1 GIÁO DỤC ĐỒNG ĐẲNG – MÔ HÌNH TRỢ GIÚP HIỆU QUẢ TRONG THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS Trương Thị Yến Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKH Huế Giáo dục đồng đẳng (GDĐĐ) là một phương pháp đã được áp dụng rất nhiều trong các chương trình/dự án phát triển xã hội ở một số nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tính hiệu quả của nó đã thể hiện trong những thành công mà các chương trình/dự án đó mang lại. Vận dụng phương pháp này để hình thành nên các nhóm đồng đẳng trong các thân chủ của công tác xã hội là điều hết sức cần thiết và nên hướng đến trong thực hành công tác xã hội tại Việt Nam. 1. Khái quát về phương pháp giáo dục đồng đẳng Phương pháp GDĐĐ thường áp dụng trong các chương trình/dự án liên quan đến việc tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng về giới tính và tình dục, sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS và sử dụng ma túy… cho nhóm đối tượng là thanh niên. Thực tế cho thấy, nhóm đối tượng này thường là người có ít kiến thức và kỹ năng về các vấn đề trên. Điều đó nói lên những trở ngại trong việc tiếp cận thông tin mà nguyên nhân có thể do trình độ, chuẩn mực và định kiến xã hội nhưng có khi thông tin sẵn có nhưng cách cung cấp kiến thức áp đặt, không phù hợp với suy nghĩ, quan điểm, cách sống của người thụ hưởng. Trước thực tế đó, phương pháp GDĐĐ đã được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu để giải quyết những trở ngại trên. Trước đây, thuật ngữ “đồng đẳng” được dùng để nói về một người hay nhóm người thuộc cùng độ tuổi, địa vị xã hội hoặc môi trường sống, thường có chung một đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội nào đó (cùng hội, cùng cảnh…) Gần đây, thuật ngữ này được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. GDĐĐ là một hoạt động giáo dục, trong đó các thành viên của một cộng đồng hoặc nhóm người giáo dục và cung cấp thông tin cho những đồng đẳng viên (những người cùng lứa tuổi, cùng địa vị, cùng hoàn cảnh, cùng môi trường…) nhằm giúp đỡ đưa ra quyết định cũng như tiếp nhận hành vi mới, góp phần ngăn ngừa các vấn đề cụ thể về sức khỏe hay xã hội như 2 sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS, sử dụng ma túy 1 . Định nghĩa về phương pháp này cũng được cập nhật trên Wikipedia với nội dung: “Peer Education is an approach to health promotion, in which community members are supported to promote health- enhancing change among their peers. Rather than health professionals educating members of the public, the idea behind peer education is that ordinary lay people are in the best position to encourage healthy behaviour to each other.” (giáo dục đồng đẳng là một cách tiếp cận để nâng cao sức khỏe, trong đó các thành viên của một cộng đồng được hỗ trợ để thúc đẩy sự thay đổi nhằm nâng cao sức khỏe giữa các thành viên với nhau. Ý tưởng đằng sau giáo dục đồng đẳng là đặt những con người bình thường ở vị trí tốt nhất để khuyến khích hành vi lành mạnh với nhau thay vì các chuyên gia y tế giáo dục cho tất cả thành viên.) Như vậy, có thể hiểu rằng, GDĐĐ liên quan đến việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng giữa những người có cùng tình trạng xã hội, nhằm hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. GDĐĐ sử dụng những tình nguyện viên đã qua tập huấn, đào tạo để tuyên truyền, cung cấp, giáo dục kiến thức, quan điểm