1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thủ đô viêng chăn – cộng hòa dân chủ nhân dân lào

92 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 712,5 KB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tài Thực tế đã chứng tỏ đối với mỗi quốc gia, sự phát triển kinh tế xã hội gắn liền và phụ thuộc vào đầu tư. Đối với một nước đang phát triển như Lào đặc biệt là Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Lào. Thủ đô Viêng Chăn được mở rộng hợp tác với tỉnh và thành phố của nước láng giềng, hợp tác với các nước trong khu vực, và các quốc gia trên thế giới, làm cho Thủ đô Viêng Chăn có vai trò đối với quốc gia nhiều hơn, và đã thu hút sự chú ý, thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài bằng cách thực hiện chính sách theo yêu cầu của pháp luật đầu tư của CHDCND Lào làm cho bối cảnh đầu tư trong thủ đô Viêng Chăn càng ngày càng mở rộng lớn lên.Trong những năm qua, việc xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn còn nhiều hạn chế về số lượng, cũng như quy mô dự án. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế Lào, cho nên rất cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn nữa.Việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được một số kết quả ban đầu rất tích cực. Phải nói rằng chính quá trình đổi mới kinh tế với nội dung cơ bản là chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường mở cửa Nhà nước đã tạo nên một nền tảng quan trọng cho việc khai thông mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế trong đó bao gồm vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để thu hút tốt được FDI, một trong những vấn đề cần quan tâm là đẩy mạnh xúc tiến đấu tư trực tiếp nước ngoài.Trong bối cảnh đố, các vấn đề đặt ra hiện nay là: Hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài tại địa phương như thế nào? Các địa phương cần làm gì có thể nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư các nguồn FDI trong bối cạnh hiện nay? Những khó khăn mà các địa phương gặp phải trong hoạt động XTĐT.Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thủ đô Viêng Chăn trở thành vấn đề cấp bách. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Tăng Cường Xúc Tiến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (FDI) của Thủ Đô Viêng Chăn – Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào” cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành của mình.

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin

và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích mộtcách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014

Học viên

Vilayvone Douangngeun

Trang 2

Với lòng biết ơn chân thành, em xin cảm ơn Đảng và Chính phủ hai nước Lào, Việt Nam đã hỗ trợ cho em sang học tập tại Việt Nam.

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Đức Bình đã dành nhiều thời

gian quý báu hướng dẫn, chỉ bảo và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế, cũng như các thầy cô trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cùng với các bạn bè trong trường

và gia đình đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Nhà trường.

Em mong muốn kết quả nghiên cứu luận văn này sẽ đóng góp một phần giá trị vào việc tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nên có thể luận văn còn tồn tại những khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn đọc.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

Vilayvone Douangngean

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG 5

1.1 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn – CHDCND Lào 5

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9

1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn 11

1.2 Những vấn đề cơ bản về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài 15

1.2.1 Khái niêm và vai trò của xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài 15

1.2.2 Các hình thức xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài 18

1.2.3 Nội dung xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài 20

1.3 Kinh nghiệm xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh ở Việt Nam và bài học rút ra cho Thủ đô Viêng Chăn 25

1.3.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh hoặc Thủ đô của Việt Nam về XTDT trực tiếp nước ngoài 25

1.3.2 Bài học về XTĐT trực tiếp nước ngoài choThủ đô Viêng Chăn 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN – CHDCND LÀO 34

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tê, xã hội của Thủ đô Viêng Chăn 34

2.2 Thực trạng XTĐT trực tiếp nước ngoài và kết quả đâu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn 37

Trang 4

2.3 Đánh giá chung về XTĐT trực tiếp nước ngoài 57

2.3.1 Những mặt làm được 57

2.3.2 Những mặt hạn chế của XTĐT trực tiếp nước ngoài 57

2.3.3 Nguyên nhân 61

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN – CHDCND LÀO 65

3.1 Phương hướng phát triển kinh tê – xã hội và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn 65

3.1.1 Phương hướng phát tiển kinh tế - xã hội vào Thủ đô Viêng Chăn 65

3.1.2 Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn 67 3.2 Giải pháp tăng cường xúc tiến đầu tư trức tiếp nước ngoài đối với Thủ đô Viêng Chăn 71

3.2.1 Hoàn thiện quy trình xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài 71

3.2.2 Nâng cáo các chất lượng nội dung hoạt động XTĐT 72

3.2.3 Sử dụng các công cụ truyên thông có hiệu quả trong XTĐT 73

3.2.4 Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác XTĐT 75

3.2.5 Cải tạo về nguồn tài chính cho hoạt động XTĐT 76

3.3 Kiến nghị điển kiện để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn 78

KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

Trang 6

1 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2 GDP Gross Domestic Producct Tổng sản phẩm quốc nội

3 IMF International Monrtary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

5 ODA Official Development

Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

7 ROE Return On Equity Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

8 TNCs Transnational Companies Công ty xuyên quốc gia

10 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 7

Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phântheo dự án

ở Thủ đô Viêng Chăn (2008 - 2013) 46 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thủ đô

Viêng Chăn giai đoạn 2008 – 2013 47 Bảng 2.3: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thủ đô Viêng Chănso với

cả nước qua các giai đoạn 48 Bảng 2.4: So sánh quy mô vốn bình quân một dự án của Thủ đôViêng Chăn

với cả nước (2008 - 2013) 49 Bảng 2.5: FDI phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2008 - 2013 51 Bảng 2.6: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực ở Thủ đôViêng

Chăn giai đoạn 2008 - 2013 53 Bảng 2.7: Các quốc gia có vốn FDI lớn vào Thủ đô Viêng Chăngiai đoạn

2008 - 2013 55 Bảng 2.8: Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngữ nhân lực tại phong

trách về việc XTĐT 56 Bảng3.1 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư trong công nghiệp đến năm 2020 66

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý Nhà nước về FDI tại Thủ đô Viêng Chăn 36

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy sở kế hoạch và đầu tư Thủ đô Viêng Chăn 37

Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức XTĐT cấp địa phương 40

Sơ đồ 2.4: Trình tự XTĐT của Thủ đô Viêng Chăn 45

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tế đã chứng tỏ đối với mỗi quốc gia, sự phát triển kinh tế- xã hội gắn liền vàphụ thuộc vào đầu tư Đối với một nước đang phát triển như Lào đặc biệt là Thủ đôViêng Chăn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Lào

Thủ đô Viêng Chăn được mở rộng hợp tác với tỉnh và thành phố của nướcláng giềng, hợp tác với các nước trong khu vực, và các quốc gia trên thế giới, làmcho Thủ đô Viêng Chăn có vai trò đối với quốc gia nhiều hơn, và đã thu hút sự chú

ý, thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài bằng cách thực hiện chính sách theoyêu cầu của pháp luật đầu tư của CHDCND Lào làm cho bối cảnh đầu tư trong thủ

đô Viêng Chăn càng ngày càng mở rộng lớn lên

Trong những năm qua, việc xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bànThủ đô Viêng Chăn còn nhiều hạn chế về số lượng, cũng như quy mô dự án Đặc biệt

là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế Lào, chonên rất cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn nữa.Việc thu hút

và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được một số kết quả ban đầu rấttích cực Phải nói rằng chính quá trình đổi mới kinh tế với nội dung cơ bản là chuyểnnền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường mở cửaNhà nước đã tạo nên một nền tảng quan trọng cho việc khai thông mở rộng các quan

hệ kinh tế quốc tế trong đó bao gồm vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài để thu hút tốt được FDI, một trong những vấn đề cần quan tâm là đẩymạnh xúc tiến đấu tư trực tiếp nước ngoài

Trong bối cảnh đố, các vấn đề đặt ra hiện nay là: Hoạt động XTĐT trực tiếpnước ngoài tại địa phương như thế nào? Các địa phương cần làm gì có thể nâng caohiệu quả thu hút đầu tư các nguồn FDI trong bối cạnh hiện nay? Những khó khăn

mà các địa phương gặp phải trong hoạt động XTĐT

Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tăng cường xúc tiến đầu tưtrực tiếp nước ngoài của Thủ đô Viêng Chăn trở thành vấn đề cấp bách Đó là lý do

Trang 9

tôi chọn đề tài: “Tăng Cường Xúc Tiến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (FDI) của Thủ Đô Viêng Chăn – Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào” cho luận văn

thạc sỹ chuyên ngành của mình

2 Tổng quan nghiên cứu

Trong quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là đối tượng của nhiều nghiêncứu đóng góp làm rõ tính hai mặt của FDI, đề xuất các chính sách và giải pháp cốt lõicủa nhà nước đối với việc xúc tiến FDI vào Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nóiriêng Trên cơ sở đó, tiếp tục nghiên cứu để góp phần hoàn thiện và làm sáng tỏ hơnnhững vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Có thể kể ra một

số công trình nghiên cứu có liên quan như:

- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” của Bua Khăm Thip Pha Vông (2001) Tác giả đã nghiên cứu

nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của CHDCND Lào Lào vẫn còn thiếuvốn, khả năng tích lũy nội bộ của nền kinh tế còn có hạn, không đủ đáp ứng nhu cầuvốn to lớn cho đầu tư phát triển Vì vậy, việc thu hút FDI là quan trọng Luận án đãphân tích các nguyên nhân ảnh hưởng, những hạn chế, từ đó để xuất các giải phápchủ yếu để thu hút có hiệu quả vốn FDI vào CHDCND Lào để phát triển kinh tế

- Năm 2012, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Sulaphanh Phimphaphongsavath,

chuyên ngành kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CHDCND Lào”.

