1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích, đánh giá về số liệu, cơ cấu các loại hình DN, lĩnh vực KĐ & quy mô các DN được thành lập ở TPHCM trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân có loại hình DN được chọn nhiều nhất và ít nhất

32 609 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 493,5 KB

Nội dung

HTTP://TAILIEUCAOHOC.COM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỆ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Môn học LUẬT KINH TẾ Đ ề tài : Phân tích, đánh giá về số liệu, cơ cấu các loại hình DN, lĩnh vực KD & quy mô các DN được thành lập ở TPHCM trong 5 năm gần đây . Nguyên nhân có loại hình DN được chọn nhiều nhất và ít nhất GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải Khóa 22 – Lớp Đêm 4 – Nhóm 4 Danh sách nhóm 1. Phạm Thành Đạt 2. Hồ Thị Thu Hiền 3. Trần Thị Ngọc Huệ 4. Đỗ Bá Linh 5. Vương Thị Thùy Linh 6. Lương Thị Hồng Quế 7. Trần Thị Cẩm Tú 8. Nguyễn Thị Nhật Vy TP.HCM, Tháng 3, năm 2013 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - CTCP: Công ty cổ phần - TNHH: Trách nhiệm hữu hạn - DNTN: Doanh nghiệp tư nhân - TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh - Sở KH&ĐT TP.HCM: Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM - DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ MỤC LỤC I.Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo loại hình doanh nghiệp 2 1.1 Sơ lược về các loại hình doanh nghiệp 2 1.1.1 Công ty cổ phần: 2 1.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn: 3 1.1.3 Công ty hợp danh: 4 1.1.4 Doanh nghiệp tư nhân: 4 1.2 Tình hình cơ cấu loại hình doanh nghiệp được thành lập tại TPHCM trong 5 năm gần đây 4 II. Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo quy mô 10 III. Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo lĩnh vực kinh doanh 14 CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHỌN NHIỀU NHẤT VÀ ÍT NHẤT 18 I. Ưu – Nhược điểm của từng loại hình DN 18 1.1 Công ty cổ phần 18 1.2 Công ty TNHH 19 1.3 Công ty hợp danh 21 1.4 Doanh nghiệp tư nhân 21 II. Nguyên nhân loại hình DN được chọn nhiều 22 III. Nguyên nhân loại hình DN được chọn ít 23 KẾT LUẬN 26 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới. Do vậy sự đa dạng về các thành phần kinh tế cùng các hoạt động kinh doanh ở nước ta ngày càng được củng cố và phát triển. Các quyền tự do kinh doanh của các chủ đầu tư cũng ngày càng được nâng cao, họ có quyền tự do lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp nhất. Trong đó, xu hướng thành lập các doanh nghiệp, công ty ngày càng gia tăng ở nước ta. Trong vòng 5 năm trở lại đây, từ 2008-2012 cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đã ảnh hưởng không ít đến xu hướng thành lập DN ở nước ta. Thực tế, môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn, những ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế chung của toàn cầu tác động đến tất cả các doanh nghiệp trên thế giới, không riêng gì ở Việt Nam. Song song với việc khiến nhiều công ty sụp đổ, khủng hoảng kinh tế là cơ hội tuyệt vời để thành lập và phát triển doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp chính là rào cản đầu tiên khiến các nhà đầu tư băn khoăn. Vì vậy nhóm xin được chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá về số liệu, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và quy mô các doanh nghiệp được thành lập ở TPHCM trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân có loại hình doanh nghiệp được chọn nhiều nhất và ít nhất” nhằm mục đích làm rõ vấn đề thành lập doanh nghiệp hiện nay ở nước ta HVTH: Nhóm 4 – Đêm 4 – K22 Page 1 CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY I.Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo loại hình doanh nghiệp 1.1 Sơ lược về các loại hình doanh nghiệp Theo luật Doanh nghiệp 2005 thì loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng được quy định vụ thể trong Luật doanh nghiệp 2005. Về cơ bản thì mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm như sau: 1.1.1 Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của các cổ đông, vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần; các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông; cổ đông được cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được gọi là cổ phiếu. Theo Điều 77 Luật doanh nghiệp 2005 thì Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật doanh nghiệp; - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. HVTH: Nhóm 4 – Đêm 4 – K22 Page 2 1.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của các thành viên, các thành viên cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty, cũng như công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi tài sản của công ty. Có 2 loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn: a/ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Điều 38 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; - Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật doanh nghiệp; - Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. b/ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; HVTH: Nhóm 4 – Đêm 4 – K22 Page 3 - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. 