cũng như hành vi mới thông qua giao tiếp với các thành viên khác bằng các hoạt động trực tiếp hoặc hoạt động nhóm nhỏ. Những người này được gọi là giáo dục viên đồng đẳng - là những đồng đẳng được đào tạo kiến thức, kỹ năng hoạt động về một lĩnh vực nào đó để họ chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống với những đồng đẳng của họ một cách tự giác, bình đẳng và không ép buộc. Sở dĩ phải sử dụng giáo dục viên đồng đẳng bởi những người có cùng hoàn cảnh thường cảm thấy tin tưởng và dễ hòa nhập, chia sẻ với nhau hơn là những người khác hoàn cảnh. Đồng đẳng viên là nguồn thông tin, kiểu mẫu cho các hành vi mới, họ chia sẻ những quan điểm giống nhau và đồng cảm với các thành viên khác. Hơn hết, đồng đẳng viên là người có thể đến được với những đối tượng khó tiếp cận, những người có nguy cơ, bị cô lập, có thể hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng cũng như hoàn cảnh của những người đồng cảnh ngộ. Do vậy, hiệu 1 Marie Stopes International Vietnam: Cẩm nang tập huấn giáo dục đồng đẳng trong nhà máy, trang 6 3 quả tương tác giữa những giáo dục viên đồng đẳng và các thành viên trong nhóm cộng đồng thường rất cao. GDĐĐ hiện nay được nhìn nhận là một chiến lược hiệu quả nhằm làm thay đổi hành vi, và được xây dựng trên cơ sở một số lý thuyết nổi tiếng về hành vi như thuyết Nhận thức xã hội, thuyết Hành động có lý trí, thuyết Truyền bá tư tưởng và đổi mới. Hiệu quả của nó đã được ghi nhận bởi những thành công của các chương trình/dự án trong các lĩnh vực như sức khỏe sinh sản vị thành niên; HIV/AIDS; Các chương trình giáo dục về ma túy; Các nhóm trẻ em thiệt thòi, nhóm phụ nữ bị bạo hành, nhóm gái mại dâm…Giáo dục viên đồng đẳng hoạt động trong các chương trình/dự án này thường là những người được lựa chọn từ các đối tượng đích hoặc không phải là đối tượng đích nhưng có hoàn cảnh về văn hóa, xã hội tương tự như đối tượng đích. Họ có khả năng giao tiếp, truyền thông, thuyết phục các đồng đẳng khác, và đặc biệt là không có thái độ định kiến với nhóm đối tượng đích. Họ làm việc trên tinh thần tự nguyện, tự giác và tâm huyết với các hoạt động của các chương trình, dự án đưa ra. Từ phương pháp này mà các nhóm đồng đẳng của những đối tượng yếu thế đã hình thành và là mô hình đang có những đóng góp tốt giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính bản thân những người đó. Đơn cử như các nhóm tự lực của người có HIV (nhóm Thông xanh ở Hải Phòng, nhóm Vì ngày mai tươi sáng ở Hà Nội…) đã hỗ trợ các thành viên trong nhóm vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội, giúp các thành viên sống có ích, tích cực tuyên truyền cho cộng đồng về HIV/AIDS. 2. Hiệu quả trợ giúp thông qua nhóm giáo dục đồng đẳng trong công tác xã hội Tại Việt Nam, hiện có rất nhiều dự án hoạt động trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao vai trò giới và phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống HIV/AIDS…do các tổ chức quốc tế như LifeGap, FHI, Pact Vietnam, Save Children…tài trợ. Các nhóm giáo dục đồng đẳng cũng lần lượt ra đời từ các dự án này. “Nhóm giáo dục đồng đẳng là những người tự nguyện tập hợp thành một nhóm để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ những người có cùng cảnh 4 ngộ” (Luật phòng, chống HIV/AIDS). Sự có mặt của các nhóm giáo dục đồng đẳng thực sự đã phát huy hiệu quả trong hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, những