- Năm 2011, Luận án tiến sĩ kinh tế, Phonesay Vilaysack, chuyên ngành Kinh

tế Đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân, “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” Tác giả đã nghiên cứu đi sâu vào tình

hình thu hút FDI vào CHDCND Lào từ năm 1988 đến năm 2011 Phân tích thựctrạng hoạt động thu hút FDI những nguyên nhân và hạn trong việc thu hút FDI, hiệuquả FDI ở Lào trong thời gian qua không nhất định, lượng vốn FDI thu hút vào Làoquá ít, không đều qua các thời kỳ và ở vị trí bất lợi so với các nước trong khu vực,bên cạnh đó là hiệu quả sử dụng vốn FDI không cao, số vốn thực hiện thấp, chưatác động nhiều đến kinh tế của Lào

Trang 10

- Đỗ Đức Bình, đầu tư cua các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb CTQG.

- Ban quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài: ”Luật về phát triển và quản lý đầu

tư nước ngoài tại CHDCND Lào”, 1994.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Thủ đô Viêng Chăn

- Về thời gian: xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008-2013 và kiếnnghị cho tới năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: thống kê, sosánh, đối chiếu để tính toán, minh họa, tổng hợp, phân tích nhằm rút ra nhận xét, kếtluận cho các vấn đề nghiên cứu

Trang 11

Nguồn dữ liệu được thu thập từ: Bộ KH&ĐT Lào, Sở KH&ĐT Thủ đô ViêngChăn, phòng địch vụ một cửa phu trách về việc xúc tiến đầu tư FDI của Thủ đôViêng Chăn.

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ tóm tắt, danh mục tàiliệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận về vấn đề xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của một địa phương

Chương 2: Thực trạng xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Thủ

đô Viêng Chăn – CHDCND Lào

Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thủ đô Viêng Chăn – CHDCND Lào

Trang 12

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn –

CHDCND Lào

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là một hìnhthức của đầu tư nước ngoài Sự ra đời và phát triển của FDI là kết quả tất yếu củaquá trình toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế Trên thực tế có rất nhiều cáchnhìn nhận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài, do đó cũng có khá nhiều kháiniệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài Một trong những khái niệm được sửdụng rộng rãi nhất hiện nay là khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra Theo

đó, FDI được định nghĩa là: “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó,một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từmột doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp làmuốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khácđó” Có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là số vốn đầu tư được thực hiện

để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp đang hoạt động trong một nềnkinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư Ngoài mục đích lợi nhuận thuần túy,nhà đầu tư còn mong muốn giành được chỗ đứng trong quản lý doanh nghiệp và mởrộng thị trường Định nghĩa này nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt FDI vớiđầu tư gián tiếp Nếu như đầu tư gián tiếp nhằm thu lợi nhuận từ việc mua bán cáctài sản, tài chính ở nước ngoài, nhưng nhà đầu tư không quan tâm đến quá trìnhquản lý đầu tư ở doanh nghiệp, thì với FDI, các nhà đầu tư vẫn giành quyền kiểmsoát các quá trình quản lý

Trang 13

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng đưa

ra khái niệm về FDI như sau: “Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI FDI bao gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.”

Cũng theo các nhà kinh tế học Trung Quốc thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài

là người sở hữu tư bản tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy”.

Ngoài ra, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đưa ra khái niệm

như sau: “Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu có biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty” Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra

ở đây là do đặc thù của từng nước khác nhau nên không phải tất cả các quốc gia đều

sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI Trên thực tế có nhiều nước, tỷ lệ sở hữu tàisản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điềuhành quản lý doanh nghiệp Và cũng có những trường hợp chủ đầu tư sở hữu hơn10% tài sản của doanh nghiệp nhưng vẫn chỉ là những nhà đầu tư gián tiếp

Theo Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật đầu tư nước ngoài tại Lào (Số 18/2000/QH VI) năm 2005 thì đưa ra định

nghĩa: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Lào vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Lào”.

Trang 14

Mặc dù hiện nay đang tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về FDI, nhưng

có thể thấy được rằng các khái niệm này vẫn có những nét chung nhất là:Có sự dichuyển tư bản trong phạm vi quốc tế.Chủ đầu tư (có tư cách pháp nhân hoặc thểnhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.Tóm lại, từ những định nghĩa nên trên cùng một số quan niệm và khái niệmkhác nhau, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền

sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình”.

Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình(máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấyphép có giá trị…), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệmquản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu )

Tóm lại, dù được nhìn nhận, tiếp cận trên góc độ nào đi chăng nữa thì FDI vẫn

là một phương thức đầu tư phổ biến trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay,FDI là sự dịch chuyển tư bản quốc tế từ những nước có hiệu quả đầu tư thấp cácnước phát triển tới những nước có hiệu quả đầu tư cao các nước đang phát triển).Ngày nay, việc huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc giahay một vùng lãnh thổ vẫn là phương thức hữu hiệu nhất, một yếu tố quan trọng bậcnhất trong cơ cấu ngân sách phát triển của một quốc gia Đầu tư trực tiếp nướcngoài là một hình thức quan trọng và phổ biến trong mối quan hệ kinh tế quốc tế, nó

sẽ bù đắp sự thiếu hụt về vốn, công nghệ và lao động cũng như kinh nghiệm quản lýgiữa các nước đang phát triển và các nước phát triển Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nướcngoài còn góp phần cải thiện mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia, các quan hệ

về hợp tác thương mại, vấn đề môi trường, các quan hệ văn hóa – xã hội khác, tạo

Trang 15

nên tiếng nói chung giữa các cộng đồng và khu vực Đồng thời, FDI cũng là nhân tốtạo nên sự tăng trưởng bền vững và ổn định cả về kinh tế và xã hội đối với mỗi quốcgia cũng như trên toàn thế giới.

1.1.1.2 Đầu tư phát triển

Đầu tư nói chung là sự sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạtđộng nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồnlực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó

Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hoặc trí tuệ.Nhưng kết quả thu được trong tương lai có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính(tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá,chuyên môn, khoa học kỹ thuật ) và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làmviệc có năng suất trong nền sản xuất xã hội

Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinhcác nguồn lực là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm cóvai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi không chỉ đối với người đầu tư mà cả đốivới toàn bộ kinh tế, những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tếđược hưởng thụ Chẳng hạn, một nhà máy được xây dựng, tài sản vật chất củangười được đầu tư trực tiếp tăng thêm, đồng thời tài sản vật chất tiềm lực của xã hộicũng được tăng thêm

Lợi ích trực tiếp do hoạt động của nhà máy này đem lại cho người đầu tư đượclợi nhuận, còn cho nền kinh tế được thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất vàcho ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động … trình độ nghềnghiệp chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính họ màcòn bổ sung nguồn lực kỹ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ nàycàng hiện đại, góp phần nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật của nền sản xuấtquốc gia

Trang 16

Đối với từng cá nhân, đơn vị đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại

và tiếp tục phát triển của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đối với nềnkinh tế, đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là chìakhóa của sự tăng trưởng

