1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: ĐỀ TÀI NHÂN VIÊN QA VÀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ

167 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 9,04 MB

Nội dung

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI: NHÂN VIÊN QA VÀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG….TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng phát triển và lớn mạnh. Tuy không phải là ngành mới mẻ nhưng sự đầu tư và thu hút của nó trên trường quốc tế vẫn đang trở thành cơn lốc xoáy. Việt Nam là một quốc gia với dân số đông, có đội ngũ lao động trẻ, khỏe, đầy lòng nhiệt tình và siêng năng trong công việc, đang là điểm thu hút lớn đối với các nhà đầu tư. Trải qua một thời gian dài với những biến cố và thăng trầm, chịu ảnh hưởng không nhỏ tử nền suy thoái kinh tế Thế Giới nhưng cuối cùng ngành dệt may Việt Nam cũng đã vượi qua và nhanh chóng khôi phục, phát triển. Tuy nhiên để nước ta có thể tạo lập được thương hiệu và khẳng định được vị thế của mình trên đấu trường quốc tế thì điều cần thiết quan trọng nhất là chúng ta phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng sản phẩm và các công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm trong xí nghiệp, cách thức để có thể đào tạo nên một chuyên viên đảm bảo chất lượng. Và đó cũng là lý do vì sao em chọn đề tài: Triển Khai Công Việc Của Chuyên Viên Đảm Bảo Chất Lượng Hàng May Mặc Trong Tổng Công Ty May Nhà Bè.  

Trang 1

ĐỀ TÀI

NHÂN VIÊN QA VÀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG…TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP

∞∞

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Tp.HCM, ngày….tháng….năm2014

Xác Nhận Của Cơ Quan Phòng Quảng Trị Chất Lượng

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

∞∞

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Tp.HCM, Ngày….tháng….năm 2014

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn đến quý Công ty cổ phần may Nhà Bè(NBC) nói chung và phòng Quản Trị Chất Lượng nói riêng (QTCL) đã tạo điều kiệntốt nhất cho em hoàn thành đợt thực tập này

Trong thời gian thực tập tại công ty, em có cơ hội hiểu rõ hơn những điều đãđược học ở trường, các quy trình sản xuất, cách điều hành sản xuất trong thực tế cũngnhư cách thức tổ chức quản lý của công ty Với sự giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình của chịPhạm Thị Trang Đài, và các chị thuộc phòng Quản Trị Chất Lượng cùng tất cả các anhchị trong Xí Nghiệp khu I, đã giúp em hiểu rõ hơn về sản phẩm áo veston và các đặctính của nó và quy trình đảm bảo chất lượng như thế nào Em chân thành cảm ơn

Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Công Nghệ May & Thời Trang, trườngĐại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh đã trang bị cho em những kiến thức bổích trong những năm học vừa qua Em xin cảm ơn cô Trần Thanh Hương, đã hướngdẫn tận tình và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình làm

đồ án Nhờ đó em có thể hoàn thành đề tài đồ án theo đúng tiến độ

Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo đồ án không thể tránhkhỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của Công Ty, phòng Quản Trị Chất Lượng,quý thầy cô và các bạn, để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn

Em xin chân thành cám ơn!

MỤC LỤ

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3

LỜI CẢM ƠN 4

MỤC LỤC 5

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI: NHÂN VIÊN QA VÀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG….TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ 7

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP MAY 8

I Giới thiệu về công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp may 8

1 Các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý 8

2 Giới thiệu về quá trình sản xuất may công nghiệp 9

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng may công nghiệp 38

4 Các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm 40

5 Công tác đảm bảo chất lượng QA trong doanh nghiệp may 42

II Giới thiệu Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè 42

1 Lịch sử hình thành 42

2 Cơ cấu tổ chức 44

3 Thế mạnh của công ty 45

4 Sản phẩm chủ lực 47

5 Sơ đồ quy trình sản xuất tại công ty 48

III Tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng đến hiệu quả của quá trình tổ chức quản lý của doanh nghiệp may 49

PHẦN 2 TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG QA TẠI KHU 1 TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 51

A BAN GIÁM ĐỐC KHU 52

I GIÁM ĐỐC KHU 52

II PHÓ GIÁM ĐỐC KHU: 53

III GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP: 54

IV PHÓ GIÁM ĐỐC XN 57

V PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT 60

VI PHỤ TRÁCH KCS 61

VII PHỤ TRÁCH CẮT: 63

VIII QUẢN ĐỐC HOÀN THÀNH 66

IX PHỤ TRÁCH HOÀN THÀNH 67

X PHỤ TRÁCH CƠ ĐIỆN: 69

Trang 6

XI TRƯỞNG CA: (A.Mui, C.Thuy, C.Nguyet, C.Loan) 69

B BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ 71

I PHÒNG KỸ THUẬT 71

II BỘ PHẬN KCS: 74

III TỔ CẮT 75

IV BỘ PHẬN HOÀN THÀNH 76

V CÁN BỘ QUẢN LÝ CHUYỀN 78

VI BỘ PHẬN VĂN PHÒNG KHU 79

VII TỔ CƠ ĐIỆN 83

VIII KỸ THUẬT TRIỂN KHAI 84

IX PHỤ TRÁCH HÀNH CHÍNH 85

II Giới thiệu về bộ phận QA trong khu 1- Tổng công ty may Nhà Bè 91

1 Cơ cấu nhân sự bộ phận QA 91

2 Trách nhiệm quyền hạn của chuyên viên QA 92

3 Hệ thống biểu mẫu đảm bảo chất lượng thường dùng 93

III Triển khai công tác đảm bảo chất lượng cho sản phẩm veston tại khu 1 – Tổng công ty may Nhà Bè 93

1 Hệ thống đảm bảo chất lượng 93

2 Công tác đảm bảo chi phí chất lượng trong sản xuất 134

3 Công tác đảm bảo chất lượng trong việc cải tiến trang thiết bị 139

4 Công tác đảm bảo chất lượng trong việc xử lý nguyên phụ liệu 140

5 Công tác đảm bảo chất lượng trong việc hợp lý hóa thao tác lao động 144

6 Công tác đảm bảo chất lượng trong việc chuẩn hóa tài liệu kỹ thuật 146

7 Công tác đảm bảo chất lượng trong kiểm soát các quá trình sản xuất 147

8 Công tác đảm bảo chất lượng trong công tác kiểm tra chất lượng và tái kiểm 154 9 Ghi nhận ý kiến của khách hàng 160

10 Công tác đào tạo nhân viên QA 164

IV Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai công việc của nhân viên QA trong Khu 1- Tổng công ty may Nhà Bè 165

1 Thuận lợi 165

2 Khó khăn 165

PHẦN 3 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 166

1 Kết luận 166

2 Đề nghị 167

Trang 7

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI: NHÂN VIÊN QA VÀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG….TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng phát triển và lớn mạnh Tuy không phải làngành mới mẻ nhưng sự đầu tư và thu hút của nó trên trường quốc tế vẫn đang trởthành cơn lốc xoáy Việt Nam là một quốc gia với dân số đông, có đội ngũ lao độngtrẻ, khỏe, đầy lòng nhiệt tình và siêng năng trong công việc, đang là điểm thu hút lớnđối với các nhà đầu tư Trải qua một thời gian dài với những biến cố và thăng trầm,chịu ảnh hưởng không nhỏ tử nền suy thoái kinh tế Thế Giới nhưng cuối cùng ngànhdệt may Việt Nam cũng đã vượi qua và nhanh chóng khôi phục, phát triển Tuy nhiên

để nước ta có thể tạo lập được thương hiệu và khẳng định được vị thế của mình trênđấu trường quốc tế thì điều cần thiết quan trọng nhất là chúng ta phải quan tâm nhiềuhơn nữa đến chất lượng sản phẩm và các công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm trong

xí nghiệp, cách thức để có thể đào tạo nên một chuyên viên đảm bảo chất lượng Và đó

cũng là lý do vì sao em chọn đề tài: Triển Khai Công Việc Của Chuyên Viên Đảm Bảo Chất Lượng Hàng May Mặc Trong Tổng Công Ty May Nhà Bè.

Trang 8

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

TRONG DOANH NGHIỆP MAY

I Giới thiệu về công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp may

1 Các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý

Khái niệm quản lý:

- Quản lý là quá trình thực hiện các hoạt động hoạch định, tổ chức, điều khiểnkiểm tra

- Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kếthợp với nhau trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung

- Quản lý là một nghệ thuật ra quyết định dựa trên các thông tin có thể có vàdùng những nguồn lực tổ chức để đạt kết quả

- Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người Quản lýchứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển

Vì vậy khi nhận thức về quản lý, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau

- F.W Taylor (1856-1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoahọc quản lý và là “ông tổ “của trường phái “quản lý theo khoa học” tiếp cận quản lýdưới gốc độ kinh tế - kĩ thuật đã cho rằng : Quản lý là hoàn thành công việc của mìnhthông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việcmột cách tốt nhất và rẻ nhất

- H.Fayol (1886-1925) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và làngười có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng thời kì cận – hiện đại tới nayquan niệm rằng: Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển,phối hợp và kiểm tra

- M.P Follet (1868-1933) tiếp cận quản lý dưới gốc độ quan hệ con người, khinhấn mạnh tói nhân tố nghệ thuật trong quản lý đã cho rằng: Quản lý là một nghệ thuậtkhiến cho công việc của bạn được hoàn thành thông qua người khác

- C.I.Barnarrd (1866-1961 ) tiếp cận quản lý từ góc độ của lý thuyết hệ thống,

là đại biểu xuất sắc của lý thuyết quản lý tổ chức cho rằng : Quản lý không là côngviệc của tổ chức mà là công việc chuyên môn để duy trì và phát triển tổ chức Điềuquyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức đó là sự sẵn sàng hợp tác,thừa nhận mục tiêu chung và khả năng thông tin

Trang 9

- H Simon (1961 ) cho rằng ra quyết định là cốt lõi của quản lý Mọi công việccủa tổ chức chỉ diễn ra sau khi có quyết định của chủ thể quản lý Ra quyết định quản

lý là chức năng cơ bản của mọi cấp trong tổ chức

- Paul Hersey và Ken Blanc Harh tiếp cận quản lý theo tình huống quan niệmrằng không có một phương pháp quản lý và lãnh đạo tốt nhất cho mọi tình huống khácnhau Người quản lý sẽ lựa chọn phương pháp quản lý căn cứ vào tình huống cụ thể

- J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich trong khi nhấn mạnh tới hiệuquả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản lý là một quá trình do 1hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác nhau

để đạt được kết quả mà một hành động riêng rẽ không thể nào đạt được

- Stephan Robins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo

và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả cácnguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra

2 Giới thiệu về quá trình sản xuất may công nghiệp

Trang 10

- Trong tình hình hiện nay, chất lượng vải chưa cao và không ổn định cho nênkhâu chọn vải đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất.

