1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Slide bài giảng môn thuế quốc tế (ThS.Nguyễn Thị Kim Dung)

69 1,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

NỘI DUNG MÔN HỌCChương 1: Tổng quan về thuế quốc tế Chương 2: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Chương 3: Chuyển giá quốc tế và cạnh tranh thuế của các hệ thống thuế Chương 4: Thuế chống

Trang 1

THUẾ QUỐC TẾ

GV: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung

Email: kimdung.fbf@gmail.com/dungntk@neu.edu.vn

Trang 2

NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1: Tổng quan về thuế quốc tế

Chương 2: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Chương 3: Chuyển giá quốc tế và cạnh tranh thuế của các hệ thống thuế

Chương 4: Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp

Chương 5: Thuế một số nước thuộc ASEAN và thuế trong khuôn khổ AFTA - CEFT

Trang 3

TÀI LIỆU MÔN HỌC

1. Mẫu hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (OECD/UN)

2. Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá

thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết

3. Thông tư 133/2004/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện các Hiệp định

tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập

và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại

Việt Nam

4. Các website: www.gdt.gov.vn; www.chongbanphagia.vn

www.trungtamwto.vn

Trang 4

TỔNG QUAN VỀ THUẾ QUỐC TẾ

Chương 1

Trang 5

NỘI DUNG

1. Những vấn đề chung về thuế

2. Các khái niệm cơ bản trong thuế quốc tế

3. Mục tiêu thuế quốc tế

4. Các nguyên tắc thuế quốc tế

Trang 6

Những vấn đề chung về thuế

• Khái niệm

• Các yếu tố hình thành một loại thuế

• Phân loại thuế

• Vai trò của thuế

Trang 7

Khái niệm

Thuế là hình thức đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào cho Ngân sách Nhà nước

Xét trên góc độ phân phối thu nhập: Thuế là hình thức phân phối

lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước

Trang 8

Các chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam

• Thuế giá trị gia tăng

• Thuế tiêu thụ đặc biệt

• Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

• Thuế thu nhập cá nhân

• Thuế thu nhập doanh nghiệp

• Thuế tài nguyên

• Thuế sử dụng đất nông nghiệp

• Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

• Thuế bảo vệ môi trường

• Thuế môn bài

Trang 9

Đặc điểm của thuế

• Bắt buộc và có tính pháp lý cao

• Không được hoàn trả trực tiếp

Trang 10

Các yếu tố cấu thành một loại thuế

• Tên gọi của thuế

• Đối tượng nộp thuế

• Đối tượng chịu thuế

• Căn cứ tính thuế (cơ sở thuế và thuế suất)

• Các yếu tố khác

Trang 11

Phân loại thuế

• Căn cứ vào phương thức đánh thuế

• Căn cứ vào cơ sở đánh thuế

• Căn cứ theo phương thức sử dụng

• Căn cứ theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách Nhà nước

Trang 12

Vai trò của thuế

• Thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước

• Thuế tham gia điều tiết vĩ mô nền kinh tế

• Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối (công bằng dọc, công bằng ngang)

• Thuế là công cụ kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 13

Các khái niệm cơ bản trong thuế quốc tế

• Thuế quốc tế - Các vấn đề về thuế mang tính quốc tế - được sử

dụng để phản ánh các khía cạnh quốc tế của luật thuế của các

quốc gia Nhìn chung, luật thuế của mỗi quốc gia đều được xây

dựng trên cơ sở đặc quyền của quốc gia đó và phần lớn khôngmang ý nghĩa quốc tế

• Về mặt truyền thống, thuế quốc tế là khái niệm để chỉ các các quiđịnh của hiệp định thuế nhằm giảm bớt việc đánh thuế trùngquốc tế Trong một phạm vi rộng hơn, thuế quốc tế bao gồm cácqui định luật pháp của nội luật xử lí đối với thu nhập có nguồnnước ngoài của đối tượng cư trú (thu nhập toàn cầu) và thu nhập

có nguồn trong nước của đối tượng không cư trú

Trang 14

Các khái niệm cơ bản trong thuế quốc tế

• Nơi cư trú đối với cá nhân

• Cơ sở thường trú đối với các doanh nghiệp

Thành lập ở đâu? Trụ sở điều hành? Nơi ra quyết định?