1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Hiện nay, hoạt động đầu tư diễn ra rất mạnh mẽ và tất cả các nước đang pháttriển tìm mọi biện pháp để thu hút nguồn vốn FDI Các nhà đầu tư có nhiều điều kiện

để lựa chọn các hình thức đầu tư khác nhau Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đượcthực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới ở nước ngoài, mua lại toàn bộ,từng phần doanh nghiệp đang hoạt động, sáp nhập các doanh nghiệp với nhau

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài của mỗi quốc gia được quy địnhtheo luật pháp của từng nước.Theo Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào cócác hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm có: hợp đồng hợp tác kinh doanh(Business cooperation by contract), doanh nghiệp liên doanh (Joint venturescompany), và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% foreign - ownedenterprises), còn có những hình thức khác như công ty cổ phần , chi nhành công tynước ngoài

Các hình thức FDI của mỗi quốc gia do luật pháp thùng nước quy định vàthường được áp dụng phổ biến là:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hay nhiều bên đểcùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhậnđầu tư trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả sản xuất kinh doanhcho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới

Doanh nghiệp liên doanh:

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do một hoặc nhiều bên nước ngoàivới một hoặc nhiều bên nước nhận đầu tư cùng nhau được thành lập tại nước sở tại

Trang 17

để đầu tư kinh doanh trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa các bên.

Bên nước ngoài phải đưa vào một số vốn theo luật pháp của nước sở tại quyđịnh Theo Luật Đầu tư của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào về vốn tối thiểu củanước ngoài phải chiếm ít nhất 30% tổng số vốn pháp định

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoàiđầu tư 100% vốn, doanh nghiệp có toàn bộ vốn mà tài sản thuộc sở hữu nhà đầu tưnước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước sở tại, họ tự quản lý và chịutrách nhiệm về kết quả kinh doanh thuận theo quy định của nước nhận đầu tư

Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp của người nước ngoài đầu tư tạiCộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Sự thành lập doanh nghiệp có thể thành lập phápnhân mới hoặc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài

Vốn đăng ký của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tối thiểu phải bằng 30%tổng số vốn Trong toàn bộ thời gian hoạt động kinh doanh, giá trị tài sản của doanhnghiệp không được nhỏ hơn vốn đăng ký

Ngoài các hình thức FDI ở trên còn có các hình thức khác như:

Hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT – Build Operation Transfer).

Hợp đồng xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời giannhất định Hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn côngtrình đó cho Nhà nước sở tại

Hình thức xây dựng - chuyển giao (BT – Build Transfer).

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao là văn bản ký kết giữa Chính phủ nước sởtại và đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựngxong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước sở tại doChính phủ nước sở tại phải thanh toán các hạng mục công trình như trong văn bản

Trang 18

đó trong một thời gian xác định.

Về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản,một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn

bổ sung và hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập chiếm lĩnh thị trường của cácnhà đầu tư nước ngoài hiện nay

1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế

-xã hội của một quốc gia, nó tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - -xã hội

và chính trị của nước tiếp nhận đầu tư Về mặt kinh tế, vốn FDI tác động đến tốc độ tăngcủa GDP, cán cân thanh toán, phúc lợi xã hội, thu nhập người lao động và các chỉ tiêu kinh

tế khác Về mặt xã hội, vốn FDI có tác động đến văn hoá, đạo đức của nước nhận vốn.Như vậy tính chất khác biệt của các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia dẫn đến

sự xuất hiện nhu cầu đi đầu tư và nhu cầu được đầu tư trong đó các bên đều phải tìmthấy ở FDI những lợi ích của mình dù ở mức độ lợi nhuận có thể khác nhau Khicung và cầu đầu tư gặp nhau, dòng vốn được di chuyển khỏi biên giới quốc gia này

và trực tiếp tham gia hoạt động kinh tế ở quốc gia khác Do đó FDI trở thành mộttất yếu khách quan và có xu hướng ngày càng phát triển và phong phú đa dạng vớicác loại hình khác nhau

Đối với nước đi đầu tư

Trang 19

Thông qua FDI, chủ đầu tư có thể khai thác lợi thế so sánh của nước tiếp nhậnđầu tư, nhờ việc giảm giá nhân công, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất khác vàthuế… chủ đầu tư có thể giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranhquốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu tư, đồngthời giảm bớt rủi ro đã đầu tư so với chỉ tập trung vào sản xuất trong nước.

Thông qua FDI, chủ đầu tư có thể kéo dài chu kỳ sống của máy móc,thiết bịtrong nước, bằng cách di chuyển những máy móc thiết bị đã lạc hậu, đã khấu haosang các quốc gia khác để tiếp tục sử dụng

FDI giúp bên đầu tư tạo lập nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, đáp ứng nhucầu đầu vào của sản xuất và giá cả phải chăng

FDI giúp các nước chủ đầu tư tăng thêm sức mạnh về kinh tế và nâng cao uytín chính trị trên trường quốc tế Thông qua xây dựng nhà máy sản xuất vào thịtrường tiêu thụ ở nước ngoài, thâm nhập vào các quốc gia tiếp nhận đầu tư, tránhđược hàng rào thuế quan và phi thuế quan

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải nắm vững chính sách- luật pháp, điều kiệnkinh tế - xã hội, nhạy bén với tình hình chính trị và văn hoá của nước nhận vốn nếukhông muốn gặp trắc trở trong hoạt động đầu tư và để có thể thu được lợi ích tối đatrong kinh doanh

Đối với nước nhận đầu tư

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng chovốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển

Tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư là phổ biến và ở nhiều lĩnh vực, là một vấn đềnan giải trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nghèo và đang pháttriển Trong khi đó, vốn là cơ sở để tạo ra việc làm trong nước, đổi mới công nghệ,

kỹ thuật, tăng năng suất lao động…từ đó là tiền đề tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho

sự phát triển của xã hội

Bên cạnh việc bổ sung vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tác động tích cực

Trang 20

đến thị trường tài chính của nước nhận đầu tư, thúc đẩy sự hình thành các thể chế tàichính mới như ngân hàng, thị trường chứng khoán…để tạo nguồn cho hoạt độngđầu tư.

Các nước đang phát triển do điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, khoa học, kỹthuật và công nghệ vẫn chưa phát triển dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượngsản phẩm kém Phần lớn công nghệ mới, hiện đại có được ở các nước này đều bắtnguồn từ nước ngoài bằng các con đường khác nhau Trong đó đầu tư trực tiếp nướcngoài được coi là một kênh quan trọng để có được công nghệ cao từ bên ngoài Nhàđầu tư nước ngoài còn đưa chuyên gia hoặc đào tạo cán bộ bản xứ về các lĩnh vựccần thiết phục vụ cho hoạt động của dự án Điều đó giúp nước nhận vốn vừa nhậnđược vốn bằng tiền vừa nhận được cả máy móc, công nghệ và kinh nghiệm quản lýtiên tiến của nước ngoài Điều đó sẽ giúp cho người lao động bản địa học tập được kỹnăng, tích luỹ được kinh nghiệm, nâng cao kiến thức thực hành trong quá trình sảnxuất, vận hành công nghệ và các hoạt động quản lý, tiếp cận thị trường

Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thucông nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và pháttriển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn Tuy nhiên, việc phổ biến cáccông nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiềuvào năng lực tiếp thu của đất nước

Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần không ít vào việc thúc đẩy quá trình tăngtrưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là đối vớinước đang phát triển: tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cânthanh toán quốc tế, tránh được nợ nước ngoài so với các loại hình đầu tư từ các nguồnvốn khác như tín dụng quốc tế, hỗ trợ chính thức (ODA)…, nhiều ngành nghề mớiđược xuất hiện, tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản cố định ngày càng tăng

FDI tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước có thể tiếp

Trang 21

cận được với thị trường quốc tế thông qua các liên doanh với nước ngoài và thịtrường rộng lớn của họ.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo của độingũ lao động, góp phần tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhậpcho người lao động, qua đó nâng cao đời sống nhân dân Vì một trong những mụcđích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xínghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhậpcủa một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăngtrưởng kinh tế của địa phương Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năngnghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang pháttriển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp Điều này tạo ra một đội ngũ lao động

có kỹ năng cho nước thu hút FDI Không chỉ có lao động thông thường, mà cả cácnhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ởcác xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tuy nhiên, ngoài những vai trò tích cực mà FDI mang lại, nước tiếp nhận đầu

tư cũng gặp phải không ít khó khăn, đó là:

- Chi phí của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn so với các

nguồn vốn đầu tư khác từ nước ngoài

- Nếu không có quy hoạch cụ thể và khoa học, sẽ có thể dẫn tới đầu tư tràn lan, khai

thác không có hiệu quả nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường

- Với mong muốn thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn,

nước tiếp nhận đầu tư thường áp dụng nhũng ưu đãi với các nhà đầu tư như giảmhoặc miễn một số loại thuế, phí trong nước Điều này dẫn tới lợi ích của nước tiếpnhận đầu tư đôi khi bị thất thoát, lợi ích của nhà đầu tư đôi khi vượt quá lợi ích củanước tiếp nhận đầu tư

- Nhà đầu tư, với xu hướng đưa công nghệ lạc hậu vào các nước tiếp nhận đầu

Trang 22

tư với đơn giá cao là một trong những nguyên nhân chi phí sản xuất cao, chất lượngsản phẩm không đạt tiêu chuẩn mục tiêu, làm mất đi khả năng cạnh tranh, giảm hiệuquả sản xuất, kìm hãm phát triển nền kinh tế và nguy cơ biến nước tiếp nhận đầu tưtrở thành bãi thải công nghệ của quốc gia khác.

- Nước tiếp nhận đầu tư còn thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm quản lý dẫn

đến thua thiệt trong dự án liên doanh, hợp tác Điều đó có thể gây sức ép về kinh tếthậm chí về chính trị cho nước tiếp nhận đầu tư

1.2. Những vấn đề cơ bản về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Khái niêm và vai trò của xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Xúc tiến đầu tư là công cụ nhằm thu hút đầu tư thông qua các chương trìnhquảng bá, giới thiệu về tiềm năng trên địa bàn của mình để giúp các nhà đầu tưnước ngoài hiểu rõ về môi trường đầu tư tại địa phương mà họ quan tâm để quyếtđịnh đầu tư hay không Hoạt động XTĐT có vai trò quảng bá hình ảnh của một đấtnước, một địa phương về môi trường đầu tư nhằm thu hút dòng vốn đầu tư vào địa

bà Cùng với quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa trong kinh doanh hiện nay thì cácTNCs, MNCs vẫn đang được thu hút vốn về những địa điểm có môi trường đầu tưthuận lợi Bên cạnh đó, xu hướng tự do cạnh tranh để thu hút đầu tư ngày càng trởnên gay gắt hơn giữa các quốc gia, giữa các địa phương và giữa các doanh nghiệp

Do vậy, công tác XTĐT trở thành một hoạt động tất yếu và ngày càng gia tăng ởnhững nước, những địa phương phát triển và đang phát triển

XTĐT là các hoạt động giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư và hỗ trợ đầu tưcủa nước sở tại Các hoạt động này được thực hiện bởi các quan chức chính phủ,các nhà khao học, các doanh nhân… và dưới nhiều hình thức như các chuyến thămviếng ngoại giao cấp chính phủ, các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, các đoàntham quan khảo sát,… và thông qua các phương tiện thông tin, xây dựng các mạng

Trang 23

lưới văn phòng đại diện ở nước ngoài.

Theo bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương thì “XTĐT là những hoạt động kinh tế - xã hội nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đến đất nước mình, địa phương mình… để đầu tư Hay nói cách khác, hoạt động XTĐT thực chất là hoạt động Marketing trong thu hút đầu tư mà kết quả của hoạt động này chính là nguồn vốn đầu tư thu hút”.

XTĐT là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội đầu tư thông qua việc tăngcường giới thiệu, xây dựng các dịch vụ, sản phẩm, hình ảnh tới các nhà đầu tư.Trong đó, thúc đẩy và tìm kiếm cơ hội đầu tư chính là các hoạt động:

- Tăng cường giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm tới nhà đầu tư.

- Tăng cường hoạt động xây dựng hình ảnh bằng các hoạt động cụ thể.

- Tổ chức mạnh mẽ trong giai đoạn đầu hoạt động quan hệ công chúng gồm:

Tổ chức hội thảo, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức họp báo, tiếp xúc vớikhách hàng…Trong hoạt động XTĐT thì nhà đầu tư chính là khách hàng cần hướngtới, còn nguồn vốn đầu tư thu hút được chính là kết quả cần đạt được

Vai trò ngày càng quan trọng của nguồn vốn FDI đã khiến cho việc thu hútnguồn vốn FDI trở nên cần thiết hơn bao giờ hết đối với các quốc gia, chính vì thế

mà hoạt động xúc tiến FDI đang được đặt lên hàng đầu trong chiến lược thu hút FDIkhông những của những nước phát triển mà với cả các quốc gia đang phát triển.Hiện nay chưa có một khái niệm chuẩn nào về xúc tiến FDI, tuy nhiên từ kháiniệm về XTĐT, tác giả luận văn xin đưa ra khái niệm như sau:

Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hộiđầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc tăng cường giới thiệu, xây dựngcác dịch vụ, sản phẩm, hình ảnh của một địa phương, một quốc gia tới các nhà đầu

tư nước ngoài nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư ước ngoài vào địa phương, quốc

Trang 24

gia mình.

Khái niệm xúc tiến FDI này để nói tới các phòng phụ trách XTĐT thuộc cáccấp quản lư từ Trung ương đến địa phương trong đó có các phòng phụ trách XTĐTcấp địa phương, vì phạm vi và mục tiêu hoạt động của công tác XTĐT là thu hútnguồn vốn FDI vào địa phương, vào quốc gia mình Còn với các doanh nghiệp,hoạt động XTĐT nhằm thu hút các nguồn vồn ĐTNN vào doanh nghiệp hay các dự

án doanh nghiệp đầu tư Các phòng phụ trách XTĐT các cấp và doanh nghiệp đềutiến hành các hoạt động XTĐT, tuy nhiên trong phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu vàphân tích về nội dung của hoạt động xúc tiến FDI cấp địa phương

1.2.1.2 Vai trò xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng nhật là khicác chủ đầu tư còn trong giai đoạn tìm hiểu, thăm dò, lựa chọn địa điểm đầu tư, hoạtđộng XTĐT trục tiếp nước ngoài giúp chủ đầu tư biết những thong tin liên quan đến

ý định đầu tư của các nhà đầu tư, giúp họ có được tầm nhìn bao quát về quốc gia đểcân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết đầu tư

XTĐT là biến pháp quan trọng để thu hút nguồn vốn FDI, FDI có thể mangnhiều lợi ích khác nhau cho nước sở tại như: tạo nguồn vốn quan trọng cho đầu tưphát triển, giúp tiếp cận và mở rộng thi trường quốc tế, nâng cao năng lực xuấtkhẩu của nước sở tại, thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản

lý giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịnh cơ cấu kinh tế, mởrộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.Bên cạnh đố hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài giúp các nhà ĐTNN cóđược thong tin về thị trường nội địa, được tư vấn về nguồn lao động cũng như về thủtục đăng ký, cấp phép, được giúp thảo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự án,

để cho các nhà ĐTNN có thể tiếp hành kinh doanh một cách thuận lợi và hiệu quả.Đối với một địa phương, hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài giúp cho địa

Trang 25

phương tạo được một hình ảnh tốt trong mắt của các nhà ĐTNN, từ đó sẽ góp phầnthu hút nguồn vốn từ bến ngoài để bổ sung nguồn vốn phát triển kinh tế trên địa bàn,tạo công ăn việc lam cho những người lao động và tăng thu ngân sách cho địaphương Vì thế, việc XTĐT trực tiếp nước ngoài vào địa phương đóng một vai tròquan trọng trong hoạt đọng thu hút nguồn vốn fdi của địa phương.