- Nguyên phụ liệu nhập về sẽ được tiến hành kiểm tra theo các nguyên tắc:

- Tất cả hàng nhập kho, xuất kho phải có phiếu giao nhận ghi rõ ràng số lượng,phải ghi vào sổ và kí nhận rõ ràng để tiện việc kiểm tra sau này

- Tất cả nguyên phụ liệu phải được tiến hành đo điếm, phân loại, màu sắc, sốlượng, chất lượng, khổ vải,… trước khi cho nhập kho chính thức

- Đối với các loại hàng cao cấp như nỉ, dạ, nhung, băng lông …phải dùngnhững dây mềm để bó, buộc, không được dùng những dây cứng như dây đay, thừng,gai … trong khi xếp không được ấn mạnh tay, gây xô lệch, khi vận chuyển phải nhẹnhàng, không được nhấc mạnh, không được dẫm đạp lên nguyên liệu

- Đối với một số mặt hàng có độ co giãn lớn, chỉ được xếp cao một 1m Cầnphải phá kiện trước 3 ngày và xổ vải cho ổn định độ co ít nhất 1 ngày trước khi đưavào sản xuất

- Khi đo đếm xong, phải ghi đầy đủ ký hiệu, số lượng, khổ vải, chất lượng củacây vải vào một miếng giấy nhỏ đính vào đầu cây vải theo qui định Sau đó chịu tráchnhiệm báo cho phòng kỹ thuật hoặc phòng kế hoạch trước 3 ngày để tiện cho việc cânđối cho khâu thiết kế và giác sơ đồ Đồng thời, phải chuẩn bị đầy đủ số lượng vải chophân xưởng cắt ít nhất 1 ngày trước khi đưa vào sản xuất

- Khi cấp phát nguyên phụ liệu cho phân xưởng cắt, phải thực hiện phân loạitheo từng bàn cắt và theo phiếu hoạch toán số liệu giác sơ đồ của phòng kỹ thuật nhằm

sử dụng nguyên phụ liệu hợp lý, tránh phát sinh đầu tấm

- Đối với vải đầu tấm, cần phải được kiểm tra, phân chia theo từng loại khổ, chiềudai, màu sắc,… sau đó, làm bảng thống kê, gửi phòng kỹ thuật và có kế hoạch nhận lại sốvải này về kho để có thể quản lý và lên kế hoạch tận dụng vào việc tái sản xuất

- Đối với các loại hàng cần phải đổi như sai màu, lỗi sợi, lẹm hụt,… đều phải cóbiên bản ghi rõ nguyên nhân sai hỏng và số lượng cụ thể đối với mỗi loại, làm cơ sởlàm việc với khách hàng

- Tất cả các phụ liệu phát sinh do quá trình phá kiện như bao bì, dây đai, giấy gói,hòm gỗ,… đều phải xếp gọn gàng, thống kê vào sổ sách để có thể sử dụng lại khi cần

- Tất cả các loại nguyên phụ liệu đều phải có sổ giao nhận hàng của kho Sổ nàyphải ghi rõ ràng, chính xác, đầy đủ, không được tẩy xóa và phải lưu trữ để tiện việckiểm tra theo dõi sau này

- Tất cả nguyên phụ liệu trong kho cần phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng,

đề phòng mối, mọt, chuột bọ,… và phải có đầy đủ các biện pháp phòng cháy, chữacháy và phòng gian bảo mật

Trang 11

- Các nhân viên coi kho phải làm tốt tất cả các yêu cầu, nội qui mà công ty đã

đề ra và chịu sự phúc tra của ban thanh tra khi cần

• Phá kiện : để ổn định độ co giãn của nguyên liệu, đảm bảo cho việc đo đếmđược chính xác,tất cả các loại nguyên phụ liệu

- Đối với những kiện hàng bằng thùng gỗ có đai nẹp bằng sắt hoặc nylon: quansát thông tin ở ngoài thùng để xác định nwaps thùng và di chuyển kiện hàng sao chonắp thùng ở trên, mở nắp thùng theo qui định, tránh xeo cạy bừa bãi làm rách nguyênphụ liệu, hư thùng Kiểm tra sơ bộ về số lượng, màu sắc, ký hiệu hàng hóa trong kiện

và thông tin ghi ngoài kiện khi lấy hàng cần lấy theo trình tự và xếp hàng theo đúngqui định

- Đối với kiện hàng hình trụ, hay bao vải, bao nylon : dựng kiện hàng đứnglên, mở mối dây khâu miệng bao sau đó kiểm tra so sánh số lượng hàng trong bao vàthông tin ghi ngoài bao rồi lấy hàng ra theo qui định Tuyệt đối không dùng dao haykéo rạch bao gây hư hỏng bao hoặc rách nguyên phụ liệu

Trong khi phá kiện nếu phát hiện không đúng chủng loại nguyên liệu hoặckhông đúng số lượng ghi trên phiếu hoặc thông tin bên ngoài kiện hàng, phải kịp thờibáo cáo để có biện pháp xử lý kịp thời đối với từng kiện hàng

Tất cả bao bì đã dở bỏ nguyên phụ liệu cần tập trung phân loại, báo cáo chophòng kế hoạch cố phương thức tận dụng sao cho hợp lý

• Vải phải được kiểm tra về số lượng, chất lượng và khổ vải

- Đối với vải xếp tập: dùng thước đo chiều dài của một lá vải sau đó đếm sốlớp trên cây vải, rồi nhân số lớp này với chiều dài của một lá vải ( cộng thêm lá lẻ nếu

có ) để có tổng chiều dài toàn bộ cây vải, kiểm tra xem số lượng này có khớp với phiếughi trên đầu cây vải hay không

- Đối với vải cuộn tròn: cần dùng máy kiểm tra độ dài Trong điều kiện ta chưa

có phương tiện đầy đủ, tạm thời dựa vào số lượng ghi trên đầu cây vải là chính, trong

đó có nhận xét, phân tích theo cảm tính nếu thấy có hiện tượng ghi vấn thì phải xổngay cây vải ra, đo lại toàn bộ

- Kiêm tra về khổ vải: đo 2 điểm nằm trên 2 biên vải, đặt vải lên bàn phẳng,dùng thước đặt vuông góc với chiều dài cây vải cứ 5m đo 1 lần, tùy theo từng loạimepps vải có biên trơn, xù hay lổ kim, phải báo cáo cụ thể kích thước biên cho phòng

kỹ thuật, để có kế hoạch trừ hao khi giác sơ đồ

- Kiểm tra về chất lượng : phân loại vải, các dạng lỗi, đánh dấu lỗi trên cây vải

b Nghiên cứu mẫu: là tìm hiểu, xem xét các điều kiện để sản xuất mẫu.

 Cơ sở nghiên cứu:

Trang 12

- Sản phẩm sẽ sản xuất: nguyên phụ liệu (cách phối màu, tính chất cơ lý), thông

số kích thước, kết cấu sản phẩm, qui trình lắp ráp sản phẩm, qui cách may sảnphẩm,công tác chuẩn bị sản xuất, trang thiết bị, tay nghề công nhân

- Đối tượng sử dụng: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, điều kiện tự nhiên, điềukiện xã hội, thị hiếu và phong tục tập quán, xu hướng thời trang…

- Đối tượng đặt hàn : trình độ chuyên môn, khiếu thẫm mỹ, phong cách làmviệc, thời gian làm việc, thói quen, các yêu cầu đặc biệt…

- Người nghiên cứu: phải có đầy đủ các tố chất cần thiết để có thể làm tốt côngtác nghiên cứu mẫu như, kiến thức chuyên môn, tổ chức quản lý, tâm lý xã hội, khảnăng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ, khả năng làm việc độc lập… Trước khi tiến hànhthiết kế mẫu người nghiên cứu mẫu phải tiến hành nghiên cứu mẫu trên giấy trước, sau

đố phát họa hình dáng, kích thước, cách phối màu, cách cắt nguyên phụ liệu, rồi mang

ra bàn bạc

Các loại nghiên cứu:

- Nghiên cứu theo thị hiếu người tiêu dùng ( hình thức tự sản tự tiêu): bắt kịp

xu hướng thời trang hiện đại, nghiên cứu mẫu mốt trên toàn thế giới, tìm hiểu quanniệm màu sắc,các lựa chọn nguyên phụ liệu theo phong tục, tập quán, của từng nước,dân tộc, điều kiện sử dụng trang phục, thời tiết, địa lý,kiểu dáng, kết cấu sản phẩmtruyền thống,của từng quốc gia mà ta sắp tiến hành chào hàng sản phẩm của mình.Điều quan trọng là ta phải lưu ý đến giá thành sản phẩm

- Nghiên cứu theo đơn đặt hàng: ngành may mặc nước ta vẫn chủ yếu là gia côngcho nước ngoài do đó việc nghiên cứu mẫu phải được tiến hành thật kĩ càng, tuyệt đốikhông được sai xót Cần so sánh, đối chiếu giữa yêu cầu và điều kiện thực có của doanhnghiệp và kỹ thuật, phương tiện thiết bị,… để lên kế hoạch sản xuất từ khâu nguyên phụliệu đến khâu hoàn tất có như thế , sản phẩm làm ra mới hợp quy cách, đạt yêu cầu vàđảm bảo uy tín của doanh nghiệp trước khách hàng Và còn tùy vào đặc điểm của từngdoanh nghiệp may mà việc nghiên cứu mẫu có thể bao gồm các bước sau:

• Nghiên cứu mẫu trên mẫu chuẩn ( hay còn gọi là mẫu hiện vật, mẫu trựcquan ) cần chú ý :

+ Sử dụng nguyên phụ liệu gì, tính chất cơ lý của chúng

+ Cần những thiết bị sản xuất gì, khả năng sản xuất của xí nghiệp, trình độ củacông nhân

Trang 13

+ Thời gian hoàn tất sản phẩm

• Nghiên cứu trên tài liệu kỹ thuật: trong tài liệu kỹ thuật ta có thể nghiên cứunhững văn bản sau:

+ Hình vẽ mô tả mẫu, đặc biệt là các chi tiết khuất

+ Bảng thông số kích thước bán thành phẩm và thành phẩm

+ Qui cách đo và các vị trí đo cụ thể đối với từng chi tiết sản phẩm

+ Cách sử dụng định mức nguyên phụ liệu

+ Qui cách lắp ráp sản phẩm

+ Qui cách bao gói sản phẩm

+ Qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm

• Nghiên cứu trên bộ mẫu mềm của khách hàng cung cấp:

Khách hàng giao cho ta bộ mẫu mềm đã được thiết kế sẵn Qua bộ mẫu này ta

có thể tìm hiểu thêm về cách thiết kế mẫu, kiểu dáng của sản phẩm, thông số kíchthước, các ký hiệu trên mẫu cùng các vị trí dấu bấm ,…

Nếu bộ mẫu mềm chỉ là bộ mẫu size trung bình và được sắp xép trên một cuộngiaaysdaif thì ta có thể khảo sát thêm về phương pháp giác sơ đồ cũng như định mứcvải cho phép

c Thiết kế mẫu

Là tạo nên một bộ mẫu mỏng, bán thành phẩm, size trung bình của mã hàng cầnsản xuất sao cho khi sử dụng bộ mẫu này cắt may xong sản phẩm sẽ có kiểu dánggiống mẫu chuẩn và có số đo đúng theo bảng thông số kích thước

• Dựa vào mẫu chuẩn dể xác định qui cách lắp ráp trong qui trình công nghệ

• Dựa vào tài liệu kỹ thuật để kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo thông sốkích thước và cách sử dụng nguyên phụ liệu cho phù hợp

Trang 14

+ Cấp chất lượng của sản phẩm

+ Kế hoạch sản xuất

+ Trình độ chuyên môn của người thiết kế

d Chế thử mẫu

Dùng bộ mẫu mỏng đã được thiết kế các chi tiết của sản phẩm đặt lên vải giác

sơ đồ, can mẫu rồi cắt bán thành phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật Sau đó tiến hànhmay hoàn chỉnh một sản phẩm sao cho sản phẩm khi may xong đảm bảo thông số kíchthước và kiểu dáng giống mẫu chuẩn

- May mẫu chế thử giúp phát hiện những sai xót bất hợp lý của mẫu mỏng, kịpthời chỉnh lý đảm bảo an toàn trong sản xuất