người yếu thế trong nhóm thân chủ của công tác xã hội. Cơ chế hoạt động của mô hình nhóm đồng đẳng này tập trung vào các đồng đẳng viên, sau khi được tập huấn kiến thức và kỹ năng sẽ thực hiện công việc tiếp cận, tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ cho các thành viên tại cộng đồng. Có thể xem đây như là một mô hình hoạt động nhóm trong công tác xã hội, mô hình này nhấn mạnh đến sự tác động qua lại, tương tác giữa các thành viên nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành nhân cách cho các thành viên trong nhóm. Trên cơ sở đó, có thể đảm bảo được việc giải quyết nhu cầu tương đối giống nhau của nhiều người. Áp dụng mô hình này để thành lập nên các nhóm như nhóm của các phụ nữ bị bạo hành gia đình, nhóm hỗ trợ các trẻ em lang thang, nhóm những người nghiện chích ma túy…giúp nhân viên công tác xã hội có thể can thiệp một cách chuyên nghiệp và hệ thống hơn. Các hoạt động nhóm cho các thân chủ yếu thế trên sẽ được những cán bộ đã qua đào tạo hoặc bổ sung kiến thức, kỹ năng công tác xã hội tổ chức. Vì vậy, quy trình tiếp cận, cách thức hỗ trợ sẽ có tác dụng hơn rất nhiều. Với sự trợ giúp từ các đồng đẳng viên, những đối tượng yếu thế - thân chủ của công tác xã hội sẽ cảm thấy được hỗ trợ, được xã hội quan tâm và giúp đỡ. Trong môi trường này, họ sẽ có cơ hội để tiếp thu kiến thức cũng như các kỹ năng sống để bảo vệ bản thân. Họ cũng dễ dàng chia sẻ hơn, tin tưởng hơn với những người đồng cảnh ngộ. Có thể coi những đồng đẳng viên là sợi dây kết nối giữa những người yếu “Tôi cũng đã từng một lần lầm lỡ nên khi trở thành giáo dục viên đồng đẳng, tôi hiểu rõ hoàn cảnh của những người mà tôi tiếp cận. Ban đầu hơi khó khăn trong công việc nhưng được tập huấn nhiều và rút kinh nghiệm qua những lần tiếp cận với “khách hàng” (chị em làm nghề mại dâm) thì tôi đã được chị em tin tưởng chia sẻ, tiếp thu lời khuyên và thậm chí giới thiệu tôi tới các chị em khác.” Chị M, 32 tuổi, trưởng nhóm giáo dục đồng đẳng (Nghệ An) 5 thế với xã hội. Đây thực sự là một mô hình trợ giúp rất hiệu quả trong công tác xã hội. Hiệu quả từ nhóm giáo dục đồng đẳng Xây dựng mô hình nhóm đồng đẳng trong công tác xã hội sẽ giúp từng cá nhân nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ, giảm bớt sự lo âu, tự ti, mặc cảm. Đồng thời, các hoạt động nhóm như tuyên truyền, chia sẻ thông tin… sẽ giúp cá nhân nhận ra giá trị bản thân mình, từ đó, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và ngăn ngừa nảy sinh ra những vấn đề xã hội khác. Khi tham gia vào nhóm, cá nhân sẽ tự nhiên cảm thấy bản thân được thuộc về nhóm, được trải nghiệm những hoạt động chung cùng nhóm. Sự trải nghiệm này sẽ cho cá nhân thấy mình cũng quan trọng và có giá trị khi được tương tác trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm có cơ hội được giúp và giúp đỡ người khác, từ đó, cho bản thân mỗi người cảm nhận về trách nhiệm với người khác và với chính mình. Mô hình nhóm đồng đẳng tạo ra môi trường trợ giúp thân chủ yếu thế có những khó khăn trong xã hội, tác động về mặt nhận thức, tâm lý, giúp cá nhân giải tỏa tâm tư, chia sẻ tình cảm, lấy lại sự lạc quan, niềm tin vào giá trị bản thân và hòa nhập tốt hơn với cuộc sống xã hội. 3. Vận dụng phương pháp giáo dục đồng đẳng trong thực hành công tác xã hội với người có HIV/AIDS Công tác xã hội với người có HIV/AIDS là một lĩnh vực đang được quan tâm