1.2.2 Các hình thức xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.2.1 Kỹ thuật xây dựng hình ảnh

Các biện pháp tạo dựng hình ảnh hay uy tin được sử dụng cả trong thị trườngtrong nước và thị trường ngoài nước nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư các thôngtin và kế hoạch đầu tư của một quốc gia, các chính sách và chế độ đãi ngộ, các thủtục hành chính và yêu cầu khi đầu tư cũng như những tiến bộ, thành tựu của quốcgia, của địa phương đó Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang pháttriển, đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới cùng những nỗ lực cải cáchhoàn thiện môi trường kinh doanh quốc gia

Việc xây dựng một hình ảnh tốt về quốc gia, về địa phương, muốn thu hútnguồn vốn FDI để xây dựng hình ảnh bao gồm:

- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chung

- Tham gia các cuộc triển lãm, các hội thảo đầu tư, và hội chợ

- Truyền thông tin như các cuốn sách giới thiệu, các báo cáo vè nghiên cứu

từng ngành

- Quảng cáo giới thiệu trên website giới thiệu

- Quảng cáo trên các phương tiện tuyên truyền riêng của ngành hoặc khu vực

- Hội thảo chung về cơ hội đâu tư của địa phương

Các hoạt động nầy là nền tảng của công việc XTĐT, để xây dưng hình ảnhthông tin hiểu biết giới thiệu và tạo điều kiện dể xức tiến cho các nhà ĐTNN vàođầu tư trong đất nước và địa phương cảu mình Nếu nhà đầu tư có nhân thức tiêu

Trang 26

cực hoặc thiếu hiện biết về đất nước và các lợi thế của một quốc gia thì các cố gắngXTĐT của quốc gia đó sẽ không đạt được hiệu quả cao.

1.2.2.2 Kỹ thuật tạo nguồn đầu tư

- Xây dựng các chủ đề Marketing theo các nguyên tắc sau: chủ đề phải phản

ánh được những gì mà nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm và phản ánh được thếmạnh riêng của tỉnh mình, thông điệp cần phải đúng đắn, chính xác và trung thực,xây dựng thông điệp Marketing cần nhấn mạnh vào chủ đề trọng tâm, đó là nêu bậtđược những lợi thế của tỉnh trong một số ngành nghề, lĩnh vực

- Lựa chọn và xây dựng các công cụ xúc tiến và tham gia vào chương trình

phối hợp Marketing Các công cụ marketing khác nhau và có hiệu quả khác nhaucủa quá trình xây dựng hình ảnh, quy mô ngân sách dành cho XTĐT cũng quyếtđịnh các công cụ và sự phối hợp marketing mà cơ quan XTĐT muốn sử dụng Cáccông cụ marketing ao gồm: công cụ truyền thông tin như các cuốn sách giới thiệu,các báo cáo vè nghiên cứu từng ngành, website giới thiệu, thư ngỏ…; chiến dịchquảng cáo; chiến dịch quan hệ công chúng; triển lãm và hội chợ…

1.2.2.3 Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài

Đây là giai đoạn chăm sóc sau cấp giấy chứng nhận đầu tư, thực chất là sởKH&ĐT trong việc XTĐT sẽ hỗ trợ sau khi các nhà ĐTNN quyết định triển khai dự

án ở nước sở tại như nắm bắt, hỗ trợ, tư vấn, tháo gỡ những vướng mắc của nhà đầu

tư nước ngoài trong quá trình thực hiện dự án Giai đoạn này nhằm tạo ra nhữngđiều kiện thuận lợi nhất để dự án đầu tư đi vào hoạt động một cách nhanh chóng,hiệu quả

Mục đích chính của các hoạt động thực hiện dịch vụ đầu tư la nhằm trợ giúpnhà đầu tư, đêm lại điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu

tư xin giấy phép đầu tư và triển khai dự án đầu tư

1.2.3 Nội dung xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 27

1.2.3.1 Xác định địa điểm thu đầu tư

Cả khu vực khinh tế tư nhân và khu vực kinh tế công là những đối tượng đónggóp cơ bản trong quá trình lựa chọn địa điểm Khi tiến hành xúc tiến đầu tư cần huyđộng đến các đối tượng kinh tế tư nhân hoặc khu vực kinh tế công như là:

- Nhà cung cấp các dữ liệu thư yếu

- Nhà cung cấp hỗ trợ chính phủ

- Nhà cung cấp dịch vụ

- Chứng nhân người sử dụng lao động

Các yếu tố chính mà các công ty xuyên quốc gia (TNCs) sử dụng để đánh giámột địa điểm đầu tư là:

Thị trường

- Quy mô thị trường và thu nhập bình quan theo đầu người

- Mức tăng trưởng của thị trường

- Các rào cản nhập khẩu (hàng rào thuế quan và phi thuế quan)

- Thị hiếu tiêu dùng tại nước sở tại

Chi phí

- Chi phí, chất lượng, sự sẵn có, và năng suất lao động đã được đào tạo, cóthể đào tạo

- Các chi phí đầu tư, nguyên vật liệu thô

- Các chi phí vận chuyển, liên lạc và các dịch vụ hỗ trợ

- Thuế, phí và lệ phí

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: sự sẵn có của các nguồn tài nguyên như đầukhí, khoáng sản, nguyên liệu thô…

Cơ sở hạ tầng

Trang 28

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: cầu cảng, dường sà, kho tàng, bến bãi, hệ thống

ngân hàng, các công ty kế toán, kiểm toàn, tư vấn

- Cơ sở hạ tầng xã hội: hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân,

hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác

Hệ thống luật pháp, chính sách:

- Sự ổn định về kinh tế, chính trị xã hội

- Cơ cấu vận hành thị trường

- Các hệ thống pháp lý nói chung (luật cạnh tranh, các thuế liên quan, các

quyền sở hữu trí tuệ…)

- Các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ký kết với các

tiêu chí như trên các TNCs sẽ sử dụng để so sánh, đánh giá vã xếp hạng các địađiểm đầu tư, tư đó quyết định của chín địa điểm tư có khả năng thu lợi nhất

1.2.3.2 Lập kế hoạch xúc tiến đầu tư

Một kế hoạch xúc tiến đầu tư điểm hình sẽ bao gồm 5 yếu tố sau:

- Xác định sản phẩm/định vụ sẽ được bán cho các nhà đầu tư tiềm năng.

- Tập trung vào những nhà đầu tư có tiềm năng và nhu cầu của hộ

- Việc xác định kỹ càng chủ đề nội dungcow bản của kế hoạch XTĐT

- Lựa chọn cách thức tiếp cận thu hút đầu tư và những phương pháp gọi chính yếu

- Việc xác định đầy đủ mục tiêu đầu tư và qui trình giám sát của kế hoạch xúc tiến

đầu tư

1.2.3.3 Cụ thể hóa các kế hoạch xúc tiến đầu tư bắng mục các dự án đầu tưTrên cơ sở các kế hoạch đầu tư đã được hoạch định, cần phải đưa ra danh mụccác dự án đầu tư bao gồm các nội dung chính thông tin cần thiết làm cơ sở phục vụquá trình lựa chọn địa điểm đầu tư gồm các nội dung:

- Thị trường (qui mô, mức tăng trưởng, các rào cản, sở thích tiêu dung, mức

độ cạnh tranh)

Trang 29

- Chi phí (lao động, nguyên liệu, vận chuyển, thuế, các ưu đãi…)

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có

- Các chính sách và hệ thống luật pháp

- Khả năng thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ kinh doanh

1.2.3.4 Xác định phương thức xúc tiến đầu tư

Tại liệu xúc tiến đầu tư

Các tập sách giới thiệu

Khởi đầu cho hoạt động xúc tiến đầu tư, phòng phụ trách về việc XTĐT cầnphải có ít nhất một bộ trọn gói gồm các thông tin thiết yếu có thể cung cấp cho cácnhà đầu tư tiềm năng Theo thòi gian, phòng phụ trách về việc XTĐT có thể pháttriển các công cụ xúc tiến hỗ trợ, nhung dù sao đi nữa thì một tập sách giói thiệuchất lượng cao, nhiều thong tin là không thể thiếu cùng với trang web của phòngphụ trách về việc XTĐT, thong thường mảng nguồn thong tin đầu tiên mà các nhàđầu tư tiềm năng sẽ tham khảo về khu vục của bạn là các tập sách giới thiệu cănbản, và như vậy, việc đào tạo ấn tượng tốt thật quan trọng để khuyến khích nhà đầu

tư tìm hiểu thêm về những gì bạn mang lại

Tài liệu giới thiệu về ngành nghề

Ngoài tập sách giới thiệu cơ bản về phòng phụ trách về việc XTĐT và khuvực, cần phải phát triển các tại liệu khác chuyên biệt hơn để cung cấp các nguồn lực

cụ thể và và cơ hội sẵn có cho các nhà đầu tư trong khu vực tài liệu giới thiệu vềngành nghề cung cấp thong tin cụ thể về những ngành mà trong đó khu vực của bạnđược xem là có tính cạnh tranh