• Nguồn thu nhập: các giao dịch phát sinh nguồn thu nhập tại vùng,lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia đánh thuế là cơ sở đánhthuế theo nguyên tắc “đánh thuế theo nguồn phát sinh thu nhập”

• Nơi xuất xứ: quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư ra nước ngoài

• Điểm đến

Trang 15

Mục tiêu thuế quốc tế

• Có sự phân chia công bằng giữa các quốc giá về nguồn phát sinh tưcác giao dịch qua biên giới

• Đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế:

- Tăng khả năng cạnh tranh của kinh tế trong nước Hạn chế xuấtkhẩu vốn và công ăn việc làm (chính sách làm nghèo hàng xóm)

- Trung lập đối với xuất khẩu, nhập khẩu vốn: Tránh gay thiệt hại chocông ty đa quốc gia khi đầu tư ra nước ngoài và doanh nghiệptrong nước

Yêu cầu: Để đạt được mục tiêu cần có sự phối hợp giữa các quốc gia

Trang 16

Các nguyên tắc thuế quốc tế

Nguyên tắc nguồn: Tránh các tranh chấp và khó khăn trong việc

quản lý nguồn thu nhập phát sinh

Nguyên tắc cư trú: xung đột luon xảy ra: Có thể đánh theo quốc

tịch

Nguyên tắc kết hợp nguồn và và cư trú.

Ví dụ: Sống tại Trung Quốc làm việc tại Việt Nam?

Một số vùng lãnh thổ không thu thuế, không thu đủ thuế để theođuổi các lợi ích và mục đích khác

Nguyên tắc xuất xứ

Nguyên tắc điểm đến

Trang 17

HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN

Chương 2

Trang 18

NỘI DUNG

• Đánh thuế trùng và biện pháp tránh đánh thuế trùng trong đầu tư

• Khái quát chung về hiệp định thuế

• Nội dung cơ bản của hiệp định thuế

Trang 19

Đánh thuế trùng và biện pháp tránh đánh thuế trùng

• Khái niệm

• Các trường hợp trùng thuế

• Ảnh hưởng của đánh thuế trùng

• Các biện pháp tránh đánh thuế trùng

Trang 20

Khái niệm đánh thuế trùng

Đánh thuế trùng quốc tế là hiện tượng hai hoặc nhiều quốc gia (vùng lãnh thổ) cùng áp dụng các loại thuế tương tự trên cùng một khoản thu nhập chịu thuế hoặc tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng một thời kỳ tính thuế.

Việc dùng thuật ngữ "đánh thuế trùng quốc tế " ở đây để phân biệtvới đánh thuế trùng xảy ra trong khi thiết kế luật thuế thu nhập tạimỗi nước trong quan hệ giữa lợi nhuận, cổ tức và thu nhập của cổđông

Trang 21

Điều chỉnh lợi nhuận (thuế trùng về kinh tế): quy định về điều

chỉnh chi phí phát sinh nghĩa vụ thuế

Trang 22

Ảnh hưởng của đánh thuế trùng

• Đối với nước đầu tư (nước phát triển)

- Nguồn lợi tức thu được từ hoạt động đầu tư nước ngoài phải chịumột gánh nặng thuế cao hơn so với đầu tư trong nước

- Không khuyến khích nghiên cứu và phát triển kỹ thuật, công nghệmới

- Ảnh hưởng đến phân công lao động quốc tế

• Đối với nước tiếp nhận đầu tư (đang phát triển)

- Không thu hút được đầu tư nước ngoài

Trang 23

Các biện pháp tránh đánh thuế trùng

• Các phương thức tránh đánh thuế trùng

- Phương thức đơn phương

- Phương thức song phương (hơn 2000 hiệp định)