hiện nay bởi đại dịch HIV/AIDS vẫn đang là nỗi lo lắng chung của toàn cầu. Thống kê từ Bộ Y tế cho thấy: Tính đến hết ngày 31/10/2008 số trường hợp nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống được báo cáo trên toàn quốc là 135.171, trong đó có “Dạo trước, chị B thường hay gặp tôi để cho sách về phòng chống bạo lực gia đình, rồi khuyên tôi phải sống mạnh mẽ lên…Lúc đó, tôi rất xúc động vì cảm giác có người quan tâm và hiểu mình, hơn nữa, chị cũng đã từng ở hoàn cảnh như tôi. Tôi đã ly hôn và làm lại từ đầu. Cuộc sống của tôi thay đổi tốt đẹp như bây giờ là nhờ vào chị B. Cũng nhờ chị mà tôi biết có nhiều người cũng có hoàn cảnh giống tôi, bị chồng đánh đập mà cứ mãi nhẫn nhịn, chịu đựng…” Một nạn nhân bị bạo hành gia đình (Chị B được đề cập trên là giáo dục viên đồng đẳng của một dự án về phòng chống b ạo lực gia đ ình và nâng cao vai trò gi ới tại tỉnh Thừa Thi ên Hu ế 6 29.134 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Từ năm 1990 đến 2008 có 41.418 bệnh nhân tử vong do AIDS được báo cáo. Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã phát hiện có người nhiễm HIV. Mặc dù, trong thời gian qua, Nhà nước Việt Nam không ngừng đưa ra nhiều biện pháp để ngăn ngừa, phòng chống nhưng căn bệnh này giảm không đáng kể và có xu hướng tăng lên hàng năm 2 . Một trong những tác động lớn nhất của HIV/AIDS là sự kỳ thị và phân biệt đối xử mà những người sống chung với HIV/AIDS phải gánh chịu. Nó tác động trực tiếp về mặt tâm lý, hạn chế cơ hội tham gia các hoạt động xã hội và cơ hội tìm kiếm việc làm của những người bị ảnh hưởng. Vị trí xã hội của toàn bộ gia đình và từng cá nhân có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Sự kỳ thị cũng tác động lên những đứa trẻ có cha/mẹ là người nhiễm HIV. Ở trường, đôi khi những đứa trẻ này phải ngồi bàn riêng, không được chơi chung với các bạn và được các giáo viên cảnh giác. Thậm chí, nhiều trẻ em trong các gia đình có người nhiễm không thể tiếp tục đến trường vì nhà quá nghèo hoặc do mặc cảm bản thân. Hậu quả của sự kỳ thị có thể làm gia tăng tính dễ tổn thương của các thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV, tác động tiêu cực tới đời sống của gia đình và làm suy giảm tiềm năng kinh tế - xã hội của cộng đồng. Để chống kỳ thị và phân biệt đối xử, đồng thời, giúp người có HIV/AIDS có khả năng hòa nhập cộng đồng tốt hơn thì cần thiết phải thực hành công tác xã hội. Vận dụng phương pháp GDĐĐ để xây dựng nên các nhóm đồng đẳng làm nhiệm vụ tiếp cận, tuyên truyền trong công tác xã hội với người có HIV/AIDS là một điều hết sức cần thiết. Nhóm này bao gồm những đồng đẳng viên, dưới sự hướng dẫn của cán bộ tuyên truyền, có nhiệm vụ tiếp cận với những người nhiễm HIV/AIDS và nhóm nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, gái mại dâm để tuyên truyền, tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng sống chung với HIV/dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, kết nối nhóm đối tượng đích với các loại hình dịch vụ xã hội. Phương pháp tiếp cận này sẽ thu hút sự tham gia của các đối tượng đích bởi bản thân những đồng đẳng viên là người có HIV/AIDS, họ phần nào hiểu được hoàn cảnh, nhu cầu, tâm lý của những người đồng cảnh ngộ. 2 http://forum.hiv.com.vn 7 Có thể khái quát mô hình trợ giúp người có HIV/AIDS theo nhóm đồng đẳng trong công tác xã hội như sau: Với mô hình trợ giúp trên, vai trò