Tài liệu giới thiệu về cơ hội đầu tư

Hầu hết các phòng phụ trách về việc XTĐT cũng xuất bản những tài liệu về cơhội đầu tư hay những danh mục dự án khuyến khích đầu tư nào đó để định hướngnhà đầu tư đến các cơ hội đầu tư hưu hình trong một số rường hợp, tài liệu về cơhội đầu tư sẽ gồm có cơ hội của một dự án riêng lẻ với một vài chi tiết, trong khi đối

Trang 30

với những trường hợp khác, trọn bộ thong tin ngắn gọn có thể được nêu ra chỉ trongmột tài liệu mà thôi Đối với cả hai loai tài liệu về cơ hội đầu tư, những thong tinsau nên được nêu ra cho mỗi dự án:

- Tên, và thong tin liên lạc của người để xuất dự án

- Mô tả dự án

- Ước tính tài chính

- Lãi đầu tư ước tính và thời kỳ hoàn vốn mông muốn

- Hình thức hợp tác (chẳng hạn: thêu liên doanh,v.v)

- Những ưu đãi có liên quan tư phái chính phủ

Bản tin

Bản tin thường được các sở kế hoặc và đầu tư của Thủ đô Viêng Chăn sử dụng

để cập nhật những gì đang xảy ra trong khu vực cho các nhà đầu tư Chúng rất hiệuquả đối với việc duy trì mối liên hệ thường xuyên với các nhà đầu tư và giúp họ nhớđến, bẩn tin hang tháng thì thường trở thành gành nặng cho các sở kế hoặc và đầu tưnhỏ bởi vì chúng cần sự nỗ lực lơn để viết, chỉnh sửa hình thức, và quảng bá bản tinvào mỗi tháng

Đĩa CD, băng hình VIDEO

Nhưng công cụ khác phục tạp hơn với việc xúc tiến đầu tư gồm có đĩa CD vàbằng hình VIDEO, đĩa CD là một cách thuận tiện để đưa ra một khối lượng lơn dữkiện, và chúng thậm chí còn dụng để gộp, về mặt điện tử, một vài loại công cụ xúctiến đầu tư nêu trên

Xây dựng Website

Một trong những công cụ xúc tiến đầu tư quan trọng nhất là trang web của sở

kế hoặc và đầu tư có ít nhát ba điểm thuận lợi chính khì sử dụng tràng web làmcông cụ xúc tiến đầu tư, nó có thể được truy cập bởi bất kỳ ai có kết nối Internet,điều này có nghĩa bạn không cần phải gặp riêng mỗi người để quảng bá các tài liệu

Trang 31

xúc tiến; hầu như tất cả các công cụ xúc tiến khác đều có thể được đưa vào trangweb; nó rất tiết kiệm chi phí so với việc tài bản các tài liệu xúc tiến in ấn khác

Quảng cáo trên các phương tiện thông tin chúng

Các thình thức quảng cáo thường đước chú ý:

- Quảng cáo trên báo viết: đối với loại quảng cáo trên báo chí, mỗi người sẽđọc hàng ngày Thói quen của nhiều người khi đọc báo là họ lướt rất nhanh và chỉđọc những gi thật nổi bật

- Quảng cáo qua truyền hình: đối tượng quảng cáo qua truyền hình khá đadạng, có thể bao gồm cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, để thu hút các nhà đầu

tư nước ngoài có thể sử dụng cả kênh truyền hình quốc tế

- Có thể sử dụng các trang web khác có độ cập lớn để quảng cáo, Internet làcông cụ truyền tải nhanh nhất, rộng rải nhất và rất hiệu quả để phổ biến thông tin

Tổ chức các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư

Các cuộc hội thảo luôn là trọng tâm của một chương trình xúc tiến đầu tư, đay

là cơ hội gặp gỡ trực tiếp với các đối tác đầu tư Các hội thảo cần phải được cânnhắc kỹ lưỡng với những vần đề lưu ý sau:

- Thời gian và địa điểm

- Nội dung của buổi hội thảo

- Tài liệu: chuẩn bị tài liệu đầy đủ, chi tiết, chất lượng để phát đến tay các nhàđầu tư

- Nếu có thể tổ chức các cuộc viếng thăm địa điểm đầu tư tại chỗ, để các nhàđầu tư có cơ hội tiếp xúc trực với môi trường đầu tư

- Bên cạnh đó cần chú trọng đến công tác hậu cần, tài chính, nhan lực cho cuộchội thảo diễn ra thành công

Tỏ chức các chuyến công du nước ngoài

Trang 32

Các chuyến công du nước ngoài là cơ hội để tiếp xúc trực tiếp các nha đầu tư

tiềm năng, thông tin cần soạn sẵn trước khi lên kế hoạch cho chuyến công du bao gồm:

- Phạm vi của dự án đầu tư tiềm năng

- Những nhân tố chính mà nhà đầu tư tìm kiếm khi lựa chọn địa điểm

- Mối quan tâm của họ đối với khu vực của bạn là gì?

- Các quan chức, cơ quan mà công ty có thể muốn gặp trong suốt chuyến thăm

- Thông tin liên lạc và mô tả chi tiết các phong phụ trách chuyên môn chính phủ

có liên quan đến ngành và lĩnh vực

- Thông tin về thị trường khu vực, quốc gia và địa phương

- Thông tin về nhà cung cấp

- Thông tin về đất công nghiệp

- Danh bạ ngành và những dữ kiện khác

1.3 Kinh nghiệm xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh ở Việt

Nam và bài học rút ra cho Thủ đô Viêng Chăn

1.3.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh hoặc Thủ đô của Việt Nam về XTDT trực tiếp nước ngoài

Tuy hoạt động XTĐT còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, tuy nhiên cũng cónhiều địa phương đã quan tâm và tận dụng được các vai trò của hoạt động XTĐTnhằm đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI vào địa phương mình Đà Nẵng và HàTĩnh là hai tỉnh nằm ở khu vực miền Trung nước Việt Nam có những kết quả khácao trong thu hút FDI Từ những thành tựu trong hoạt động XTĐT của các địaphương này, thủ đô Viêng Chăn có thể đúc rút cho mình những bài học kinhnghiệm quý báu

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Trang 33

Thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội giai đoạn

2008-2010, định hướng đến 2015 (Chương trình số 34/CTr-UBND ngày 28/3/2008), các hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội những năm qua đã được triển khai khá đồng bộ, có kết quả tích cực, giúp thu hút vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là thu hút các nguồn vốn nước ngoài, qua đó tác động nhất định đến tốc độ tăng trưởng kinh

tế - xã hội, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Thủ

đô Trong 6 năm (2008-2013), Hà Nội đã thu hút được tổng vốn đầu tư phát triển trênđịa bàn khoảng 1.141.400 tỷ đồng Tính đến nay, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn Hà Nội đạt trên 22,3 tỷ USD với trên 2.723 dự án của các nhà đầu

tư đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Môi trường đầu tư Hà Nội đã và đang được cải thiện tích cực Thủ tục hành chính về cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư của Hà Nội ngày càng đơn giản, thông thoáng, minh bạch hơn Việc áp dụng cơ chế “Một cửa” liên thông đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đăng ký các thủ tục đầu tư vào Hà Nội

 Những hạn chế, bất cập

Chất lượng và hiệu quả của xúc tiến đầu tư còn thấp: Công tác xúc tiến đầu tư

còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm, cũng như chưa có sự thống nhất điều phối để thực hiện đúng mục tiêu Hoạt động xúc tiến thiếu tính chuyên nghiệp, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực

Hệ thống tổ chức xúc tiến đầu tư chưa hoàn thiện: Các tổ chức xúc tiến đầu tư

của Hà Nội phân tán tại nhiều Sở, Ban, ngành, chưa được tổ chức quản lý thống nhất thông qua một đầu mối và chưa có vị trí xứng tầm để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư

Trình độ năng lực của các đơn vị xúc tiến đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu: Trình độ,

năng lực của các đơn vị xúc tiến đầu tư còn khoảng cách khá xa so với trình độ của các nước trong khu vực và thế giới Công tác xúc tiến đầu tư của Hà Nội chưa được chuẩn

Trang 34

hóa về nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, khả năng phân tích, tiếp cận thị trường.