Trang 24

Khái quát chung về hiệp định thuế

• Khái niệm: Là văn bản ký kết giữa các quốc gia nhằm phân địnhquyền và nghĩa vụ mỗi bên đối với thuế trực thu của các tổ chức,

cá nhân

• Bản chất của hiệp định thuế

+ Quan hệ hiệp định với nội luật: Tùy từng quốc gia mà được quyđịnh trong nội luật hay hiến pháp, hiệp định có giá trị pháp lý caohơn luật

+ Phạm vi áp dụng: Tất cả các loại thu nhập và tùy thuộc vào nhànước 1 cấp hay 2 cấp

Trang 25

Khái quát chung về Hiệp định thuế

• Các mục tiêu của hiệp định:

- Tránh đánh trùng thuế

- Chống lại trốn lậu thuế

- Không phân biệt đối xử: Bình đẳng giữa đối tượng cư trú và không

cư trú

- Có cơ chế giải quyết tranh chấp: là Hiệp định

• Mẫu hiệp định và diễn giải hiệp định

• Giải thích hiệp định

Trang 26

Nội dung cơ bản của Hiệp định thuế

Một hiệp định thuế dù dược kí kết trên cơ sở Mẫu OECD, Mẫu UNhay Mẫu riêng của các quốc gia đàm phán bao giờ cũng bao gồm 7Chương với khoảng 28-30 Điều được kết cấu với các phần như sau:

•Phần các định nghĩa cơ bản của Hiệp định gồm 2 chương đầu với 5Điều

•Phần phân chia quyền đánh thuế đối với một số loai thu nhập cơbản gồm 16-17 Điều của Chương III Trường hợp cac snước kí kết cảthuế đối với tài sản thì sẽ có thêm một Điều của Chương IV

Trang 27

Nội dung cơ bản của Hiệp định thuế (tiếp)

• Phần qui định các biện pháp tránh đánh thuế hai lần gồm 1 Điềucủa Chương V

• Phần một số các qui định đặc biệt gồm 3 Điều của Chương VI Phầnnày giải quyết các vấn đề về không phân biệt đối xử, trao đổi thôngtin và thủ tục thoả thuận song phương

• Phần Hiệu lực và kết thúc hiệp định gồm 2 Điều của Chương VII

• Điều 23: Các biện pháp tránh đánh trùng thuế

Trang 28

CHUYỂN GIÁ QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH THUẾ CỦA CÁC HỆ THỐNG THUẾ

Chương 3

Trang 29

NỘI DUNG

• Khái quát chung về chuyển giá quốc tế

• Cạnh tranh thuế và thách thức đối với hệ thống thuế

Trang 30

Chuyển giá quốc tế

• Khái niệm

Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối

với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các

thành viên trong tập đoàn không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp của các công ty đa quốc gia trên

phạm vi toàn cầu.

• Nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng

Giao dịch độc lập

Trang 31

Ví dụ

Doanh nghiệp A sản xuất chip bán dẫn

Công suất 10tr chip/ năm

Giá thành 1 chip 42,5$

Chi phí vận hành, quản lý doanh nghiệp 15tr $/năm

Doanh nghiệp xuất khẩu, bán cho doanh nghiệp liên kết trong cùngtập đoàn với giá 44$/sp

 Có thể nói, hiện tượng chuyển giá được đưa ra không hoàn toàn chuẩn mực, trong từng trường hợp cụ thể, ta mới có thể chỉ ra hiện tượng chuyển giá năm ở đâu trong một chuỗi các giao dịch liên kết

và được thực hiện tại khâu nào

Trang 32

Nguyên nhân hình thành chuyển giá

• Cần: Sự hình thành các công ty (tập đoàn) đa quốc gia

(Mutinational Company - MNC)

• Đủ: Khác nhau về thuế suất và cấu trúc thuế suất giữa các quốc gia trên thế giới

• Sự ưu đãi về thuế suất khác nhau giữa các nước

• Do hạn chế của kiểm soát việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

• Thông qua hình thức chuyển giá để thôn tính và chi phối toàn bộ doanh nghiệp khi tham gia liên doanh