1.1.3 Công ty hợp danh: Theo Điều 130 luật doanh nghiệp 2005 Công ty hợp danh thì Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. - Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký - kinh doanh; - Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 1.1.4 Doanh nghiệp tư nhân: Theo Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005: - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; - Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; - Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 1.2 Tình hình cơ cấu loại hình doanh nghiệp được thành lập tại TPHCM trong 5 năm gần đây Số lượng doanh nghiệp đăng ký theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: doanh nghiệp HVTH: Nhóm 4 – Đêm 4 – K22 Page 4 Loại hình 2008 2009 2010 2011 2012 Công ty cổ phần 3,129 3,572 3,783 3,511 3,043 Công ty TNHH 14,997 19,524 19,022 19,948 19,751 DNTN 1,450 1,388 941 954 913 Công ty hợp danh - - - - - Tổng cộng 19,576 24,484 23,746 24,413 23,707 Nguồn: ht t p: / /ww w .dpi.hochim i nh c i t y . g ov.vn/ (Sở KH&ĐT TPHCM) Tỷ trọng doanh nghiệp đăng ký mới theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: % Loại hình 2008 2009 2010 2011 2012 Công ty cổ phần 15.98% 14.59% 15.93% 14.38% 12.84% Công ty TNHH 76.61% 79.74% 80.11% 81.71% 83.31% DNTN 7.41% 5.67% 3.96% 3.91% 3.85% Công ty hợp danh 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Tổng cộng 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Nguồn: ht t p: / /ww w .dpi.hochim i nh c i t y . g ov.vn/ Dựa vào số liệu trên thì trong thời gian qua các doanh nghiệp tại TPHCM chỉ đăng ký mới 3 loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, loại hình công ty hợp danh hầu như không được các doanh nghiệp lựa chọn. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM thì loại hình công ty hợp danh từ năm 1995 đến 2010 chỉ có 9 doanh nghiệp đăng ký. Tỷ lệ Công ty cổ phần từ năm 2008 đến năm 2011 không có thay đổi nhiều, dao động khoảng 14% - 15%, tuy nhiên đến năm 2012 thì loại hình doanh nghiệp này chỉ còn 12.84% tổng số doanh nghiệp đăng ký. DNTN chiếm tỷ trọng tương đối thấp và có xu hướng giảm trong vòng 5 năm qua, từ năm 2008 đến 2012 loại hình doanh nghiệp tư nhân giảm khoảng 3.56% và chỉ còn 3.85% vào năm 2012. Ngược lại thì tỷ lệ Công ty TNHH lại có xu hướng ngày càng tăng, trung bình tỷ lệ doanh nghiệp loại hình này tăng 1%/năm, đến nay tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký mới loại hình Công ty TNHH cao hơn hẳn và chiếm 83.31% doanh nghiệp đăng ký mới trên địa bàn TPHCM. HVTH: Nhóm 4 – Đêm 4 – K22 Page 5 Tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp cơ cấu theo loại hình Năm 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Công ty cổ phần 14.16% 5.91% -7.19% -13.33% Công ty TNHH 30.19% -2.57% 4.87% -0.99% DNTN -4.28% -32.20% 1.38% -4.30% Công ty hợp danh Tổng cộng 25.07% -3.01% 2.81% -2.89% Phân tích theo chiều ngang tình hình tăng giảm qua các năm: - Giai đoạn 2008-2012 số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh nhất vào năm 2009: tăng 25% so với năm 2008, mặc dù bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng số lượng doanh nghiệp ở TP.HCM vẫn tăng bởi vì: • Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu vào cuối năm 2008 từ Mỹ và dần lan sang các khu vực khác. Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng này tuy nhiên thời điểm năm 2009 tác động của cuộc khủng hoảng chưa lan truyền mạnh mẽ đến Việt Nam, do đó so với các năm trong giai đoạn 2008-2012 thì kinh tế Việt Nam ở năm này chưa bị ảnh hưởng rõ rệt so với các năm khác. Vì vậy số lượng doanh nghiệp được thành lập mới vẫn được gia tăng nhiều hơn. • Với mục tiêu ưu tiên là ngăn chặn suy giảm kinh tế, Chính phủ và các cấp, các ngành đã đề ra nhiều giải pháp kịp thời, có hiệu quả như Gói chính sách gồm hỗ trợ lãi suất 4%/ năm cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để sản xuất, kinh doanh; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 50% thuế VAT, miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng và kích đầu tư Tổng số tiền Chính phủ dành cho các gói kích thích kinh tế vào khoảng 150.000 tỷ đồng. Vận động nhân dân hưởng ứng chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư vực dậy sản xuất nên kết quả sản xuất, kinh doanh từng bước được khôi phục và tiếp tục tăng trưởng. • Cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp - Quyết sách lớn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Bên cạnh sử dụng các biện pháp kích thích HVTH: Nhóm 4 – Đêm 4 – K22 Page 6 [...]