- Nghiên cứu về quy cách lắp ráp: thông qua quá trình may mẫu, tìm ra nhữngsang tạo, thao tác tiên tiến hơn và cải tiến phương pháp may đã có

- Khảo sát được định mức nguyên phụ liệu và định mức thời gian hoàntất củacác chi tiết sản phẩm

Mẫu may xong sẽ được đưa ban lãnh đạo và khách hàng duyệt (còn gọi là mẫuđối) khi nào ban lãnh đạo và khách hàng đồng ý thì mới được đưa vào sản xuất

Công việc được tiến hành như sau:

+ Nhận kế hoach may mẫu, nhận và nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, nhận kiểm tracác nguyên phụ liệu cần thiết, trao đổi với các bộ phận có liên quan về các yêu cầu cầnthiết của công tác chế thử mẫu

+ Nhận bộ mẫu mỏng và kiểm tra toàn bộ về thông số kích thước, qui cách lắpráp sản phẩm, số lượng, các ký hiệu chi tiết trên bán thành phẩm,…, nếu phát hiện saixót cần liên hệ với nhan viên thiết kế để chỉnh sửa, tuyệt đối không được tự ý chỉnhsửa mẫu

Đặt các chi tiết lên vải, tiến hành giác các chi tiết thật cẩn thận theo các yêu cầu

kỹ thuật đã có Sau đó dung phấn sắc nét sang đầy đủ và chính xác các chi tiết lên vải.Kiểm tra kỹ các chi tiết một lần nữa trước khi tiến hành cắt vải

+ Dùng kéo cắt lần lượt các chi tiết có trên sơ đồ Khi cắt vải phải tuyệt đốitrung thành với mẫu mỏng: nhu cầu canh sợi, các yêu cầu kỹ thuật khác ghi trên mẫu,

… để đảm bảo các chi tiết sau khi cắt sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng

+ Tiến hành may mẫu theo tài liệu kỹ thuật đã nhận, đặc biệt là bảng quy cáchmay và quy trình may Trong khi may mẫu, phải vận dụng hiểu biết và khinh nghiệmnghiệp vụ chuyên môn để xác định sự ăn khớp giữa các chi tiết

+ Khi phát hiện có điều bất hợp trong qua trình may phải báo ngay với ngườithiết kế để họ trực tiếp xem xét và chỉnh mẫu, không dược tùy tiện sửa mẫu Nếu pháthiện có mâu thuẫn về quy trình lắp ráp giữa tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu hiện vật ở mức

Trang 15

độ nhỏ thì ta căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật để may, trường hợp có khác biệt lớn phảitrao đổi lại với khách hàng.

+ Khi may mẫu xong phải kiểm tra về thông số kích thước, cách sử dụngnguyên phụ liệu có đúng không Sau đó đưa lại cho người thiết kế và khách hàng duyệttrước khi cho tiến hành sản xuất hàng loạt

+ Trong suốt quá trình may mẫu, cần ghi lại qui trình may và các lưu ý cần biếtkhi may sản phẩm để làm tài liệu tham khảo cho phân xưởng và cho các mã hàng cókết cấu tương đương về sau

+ Lập bảng thống kê số lượng chi tiết sản phẩm cùng các yêu cầu kỹ thuật củachúng và ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu đã may

e Nhảy mẫu

Trong sản xuất may công nghệ, mỗi mã hàng ta không chỉ sản xuất một loại cỡvóc nhất định mà ta phải sản xuất rất nhiều cỡ vóc khác nhau Ta không thể với mỗi loại

cỡ vóc lại phải thiết kế, vừa tốn công vừa mất thời gian Vì thế ta chỉ tiến hành thiết kế

cỡ vóc trung bình, các cỡ vóc còn lại ta hình thành bằng cách phóng to hay thu nhỏ cỡvóc trung bình đã có theo đúng thông số kích thước kiểu dáng của mẫu chuẩn đó gọi lànhảy mẫu

Dựa vào bộ tài liệu kỹ thuật khách hàng cung cấp trong đó quan trọng là bảngthông số kích thước, rập chuẩn Dựa vào bảng thông số kích thước ta tiến hành nhảy mẫu :

- Đọc bảng thông số kích thước và phân tích trước các yêu cầu của mã hàngđồng thời tính toán trước độ chênh lệch về thông số kích thước giữa các cỡ vóc liêntiếp nhau

- Căn cứ vào bảng thông số kích thước và công thức thiết kế để tìm cự ly dịchchuyển cụ thể của các điểm chuẩn

- Dựa vào bảng thông số kích thước và công thức thiết kế đã biết, thiết kế bộmẫu cỡ trung bình sau đó kiểm tra lại bộ mẫu vừa thiết kế

- Sang mẫu cứng lên giấy mỏng, xác định các điểm chuẩn

- Sau đó tiến hành nhảy mẫu ở các điểm chuẩn

- Nối các điểm đã được dịch chuyển theo dáng của mẫu chuẩn

- Kiểm tra toàn diện các bộ mẫu vừa ra

- Lập bảng thống kê và ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu vừa ra

f Cắt mẫu cứng

Dùng bộ mẫu mỏng đã được thiết kế sao lại trên giấy cứng, sau đó cắt đúngtheo mẫu để cung cấp cho các bộ phận giác sơ đồ, phân xưởng cắt, phân xưởng may,

bộ phân KCS và lưu lại phòng kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất

Các loại mẫu cứng: mẫu thành phẩm, mẫu bán thành phẩm, mẫu hỗ trợ

Trang 16

Tiến hành cắt mẫu cứng như sau:

• Chuẩn bị:

+ Nhận kế hoạch, nhận bộ mẫu mỏng Kiểm tra lại bộ mẫu đã thiết kế về thông

số, kích thước, độ gia đường may, kiểu dáng sản phẩm, sự ăn khớp của các đường lắpráp, số lượng chi tiết, sự đuổi chiều,… để kịp thời phát hiện các sai xót của thiets kếnếu có

+ Chuẩn bị các dụng cụ, giấy cứng phục vụ cho cắt mẫu cứng

• Tiến hành sang mẫu:

+ Đặt rập chuẩn lên giấy cứng, kẹp lại cho thật chắc Có thể dùng kim bấm lớpbìa để sang mẫu cùng một lần

+ Dùng cây dùi hay cây lăn mẫu và thước cây để sang rập lên giấy cứng Khisang cần sang cả đường canh sợi, dấu bấm, dấu dùi cho thật chính xác vì chúng là cơ

sở để tiến hành giác sơ đồ sau này

+ Tạo dấu bấm, dấu dùi trên rập như đã thiết kế

+ Kiểm tra mẫu vừa cắt xong về thông số kích thước, sự ăn khớp của lắp ráp,

vị trí các dấu, vị trí canh sợi, các thông tin trên mẫu,…

+ Nếu muốn có nhiều rập cứng giống nhau, cần lấy rập cứng sang lần đầu tiên

để tạo ra các mẫu kế tiếp chứ không sang lại từ mẫu mỏng, tránh làm hư mẫu

• Hoàn chỉnh mẫu:

+ Dùng dấu đóng giáp biên xung quanh chu vi của mẫu để tránh trường hợpmẫu cứng bị gọt sửa Khi đóng cần đóng trọn vẹn con dấu trên biên của chi tiết

+ Lập bảng thống kê về bộ mẫu vừa ra trên mặt sau của chi tiết lớn nhất trong

bộ mẫu và trên một bản giấy rời, có ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu

+ Cắt một tấm bìa 7x12, trên đó ghi tên mã hàng và tên size thật lớn, tấm nàygoị là nhãn rập

+ Đục lỗ trên các chi tiết của sản phẩm và trên nhãn rập, cách mép giấy 3cm.đường kính lổ lớn hơn 0.5cm sau đó xỏ dây và buộc đầy đủ các chi tiết đồng bộ trongmột cỡ theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, và sau đó nhãn rập treo lên giá

Trang 17

g Lập tiêu chuẩn kỹ thuật

 Lập bảng hình vẽ mô tả mẫu:

- Là văn bản thường nằm ở trang đầu của tập tài liệu, cho phép người đọc có cáinhìn trực quan hơn về sản phẩm và được sử dụng khắp mọi nơi trong suốt quá trìnhsản xuất mã hàng

- Hình vẽ: sử dụng các nét vẽ để vẽ lại hình dáng của mẫu chuẩn trên giấy theohướng nhìn trước mặt và sau lưng một cách rõ ràng và chính xác Khi cần có thểphóng lớn một bộ phận của mẫu từ phía trong hay phía ngoài để người đọc dễ theo dõi

- Mô tả mẫu: dùng chữ viết, ký hiệu, nét vẽ, chữ số để làm rõ thêm về hình vẽ,diễn tả các yêu cầu kỹ thuật mà hình vẽ chưa nói hết được Đối với mẫu phức tạp taphải mô tả theo từng chi tiết, từng bộ phận nhỏ nhất Thông thường người ta chỉ mô tảmẫu với những thông tin bất biến đối với mọi cỡ vóc

- Đặt mẫu lên bàn phẳng, vuốt cho ngay ngắn, cân đối Dùng bút chì phát thảohình vẽ lên giấy cho cân đối các chi tiết Sau đố dung bút chì sắc nét tu sửa dần chohoàn chỉnh bản vẽ

- Dùng bút thước mô tả trên hình vẽ để làm tăng tính trực quan của sản phẩm

- Với các chi tiết phức tạp hay khuất: nên vẽ rời ra bên cạnh với tỉ lệ lớn hơnhình vẽ dang có, những chi tiết này mô tả thật cụ thể nghững yêu cầu của nó để mọingười nhận biết

- Kiểm tra thật kỹ xem hình vẽ mô tả mẫu còn thiếu xót gì hay không và kịpthời chỉnh sửa

Lập bảng thông số kích thước thành phẩm:

- Là văn bản có ghi tất cả kích thước cơ bản của các bán thành phẩm – thànhphẩm Nó phục vụ cho việc thiết kế và kiểm tra kích thước bán thành phẩm thànhphẩm trong quá trình sản xuất và giao nhận thành phẩm

Các bảng này hầu hết là do khách hàng gửi qua tuy nhiên ta cần phải lưu ý: + Bảng được viết bằng tiến nước ngoài Vì vậy cần có kế hoạch dịch rõ ý tất cảcác thông tin yêu cầu của khách hàng

+ Cách trình bày của bảng đôi khi rất rối rắm Vì vậy cần chọn lọc lại nhữngđiều cần biểu đạt vào văn bản của ta để mọi người dễ theo dõi nhưng không làm thấtthoát các nội dung của chúng

+ Nếu đơn vị tính của khách hàng không phù hợp với điều kiện của ta cần cóbiện pháp chuyển đổi đơn vị và thông số cho phù hợp

+ Văn bản phải được rà soát để kịp thời phát hiện các sai xót về thông số dođánh máy, do nhầm lẫn, do co giãn nguyên phụ liệu … tất cả các điều chỉnh trên cầnthông qua khách hàng và có chữ ký xác nhận bằng văn bản

Trang 18

+ Bên cạnh các số đo cần thiết cho mỗi thông số kích thước, cần đàm phán vớikhách hàng để biết được thông tin về dung sai cho phép nhằm đảm bảo độ an toàn caotrong quá trình thiết kế và sản xuất sau này.

