Phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú tài (full) (Trang 54)

- Môi trường pháp lý

a. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh

- Hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng. Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, Chi nhánh Phú Tài ngày càng hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh. Đó là các bước mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng, bao gồm:

Bước 1: phân tích trước khi cấp tín dụng, nội dung là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng. Hồ sơ mà khách hàng cần lập bao gồm:

+ Hồ sơ pháp lý:

Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, bao gồm bản sao có công chứng các giấy tờ sau: (Bản sao công chứng nhà nước).

· Quyết định thành lập (nếu có);

· Giấy đăng ký kinh doanh;

· Giấy phép hành nghề (nếu có);

· Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có);

· Điều lệ hoạt động (nếu có);

· Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng;

· Giấy chứng nhận phần góp vốn của từng thành viên (đối với khách hàng hoạt động theo luật DN).

· Giấy phép đầu tư và Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

· Biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần, công ty liên doanh…) hoặc văn bản uỷ quyền của các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh …) về việc uỷ quyền người đại diện hợp pháp thực hiện các quan hệ giao dịch với BIDV: vay nợ, cầm cố, thế chấp… (nội dung uỷ quyền phải ghi rõ ràng, cụ thể).

· Có vốn điều lệ theo qui định.

· CMND của người đại diện vay vốn.

· Đăng ký mã số thuế

· Các văn bản khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

+ Hồ sơ khoản vay

Hồ sơ, Phương án, dự án vay vốn, trong đó nêu rõ:

· Đơn đề nghị vay vốn.

· Mục đích sử dụng vốn vay;

· Giải trình hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án;

· Kế hoạch trả nợ gốc, lãi (nêu rõ nguồn trả nợ, thời gian hoặc kỳ hạn trả nợ);

Các tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh và khả năng tài chính đến trước thời điểm xin vay vốn của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có), cụ thể:

· Các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh;

· Báo cáo tài chính (03 năm gần nhất và báo cáo nhanh trong thời gian từ đầu năm tài chính đến thời điểm vay vốn);

· Các thuyết minh báo cáo tài chính về tình hình vay nợ, tồn kho, phải thu, phải trả, tăng giảm tài sản cốđịnh;

động kinh doanh.

Bước 2: Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng. Nếu như ngân hàng đồng ý cung cấp một khoản tín dụng cho khách hàng sau khi đã tiến hành phân tích khách hàng thì hai bên cùng ký kết hợp đồng.

Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng. Sau khi hợp đồng tín dụng đã được kí kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng. Kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng theo dõi, kiểm tra khách hàng.

Bước 4: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Việc xem xét, đánh giá khách hàng có ý nghĩa quan trọng giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các phán quyết mới liên quan tới tính an toàn của khoản tín dụng.

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, Chi nhánh đã thực hiện quy trình tín dụng nhanh gọn, tiết kiệm chí phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của các khoản vay, hạn chế rủi ro phát sinh. Chi nhánh cũng phân tích về các rủi ro có thể đến từ phía khách hàng.

Bên cạnh chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng nhằm làm hạn chế rủi ro, hạn chế nợ xấu, Chi nhánh còn xây dựng quy chế kiểm tra, phân định trách nhiệm và quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với các nhân viên tín dụng.

- Để mở rộng tín dụng một cách hiệu quả, Chi nhánh bên cạnh xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng đúng đắn, quy trình tín dụng ngày càng hoàn thiện, phải không ngừng đa dạng hoá các hình thức tín dụng cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

Trong những năm qua, với vai trò là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển và đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định có uy tín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn được

đánh giá là Ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động tín dụng trong số các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với mục tiêu phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng, hiện nay BIDV đã và đang triển khai nhiều loại sản phẩm tín dụng, áp dụng rộng rãi cho cả khách hàng là cá nhân, các tổ chức KTXH cũng như các định chế tài chính. Nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể về vốn của khách hàng, BIDV luôn nghiên cứu, không ngừng đổi mới và đa dạng hoá các phương thức cho vay.

Với khách hàng doanh nghiệp: Cho vay ngắn hạn theo món, Vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, Cho vay ngắn hạn theo hạn mức, Cho vay theo dự án đầu tư, Cho vay hợp vốn, Cho vay theo hạn mức thấu chi, Các phương thức cho vay khác. Với khách hàng cá nhân: Cho vay từng lần, Cho vay trả góp, Cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, Cho vay theo hạn mức, Các loại hình cho vay bán lẻ khác .

Mở rộng tín dụng không đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng, kiểm soát lỏng lẻo… làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Tiến hành phân loại khách hàng, chấm điểm khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV gồm 3 phần: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế (doanh nghiệp); Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức tín dụng. Trong đó, cấu phần hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộđối với khách hàng là tổ chức kinh tế là cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.

BIDV thực hiện xếp hạng với mỗi khách hàng doanh nghiệp thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến các yếu tố ảnh hưởng như: quy mô hoạt động; ngành nghề hoạt động; loại hình sở hữu của khách hàng… Tuỳ theo tổng số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ

được phân vào một trong 10 nhóm hạng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau (từ nhóm AAA cho đến nhóm D).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú tài (full) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)