Trang 33

Các phương thức chuyển giá

• Khâu đầu tư

• Khâu sản xuất

• Khâu thương mại

Trang 34

Ví dụ

Một công ty MNC, có 2 công ty con A và B đặt tại 2 nước

khác nhau

Trường hợp 1:

Cty con A sản xuất và bán cho cty con B 100 sp,

16USD/sp Cty con B bán ra thị trường 22USD/sp Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước của công ty con A:

25%, tại công ty con B: 40% Chi phí sản xuất của công ty con A: 10USD/sp

Trường hợp 2:

Cty A bán cho cty B với giá chuyển nhượng cao hơn là 20USD/sp, các điều kiện khác không đổi

Trang 35

Cty A CTy B Toàn MNC

TH1 TH2 TH1 TH2 TH1 TH2 Doanh thu 1600 2000 2200 2200 3600 4200 Chi phí 1000 1000 1600 2000 2600 3000

Lợi nhuận trước

Trang 36

Thiên đường thuế

• Thiên đường thuế là gì?

Quốc gia có thuế suất thấp hơn đáng kể so với các nước khác hoặc không đánh thuế đối với các công ty, cá nhân nước ngoài

 Ví dụ: Liechtenstein là trung tâm tài chính toàn cầu, số dânkhoảng 35.000 người nhưng có gần 74.000 doanh nghiệp đến từkhắp nơi trên thế giới

• Chuyển giá thông qua “thiên đường thuế”

Trang 37

Chuyển giá quốc tế tại Việt Nam

• Nguyên nhân

- Mặt bằng chung về thuế suất vẫn còn cao

- Công tác quản lý chưa hiệu quả

• Thực trạng

- Ví dụ: chuyển giá trong ngành ô tô

Trang 38

Biện pháp chống chuyển giá

Định giá chuyển giao (5 phương pháp)

• Thắt chặt công tác quản lý thuế

• Nghiên cứu và đưa ra mức thuế suất hợp lý

• Tăng cường hợp tác với cơ quan thuế của các nước khác

Trang 39

Phương pháp xác định giá chuyển giao

- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập

- Phương pháp giá bán lại (dùng giá bán ra để xác định giá mua vào)

- Phương pháp giá vốn cộng lãi: dựa vào giá vốn (giá thành) của sản phẩm để xác định giá bán của sản phẩm đó cho bên liên kết

- Phương pháp so sánh lợi nhuận

- Phương pháp tách lợi nhuận

Trang 40

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập

Cty mẹ A có công ty con B tại Việt Nam sản xuất dược Có công tydược C độc lập với A, B

•Công ty A bán cho cty B 1 tấn dược liệu với giá 1.200$, thanh toánsau 6 tháng

•Cty A bán cho cty C 2 tấn dược liệu với giá 2.100$, yêu cầu thanhtoán ngay, biết lãi suất tín dụng thương mại là 12%/năm

 Như vậy, số tiền cty C phải trả cho 1 tấn dược liệu sau 6 thángnữa là ( 2100/2)*1.06=1.113$ <1200$

Trang 41

Phương pháp giá bán lại

- Giá mua vào được xác định trên cở sở giá bán ra trong các giaodịch độc lập trừ đi lợi nhuận gộp, trừ các chi phí khác được tínhtrong giá mua vào (nếu có như: thuế NK, phí hải quan, chi phí bảohiểm, vận chuyển )

- Phương pháp này áp dụng trong trường hợp không có giao dịchmua tương đương do thị trường không có sản phẩm cùng loại, sảnphẩm trước khi được bán ra không qua khâu gia công, chế biến

Trang 42

Ví dụ

• Giá mua vào (Pm)=Giá bán ra cho đơn vị độc lập (trừ chi phí khácnếu có) (Pb đl)-Giá bán ra cho đơn vị độc lập (trừ chi phí khác nếucó) x Tỷ lệ lãi gộp bình quân ngành

• Tỷ lệ lãi gộp=Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán x100%Doanh thuthuầnVí dụ: Cty nước ngoài F liên doanh VN hình thành công ty A

• A nhập khẩu 20.000 chai rượu với thuế nhập khẩu 100.000$ A tiêuthụ hết rượu với doanh thu 300.000$ Giả sử tỷ lệ lãi gộp ngành là10%