+ Xem xét kỹ mẫu cứng rập mềm, và tài liệu kỹ thuật của khách hàng để kịpthời phát hiện các mâu thuẫn và sửa chữa nếu có

+ Đàm phán với khách hàng để thõa thuận dung sai cho phép cần có đối vớimỗi thông số kích thước

+ Dịch tài liệu, và chuyển đổi đơn vị tính cho bảng thông số kích thước củakhách Lựa chọn nội dung để đưa vào văn bảng kỹ thuật

+ Xem xét tính chất của nguyên phụ liệu và kiểu dáng, đường may để chắc rằng

số liệu đưa vào là chính xác Đối với bảng thông số kích thước bán thành phẩm cầncẩn trọng khi tính toán độ gia đường may, độ co giãn nguyên phụ liệu,… để đảm bảosau khi may xong có thông số kích thước đạt yêu cầu

+ Kiểm tra kỹ bảng thông số kích thước thành phẩm và bán thành phẩm

Sau khi chắc chắn rằng không còn thiếu xót gì nữa và chuyển cho trưởngphòng ký duyệt

 Lập bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu :

Là văn bảng kỹ thuật trong đó có đính những mẫu trực quan về nguyên phụ liệucần dùng cho cả mã hàng Bảng này thường dùng để so sánh đối chiếu khi giao nhậnnguyên phụ liệu ở các bộ phận Bảng còn có tên là tác nghiệp màu

+ Bảng thường được làm bằng bìa cứng khổ A4 có chia các ô nhỏ, để đính cácmẫu vật Bảng có thể được trình bày theo dạnh hàng ngang, mỗi hàng sẽ được đínhnguyên phụ liệu của một màu sản phẩm, hay bảng có thể được trình bày theo hàng dọc

+ Dạng hàng ngang thường được dùng cho những mã hàng có kết cấu đơn giản

và có ít màu sắc

+ Dạng hàng dọc thường được dùng cho các mã hàng có kết cấu phức tạp vànhiều màu sản phẩm

+ Văn bảng phải được ghi đầy đủ các thông tin về mã hàng

+ Thứ tự đính các nguyên phụ liệu: nguyên liệu trước, phụ liệu sau

+ Cần phải nghiên cứu tài liệu của khách hàng kỹ trước khi lập bảng

+ Phân tích sản phẩm mẫu và thống kê các chi tiết và loại nguyên phụ liệu cótrên sản phẩm

- Bảng định mức nguyên phụ liệu:

Là văn bản kỹ thuật trong đó trình bày lượng nguyên phụ liệu tiêu hao cho 1 sảnphẩm trung bình cho cả mã hàng

Bảng được làm bằng giấy A4 có 3 phần:

Trang 19

+ Phần tiêu đề: giới thiệu bảng và tên mã hàng

+ Phần thân bảng: trình bày số thứ tự của các loại nguyên phụ liệu ở cột 1,ghitên chủng loại, màu sắc, kích thước, chi số, khổ… của tất cả các loại nguyên phụ liệucần sử dụng vào cột 2 Cột 3 trình bày đơn vị tính cho từng loại nguyên phụ liệu Cột 4trình bày lượng tiêu hao cụ thể đối với từng loại nguyên liệu

+ Kết luận: cần ghi rõ định mức cấp phát nguyên phụ liệu của công ty để phục

vụ cho quá trình sản xuất cuối cùng ghi ngày tháng năm, ký tên xác nhận

• Cách lập bảng:

+ Nghiên cứu tài liệu của khách hàng và sản phẩm mẫu

+ Phân tích sản phẩm mẫu và thống kê tất cả các nguyên phụ liệu có trên sảnphẩm vào một tờ giấy mỏng sau đó phân loại riêng từng loại: vải chính, vải phối, phụliệu… theo từng màu

+ Tiến hành tính toán và hiệu chỉnh số liệu tính toán định mức nguyên phụ liệu.+ Tham khảo thông tin từ phòng kế hoạch hay phòng kỹ thuật để biết định mứccấp phát cụ thể cho mã hàng

Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ: là văn bản hướng dẫn người giác sơ đồ sao chogiác sơ đồ chính xác, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cần trình bày đầy đủ các thông tin sau:

+ Tính chất nguyên phụ liệu: khổ, rộng biên, chu kỳ sọc ngang, chu kỳ sọc dọc,

có biên hay không biên

+ Phương pháp trải vải sẽ dùng

+ Giác sơ đồ trên mặt phải hay trái

+ Các xếp đặt các chi tiết trên sơ đồ và yêu cầu kỹ thuật chung khi giác

Cách lập bảng:

+ Lập bảng trên máy tính theo định dạng đính kèm

+ Phần tiêu đề: ghi đầy đủ tên mã hàng, tên khách hàng, sản lượng, tên nguyênphụ liệu sẽ giác

+ Phần thân bảng:

Cột 1: ghi số thứ tự

Cột 2: ghi tên của tất cả các chi tiết có trên sản phẩm

Cột 3: ghi số lượng có trong một sản phẩm

Cột 4: ghi hướng sợi cần đảm bảo

Cột 5: ghi các yêu cầu giác cụ thể để đảm bảo được chất lượng của sản phẩmsau khi may

+ Phần kết: ký tên xác nhận, chuyển cho trưởng phòng ký

Bảng qui định cho phân xưởng cắt:

Trang 20

Là văn bản kỹ thuật quy định các công nghệ cần làm trong phân xưởng cắt chomột mã hàng.

Nội dung văn bảng gồm có:

+ Phương pháp xổ nguyên phụ liệu, xử lý nguyên phụ liệu trước khi cắt

+ Phương pháp trải nguyên phụ liệu

+ Phương pháp sang sơ đồ

+ Phương pháp cắt nguyên phụ liệu

+ Phương pháp đánh số

+ Phương pháp ủi ép

+ Phương pháp bóc tập, phối kiện

+ Phương pháp kiểm tra bán thành phẩm sau cắt

+ Trao đổi lại với khách hàng hoặc công ty để thống nhất các thông tin cần cótrong văn bảng

 Bảng quy cách may sản phẩm: là văn bản kỹ thuật trong đó các quy định vềcách thức lắp ráp hoàn chỉnh 1 sản phẩm, chúng bao gồm: các dạng đường may và độrộng đường may, mật độ mũi chỉ, màu sắc, chi số chỉ: cách gắn nhãn, và vị trí củachúng, kích thước khuy nút và vị trí của chúng, vị trí túi, các yêu cầu của túi… bảngnày dùng để hướng dẫn công nhân thực hiện thao tác may hoàn chỉnh sản phẩm, saocho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

+ Tiêu đề bảng phải ghi đầy đủ các thông tin: tên mã hàng, sản lượng hàng, tênkhách hàng, để tránh nhầm lẫn với mã hàng khác

+ Ghi rõ các yêu cầu sử dụng chỉ đối với các đường may: chi số, màu sắc, loạichỉ, mật độ chỉ trên từng đường may và những yêu cầu cần thiết khác khi sử dụng chỉ

+ Ghi rõ các yêu cầu lắp ráp đối với từng đường may: cự ly cách mép Cự lygiữa 2 đường may song song, cự ly vắt sổ,… để người thợ tiến hành đạt yêu cầu

+ Có đầy đủ các yêu cầu lắp ráp sản phẩm theo từng loại thiết bị

+ Đôi khi cần vẽ qui trình lắp ráp để mọi người cùng biết cách lắp ráp các chitiết sản phẩm, đặc biệt với những chi tiết phức tạp

+ Việc dịch các yêu cầu lắp ráp sản phẩm cần phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ phù hợp

Trang 21

Cách lập bảng:

+ Xem xét kỹ sản phẩm mẫu để biết sản phẩm có bao nhiêu chi tiết, tên gọi chitiết, yêu cầu lắp ráp chi tiết

+ Xem xét các nhu cầu sử dụng chỉ cho các đường may trên sản phẩm

+ Liệt kê phân loại tất cả các dạng đường may

+ Phân tích kỹ các lắp ráp chi tiết phức tạp để có kế hoach lập bảng cho đúng.+ Đọc và nghiên cứu kĩ qui định gắn nhãn đối với sản phẩm được quy địnhtrong tài liệu kỹ thuật: nhãn size, nhãn hướng dẫn sử dụng, trang trí,… để tránh sai xótkhi lắp ráp sản phẩm

+ Liệt kê các vị trí có đính bọ, làm khuy, đính nút và các yêu cầu kỹ thuật khác + Kiểm tra và trao đổi lại với khách hàng những mâu thuẫn phát sinh, để hợp lýgiữa mẫu chuẩn với tài liệu kỹ thuật

+ Lần lượt liệt kê qui cách lắp ráp cho các đường may trên chi tiết của sảnphẩm, theo nguyên tắc từ trước ra sau, từ chi tiết nhỏ đến chi tiết lớn, để tránh nhầmlẫn hay bỏ xót đường may

+ Với các chi tiết phức tạp, khuất khó xem cần lập qui trình may riêng

+ Qui định về vị trí gắn nhãn, kích thước khuy nút, kích thước đường lại mốichỉ, nếu cần có thể vẽ hình minh họa

+ Ghi rõ các qui định mang tính trọng tâm như: độ rộng về cắt gọt ở biên cácđường may, vị trí cần bấm vải, các vị trí có đường may diễu, vắt sổ, các chi tiết có giacông thêu, và yêu cầu kĩ thuật của công đoạn gia công nay

+ Rà soát lại những đường may của mã hàng trước mà công nhân thường sai xót

Cách lập bảng:

+ Xem xét kỹ sản phẩm mẫu để biết tên gọi của chi tiết, cách lắp ráp các chi tiết+ Liệt kê các bước công việc cần làm cho từng bộ phận trên sản phẩm may

Trang 22

+ Sắp xếp lựa chọn các bước công việc nhằm hoàn tất sản phẩm theo một trình

tự hợp lý, đảm bảo nguyên tắc: bước công việc cần làm trước sẽ được đặt ở trên, bướccông việc cần làm sau sẽ được dặt ở dưới, quá trình hoàn tất sẽ được đặt sau cùng

+ Kiểm tra trao đổi lại với khách hàng những mâu thuẫn phát sinh hoặc khônghợp lý giữa mẫu chuẩn và tài liệu kỹ thuật

+ Lập bảng trên máy tính theo dạng đính kèm

+ Lần lượt liệt kê các bước công việc cần có khi lắp ráp sản phẩm

+ Điền bậc thợ và dụng cụ thiết bị vào cột chính xác

+ Kiểm tra lại tất cả nội dung của bảng

+ Ký tên chịu tách nhiệm

 Bảng qui trình công nghệ:

Là văn bảng kỹ thuật tương tự như bảng quy trình may, nhưng trong đó có điềnthêm đầy đủ các thông tin về bậc thợ và tính toán số lao động cụ thể cho từng bướccông việc

Để lập bảng qui trình công nghệ, cần làm các thao tác sau:

+ Viết qui trình may sản phẩm

+ Căn cứ vào tổng thời gian hoàn thành sản phẩm và số công nhân hoặc sảnlượng và thời gian làm việc ngày để tính nhịp độ sản xuất

+ Thời gian làm việc cho từng bước công việc, ký hiệu: X

+ Thời gian hoàn thành sản phẩm: ký hiệu A

+ Số công nhân trong chuyền, ký hiệu: B

+ Nhịp độ sản xuất, ký hiệu: C

 Lập bảng quy cách bao gói sản phẩm:

Là văn bản kỹ thuật hướng dẫn cách treo nhãn, gắn thẻ bài, bao gói sản phẩm,qui cách đóng hộp, qui cách đóng thùng cho cả mã hàng Bảng này thường được dùngcho phân xưởng hoàn tất

+ Tiêu đề phải ghi rõ thông tin về mã hàng

+ Các thông tin về gấp gói sản phẩm phải cụ thể, rõ ràng, chính xác và khoa học.+ Các qui định về kích thước bao gói sản phẩm, hòm hộp, thùng hàng, vị trí gắnnhãn, vị trí gắn thẻ bài, phải đầy đủ phù hợp để dễ kiểm tra

+ Cần ghi rõ số lượng, màu sắc, số size,… của các sản phẩm của mã hàng cần

có trong một bao, một hộp, một thùng, hay trong một kiện

+ Cần qui định về kỹ thuật và cách thức dán băng keo miệng thùng, đay nẹp Cách lập bảng:

+ Nhận tài liệu kỹ thuật của khách hàng Đọc và dịch trao đổi với khách hàng

để ghi nhận tất cả các yêu cầu kỹ thuật và những yêu cầu bổ sung của khách hàng về

Trang 23

gấp gói sản phẩm Tất cả các thay đổi bổ sung của khách hàng phải được cập nhậtbằng văn bản, giấy tờ để làm cơ sở xem xét giao hàng sau này.

