượng và chất Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu hằng năm của Công ty đều đạt mức tăng trưởng, cụ thể:

* Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Trong nước 80% và xuất khẩu 20%.Thị trường xuất khẩu: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia, EU …

* Gía trị sản xuất công nghiệp: Từ 2006 đến 2008 đều có mức tăng trưởngcao trên tổng số vốn đầu tư ( năm 2006: 602,813 tỷ đồng; năm 2007: 615,308 tỷ đồng; năm 2008: 630,950 tỷ đồng).

Trang 26

* Doanh thu: Từ 2006 đến 2008 đều tăng (năm 2006: 585,175 tỷ đồng; năm 2007: 593,775 tỷ đồng; năm 2008: 622,049 tỷ đồng).

* Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Tăng 54,87% ( Năm 2008 so với năm 2006) * Thu nhập người lao động: Từ 2006-2008 tăng bình quân 24,9%/năm, cụ thể (năm 2006 tăng 24,5%; năm 2007 tăng 26,5%; năm 2008 tăng 23,4%).

7 Nộp ngân sách Tr/đ 11.595 11.097 20.540 8 Nợ phải trả Tr/đ 586.343 333.675 329.8019 Nợ phải trả thu Tr/đ 80.060 77.497 78.49810 Tổng số lao động Người 7.336 5.263 4.50311 Thu nhập bình quân Đồng/th 717.290 907.214 1.119.473

Nguồn: Nội bộ công ty

Vốn kinh doanh: 465.667.049.679 đồng.

Phân theo cơ cấu vốn:

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 234.473.460.049 đồng

Trang 27

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 231.193.589.630 đồngPhân theo nguồn vốn :

- Nợ phải trả : 329.742.812.530 đồng- Nguồn vốn chủ sở hữu : 135.105.946.158 đồng

Trang 28

2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổphần Dệt May Nam Định

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tại công ty

Trong những năm gần qua, công ty cổ phần Dệt May Nam Định khôngngừng nỗ lực trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình Mặc dù cònnhiều hạn chế do trang thiết bị máy móc đã cũ, nhà xưởng cơ sở hạ tầng xuốngcấp song công ty vẫn đạt được những thành tích đáng khen ngợi Cụ thể kimngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 3.856.336 USD, năm 2006 đạt 3.772.150 USD.Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 4.177.432 tăng 10% so với năm2005 cao nhất từ trước tới nay

Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần Dệt may Nam Định

(Nguồn: báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần Dệt May Nam Định)

2.2.2 Phân tích hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu

Trong những năm gần đây công ty vẫn chủ trương thực hiện cả hai hìnhthức xuất khẩu: Gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn (FOB) và giacông đơn thuần Mặc dù gia công đơn thuần là hoạt động gia công còn nhiều hạnchế nhưng nó vẫn rất cần thiết cho công ty trong giai đoạn hiện nay Điều đóđược thấy rõ qua bảng dưới đây

Trang 29

Bảng 4 : Hình thức gia công hàng may mặc tại Công ty cổ phần Dệt May Nam Định Đơn vị: USD

Hình thức gia công Năm 2006 Tỷtrọng

Năm 2007 Tỷtrọng

Năm 2008 TỷtrọngGia công đơn thuần 609.622 16 674.805 16 466.953 12

Gia công FOB 3.162.527 84 3.502.628 84 3.389.383 88Tổng kim ngạch

3.772.150 100 4.177.432 100 3.856.336 100

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần Dệt May Nam Định)

Xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (ở công ty gọi là hàng FOBhay hàng bán đứt) Thực chất của xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc tại công tylà việc mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ ra thịtrường nước ngoài

Nhìn vào biểu đồ giá trị xuất khẩu ta thấy xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệkhá cao trong giá trị xuất khẩu của công ty Xuất khẩu trực tiếp tăng lên theonăm, tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công tyluôn đạt trên 80% Cụ thể giá trị xuất khẩu trực tiếp liên tiếp trong những nămqua luôn đạt trên 3 triệu USD, cao nhất là năm 2007 đạt 3.502.628 tăng10% Giá trị xuất khẩu theo hình thức này luôn lớn hơn nhiều so với giacông đơn thuần đã cho thấy công ty đã chú trọng đến hoạt động marketing đểquảng bá sản phẩm của mình, điều đó cũng cho thấy công ty đang tiếp tụcphát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo hình thức này Trong những nămqua doanh thu xuất khẩu trực tiếp của công ty luôn chiếm trên 50% tổng doanhthu của toàn doanh nghiệp và chiếm gần 65% trong doanh thu xuất khẩu Chứngtỏ vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu nói chung và của hoạt độngxuất khẩu trực tiếp nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng đốivới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Thực tế hiện nay cho thấyviệc xuất khẩu hàng may mặc của công ty vẫn còn thực hiện theo hình thức qua

Trang 30

trung gian nhiều Do vậy trong thời gian tới Công ty cổ phần Dệt May NamĐỊnh đang tìm mọi biện pháp khả thi để phát triển phương thức xuất khẩu trựctiếp Vì doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp đang là mục tiêu củadoanh nghiệp Tuy nhiên muốn làm hàng bán FOB trước hết công ty phảinắm chắc thông tin về thị trường về nhu cầu, về giá cả thị trường, thông tin vềkhách hàng Trong quá trình thực hiện hợp đồng phải giữ chữ tín đối với kháchhàng bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và giá cạnhtranh