 Doanh thu thuần= 300.000 – 100.000 = 200.000$

Giá vốn hàng bán = 200.000 – 200.000*10% = 180.000$

Giá mua 1 chai rượu là 180.000/20.000 = 9$/chai

 giá tính thuế 9$/c

Trang 43

Phương pháp giá vốn cộng lãi

• Giá bán ra của sản phẩm cho biên liên kết xác định trên cơ sở lấygiá vốn của sản phẩm cộng lợi nhuận gộp

• Phương pháp này được áp dụng khi giao dịch liên kết thuộc khâusản xuất khép kín để bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào

và bao tiêu đầu ra cho bên liên kết

• Thu nhập ấn định=Tổng giá thành toàn bộ sản phẩmxTỷ lệ thunhập ròng bình quân ngành sản xuất

• Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm giao trong kỳ=Giá vốn hàng giaotrong kỳ+Chi phí giao hàng trong kỳ+Chi phí quản lý chung trong kỳ

Trang 44

Ví dụ

• Doanh nghiệp A tại Việt Nam là liên doanh giữa cty B ở nước ngoài

và 1 cty của VN A sản xuất và giao toàn bộ cho B Giả sử năm N, Asản xuất được 10.000 sản phẩm giao cho B với giá ấn định là10$/sp Sổ sách kế toán của A như sau:

₋ Giá vốn hàng bán: 80.000$

₋ Chi phí giao hàng: 6.000$

₋ Chi phí quản lý chung: 12.000$

 Tổng giá thành toàn bộ: 98.000$

• Giả sử tính được tỷ lệ thu nhập ròng bình quân ngành là 10%

 Thu nhập ấn định = 98.000 * 10%  Thu nhập tính thuế mặc dùgiá ấn định là 10$

Trang 45

Phương pháp so sánh lợi nhuận

• Dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao dịch độc lậpđược chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sảnphẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiệngiao dịch tương đương nhau

• Phương pháp so sánh lợi nhuận được coi là phương pháp mở rộngcủa phương pháp giá bán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi

Trang 46

Ví dụ

Doanh nghiệp L hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô

4 chỗ nhãn hiệu N và S, trong đó:

- Nhãn hiệu N được giao bán cho các bên độc lập.

- Nhãn hiệu S được giao bán toàn bộ cho doanh nghiệp L1 là công

ty 100% vốn của doanh nghiệp L.

Tất cả các giao dịch mua vào cho việc sản xuất, lắp ráp 2 loại ô tô trên đều là giao dịch độc lập.

Trang 47

Ví dụ (tiếp)

Trong năm 200x, số liệu sổ kế toán của doanh nghiệp L như sau:

- Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 18.000 USD

- Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 2.000 USD

- Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 25.000 USD

- Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 1.800 USD.

Công ty L1 cho công ty L vay và giá trị lãi tiền vay tính theo lãi suất thị trường là 100 USD.

Trang 49

Ví dụ (tiếp)

Trường hợp này, số liệu về giao dịch bán xe ô tô hiệu S đuợc xác định lại như sau:

Tổng giá thành toàn bộ: 25.000 – 1.800 - 100 = 23.100 USD.

Doanh thu thuần: 23.100 / (1 – 0, 111) = 25.984 USD.

Lợi nhuận thuần trước thuế, trước lãi vay: 25.984 – 23.100 = 2.884 USD

Lợi nhuận thuần trước thuế: 2.884 – 100 = 2.784 USD

Công ty L phải kê khai lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp đối với giao dịch bán ô tô S là 2.784 USD thay cho số liệu cũ trong sổ kế toán là 1.800 USD

Trang 50

Phương pháp tách lợi nhuận

• TN chịu thuế toàn cầu của các đối tượng liên kết được xác định,sau đó TN chịu thuế được phân bổ theo các đối tượng theo tỷ lệđóng góp mà họ được coi là đã có tham gia trong việc tạo ra lợinhuận

• Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ mộtgiao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (hoặc bên)liên kết thực hiện

Ngày đăng: 09/07/2015, 09:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w