Thông tin về xúc tiến đầu tư còn chậm, chưa kịp thời: Chưa xây dựng được

kênh thông tin chủ lực để thông tin thường xuyên, kịp thời chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác xúc tiến đầu tư và các hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố

Thiếu sự liên kết, phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư: Hiện rất thiếu sự

liên kết, phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư giữa các đơn vị, bộ phận thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư trên địa bàn Thành phố, cũng như giữa Hà Nội với các vùng và địa phương khác

Công tác xúc tiến đầu tư chủ yếu tập trung, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, chưa chú ý thu hút các nhà đầu tư doanh nghiệp trong nước và người Việt ở nước ngoài: Chưa đánh giá đúng tiềm năng kinh tế, khoa học, kỹ thuật và vai trò

cầu nối của cộng đồng người Việt ở nước ngoài để có cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia đầu tư về nước

Môi trường đầu tư còn kém hấp dẫn: Thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, mặt

bằng sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội còn là những rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng xúc tiến đầu tư của Hà Nội

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, khủng hoảng, kinh tế trong nước cũng tăng trưởng chậm lại đã tác động mạnh làm suy giảm dòng vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Hà Nội.- Hà Nội mới được mở rộng từ năm

2008, toàn bộ hệ thống chính quyền thành phố mới được sắp xếp, kiện toàn, một số quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành còn đang chờ phê duyệt nên chưa đủ cơ sở pháp

lý đưa ra Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, chưa thể tập trung thu hút đầu tư

Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn thiếu đồng bộ.- Công tác xúc tiến đầu tư thiếu tầm nhìn dài hạn và tính hệ thống.- Cơ quan làm công tác xúc tiến của Thành phố chưa có vị trí tương xứng với nhiệm vụ và chức

Trang 35

năng.- Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Sở, ngành trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định

rõ ràng.- Kinh phí tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế và chủ yếu phụthuộc vào nguồn ngân sách của thành phố

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng là một trong những địa phương dẫn đầu

về thu hút vốn FDI ở khu vực miền Trung Có đến hơn 50% trong tổng số cácdoanh nghiệp đến từ Nhật Bản đăng ký vào khu vực miền Trung đã chọn Đà Nẵnglàm điểm dừng chân Kim ngạch xuất khẩu FDI hàng năm chiếm 21-22% kim ngạchcủa Thành phố Đà Nẵng, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 23-24%, giải quyết việclàm cho hơn 37.000 lao động tại địa phương Tính đến cuối năm 2013, Đà Nẵng đãthu hút được 164 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư lên tới 2,62 tỷ USD, trong đó vốnthực hiện đạt 1,29 tỷ USD, chiếm 49,2% tổng vốn đầu tư với 96 dự án đã đi vào hoạtđộng tạo những giá trị gia tăng mới cho nền kinh tế Đà Nẵng phát triển

Có được thành công này là nhờ sự lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy và chínhquyền thành phố, cùng vai trò đầu tàu của Trung tâm XTĐT Đà Nẵng khi thườngxuyên cập nhật, cung cấp các thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xã hội và môitrường đầu tư trên địa bàn cho nhà đầu tư Bên cạnh đó, trung tâm đã thực hiện việcquảng bá hình ảnh thành phố qua các trang tin điện tử với nhà ĐTNN Cụ thể:

Thứ nhất, cơ quan XTĐT Đà Nẵng đã từng bước xây dựng chiến lược XTĐT

phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Với cơ chế chính sách thu hút FDIthông thoáng, minh bạch, Đà Nẵng đã ban hành các quyết định về chính sách ưu đãicho các dự án ĐTNN trên địa bàn trong từng thời kỳ, trong đó đẩy mạnh việc đơngiản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư nước ngoài, tạo mặt bằng sản xuất, kinhdoanh cho doanh nghiệp

Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến FDI được triển khai Bên cạnh

Trang 36

đó, tỉnh Đà Nẵng luôn kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án gọivốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế Căn cứ mục tiêu, chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội thành phố đến năm 2020, tổ chức lập dược nhiều dự án cơ hội gọi vốn ĐTNN

để giới thiệu với các nhà đầu tư tiềm năng

Nhờ đó tỉnh Đà Nẵng đã tạo được sự quan tâm thu hút và kêu gọi được nhiều nhàĐTNN đầu tư vào tỉnh góp phần quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn và thực hiệncác mục tiêu kinh tế của mình Tuy nhiên, Thành phố Đà Nẵng vẫn chưa xây dựngđược chiến lược XTĐT tổng thể nên vẫn chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư tiềm năngcũng như chưa tạo được sự liên kết giữa các địa phương trong quy hoạch thu hút nguồnvốn FDI nhằm phát huy các lợi thế của các địa phương trong khu vực

Thứ hai,Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng được hình ảnh cũng như các mối

quan hệ với đối tác để quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư của tỉnh tới các nhàĐTNN và chú trọng hỗ trợ các nhà ĐTNN trong quá trình thực hiện các dự án đầu

tư Cơ quan XTĐT của tỉnh đã tích cực tuyên truyền, tiếp thị và quảng bà hình ảnh,moi trường và cơ hội đầu tư tại thành phố Đà Nẵng Phát hành một số lượng lớn tàiliệu giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng Thành lập văn phòng đạidiện của Đà Nẵng tại Tokyo (Nhật Bản) để đẩy mạnh quảng bá, thu hút đầu tư tạiNhật Bản Tổ chức một số hội thảo vận động đầu tư trong và ngoài nước như hộithảo XTĐT tại Đài Loan, Hồng Kông, diễn đàn thương mại Việt Nam – Tây BanNha… Nhờ đó, Đà Nẵng đã tạo dựng được niềm tin cho các nhà ĐTNN

Thứ ba, tiến hành theo dõi và đánh giá hoạt động XTĐT của tỉnh để kịp thời

khắc phục những khó khăn vướng mắc và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạtđộng XTĐT của tỉnh đạt hiệu quả cao

Tiêu chí đầu tiên để cơ quan XTĐT Đà Nẵng tiến hành hoạt động theo dõi vàđánh giá chính là đầu tư vào con người, phía tỉnh thường xuyên tổ chức đào tạo,nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của các Sở Kế hoạch và Đầu tư của 11 tỉnh,

Trang 37

thành phố miền Trung

Mặc dù phía Thành phố Đà Nẵng cũng chưa đưa ra được các tiêu chuẩn cụ thể

để đánh giá hoạt động XTĐT của tỉnh nhưng phía cơ quan XTĐT đã biết phân côngcông việc hợp lý cho các cán bộ XTĐT của tỉnh để theo dõi sát các dự án FDI thựchiện trên địa bàn tỉnh và có những hỗ trợ kịp thời nên hoạt động XTĐT của tỉnhluôn được đánh giá cao

Nhờ những chiến lược trong hoạt động XTĐT nói riêng và thu hút FDI nóichung, hoạt động thu hút FDI của Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể,đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đưalại bài học kinh nghiệm cho nhiều địa phương trên cả nước trong công tác XTĐT.1.3.1.3 Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

Là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh tướcđây, tỉnh Hà Tĩnh được biết đến qua hoạt động thu hút được dự án FDI lớn nhấtViệt Nam trị giá 7,9 tỷ USD vào năm 2008, đánh dấu một bước nhảy vọt trong hoạtđộng thu hút FDI của tỉnh Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã có những bước tiếnnhảy vọt trong việc thu hút nguồn vốn FDI Nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài nhưPOSCO (Hàn Quốc), Formosa (Đài Loan), Tata (Ấn Độ), Thiết Ngưu, Hồng Hải(Trung Quốc) đã đến tỉnh tìm cơ hội đầu tư Đến cuối năm 2013, tỉnh Hà Tĩnh đã cóhơn 21 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký trên 9,165 tỷ USD Riêng tại khu kinh tếVũng Áng, có 15 dự án, tập trung vào công nghiệp luyện thép, cảng biển, thương mạidịch vụ Sự đóng góp của nguồn vốn FDI đã góp phần quan trọng giúp tỉnh Hà Tĩnhphát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Để có được những thành tựu trong thu hútFDI phải kể đến sự góp phần không nhỏ trong công tác XTĐ của tỉnh Hà Tĩnh:

Thứ nhất, cơ quan XTĐT Hà Tĩnh đã xây dựng được chương trình XTĐT

thống nhất giữa các ngành, huyện, thị, thành phố và danh mục các dự án cần thu hútFDI của tỉnh và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ĐTNN Tỉnh xây dựng các

Trang 38

dự án kêu gọi đầu tư vào các KKT và KCN bao gồm cá dự án thuộc các lĩnh vực:xây dựng hạ tầng nhà ở, chế tạo máy móc thiết bị, sản xuất, chế biến hàng nồng lâmthủy hải sản, thực phẩm, giày da, may mặc, du lịch, khách sạn… để phục vụ cho các

dự án trọng điểm quốc gia

Bên cạnh đó, tỉnh đã thống nhất chương trình XTĐT giữa các ngành, huyện,thị, thành phố do UBND tỉnh chủ trì thực hiện trên cơ sở phù hợp với kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 Tỉnh Hà Tĩnh luôn đề ra mục tiêu: hoạtđộng XTĐT và xúc tiến thương mại – du lịch phải nằm trong chương trình XTĐTchung của tỉnh, đảm bảo mối gắn kết và hiệu quả

Việc đưa ra chương trình XTĐT thống nhất tư cáp tỉnh xướng các cấp địaphương trên địa bàn tỉnh sẽ là điều kiện tốt để các nhà ĐTNN nhìn thấy được quy

mô quy hoạch của tỉnh và dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư Tuy đưa ra danhmục các lĩnh vực tỉnh thu hút đầu tư nhưng các ngành đưa ra vẫn còn tràn lan, chưa

có trọng điểm nên nó lại là một bất lợi tạo nên sự cân nhắc cho các nhà ĐTNN khiđưa ra quyết định đầu tư vào tỉnh

Thứ hai, cơ quan XTĐT Hà Tĩnh đã từng bước xây dựng được hình ảnh và

các quan hệ đối tác thông qua: tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu tiềm năng củaKKT Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và khu công nghiệp khai thác mỏsắt Thạch Khê ở các nước: Đài Loan, HÀn Quốc, Ấn Độ, EU, Nhật Bản… và nhờvào việc nhấn mạnh các tiềm năng và lợi thế nổi bật của tỉnh so với các địa phươngkhác trên cả nước nên tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhàĐTNN Tuy nhiên, những hoạt động này vẫn chưa thực sự xây dựng được một hìnhảnh Hà Tĩnh thật sự ấn tượng trong mắt các nhà ĐTNN

Thứ ba, cơ quan XTĐT Hà Tĩnh đã quan tâm tới việc lựa chọn mục tiêu cơ lội

đầu tư cũng như cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu tư: tiếp tục cải cáchhành chính trong hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các thủ tục đầu tư nhanhgọn, công khai, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà ĐTNN, chủ động cung

Trang 39

cấp thông in về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư,tiềm năng cơ hội đầu tư, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên các phương tiệnthông tin đại chúng.

Thứ tư, cơ quan XTĐT Hà Tĩnh thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng

lực cho cán bộ XTĐT, xúc tiến thương mại và du lịch của các sở, ban ngành cấp tỉnh,cán bộ huyện va các KKT Đào tạo nhân lực cho các dự án, đào tạo nguồn nhân lựccho doanh nghiệp qua đó phân công nhiệm vụ rõ ràng cho đội ngũ nhân viên XTĐTtrong việc theo dõi và đánh giá cá dự án FDI trên địa bàn tỉnh từ đó sẽ đánh giá đượchiệu quả của hoạt động XTĐT thông qua việc so sánh với các mục tiêu đề ra Mặc dùhoạt động theo dõi và đánh giá công tác XTĐT của tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa phản ánhđược hoạt động XTĐT của tỉnh Hà Tĩnh nhưng hoạt động này cũng đã góp phàn nângcao chất lượng của các hoạt động xúc tiến FDI vào địa bàn tỉnh

1.3.2 Bài học về XTĐT trực tiếp nước ngoài cho Thủ đô Viêng Chăn

- Cần thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của FDI và xúc tiến

FDI trong nền kinh tế phù hợp với các điều kiện cụ thể của đất nước và điều kiệnriêng của từng địa phương Trên cơ sở đó phải có các chủ trương, chính sách và tổchức, thực hiện tập trung thống nhất, đồng bộ

- Mọi chính sách, chiến lược và hình thức XTĐT phải phù hợp với giai đoạn

và tình hình cụ thể của đất nước của địa phương (tỉnh, thành phố) và thay đổi theo

xu hướng cạnh tranh của thế giới

- Phải có chiến lược XTĐT phủ hợp Theo đó cần không ngừng bổ sung, sửa

đổi kịp thời các cơ chế, chính sách ưu đãi Giảm nhanh chi phí đầu tư và cải tiếnmạnh mẽ các thủ tục hành chính nhằm tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư

- Tổ chức và thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư với các hình thức đa dạng

như quảng cáo, tuyên truyền, chủ động kêu gọi các nhà đầu tư, tạo điều kiện chohoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

Trang 40

- Kinh nghiệm thành công trong kinh tế của một số nước cho thấy cùng với

hoạt đông XTĐT cần có chính sách huy động vốn trong nước để tiếp nhận và sửdụng có hiệu quả nguồn ODA cho các dự án, mở đường cho hoạt động xuất nhậpkhẩu và thu hút FDI sau này, trong đó vấn đề mang tính quyết định là tính chủ độngcủa nước tiếp nhận vốn vay Việc sử dụng vốn ODA không đúng dễ dẫn đến phụthuộc vào nước cho vay không chỉ về kinh tế mà có khi cả về chính trị Điều đó đòihỏi phải tìm kiếm thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác ngoài ODA, và FDI đã

là một trong những nguồn được ưu tiên lựa chọn

- Chính sách quản lý FDI có hiệu quả trong khuôn khổ chính sách phát triển

kinh tế của đất nước đó là vấn đề cấp bách Việc mở rộng tự do thương mại thì chưa

đủ vì sự không đồng đều của thị trường Cho nên nước chủ nhà phải tạo điều kiệnbình đẳng trong kinh doanh và thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế đất nước, vấn

đề ở đây là phải đảm bảo lợi ích từ việc thu hút FDI, đồng thời tạo điều kiện pháttriển công nghiệp

- Để công tác XTĐT đạt hiệu quả và có thể thu hút được các nhà đầu tư lớn

tiềm năng vào địa phương, cần tiếp tục nâng cao kết cấu hạ tầng, kỹ thuật và nângcao trình độ của nguồn nhân lực để tham gia có hiệu quả trong dự án đầu tư củanước ngoài Cải cánh các thể lực đầu tư theo lượng gọn nhẹ,thuận lợi Môi trườngtốt của FDI là tạo điều kiện bình đẳng đối với nhà đầu tư, đồng thời điều kiện vàmôi trường sản xuất kinh doanh có sự cạnh tranh lành mạnh trong nước

Ngày đăng: 08/07/2015, 15:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban quản lý đầu tư nước ngoài (2012), Luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào Khác
2. Báo cáo Hội thảo Đại học Quốc gia Lào (20/06/2010), Triển vọng phát triển kinh tế của nước CHDCND Lào Khác
3. Bộ kế hoạch và Đầu tư Lào (2012), Báo cáo tổng kết về đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào Khác
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2012, Viêng Chăn Khác
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2012), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 – 2013, Viêng Chăn Khác
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2013), Luật về khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước CHDCND Lào, Thủ đô Viêng Chăn Khác
7. Quốc hội nước CHDCND Lào (2004), Luật thuế bộ Tài chính Khác
8. Quốc hội nước CHDCND Lào (2009), Luật Đầu tư nước ngoài Lào Khác
9. Sinh Khăm Bun Xay (2010), Kinh tế chính trị, NXB Đại học Quốc gia Lào, Viêng Chăn Khác
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2008), Báo cáo Thủ đô Viêng Chăn và cơ hội Khác
11. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2008), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế đầu tư năm 2008 và định hướng tới năm 2020 của Thủ đô Viêng Chăn Khác
12. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2008), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - đầu tư năm 2006 và định hướng tới năm 2007 của Thủ đô Viêng Chăn Khác
14. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2008), Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 - 2013 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2020 của Thủ đô Viêng Chăn Khác
15. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) của Thủ đô Viêng Chăn Khác
16. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, Số liệu về vốn đầu tư FDI giai đoạn 2008-2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w