của giáo dục viên đồng đẳng rất quan trọng, họ là người sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình can thiệp. Bởi vậy, nhân viên công tác xã hội phải thường xuyên hỗ trợ, bổ sung kiến thức, kỹ năng công tác xã hội cho các đồng đẳng viên để quá trình trợ giúp trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng Nhân viên Công tác xã hội Hỗ trợ tương tác nhóm Nhóm đồng đẳng Người có HIV/nhóm nguy cơ cao Dịch vụ xã hội 8 Kết luận Mô hình nhóm đồng đẳng được xem là biện pháp hữu hiệu trong can thiệp giảm thiểu tác hại của sự lây nhiễm HIV/AIDS. Từ mô hình trợ giúp này đã hình thành nên các nhóm đồng đẳng của trẻ em lang thang, nhóm phụ nữ bị bạo hành gia đình, nhóm MSM (men who have sex with men)…đó là một minh chứng cho thấy tính ưu việt của GDĐĐ trong thực hành công tác xã hội hiện nay. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Ro- bert Leroy, Bach: Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội, 2006. 2. Khuất Thu Hồng: Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS, tài liệu tập huấn, Hà Nội, 2009. 3. Nguyễn Thị Thái Lan: Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2008. 4. Marie Stopes International Vietnam: Cẩm nang tập huấn giáo dục đồng đẳng trong nhà máy, 2009 5. Trần Đình Tuấn: Công tác xã hội lý thuyết và thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 6. http://forum.hiv.com.vn 10 Tóm tắt: Phương pháp giáo dục đồng đẳng đã được áp dụng khá phổ biến trong các chương trình, dự án phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Qua thực tế triển khai các dự án, phương pháp này đã phát huy được tính hiệu quả của nó trong việc tuyên truyền giảm thiểu sự lây nhiễm HIV/AIDS với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, gái mại dâm… Vận dụng phương pháp này để hình thành nên các nhóm đồng đẳng trong các thân chủ của công tác xã hội là điều hết sức cần thiết. Dựa vào đó, chúng ta có thể can thiệp một cách chuyên nghiệp và hệ thống hơn. Đó cũng là nội dung mà tham luận này muốn đề cập đến. Đồng thời, trong tham luận, tôi cũng sẽ trình bày một số cách thức vận dụng phương pháp giáo dục đồng đẳng trong thực hành công tác xã hội với người có HIV/AIDS. Peer Education – help model effect in social work practice with HIV/AIDS-infected persons Summary: Peer Education method has been used common in projects on HIV/AIDS in Vietnam. In fact, this method was very effect in propaganda reduced HIV infection on risk groups such as injecting drugs users, prostitutes… Apply this method to take shape peer groups in the client’s social work is very necessary. Base on that, we can intervene more professtional and system. That is con- tents of article. At the same time, we will present some ways use peer education me- thod in social work practice with people with HIV/AIDS. . GIÁO DỤC ĐỒNG ĐẲNG – MÔ HÌNH TRỢ GIÚP HIỆU QUẢ TRONG THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS Trương Thị Yến Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKH Huế Giáo dục đồng. và hòa nhập tốt hơn với cuộc sống xã hội. 3. Vận dụng phương pháp giáo dục đồng đẳng trong thực hành công tác xã hội với người có HIV/AIDS Công tác xã hội với người có HIV/AIDS là một lĩnh. giới thiệu tôi tới các chị em khác.” Chị M, 32 tuổi, trưởng nhóm giáo dục đồng đẳng (Nghệ An) 5 thế với xã hội. Đây thực sự là một mô hình trợ giúp rất hiệu quả trong công tác xã hội.