+ Xuống kho kiểm tra các phụ liệu bao gói đã nhận về đầy đủ hay chưa

+ Ghi tiêu đề bảng cần có các thông tin cần thiết về mã hàng

+ Thống kê sản lượng hàng theo từng cỡ màu

+ Trình bày kỹ cách tiến hành bao gói sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật sau gấpgói Nên vẽ hình minh họa gấp gói

+ Trình bày số lượng sản phẩm, số size trong một thùng, thông tin cần có bênngoài thùng

+ Trình bày nội dung của nhãn cạnh thùng và yêu cầu xếp hàng trong thùng.+ Qui cách dán nhãn, xiết đay nẹp hay băng keo xung quanh thùng

+ Rà soát lại toàn bộ nội dung bảng để phát hiện sai xót và chỉnh sửa

+kiểm tra lại văn bản lần nữa và ký tên chịu trách nhiệm

 Lập bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng:

Là văn bản kỹ thuật trong đó hướng dẫn cụ thể về các cơ sở, văn bản và cáchthức tiến hành kiểm tra một mã hàng Bảng này gửi cho tất cả các bộ phận để nhữngnơi này biết được các yêu cầu kiểm tra và thực hiện tốt các yêu cầu này Bảng này còn

là cơ sở pháp lý để bộ phận KCS tiến hành kiểm tra hoàn tất sản phẩm

+ Dạng 1: sử dụng ngay tài liệu kỹ thuật đã có để tiến hành kiểm tra chất lượngsản phẩm

+ Dạng 2: là một văn bản cụ thể, qui định những mốc kiểm tra quan trọng trongquá trình sản xuất là cơ sở để bộ phận KCS tiến hành kiểm tra mã hàng

 Sau khi thiết kế mẫu và giác sơ đồ

 Kiểm tra ở phân xưởng cắt

 Kiểm tra ở phân xưởng may

 Kiểm ta ở phân xưởng hoàn tất

 Kiểm tra thủ tục giấy tờ

+ Các thông tin về mã hàng phải chính xác, đầy đủ, tránh nhầm lẫn

+ Các qui định về mốc kiểm tra phải rõ ràng, chính xác và khoa học

+ Tiến trình kiểm tra cụ thể từng giai đoạn, hợp lý, tiết kiệm được công sức, vàthời gian kiểm hàng

Cách lập bảng:

+ Nhiên cứu kỹ mã hàng, loại vải để có những cơ sở qui định cho phù hợp.+ Đọc tài liệu của khách hàng và đối chiếu với mẫu mỏng, mẫu chuẩn hoặc mẫuđối để chắc chắn rằng các qui định sắp viết ra mang tính thực tế cao

+ Viết tiêu đề bảng rõ ràng, đầy đủ và chính xác

Trang 24

+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu tiên và kiểm tra hoàn tất cần có những quiđịnh, hướng dẫn cụ thể về cách thức kiểm tra Nên vẽ hình minh họa trong qua trìnhkiểm sẽ giúp giảm thiểu các sai xót khi kiểm hàng.

+ Hướng dẫn các thao tác nghiệp vụ cần làm khi xảy ra những tình huống xấu.+ Rà soát toàn bộ nội dung bảng, nếu phát hiện bất hợp lý cần chỉnh sửa kịp thời.+ Kiểm tra lại lần cuối và ký tên xác nhận

 Bảng cân đối nguyên phụ liệu:

- Là văn bản do phòng kỹ thuật hoặc phòng kế hoạch soạn thảo nhằm dung để

so sánh đối chiếu giữa lượng nguyên phụ liệu cần dùng và lượng nguyên phụ liệu hiện

có trong kho tại thời điểm lập bảng

- Bảng cần được lập riêng cho từng mã hàng và gửi cho các bộ phận có liênquan để cùng theo dõi quá trình sản xuất

- Trong bảng cần sắp xếp nguyên phụ liệu theo qui ước chung và số lượng điền

ở bảng đây phải là số sản phẩm mà khách hàng đặt hàng chứ không phải là sản lượng

có được sau thao tác ghép cỡ vóc

- Với nguyên phụ liệu có nhiều màu, nhiều size , cần phân tích rõ theo từng màu

và từng size Lúc này số thứ tự có thể đại diện cho nhiều dòng ở cột tên vật tư chứkhông phải chỉ đạ diện cho một dòng như ở bảng định mức nguyên phụ liệu

h Thiết kế chuyền

- Khái niệm: thiết kế dây chuyền công nghệ may là tính toán, sắp xếp chuyểntiếp các bước công việc may một sản phẩm sao cho sử dụng được tay nghề của côngnhân, thiết bị máy móc một cách hợp lý và giúp cho năng suất lao động cao, chấtlượng sản phẩm tốt

- Cơ sở thiết kế chuyền:

+ Nắm vững tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ yếu là phần lắp ráp và thiết bị

+ Quy trình may sản phẩm ( nội dung phải có đầy đủ các công đoạn cùng vớithời gian, thiết bị, dụng cụ và trình độ tay nghề )

+ Phải biết được nhịp độ sản xuất là cơ sở để bố trí thời gian làm việc cho các vịtrí làm việc một cách hợp lý

+ Số lượng công nhân trong chuyền hoặc thời gian sản xuất và sản lượng của

Trang 25

+ Chỉ nên chia nhỏ một bước công việc khi số lao động lớn hơn 1, càng hạngchế số người làm cùng công việc càng tốt.

+ Các bước công việc chia nhỏ thì không nên đưa quá xa vị trí làm việc chính.+ Các công việc có tính chất khác nhau thì không được bố trí vào cùng 1 vị trílàm việc

+Các bước công việc phụ khi ghép với công việc chính cần phải được cân nhắc

kỹ càng để người công nhân ít phải đi lại, tránh gây lộn xộn trong phân xưởng

+ Việc lựa chọn công việc cho từng người làm cần phải cân nhắc đến tính hợp

lý của tay nghề người công nhân

+ Thời gian phân bố cho một lao động phải tương đương với nhịp độ sản xuất

và số lao động phải tương đương 1

+ Để chuyển hàng từ nơi này đi nơi khác có thể sử dụng những người thợ nhanhnhẹn, và số lao động phải nhỏ hơn 1, gọi là thợ chạy chuyền

+ Tổ trưởng, tổ phó có thể chỉ làm công tác quản lý hoặc cũng tham gia vào sảnxuất nhưng sức làm chỉ nên bố trí từ 50-70%

+ Tất cả các vị trí làm việc phải được cân đối về sức làm, tức là không để chomột người quá bận, trong khi người khác lại quá nhàn Cân đối vị trí làm việc là ta tậphợp các thao tác có cùng tính chất, cùng loại thiết bị cho vào một vị trí làm việc Sau

đó, tính toán sức làm cho vị trí đó sao cho gần bằng nhịp độ sản xuất, có số lao độnggần bằng 1 và tải trọng gần bằng 100% Để cân đối các vị trí làm việc ta có thể dựatrên các điểm chuẩn sau:

- Các loại dây chuyền may:

+ Dây chuyền dọc: là dây chuyền mà qui trình lắp ráp sản phẩm tương ứng vớicác vị trí làm việc của công nhân được sắp xếp theo một đường thẳng một cách hợp lý,người làm sau làm tiếp công việc của người làm trước, không trở đầu lại Với dạngchuyền may này thường bán thành phẩm được đưa vào đầu chuyền, còn sản phẩm sẽ

ra ở cuối chuyền

+ Dây chuyền cụm: là dây chuyền được dùng nhiều nhất trong doanh nghiệpmay, thích hợp với mặt bằng rộng, với những mã hàng có kiểu dáng phức tạp, sản

Trang 26

lượng nhỏ hoặc lớn Phân xưởng được chia thành nhiều nhóm theo từng loại công việchoặc theo từng loại máy.

+ Dạng 2: phần bố trí thiết bị và phần minh họa được trình bày riêng biệt Dạngnày thường dùng cho người tập viết qui trình vì nó đòi hỏi phải chú ý đến diện tích nhàxưởng, và tính hợp lý của đường đi, diện tích máy, diện tích các bàn làm việc

- Các bước lập bảng bố trí mặt bằng phân xưởng:

+ Xem xét kỹ bảng quy trình may sản phẩm, bảng quy trình công nghệ, bảngthiết kế chuyền, các yêu cầu cần thiết khi bố trí mặt bằng phân xưởng Đặc biệt cần tìmhiểu kỹ về các đặc điểm của nhà xưởng

+ Vẽ mặt bằng bố trí cần thiết của phân xưởng: cần vẽ ra vách tường, cột, độrộng đường đi, diện tích, vị trí của cửa ra vào,… của phân xưởng may hiện có và cácthiết bị đặt cố định như máy ủi hơi,… tỉ lệ thu nhỏ của mặt bằng được quyết định bởidiện tích lớn nhỏ của nhà xưởng

+ Dùng tấm giấy carton làm hình mẫu của thiết bị để bố trí mặt bằng phân xưởng.+ Xem bảng thiết kế chuyền để biết cần sử dụng thiết bị nào Chuẩn bị tấm mẫuphù hợp với diện tích của thiết bị đó

+ Bố trí sơ lược đường đi bán thành phẩm trên hình mặt phẳng

+ Căn cứ nhà xưởng hiện có và điều kiện hiện có để bố trí phù hợp

2.2 Công đoạn sản xuất

a Chia cắt

 Công đoạn trải nguyên phụ liệu:

- Khái niệm: trải vải là cách đặt chồng lên nhau nhiều lớp vải tương đương nhau

về khổ cũng như chiều dài trên bàn cắt để sang sơ đồ trên bàn vải Sau đó cắt theo sơ

đồ đã giác nhằm mục đích: khi cắt một chi tiết sản phẩm ta được cùng một lúc sốlượng chi tiết bằng với số lớp vải

- Chuẩn bị trải vải:

Trang 27

+ Chuẩn bị các chi tiết rập cứng cho các sản phẩm sẽ có trên sơ đồ để tiện kiểmtra nếu cần

+ Tính toán qui trình trải vải để số sản phẩm có được sau trải vải và cắt khôngđược phép thấp hơn năng suất sản phẩm may được trong ngày

+ Tỉ lệ cỡ vóc trên bàn trải phải phù hợp với đơn đặt hàng

+ Kiểm tra sơ đồ giác đã có đủ số lượng chi tiết có trong một bộ sản phẩm haychưa để tránh sự khác nhau về màu sắc giữa các chi tiết

+ Các cuộn vải có chiều dài và kích thước khác nhau thì cần có phương án trảikhác nhau để có thể tiết kiệm vải một cách tối đa

+ Phụ thuộc vào đặc tính của vải, đặc điểm của chi tiết, yêu cầu kỹ thuật đểchọn phương án giác mẫu, và phương pháp trải vải sao cho tăng được năng suất trảivải, tránh bị nhầm lẫn giữa các công đoạn