... đề về tài chính, sản xuất, tiêu thụ… - Giới hạn về sự sinh tồn của doanh nghiệp, nguyên do là tính chất không bền vững của hình thức sở hữu này, mọi sự cố xảy ra đối với chủ doanh nghiệp có thể làm cho doanh nghiệp không tồn tại được nữa II Nguyên nhân loại hình DN được chọn nhiều Mặc dù có nhiều loại hình thành lập doanh nghiệp nhưng trong khoảng 5 năm gần đây trong các loại hình doanh nghiệp được. .. vững chắc cho các hoạt động kinh doanh Trong đó nó đã quy định một cách chi tiết và cụ thể về vấn đề thành lập doanh nghiệp; tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều vướng mắc cần được giải quy t Việc phân tích ưu nhược điểm của các loại hình DN hiện nay ở Việt nam nhằm giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng chọn lựa loại hình DN phù hợp với quy mô, nguồn lực... trong Luật Doanh nghiệp năm 20 05 Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM thì loại hình công ty hợp danh từ năm 19 95 đến 2010 chỉ có 9 doanh nghiệp đăng ký, số lượng doanh nghiệp đăng ký loại hình công ty hợp danh ít là do: - Vì hợp danh là hợp tác liên kết từ hai người trở lên và thường được các thành viên tự thỏa thuận về cách thức góp vốn, việc chia quy n điều hành, phân chia lỗ, lãi và. .. tăng qua các năm nhưng đến nay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này chiếm chưa tới 1% Như vậy tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm nhiều nhất trong tổng số doanh nghiệp tại TPHCM, dao động từ 67% đến 73%, đến năm 2012 thì tỷ lệ loại hình doanh nghiệp này khoảng 76%, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trong năm 2008 và 2009 có tỷ trọng... cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân viên tương đối ít nên sẽ có sự thống nhất cao từ lãnh đạo đến nhân viên, từ đó các quy t định kinh doanh được triển khai thực hiện một cách dễ dàng hơn và có thể dễ dàng thành công hơn - Chủ động và linh hoạt về giá cả: Với cơ cấu bộ máy gọn nhẹ thì chi phi quản lý doanh nghiệp cũng ít hơn, điều này làm cho giá thành của các DNVVN thấp hơn các doanh nghiệp lớn nhờ... khe theo quy định của luật kế toán III Nguyên nhân loại hình DN được chọn ít Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài người Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam HVTH: Nhóm 4 – Đêm 4 – K22 Page 23 chưa lâu Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận là ở Luật Doanh nghiệp năm 1999[1] Những quy định hiện hành về công ty... vượt vốn chủ sở hữu…Do đó thị trường chứng khoán không thể tăng trưởng, cơ hội huy động vốn qua thị trường chứng khóan giảm, gây khó khăn cho chủ đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp mới hoặc chuyển đổi sang loại hình Công ty cổ phần II Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo quy mô Theo tiêu thức quy mô, các doanh nghiệp được phân làm ba loại: - Doanh nghiệp quy mô lớn - Doanh nghiệp quy mô vừa - Doanh... DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHỌN NHIỀU NHẤT VÀ ÍT NHẤT I Ưu – Nhược điểm của từng loại hình DN 1.1 Công ty cổ phần * Ưu điểm - Có tư cách pháp nhân, trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn ở số tiền đầu tư góp vốn kinh doanh - Công ty cổ phần có thể tồn tại ổn định và lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là nhà đầu tư có thể đầu tư... sản cá nhân khác và có sự đảm bảo trong một chừng mực nào đó giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm Số lượng thành viên không hạn chế đã tạo khả năng cho hầu hết các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng - Được chuyển nhượng quy n sở hữu: Các cổ phần hay quy n sở hữu công ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng, chúng được ghi vào danh mục chuyển nhượng tại Sở giao dịch chứng khoán và có thể... không tồn tại được nữa… - Tỷ lệ Công ty cổ phần từ năm 2008 đến năm 2011 không có thay đổi nhiều, dao HVTH: Nhóm 4 – Đêm 4 – K22 Page 9 động khoảng 14% - 15% , tuy nhiên đến năm 2012 thì loại hình doanh nghiệp này chỉ còn 12.84% tổng số doanh nghiệp đăng ký Năm 2012 là năm có nhiều bất ổn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, VN-index có nhiều phiên sụt giảm mạnh, có nhiều biến động về nhân sự cấp cao . hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và quy mô các doanh nghiệp được thành lập ở TPHCM trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân có loại hình doanh nghiệp được chọn nhiều nhất và ít nhất nhằm mục đích. TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỆ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Môn học LUẬT KINH TẾ Đ ề tài : Phân tích, đánh giá về số liệu, cơ cấu các loại hình DN, lĩnh vực KD & quy mô các DN được thành lập. Tình hình cơ cấu loại hình doanh nghiệp được thành lập tại TPHCM trong 5 năm gần đây 4 II. Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo quy mô 10 III. Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo lĩnh

Ngày đăng: 12/07/2015, 12:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w