1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú tài (full)

89 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 604,73 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN VĂN BA QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN VĂN BA QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ TÀI Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60.34.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Đà Nẵng - Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn TRẦN VĂN BA MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Bố cục của đề tài 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU CỦA NHTM 7 1.1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 7 1.1.2. Khái niệm nợ xấu 10 1.1.3. Phân loại nợ xấu 11 1.1.4. Các nguyên nhân của nợ xấu 13 1.1.5. Tác động của nợ xấu 15 1.2. QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NHTM 17 1.2.1. Nội dung của công tác quản lý nợ xấu của NHTM 17 1.2.2. Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả quản lý nợ xấu của NHTM 25 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ xấu 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI 33 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ TÀI 33 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 33 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 34 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 37 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI 41 2.2.1. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Phú Tài 42 2.2.2. Thực trạng kết quả quản lý nợ xấu 43 2.2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nợ xấu tại BIDV Phú Tài 54 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI 64 3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI 64 3.1.1. Định hướng phát triển chung 64 3.1.2. Định hướng phát triển với hoạt động quản lý nợ xấu 65 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU 65 3.2.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh 65 3.2.2. Xử lý nợ xấu đã phát sinh 67 3.3. KIẾN NGHỊ 72 3.3.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng tại BIDV Việt Nam 72 3.3.2. Hoàn thiện qui trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề tại BIDV 74 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng tại BIDV Phú Tài 75 3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại BIDV Phú Tài 75 3.3.5. Một số giải pháp về nhân sự cho ngân hàng (nhân viên tín dụng và các phòng ban khác) tại BIDV Phú Tài 76 3.3.6. Kiến nghị với Chính phủ 78 3.3.7. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 78 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AMC : Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản BAMC : Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam CAR : Hệ số an toàn vốn tối thiểu CBTD : Cán bộ tín dụng DPRR : Dự phòng rủi ro H.O : Hội sở chính NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TCTD : Tổ chức tín dụng DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1. Kết quả huy động vốn 2009 – 2011 37 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Phú Tài 38 2.3. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Phú Tài 40 2.4. Tình hình nợ xấu 2009 - 2011 44 2.5. Các doanh nghiệp thuộc nhóm nợ 3,4,5 trong năm 2011 45 2.6. Tỷ trọng nợ xấu 2009 – 2011 54 2.7. Kết quả xử lý nợ xấu của Chi nhánh Phú Tài 55 2.8. Số dư quỹ DPRR 2010-2011 56 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số Ngân hàng thương mại cổ phần đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhưng không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch… mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu, tránh tổn thất cho ngân hàng. Nhất là trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, mà khởi nguồn là cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ, thì những tác động của nó lên nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng là không hề nhỏ. Những khoản cho vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc đe doạ tới tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Do vậy, quản lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của ngân hàng. Hiện tại đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này trong phạm vi Ngân hàng cũng như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu ở Công ty Tân Tiến Dũng hay Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Phú Tài. Nhận thức được vấn đề quan trọng này, trong những năm qua từ khi 2 mới thành lập Chi nhánh Phú Tài đã không ngừng hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu, kết hợp giữa hạn chế nợ xấu phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh nhờ vậy đã tạo ra được động lực phát triển của đơn vị và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên công tác quản lý nợ xấu ở Chi nhánh Phú Tài vẫn còn một số tồn tại như việc xây dựng chính sách quản lý nợ xấu còn chưa hợp lý, vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình xử lý nợ xấu. Xuất phát từ thực tế đó, tôi quyết định chọn đề tài làm luận văn thạc sĩ cho mình là: “ Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nợ xấu. - Phân tích tình hình quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài thời gian qua. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung của việc quản lý nợ xấu. + Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu nội dung trên ở Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài + Thời gian: Các giải pháp và đề xuất về quản lý nợ xấu trong giai đoạn 2009 đến 2011 trong luận văn có ý nghĩa cho đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiên nghiên cứu trên đề tài sử dụng các phương pháp [...]... xấu tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài, cụ thể: -Trình bày những thuận lợi và khó khăn và dự báo tăng trưởng về nhu cầu tiêu dùng của ngành trong năm 2012; tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có những tác động tích cực và tiêu cực đến ngành ngân hàng Việt Nam năm 2012 -Từ những căn cứ trên để công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam – Chi nhánh... Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài ” do đó tác giả đã chọn đề tài để viết về giải pháp quản lý nợ xấu đối với Doanh 5 nghiệp trong tỉnh mà các công trình của các tác giả trước đây chưa từng viết làm đề tài nghiên cứu Với đề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài”, đây là một đề tài tư ng đối mới tại chi nhánh, hiện... phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác, trong đó ngân hàng thương mại thường chi m tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính... được sự tư vấn và giúp đỡ tận tình của cán bộ hướng dẫn khoa học TS.Nguyễn Hoà Nhân tác giả đã chọn đề tài này để thực hiện nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ kinh t - Chuyên ngành Tài chính ngân hàng Để thực hiện nghiên cứu tác giả sẽ dựa trên cơ sở tham khảo từ một số luận văn đã nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã bảo vệ từ năm 200 7-2 009, dựa trên nền tảng cơ sở lý luận của... nợ xấu Dựa trên cơ sở lý luận về việc quản lý nợ xấu trong chương một và những mặt còn hạn chế và bất cập trong công tác quản trị nợ xấu hiện hữu tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài , trong chương này tác giả sẽ đưa ra những giải pháp mang tính định hướng với mục đích nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài Để thực... hay Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Phú Tài Cụ thể các công trình đã nghiên cứu về phát triển mở rộng hoạt động quản lý nợ xấu tại địa bàn Bình Định gồm: + Luận văn thạc sĩ của Phạm Tư ng Huy: “ Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín”, năm 2010 giúp tác giả hiểu rõ hơn về các phương thức mở rộng và định hướng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn... sự kiện bất thường có thể xảy ra trong tư ng lai, ví dụ như sáp nhập - Cho vay do khách hàng hứa duy trì một khoản tiền lớn trong ngân hàng - Không xác định rõ kế hoạch hoàn trả đối với từng khoản cho vay - Hồ sơ tín dụng không đầy đủ - Do cạnh tranh có thể cấp tín dụng cho khách hàng để họ khỏi quan hệ với ngân hàng khác dù biết khoản vay có thể dẫn đến rủi ro - Cơ cấu tín dụng không hợp lý, cho vay...3 nghiên cứu sau - Các phương pháp so sánh, phân tích, điều tra, chuyên khảo và các phương pháp khác… 5 Bố cục của đề tài Nghiên cứu về đề tài quản lý nợ xấu nội dung chuyên đề gồm 03 chương chính: Chương 1 Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại Chương 2 Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài Chương 3 Giải pháp... phát sinh; gia tăng doanh thu và lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác và nâng cao hiệu quả kinh doanh 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU CỦA NHTM 1.1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại * Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất trong... đó tìm 4 ra các biện pháp để thu hồi nợ xấu, hạn chế rủi ro thấp nhất cho Ngân hàng + Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Tiến Nam: “ Hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu ở Công ty Tân Tiến Dũng”, là một tài liệu tham khảo khác để giúp tác giả có cái nhìn rộng hơn về hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại các doanh nghiệp ngoài hệ thống ngân hàng Do ảnh hưởng của nền kinh tế cộng với việc quản lý doanh nghiệp . xấu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài thời gian qua. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI 33 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ TÀI 33 2.1.1. Quá. 3. Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu - Đối tư ng: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài - Phạm

Ngày đăng: 10/07/2015, 18:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Frederic S. Mishkin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính
Tác giả: Frederic S. Mishkin
Nhà XB: NXB Khoa học và kĩ thuật
Năm: 2001
[4] PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (2004) - Giáo trình Ngân hàng Thương mại- Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng Thương mại
[5] PGS. TS Lưu Thị Hương, PGS. TS Vũ Duy Hào (2005 ), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
[6] Peter S Rose ( 2007), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính- Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng Thương mại
Nhà XB: NXB Tài chính- Đại học kinh tế quốc dân
[1] Bidv Phú Tài (2010), Báo cáo kết quả kinh doanh của Bidv Phú Tài giai đoạn 2008 – 2010 Khác
[2] Bidv Phú Tài (2010), Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của Bidv Phú Tài năm 2009 - 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w