+ Rèn luyện kỹ năng trải vải cho công nhân phân xưởng cắt để đảm bảo trongsuốt quá trình trải vải, lớp vải trải sau đặt lên lớp vải trải trước phải khít khổ và chiềudài, không bị căng, nhăn hay gấp nếp

+ Trước khi trải, vải cần được ổn định sức căng ở trạng thái tự do Cần có kếhoạch xổ vải để ổn định độ co trước khi tiến hành cắt ít nhất 1 ngày

+ Tính toán số công nhân, thiết bị và phương tiện vận chuyển cần thiết chophương pháp và công nghệ trải vải đã chọn

+ Thiết kế mặt bằng phân xưởng cắt sao cho phù hợp với quá trình giao nhậnnguyên phụ liệu, bán thành phẩm từ kho đến phân xưởng cắt, từ phân xưởng cắt đếnphân xưởng may

+ Cần kiểm tra kỹ nguyên phụ liệu cần dùng: tên, màu sắc, mã hàng,… đúngtheo hướng dẫn của phòng kỹ thuật, đồng thời phải nắm rõ yêu cầu kỹ thuật củanguyên phụ liệu như chiều hoa văn, chiều tuyết, vải có tính co giãn cao,… phân biệtmặt phải, mặt trái của vải

+ Kiểm tra kỹ chắc chắn đã chọn đúng sơ đồ cần trải-cắt theo đúng tác nghiệpbàn cắt đã có

+ Kiểm tra an toàn lao động và kỷ luật lao động

+ Chuẩn bị giấy dùng để trải lót hoặc phân lớp trên bàn vải

+ Chiều dài bàn vải phải lớn hơn ít nhất 2cm so với chiều dài sơ đồ

+ Khổ vải phải lớn hơn khổ sơ đồ

- Nhận và kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu:

+ Nhận nguyên phụ liệu: để có thể sang kho nguyên phụ liệu nhận nguyên phụliệu, phân xưởng cắt cần mang theo một số tài liệu sau:

 Phiếu tác nghiệp bàn cắt

Trang 28

 Bảng tác nghiệp màu để so sánh đối chiếu lượng nguyên phụ liệu nhận về cóphù hợp, đúng chủng loại, đúng qui cách không.

 Lệnh sản xuất

 Phiếu xuất vật tư

+ Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu:

 Căn cứ vào phiếu tác nghiệp màu, kiểm tra lại về màu sắc, kích thước, chủngloại, khổ,… của nguyên phụ liệu đang có

 Kiểm tra chắc chắn độ co của nguyên phụ liệu đã bão hòa

 Kiểm tra tình trạng biên vải để có kế hoạch xử lý biên vải cho hợp lý: bấmbiên, cắt biên

 Kiểm tra tình trạng biên vải để có kế hoạch xử lý lỗi vải phù hợp nhất, cắt bỏ,

hạ khổ vải, thay thân…

 Kiểm tra chiều dài các cây vải đang có và dựa trên phiếu tác nghiệp bàn cắt

để tìm ra các điểm bất hợp lý trong phiếu, nhằm có kế hoạch sử dụng vải hợp lý, tránhphát sinh đầu tấm, đầu khúc

 Đề xuất các biện pháp ngăn chặn phát sinh

- Các phương pháp trải vải:

+ Phương pháp trải ziczac: cách trải này các lớp vải được đặt 2 mặt phải úp vàonhau từng đôi một, không cắt đầu bàn, chiều của mỗi lớp ngược nhau

 Ưu điểm: kiểu trải này chỉ thích hợp cho vải uni , vải hoa văn tự do, tận dụngđược công suất trải vải, thời gian trải một bàn vải nhanh

 Nhược điểm: không thích hợp với loại vải nhung, hoa văn một chiều, hao phíđầu bàn nhiều

+ Phương pháp trải vải cắt đầu bàn có chiều: các lớp vải được đặt mặt phải vàmặt trái úp vào nhau, các lớp vải đi cùng chiều Lớp vải trải xong sẽ được cắt đầu bàn,công nhân đi về điểm xuất phát Một lượt đi về của người công nhân là không tải

• Ưu điểm: kiểu trải này thích hợp với tất cả các loại vải uni, vải hoa văn tự do,đặc biệt thích hợp với các loại vải nhung, vải có hoa văn một chiều, giảm được hao phíđầu bàn , ít nhầm lẫn mặt vải khi đánh số và may

• Nhược điểm: công suất trải vải thấp, thời gian trải một bàn vải lâu

+ Phương pháp trải cắt đầu bàn không chiều: (trải vải 2 chiều)

Là kiểu trải tương tự như kiểu ziczac, nhưng mỗi lớp vải điều có cắt đầu bàn

• Ưu và nhược điểm: kết hợp ưu và nhược điểm của 2 phương pháp trên

+ Phương pháp trải vải thun ống

+ Phương pháp trải vải canh sọc ngang

+ Phương pháp trải vải cho sơ đồ kép

Trang 29

+ Phương pháp trải vải cho sơ đồ chập

- Dụng cụ và thiết bị trải vải:

+ Thước dài bằng gỗ, trơn láng để gạt phẳng lớp vải

+ Dao kéo: cắt đầu lớp vải

+ Kim gút các vật nặng

+ Bàn trải: rộng dài tùy sơ đồ sản phẩm

+ Giá đỡ trục vải dạng cuộn tròn

+ Máy trải vải tự động

 Công đoạn cắt: các phương pháp cắt

• Máy cắt di động (máy cắt tay) gồm có 2 loại dao thẳng và đĩa dao

• Máy cắt cố định ( máy cắt vòng) gồm có dao 2 puli, 3 puli, 4 puli

- Cắt bằng tia nước: dùng áp lực mạnh của nước để tách phá vật liệu may

Trang 30

- Cắt bằng tia laser

 Đánh số:

- Là sử dụng các dụng cụ cần thiết đánh số trên vị trí qui định (phần đườngmay) của chi tiết nhằm mục đích:

+ Tránh hiện tượng khác màu trên các chi tiết của sản phẩm

+ Kiểm tra được số lớp vải đã trải trên một bàn vải

+ Dễ dàng cho bóc tập và điều động rải chuyền

+ Dễ dàng phân biệt được mặt phải, mặt trái của vải trong quá trình may

- Dụng cụ đánh số:

+ Các loại bút: chì, bíc, sáp,… phản màu với màu vải Phương pháp này nhanh,

rẻ tiền, dễ thực hiện Tuy nhiên, dễ xảy ra hiện tượng công nhân không tuân thủ vị tríđánh số, nhảy số, nhầm số, và dư sản phẩm

+ Các loại phấn thăng hoa, phấn ủi bay: phương pháp này tương tự như dùngphấn, sau một thời gian dấu phấn sẽ tự bay hoặc bay sau quá trình ủi Phấn này khá tốnkém, độc hại cho người sử dụng

+ Các loại decal phản màu vải, phương pháp này được thực hiện nhanh, đơngiản, không nhầm số, không nhảy số, khi cần có thể gỡ số,

+ Máy đánh số: Máy tự động và máy dán số

 Phối kiện và nhập kho bán thành phẩm

Trang 31

Là công tác kết hợp các nhóm chi tiết đã bóc tập vào thành một sản phẩm hoànchỉnh, chuẩn bị cho việc điều động rải chuyền Chỉ sau khi kiểm tra đầy đủ các chi tiết,các kiện hàng mới được cho nhập kho bán thành phẩm chờ gửi xuống chuyền may.

b Ráp nối

- ỦI định hình chi tiết

- May chi tiết

và độ ẩm để thay đổi vị trí tương đối giữa các sợi trong vải, kết hợp với tác dụng của

áp lực để cố định vị trí mới của chúng và nhờ đó mà làm thay đổi hình dạng bề mặtcủa vải và hình dạng khối sản phẩm

- Gia công nhiệt ẩm:

+ Với các chi tiết sản phẩm đơn lẻ, việc gia công nhiệt ẩm chỉ là cung cấp nhiệt

độ, hơi nước và cho chúng thẩm thấu trong lòng một loại vật liệu Việc gia công nhiệt

ẩm cho sản phẩm ở công đoạn này phức tạp hơn nhiều cần khảo sát các loại nguyênphụ liêu sử dụng trong một sản phẩm để tìm các gia nhiệt ẩm cho phù hợp mà khônglàm ảnh hưởng xấu tới kết cấu, màu sắc và độ co giãn của chúng cũng như hình dángcủa sản phẩm

+ Biện pháp gia công nhiệt ẩm thông dụng hiện nay: treo sản phẩm lên mắc, giáhoặc manequin, sử dụng loại bình xịt chuyên dụng để phun hơi nước xung quanh sảnphẩm Việc làm này giúp cho các sợi nguyên phụ liệu nở mềm ra Sẵn sàng cho khâugia công tiếp theo là định hình sản phẩm Việc phun hơi nước này có thể được thựchiện bằng tay hay buồng phun Việc phun hơi nước bằng buồng phun cho phép đạtđược hiệu quả phun hơi cao hơn do phun nhanh và đều

+ Việc lựa chọn mức độ phun và nhiệt độ hơi nước phụ thuộc chủ yếu vào loạinguyên phụ liệu đang được sử dụng trong sản phẩm

+ Một yếu tố nữa góp phần đảm bảo hiệu quả của gia nhiệt ẩm là thời gian giacông Do đó, cần tính toán thời gian gia công hoặc thực nghiệm để lượng nhiệt ẩm tácđộng lên sản phẩm đạt yêu cầu

- Định hình sản phẩm:

+ Là quá trình định hình hoàn tất và làm phẳng sản phẩm từ các dòng không khíthổi qua (còn gọi là theo nguyên lý dòng chảy)

Trang 32

+ Là việc ủi không có lực ép.

+ Sản phẩm được trải đều mọi phía theo hình dạng của các kẹp có sẵn hoặc cốđịnh vào máy nhờ vào cơ cấu kéo căng bởi các thanh kẹp ở các phía và được xử lýbằng hơi nước và các luồng khí thổi qua Nhờ đó, các sản phẩm mất đi các nếp nhăn

và định hình được kiểu dáng của sản phẩm

+ Việc điều khiển cấp hơi, nhiệt độ thời gian và sấy theo chương trình hoặc cácphím bấm điện tử

 Ép tạo dáng cho sản phẩm

d Hoàn tất

 Công đoạn tẩy: Khi phát hiện sản phẩm có vết dơ, cần tìm nguyên nhân vàcách khắc phục khuyết điểm Thông thường, người ta phân loại các vết bẩn như sau:

- Phân loại vết bẩn: có 2 loại chính

+ Vết bẩn trên mặt vải: mỡ, nhựa đường, phấn, chì…thường tẩy bằng cách dùngdao cạo rồi đi tẩm hóa chất vào

+ Vết bẩn ăn sâu vào lòng vải: thường do các chất lỏng gây nên như dầu máy,café…tẩy bằng cách đặt vải lót ở dưới, cho hóa chất vào vết bẩn, chất bẩn hòa tan sẽthấm vào vải lót

- Các loại thuốc tẩy phuc vụ ngành may mặc:

• RESIN MATE: dùng đế bàn ủi, thẩy chất keo Ví dụ: nếu muốn tách rời keodán mex trên cổ và manchette, chỉ cẩn xịt thuốc tẩy lên mặt vải, sẽ dễ dàng lột ra

• Omega dry cleaner: là dạng bột, cho phép tẩy dầu máy dính trên các loại vảinhư: tơ, cotton, polyeste Chất bột này không làm hỏng bề mặt vải và không ảnhhưởng đến sức khỏe công nhân tẩy

• Ink cleaner: dùng tẩy vết mực bút bi và vết dơ trên vải cotton, len và các loạivải sợi tổng hợp