* Hoạt động gia công hàng may mặc của công ty

Giá trị XK

Song song với hình thức xuất khẩu trực tiếp công ty vẫn tiếp tục duy trìhình thức gia công để luôn luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và giữđược các mối quan hệ làm ăn từ trước đến nay Do làm gia công nên công tyluôn luôn bị động và hiệu quả kinh tế nhìn chung là thấp Nhiều công ty,xí nghiệp may trong nước muốn giải quyết công ăn việc làm cho công nhân sẵnsàng ký kết hợp đồng với khách hàng với giá thấp làm xáo trộn mặt bằng giágia công và xảy ra tranh chấp khách giữa các doanh nghiệp trong nước.Các khách hàng gia công nước ngoài tranh thủ ép giá làm thiệt hại rất lớncho ngành may mặc xuất khẩu nước ta Với tình hình hiện nay, nhiều doanhnghiệp trong đó có Công ty cổ phần Dệt May Nam Định đã nhanh chóng dầnchuyển sang kinh doanh với hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm

Trang 31

Tuy nhiên do điều kiện thực tế của Công ty cổ phần Dệt May Nam Địnhchưa thể chuyển sang hoàn toàn sản xuất theo kiểu mua nguyên liệu, bánthành phẩm và vì những ưu điểm của phương thức gia công trong thị trườngmay mặc xuất khẩu nước ta hiện nay nên công ty vẫn duy trì hình thức này Hiệnnay ở Công ty cổ phần Dệt may Nam Định thị trường Châu á là Nhật Bản là bạnhàng gia công lớn nhất của công ty Từ năm 2006 công ty hợp tác lâu dài vớiNhật Bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Từ năm 2007, công tyxuất khẩu nhiều lô hàng sang nhiều thị trường mới như Hàn Quốc, Đài Loan…và kết quả tiêu thụ khá khả quan Nhận thấy rõ năng lực sản xuất, khả năngphát triển của công ty, Bộ thương mại đã phân bổ và bổ sung thêm nhiềuhạn ngạch hàng may mặc cho công ty sang các thị trường có hạn ngạch

Thông qua biểu trên ta cũng thấy được kết quả xuất khẩu theo hình thứcgia công của công ty là không nhỏ Doanh thu xuất khẩu theo hình thức gia côngkhông ngừng tăng lên về số lượng và giá trị Trong một số năm qua giá trị giacông xuất khẩu chiếm khoảng trên 15% trong giá trị xuất khẩu của công ty vàchiếm gần 50% trong tổng doanh thu của công ty Qua đây ta thấydoanh thu từ hoạt động này cũng không kém phần quan trọng trong tổngdoanh thu của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phầnthúc đẩy doanh nghiệp phát triển Năm 2006 giá trị gia công lớn nhất đạt674.805 USD, đến năm 2007 giảm xuống còn 466.953 USD do nền kinh tế pháttriển mang tính chu kỳ và sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới Tuynhiên do tình hình kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phát triển và yếu tố quantrọng khác nữa là một số nước có ngành công nghệ dệt may phát triển như ấnĐộ, Pakixtan, Indonexia…có tình hình chính trị không ổn định nên khách hàngđặt gia công sẽ có xu hướng chuyển dần đơn đặt hàng sang thị trường khác cónền chính trị ổn định hơn trong đó có Việt Nam

Như vậy, Công ty cổ phần Dệt May Nam Định đa dạng hoá các loạihình xuất khẩu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công ty mình Hoạt động xuất

Trang 32

khẩu trực tiếp rộng mở, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3.772.150 USD năm 2006lên 4.177.432 USD năm 2007 và 3.856.336 năm 2007 Điều này cho thấy kimngạch xuất khẩu mỗi năm luôn tăng lên đặc biệt là gia tăng vào những thị trườngmới như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, năm 2007 công ty đã xuất sang HànQuốc 94.194 sản phẩm áo jacket Có được kết quả trên một phần do sự nỗ lựccủa cán bộ công ty, mặt khác có được sự tạo điều kiện thuận lợi của nhà nướctrong các chính sách xuất nhập khẩu, xâm nhập vào thị trường Công ty đã tranhthủ được thuận lợi đó, nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh thêm nhiều thịtrường mới (cả thị trường có hạn ngạch và không có hạn ngạch) và được rấtnhiều bạn hàng tin tưởng đặt quan hệ kinh doanh lâu dài với công ty Bên cạnhhai hình thức xuất khẩu cơ bản là gia công và xuất khẩu trực tiếp doanh nghiệpcòn nhận uỷ thác xuất khẩu chocác công ty Công ty nghiên cứu thị trường maymặc thế giới, ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng Công ty liêntục nâng cao năng lực sản xuất của mình, củng cố uy tín vốn có từ lâu đối vớikhách hàng, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khoa học Nhờ đó công tykhông ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu, tăng kimngạch xuất khẩu tạo thế cạnh tranh khá vững chắc trên thị trường

2.2.3 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng trọng điểm của công ty

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w