- Môi trường pháp lý
CHI NHÁNH PHÚ TÀ
3.3.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng tại BIDV Việt Nam
Qua thực tế hoạt động cho thấy công tác quản lý tín dụng là công tác nóng bỏng, chất lượng tín dụng trong những năm qua có chiều hướng suy giảm, việc quản lý các khoản vay chưa chặt chẽ theo đúng quy trình, các chế tài xử lý chưa được thực hiện nghiêm minh là phát sinh nợ xấu. Do vậy về mặt hiệu quả một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Vì vậy, theo tôi trong thời gian tới thì BIDV nên hoàn thiện qui trình tín dụng của mình để thực hiện được 2 mục tiêu chính trên. Cụ thể:
Thứ nhất, BIDV nên tách bạch, phân công rõ ràng chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình tín dụng. Đặc biệt gắn trách nhiệm vào từng cá nhân bằng chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
Thứ hai, trong quá trình phân tích, ngân hàng có nhiều biện pháp khác nhau, nhưng phải thống nhất chung theo các nguyên tắc sau:
- Thực hiện quy trình tín dụng một cách nghiêm ngặt, nhất là phương pháp tiếp cận và phân tích khách hàng phải được nghiên cứu, phân loại theo đối tượng khách hàng nhằm mục đích phù hợp với đối tượng khách hàng, hoàn cảnh hợp lệ.
- CBTD phải có trình độ, khả năng phân tích, tư vấn cho khách hàng, có đạo đức nghề nghiệp, phải làm thoả mãn yêu cầu đồng thời của hai đối
tượng là người vay và chủ nợ của ngân hàng.
- Phải gắn trách nhiệm đối với CBTD trong việc đánh giá các loại đảm bảo tín dụng, các thông tin về việc định giá TSĐB phải được cập nhật trong hồ sơ lưu trữ tín dụng tại từng thời điểm để xác định giá trị thật của TSĐB.
- Thông tin khách hàng phải đầy đủ và chính xác, những báo cáo tài chính quan trọng phải được xác nhận của các cơ quan pháp lý có liên quan như: Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan thuế - Bộ tài chính…
Thứ ba, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Thẩm định khách hàng chính xác nhằm góp phần hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng. Hiệu quả của khâu này phụ thuộc rất lớn vào: năng lực CBTD, hệ thống thông tin.
Trong thời gian qua, BIDV đã phần nào chú trọng đến công tác thẩm định. Tuy nhiên chất lượng thẩm định chưa cao, chưa phân tích được sự biến động của các yếu tố kinh tế tác động đến đối tượng cần phân tích… Vì vậy trong thời gian tới, BIDV cần thực hiện một số giải pháp thực hiện tốt quy trình thẩm định:
* Hoàn thiện nội dung thẩm định
Trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, ngoài thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực điều hành, quản lý sản xuất ,uy tín của khách hàng, CBTD cần phải quan tâm tới một số cần được đề cập trong chu trình thẩm định khách hàng vay vốn . Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như : giá vàng, tỷ giá, lạm phát, và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế chính trị, xã hội trong nước và thế giới.
* Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định
- Tách chức năng thẩm định với chức năng theo dõi và quản lý khoản vay. - Chuyên môn hoá cán bộ thẩm định theo từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể. Đối với một số dự án phức tạp, nên thuê chuyên gia để thẩm định,có
như vậy chất lượng thẩm định mới thực sự có chất lượng.
- Hoàn thiện công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định
Trong thực tế, nhu cầu những thông tin về khách hàng là rất lớn. Thông tin đầy đủ sẽ rút ngắn được thời gian thẩm định, tránh được các yếu tố chủ quan. Bên cạnh thông tin từ hồ sơ, thông qua khách hàng cung cấp trực tiếp, cần phải tìm hiểu thêm thông tin từ nhiều nguồn khác, một trong những kênh thông tin quan trọng là qua báo chí. Để có thể thu thập và xử lý thông tin trên báo chí có hiệu quả BIDV cần có những giải pháp sau:
+ Quán triệt đến tất cả cán bộ ngân hàng biết được vai trò và tác dụng của những thông tin trên báo chí liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và đối với khách hàng nói riêng.
+ Việc thu thập, xử lý nguồn thông tin trên báo chí phải được thực hiện một cách thường xuyên và sàng lọc kỹ càng.
+ Xây dựng hệ thống xử lý thông tin đồng nhất về nội dung; Nâng cao hiệu quả khai thác thông tin trên báo chí của CBTD
+ CBTD phải không ngừng hoàn thiện kỹ năng sử dụng thông tin trên báo chí phục vụ công tác, rút ngắn thời gian,hỗ trợ tốt trong việc thẩm định khách hàng.
+ Thiết lập mối quan hệ với cơ quan báo chí nhằm nắm bắt thêm những thông tin liên quan đến tín dụng.