• Spot liffter: hiệu quả và an toàn đối với các chất liệu len, sợi cotton, tơ lụa vàsợi tổng hợp Tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên vải, không để lại quầng hay dấu vết Cóthể thao tác nay tại nơi phát sinh vết bẩn mà không cần giặt lại Cách sử dụng: xitthẳng lên vết dầu, sau vài phút, thấy khô lại thành lớp bột trắng, dùng bàn chải haysúng hơi làm sạch

 Công đoạn ủi:

Ủi là một khâu quan trọng trong sản suất công nghệ hàng may mặc sản phẩm mayđẹp cũng có thể do ủi không tốt mà làm giảm giá trị hay một sản phẩm có khuyết tật nhỏtrong khi may cũng có thể dùng phương pháp ủi sửa chữa được, làm đẹp thêm lên

- Bản chất: Ủi là một khâu quan trọng trong sản suất công nghệ hàng may mặc.sản phẩm may không đẹp cũng có thể do ủi không tốt mà làm giảm giá trị hay một sản

Trang 33

phẩm có khuyết tật nhỏ trong khi may cũng có thể dùng phương pháp ủi sửa chữađược, làm đẹp thêm lên

- Đặc tính: Ủi là một khâu quan trọng trong sản suất công nghệ hàng may mặc.sản phẩm may đẹp cũng có thể do ủi không tốt mà làm giảm giá trị hay một sản phẩm

có khuyết tật nhỏ trong khi may cũng có thể dùng phương pháp ủi sửa chữa được, làmđẹp thêm lên

- Thông số kỹ thuật ủi:

+ Nhiệt độ: có tác dụng rút ngắn thời gian ủi Nhiệt độ ủi trong khoảng 110 –260oC Khi ủi ở nhiệt độ cao, bàn ủi phải di chuyển liên tục trên mặt vải, nếu không cóthể gây ra sém mặt vải Nhiệt độ ủi phải phù hợp với mặt vải được ủi Trước khi dùngbàn ủi để ủi sản phẩm, nên thử ủi lên một miếng vải nhỏ làm từ nguyên liệu đó đểtránh làm cháy sém mặt vải

+ Áp suất: dưới tác dụng của áp suất, những chỗ nhàu nát và bị gấp nếp trên vảiđược phẳng ra, sợi vải được nén ép xuống , khiến cho độ dày của nguyên liệu giảm đi

+ Độ ẩm: độ ẩm cũng là một tác nhân quan trọng trong khi ủi Tất cả các loạivải đều dễ thấm

ẩm từ không khí và bao giờ chúng cũng có độ ẩm nhất định, trừ loại vái sợi tổnghợp Khi ủi, ta làm tăng độ ẩm của vải bằng cách vẩy nước, thấm nước bằng giẻ, ủiqua một tấm vải ẩm đặt trên vải chính hoặc dùng bàn ủi hơi Nhờ có nhiệt độ của bàn

ủi, nước ở vải lót sẽ bốc hơi và thấm đều vào vải chính Độ ẩm khiến vải mềm mại, dễ

ủi hơn và tránh làm bóng bề mặt vải nếu ủi hơi thì sau khi ủi, nhất thiết phải treo sảnphẩm lên để hơi nước còn lại trong sản phẩm bốc hơi đi

+ Thời gian ủi: phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và loại vải được ủi

- Các phương pháp ủi:

+ Theo nhiệm vụ và mục đích công nghệ

 Ủi thiết kế: tạo hình dạng mới qua lớp uốn, gập, kéo giãn, nén ép và nénphồng những vùng nhất định trên sản phẩm

 Ủi làm phẳng: hồi phục hình dạng, làm phẳng sơ hay sợi, loại bỏ hình dạngkhông mong muốn hay sự thay đổi bề mặt không mong muốn của vải

+ Theo tiến độ ủi:

 Phương pháp ủi sơ bộ: tiền xử lý vết cắt

 Phương pháp ủi trung gian: dùng trong công đoạn hình thành hay liên kết cácchi tiết quần áo

 Phương pháp ủi sau cùng: ủi kết thúc để tổ chức tạo dựng và định hình hìnhdạng bên ngoài sau cùng của sản phẩm quần áo

+ Theo tính chất và công dụng của kỹ thuật ủi:

Trang 34

 Ủi lật, ủi rẽ đường may: là cách ủi để làm các đường may can thêm phẳng,

êm, và không bị dày

 Ủi định hình: để ủi các chi tiết rời hoặc bộ phận rời cần định hình theo khuônmẫu như nẹp, cầu vai, cổ, manchette, túi…để tạo điều kiện cho khâu may đạt chấtlượng, đảm bảo năng suất

 Ủi tạo hình: kỹ thuật ủi này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao Khi ủitạo hình, ta ủi tấm vải thẳng tạo thành những hình dáng cong theo dáng của cơ thể haytheo mốt hiện hành Đôi khi ta cũng tạo hình dáng cong cho ôm sát cơ thể ở phầnmông và ngực bằng cách sử dụng các chiết ly thân sau quần và chiết ly ngực Phươngpháp ủi tạo hình đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu Loạinguyên liệu mềm mại, mỏng thì chỉ ủi tạo theo dáng cong mà sản phẩm cần có Nhữngnguyên liệu sau khi ủi tạo hình thì khi tiến hành ủi hoàn tất cần cẩn thận, tránh làmhỏng hình dáng đã tạo Khi ủi tạo hình ta ủi trực tiếp vào mặt trái của vải, không qualớp vải đệm nên nhiệt độ của bàn ủi không được quá cao để tránh làm cháy hoặc ố vải.Những chỗ cần ủi tạo hình, ta thấm nước sạch vào và ủi sao cho chỗ đó bị giãn ra, cóchỗ lại co lại tùy theo hình dáng ta cần.Trong công nghiệp, nều dùng bàn ủi hơi, sẽ loại

bỏ được động tác thấm nước vào vải và tránh được nguy hiểm bị cháy hoặc bẩn vải

 Ủi hoàn chỉnh sản phẩm: có tác dụng làm phẳng mặt vải, loại trừ những vếtbóng và những dấu vết khác có thể để lại khi may, đồng thời tạo dáng hoàn chỉnh chosản phẩm Nếu ủi tốt, có thể làm đẹp thêm dàng của sản phẩm và tăng giá trị của nó.Ngược lại, nếu ủi không đạt yêu cầu, có thể làm hỏng cả dáng của sản phầm, mặc dù

nó được may rất khéo và vừa Trong khi ủi hoàn chỉnh, không những ta phải giữ đượchình dáng trong khi ủi tạo hình mà ta còn phải hoàn chỉnh hình dáng sản phẩm lênmức cao hơn Đó là: phải giữ được độ mo ở ngực, bả vai, ở mông, vòng eo và dángđứng của vải Những chỗ cần phẳng thì ta ủi trên nệm phẳng, những chỗ cần có độ mo,

ta ủi trên nệm gối, ống quần ủi trên tay đòn…Với những sản phẩm cao cấp, ta nên ủitrên máy ủi phom Máy ủi phom có nhiều loại được chế tạo theo hình dáng của các sảnphẩm khác nhau Những chi tiết nhỏ còn lại, ta ủi lại bằng bàn ủi tay

 Công đoạn bao gói

- Tầm quan trọng của việc bao gói sản phẩm:

Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng môtthương hiệu mạnh và nhất quán Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giớithiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng vàviệc quyết định mua hàng của họ

+ Sự phối hợp nhất quán

+ Sự ấn tượng

Trang 35

- Công tác quản lý bao bì:

+ Báo cáo nhu cầu bao bì theo kế hoạch

+ Báo cáo chênh lệch nhu cầu bao bì thiết kế

+ Báo cáo đơn đặt hàng bao bì

+ Báo cáo phiếu nhập bao bì

+ Báo cáo phiếu xuất bao bì

+ Báo cáo bảng giá bao bì

+ Báo cáo tổng hợp tình hình nhập bao bì

+ Báo cáo tổng hợp tình hình xuất bao bì

+ Báo cáo tổng hợp tình hình nhập xuất tồn bao bì

- Gấp gói – Bao bì trong ngành may:

Một sản phẩm được bao gói đẹp không những thể hiện được sự trân trọng củanhà sản xuất đối với sản phẩm mà còn là yếu tố góp phần tạo nên sự thu hút đối vớingười tiêu dùng Sản phẩm khi gấp gói xong phải thật phẳng, đúng quy cách và đúngyêu cầu kỹ thuật Các phụ liệu sử dụng trong quá trình gấp gói phải đầy đủ và đúngquy cách Với mỗi loại sản phẩm, người ta thường sử dụng một hình thức bao gói khácnhau, mang đặc trưng riêng, bản quyền riêng của từng nhà sản xuất Sản phẩm maymặc công nghiệp cũng được các nhà sản xuất không ngừng nghiên cứu để lựa chọn rađược các hình thức bao gói mang tính tiếp thị cao Một số sản phẩm được yêu cầu gấpgói thật phẳng rồi cho vào bao nylon Một số sản phẩm chỉ cần treo trên giá để đưatrực tiếp vào các container Cũng có những sản phẩm, sau khi gấp gói đúng quy cách,được gửi sang bộ phận ép plastic theo khuôn mẫu để tránh nhàu nát, hư hỏng sảnphẩm Nhìn chung, sản phẩm sau khi gấp gói phải đảm bảo:

+ Hình thức ưa nhìn và kích thước gấp gói đúng qui cách

+ Bề mặt các sản phẩm không được nhàu nát, nhăn nhúm

+ Các chi tiết cần đối xứng phải cân đối

+ Các góc cạnh phải thẳng và che kín những phần nhấp nhô ở phía sau

+ Sản phẩm sau gấp gói, với sự hỗ trợ của một số phụ liệu bao gói, phải có tình

ổn định hình cao, khó bị bung, xổ ra khỏi kiểu dáng vừa gấp gói

- Phụ liệu bao gói:

Trang 36

Để bao gói sản phẩm, người ta thường sử dụng các phụ liệu bao gói như:

Bao nylon: có in tên nhà sản xuất, kích thước và trọng lượng của sản phẩm.+ Bìa lưng

- Kỹ thuật bao gói sản phẩm:

Bao gói là giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất may Bao gói hợp quycách không những bảo đảm các yêu cầu chất lượng mà còn làm tăng thêm vể đẹp củasản phẩm

Trong ngành may, sản phẩm có nhiều cỡ số và màu sắc khác nhau Nếu bao góikhông chính xác, sẽ gây nhầm lẫn cỡ vóc, lẫn lộn mã hàng hoặc gây nhàu nát sảnphẩm, gây khó khăn cho việc giao nhận với khách hàng

Tùy theo yêu cầu của sản xuất, mỗi mã hàng đều có qui cách bao gói riêng phùhợp với các giá trị sử dụng và yêu cầu của khách hàng, thu hút người tiêu dùng.Thường người ta có các hình thức bao gói như sau:

+ Bao gói bằng tay:

1.Bó gói: áp dụng cho những mặt hàng có giá trị thấp Số lượng và qui cách bógói phụ thuộc vào yêu cầu từng mã hàng Thông thường, sản phẩm trong một bó phảitrở đầu nhau theo số lượng quy định, dây buộc phải màu trắng và cột chéo hình chữthập Dùng giấy chống ẩm gói lại bên ngoài

2 Gấp gói sản phẩm theo yêu cầu: với phương pháp này, quá trình gấp gói sảnphẩm tốn nhiều thời gian, cần nhiều phụ liệu bao gói nhưng chất lượng bao gói cao vàtính thẩm mỹ của sản phẩm tăng, giúp tăng giá thành sản phẩm

• Bao gói bằng máy:

Với một số sản phẩm đặc biệt đơn giản như áo T-Shirt, người ta chế tạo thiết bịgấp sản phẩm khá nhanh và hiệu quả:

Tham khảo máy Speedy T2000: cho phép gấp áo T-Shirt

- Được chế tạo với 10 chương trình gấp với 5 loại áo khác nhau, 4 kiểu xếptrong một thiết kế duy nhất

Trang 37

- Có 3 kiểu đặt vào giữa khuôn gấp và có thể thay đổi kiểu chỉ trong vài phút.

