Nguyên nhân loại hình DN được chọn ít

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá về số liệu, cơ cấu các loại hình DN, lĩnh vực KĐ & quy mô các DN được thành lập ở TPHCM trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân có loại hình DN được chọn nhiều nhất và ít nhất (Trang 27)

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam

chưa lâu. Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận là ở Luật Doanh nghiệp năm 1999[1]. Những quy định hiện hành về công ty hợp danh tập trung trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM thì loại hình công ty hợp danh từ năm 1995 đến 2010 chỉ có 9 doanh nghiệp đăng ký, số lượng doanh nghiệp đăng ký loại hình công ty hợp danh ít là do:

- Vì hợp danh là hợp tác liên kết từ hai người trở lên và thường được các thành viên tự thỏa thuận về cách thức góp vốn, việc chia quyền điều hành, phân chia lỗ, lãi và các cơ quan nhà nước thường đề cao sự thỏa thuận của các bên. Chính vì vậy nếu không có sự thỏa thuận chi tiết thì rất dễ xảy ra xung đột về lợi ích giữa các thành viên.

- Để khuyến khích loại hình công ty hợp danh thì một số nước không thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với loại hình công ty hợp danh, tuy nhiên ở Việt Nam Công ty hợp danh vẫn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi tức các thành viên của công ty nhận được vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

- Các thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty (Điều 130 Luật doanh nghiệp), đồng thời phải chịu trách nhiệm liên đới (Điều 134 Luật doanh nghiệp) do đó thành viên hợp danh có thể phải gánh chịu cả rủi ro cho hành vi của các đối tác.

- Các thành viên hợp danh đều có quyền tham gia họp, biểu quyết, mỗi thành viên đều có một phiếu biểu quyết với tư cách dân chủ và phải có sự đồng thuận (ít nhất 3/4 số thành viên hợp danh), điều này sẽ làm mất thời gian trong việc quyết định quản trị và gây khó khăn cho công tác quản lý.

- Các thành viên hợp danh đều có quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh, tham gia các giao dịch dân sự như đàm phán, ký kết hợp đồng, … Hành vi của mỗi thành viên hợp danh đều có thể xác lập trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty, trường hợp nếu xảy ra rủi ro thua lỗ do những hành vi này gây ra thì sẽ có thể dẫn tới trách nhiệm trả nợ vô hạn và liên đới của tất cả các thành viên hợp danh khác. Hơn nữa nếu các thành viên hợp danh giới hạn quyền đại diện của bất kỳ thành viên hợp danh nào thì những hạn chế đó chỉ có giá trị với bên thứ 3 khi họ biết về những hạn chế đó, nếu bên thứ 3 không biết thì về nguyên tắc xem

như họ không bị hạn chế (Đều 137 Luật doanh nghiệp).

- Việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên hợp danh phải được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại và phải thực hiện theo đúng yêu cầu tại Khoản 2 – Điều 138 Luật doanh nghiệp. Hơn nữa trách nhiệm của thành viên hợp danh vẫn còn duy trì đối với các khoản nợ mà công ty phát sinh trước khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong thời hạn 2 năm.

- Công ty hợp danh có thể được giải thể tự nguyện hoặc bắt buộc, khi mất khả năng thanh toán có thể nộp đơn yêu cầu phá sản, tuy nhiên nghĩa vụ về tài sản của thành viên hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ không được miễn trừ (Điều 90 Luật phá sản), điều đó có nghĩa là thành viên hợp danh vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty ngay cả khi công ty hợp danh được Tòa án tuyên bố phá sản.

- Ngoài ra thành viên hợp danh của công ty hợp danh bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

KẾT LUẬN

Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời đã tạo ra khung pháp lý cơ bản, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho các hoạt động kinh doanh. Trong đó nó đã quy định một cách chi tiết và cụ thể về vấn đề thành lập doanh nghiệp; tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết.

Việc phân tích ưu nhược điểm của các loại hình DN hiện nay ở Việt nam nhằm giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng chọn lựa loại hình DN phù hợp với quy mô, nguồn lực cũng như chiến lược kinh doanh của mình.

Mặc dù pháp luật Việt Nam luôn khuyến khích các nhà đầu tư thành lập và phát triển doanh nghiệp, tuy nhiên cần quản lý chặt chẽ hơn để loại ra khỏi danh sách các doanh nghiệp hoạt động trá hình, thành lập nhằm mục đích buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng, không thực hiện nghĩa vụ thuế, không có địa chỉ rõ ràng, không treo biển hiệu mà vẫn hoạt động như hộ kinh doanh cá thể, còn nợ thuế hoặc không thực hiện thủ tục phá sản, giải thể, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật,… Như vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể đứng vững và phát triển được trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đề ra.

Trong quá trình thực hiện, mặc dù rất cố gắng để hoàn thiện đề tài nhưng do kiến thức và thông tin cũng như số liệu có giới hạn nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉnh sửa của Thầy và Các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật doanh nghiệp 2005 2. Luật dân sự 2005

3. Luật phá sản 2004

4. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2004 5. Luật thuế thu nhập cá nhân 2007

6. Công văn số 11971/BTC-TCT ngày 26/08/2009 v/v thuế thu nhập cá nhân đối với chủ

DNTN

7. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ

8. Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/04/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 9. PGS-TS. Phạm Duy Nghĩa (2011), NXB CAND, Giáo trình luật kinh tế

10. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng năm 2001

11. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ thứ XI của Đảng năm 2011

12. Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 18/11/2002

13. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng năm 2006

14. PGS.TS Đào Duy Huân (2011), tạp trí phát triển và hội nhập, Phát triển DNVVN ở Việt

Nam phù hợp với tái cấu trúc và hội nhập kinh tế quốc tế

15. Trang web: ht t p: / /ww w . d pi.hochim i nh c i t y . g ov.vn/ (Sở KH&ĐT TP.HCM) 16. Trang web: htt p:/ /www.p so.hochim inhcit y. gov.vn (Cục thống kê TPHCM)

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá về số liệu, cơ cấu các loại hình DN, lĩnh vực KĐ & quy mô các DN được thành lập ở TPHCM trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân có loại hình DN được chọn nhiều nhất và ít nhất (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w