- Quá trình gấp được thực hiện bằng cách ép không khí ra khỏi sản phẩm

- Bốn bánh xe để đẩy máy đến vị trí khác nhau, có 2 thắng

- Nút khởi động và dừng khẩn cấp được cài đặt ở bảng điều khiển

 Đóng kiện

Là thao tác cho nhiều thùng con vào một kiện hàng để chuẩn bị xuất hàng.Cần ghi rõ địa chỉ, ngày tháng năm đóng kiện, sắp xếp và vẽ trang trí ngoài kiện theođúng yêu cầu của khách hàng

Tùy theo yêu cầu từng mã hàng, có các qui cách đóng kiện khác nhau:

- Đóng bao: áp dụng cho hàng nội địa có giá trị thấp Sản phẩm sau khi bó góixong được bỏ vào bao, khâu kín miệng lại Bên ngoài ghi rõ ký hiệu mã hàng, sốlượng cỡ vóc, màu sắc, ngày tháng năm đóng bao

- Đóng kiện bằng thùng gỗ hay thùng giấy: áp dụng cho hàng có giá trị cao Cácsản phẩm đã được gấp gói sẽ cho vào bao nylon rồi xếp vào thùng con, nhiều thùng con sẽđược cho vào một kiện hàng Các kiện hàng này cần được bảo quản kỹ lưỡng

Qui cách đóng kiện được quy định cụ thể theo từng chủng loại và yêu cầu củakhách hàng Thông thường, khi đóng kiện phải có giấy chống ẩm Thùng gỗ hay thùnggiấy cần phải được xiết đai nẹp cẩn thận Hai bên thùng có ghi cụ thể: địa chỉ giaohàng, tên mã hàng, số lượng, cỡ vóc…Bên còn lại ghi số thứ tự kiện hàng, trọnglượng, khối lượng do phòng kỹ thuật quy định

 Lưu ý:

- Trong 1 kiện, hàng phải được đóng theo cỡ vóc và màu sắc của phòng kỹthuật tác nghiêp

- Các kiện hàng đóng gói xong phải để cách mặt đất 20 cm, cách tường 50 cm

- Kiện hàng xếp chông lên nhau không quá 5 kiện, phân ra theo từng lô hàng.Các mặt ghi địa chỉ quay ra ngoài và có đánh mũi tên giới hạn từng lô hàng

- Mỗi lô hàng phải xếp cách nhau một lối để tiện việc kiểm tra

- Hàng trong kho phải bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, chống mốimọt, chuột bọ

 Các hình thức đóng gói kiện thường dùng:

- Đóng kiện bằng tay: sử dụng dụng cụ xiết đai nẹp thùng thủ công Công nhân

tự điều chỉnh vị trí đai nẹp sao cho thật cân đối và thao tác xiết đai Chất lượng xiết đainẹp phụ thuộc vào tay nghề của công nhân

- Đóng kiện bằng máy: sử dụng các loại máy đóng kiện khác nhau Ngườicông nhân điều chỉnh vị trí cần xiết đai nẹp Máy sẽ tự động thực hiện thao tác xiết đai.Chất lượng xiết đai cao hơn, đẹp hơn và nhanh hơn xiết bằng tay

Trang 38

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng may công nghiệp

- Nhóm yếu tố nguyên vật liệu ( Materials): Nguyên vật liệu là một yếu tố thamgia trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm Những đặc tính của nguyên liệu sẽ đượcđưa vào sản phẩm vì vậy chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượngsản phẩm sản xuất ra Không thể có sản phẩm tốt từ nguyên vật liệu kém chất lượng.Muốn có sản phẩm đạt chất lượng ( theo yêu cầu thị trường, thiết kế ) điều trước tiên,nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, mặtkhác phải bảo đảm cung cấp cho cơ sơ sản xuất những nguyên vật liệu đúng số lượng,đúng chất lượng, đúng kỳ hạn Như vậy, cơ sở sản xuất mới chủ động ổn định quátrình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch chất lượng đề ra

- Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị (Machines): Đối với những doanhnghiệp công nghiệp, máy móc và công nghệ, kỹ thuật sản xuất luôn là một trongnhững yếu tố cơ bản có tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng sản phẩm, nó quyếtđịnh việc hình thành chất lượng sản phẩm Nhiều doanh nghiệp đã coi công nghệ làchìa khoá của sự phát triển

Trong sản xuất hàng hoá, người ta sử dụng và phối trộn nhiều nguyên vật liệukhác nhau về thành phần, về tính chất và về công dụng Nắm vững được đặc tính củanguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết song trong quá trình chế tạo, việctheo dõi khảo sát chất lượng sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn là điều quan trọng để mởrộng mặt hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định đúng đắn các chế độ gia công đểkhông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

Công nghệ: Quá trình công nghệ có ảnh hưởng lớn quyết định chất lượng sảnphẩm Đây là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều hoặc bổ sung, cải thiệnnhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu sao cho phù hợp với công dụng của nó

Ngoài yếu tố kỹ thuật - công nghệ cần phải chú ý đến việc lựa chọn thiết bị Kinhnghiệm từ thực tế đã cho thấy kỹ thuật và công nghệ được đổi mới nhưng thiết bị lạchậu, cũ kỹ khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của kháchhàng Cho nên nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị có mối quan hệ tương hỗ kháchặt chẽ không những góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tăngtính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, đa dạng hoá chủng loại nhằm thoảmãn nhu cầu tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ

Với những doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất đồng loạt, tính tự động hoácao thì có khả năng giảm được lao động sống mà vẫn tăng năng suất lao động

- Nhóm yếu tố phương pháp tổ chức quản lý (Methods): Trình độ quản trị nóichung và trình độ quản trị chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản gópphần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp

Trang 39

Một doanh nghiệp nếu nhận thức được rõ vai trò của chất lượng trong cuộc chiến cạnhtranh thì doanh nghiệp đó sẽ có đường lối, chiến lược kinh doanh đúng đắn quan tâmđến vấn đề chất lượng Trên cơ sở đó, các cán bộ quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộnhịp nhàng giữa các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất nhằm mục đích cao nhất làhoàn thiện chất lượng sản phẩm Trình độ của cán bộ quản lý sẽ ảnh hưởng đến khảnăng xác định chính sách, mục tiêu chất lượng và cách thức tổ chức chỉ đạo thực hiệnchương trình kế hoạch chất lượng Cán bộ quản lý phải biết cách làm cho mọi côngnhân hiểu được việc đảm bảo và nâng cao chất lượng không phải là riêng của bộ phậnKCS hay của một tổ công nhân sản xuất mà nó phải là nhiệm vụ chung của toàn doanhnghiệp Đồng thời công tác quản lý chất lượng tác động mạnh mẽ đến công nhân sảnxuất thông qua chế độ khen thưởng hay phạt hành chính để từ đó nâng cao ý thức laođộng và tinh thần cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Vì vậy, chất lượng củahoạt động quản lý chính là sự phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

- Nhóm yếu tố con người (Men): Nhóm yếu tố con người bao gồm cán bộ lãnhđạo các cấp, cán bộ công nhân viên trong một đơn vị và người tiêu dùng Đây là nhân

tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm Dù trình độ công nghệ có hiệnđại đến đâu, nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động đến hoạtđộng quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm Bởi người lao động chính là người sửdụng máy móc thiết bị để sản xuất ra sản phẩm, bên cạnh đó có rất nhiều tác động,thao tác phức tạp đòi hỏi kỹ thuật khéo léo, tinh tế mà chỉ có con người mới làm được

+ Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp cần có nhận thức mới về việc nâng cao chất lượngsản phẩm để có những chủ trương, những chính sách đúng đắn về chất lượng sản phẩm thểhiện trong mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng, các biện pháp khuyến khích tinh thần vậtchất, quyền ưu tiên cung cấp nguyên vật liệu, giá cả, tỷ lệ lãi vay vốn

+ Đối với cán bộ công nhân viên trong một đơn vị kinh tế trong một doanhnghiệp cần phải có nhận thức rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm là trách nhiệmcủa mọi thành viên, là sự sống còn, là quyền lợi thiết thân đối với sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp và cũng là của chính bản thân mình

Sự phân chia các yếu tố trên chỉ là qui ước Tất cả 4 nhóm yếu tố trên đều nằmtrong một thể thống nhất và trong mối quan hệ hữu cơ với nhau

Trong phạm vi một doanh nghiệp, việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng sản phẩm theo quy tắc: 4M

(Materials) Nguyên vật liệu Năng lượng (Machines) Kỹ thuật công nghệ thiết

bị Methods Phương pháp tổ chức quản lý (Men) Lãnh đạo CBCN viên Người tiêudùng Chất lượng sản phẩm

Trang 40

4 Các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm

Quản lý chất lượng là một bộ phận của toàn bộ hệ thống quản lý – điều hành tổchức

Chính vì vậy, quản lý chất lượng cũng bao gồm những chức năng cơ bản của quảnlý.Song, do đối tượng và mục tiêu của quản lý chất lượng mang tính đặc thù, cho nên vềmặt phương pháp, Quản Ly Chất Lượng sử dụng những mô hình quản lý riêng biệt

Xuât phát từ những quan niệm triết lý khác nhau, cùng với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, khoa học quản lý cũng như hoàn cảnh riêng, nên quản lý chất lượngphát triển theo các phương thức sau:

Kiểm tra chất lượng sản phẩm (inspection)

Đây là phương pháp quản lý chất lượng sơ khai nhất, dùng để kiểm tra chấtlượng sản phẩm ở cuối mỗi quá trình sản xuất để đi đến quyết định chấp nhận hay bác

bỏ sản phẩm Phương pháp này mang tính đối phó với những sự việc đã rồi nên chi phísản xuất tăng lên, Việc tang chi phí cụ thể do:

- Tốn chi phí sửa chữa và loại bỏ

- Sai xót hàng loạt, không loiaj trừ được nguyên nhân

- Nếu sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu qui định, nhưng những qui địnhnày lại không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng thì sẽ không được người tiêudùng chấp nhận

Kiểm soát chất lượng – QC (Quality Control)

Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được

sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng

Để kiểm soát chất lượng cần thiết phải kiểm tra được các yếu tố ảnh hưởng trựctiếp đến quá trình tạo ra chất lượng

Dùng để kiểm soát các yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng là: 4M+ I + E Phương pháp này được thực hiện từ đầu quá trình sản xuất nên có ưu điểmhơn phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm Tuy nhiên do chỉ tập trung chủ yếuvào quá trình sản xuất nên phương pháp này không loại trừ được hết những nguyênnhân gây ra các khuyết tật đang tồn tại và chưa ạo dựng được niềm tin với khách hàng

Đảm bảo chất lượng – QA (Quality Assurance)

Là toàn bộ hoạt động có kế hoạch, có tổ chức được tiến hành trong một hệthống đảm bảo chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởngcho khách hàng về các yêu cầu chất lượng Các yêu cầu chất lượng được đảm bảo ởđây cụ thể là: đảm bảo chất lượng nội bộ và đảm bảo chất lượng bên ngoài

Kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC (Total Quality Control)

Ngày đăng: 11/07/2015, 19:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w