1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

103 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế thế giới và khu vực, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là “cú huých” đối với những nền kinh tế các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm giúp các nước này thoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn” về kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã coi việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một chủ trương quan trọng góp phần khai thác ngoại lực nhằm thúc đẩy nội lực để phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhiệm vụ có tính lâu dài, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng Châu Thổ Sông Hồng, cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hưng Yên có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của phía Bắc. Hưng Yên có tiềm năng kinh tế và văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Với những vị thế trên Hưng Yên là một trong những tỉnh dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hưng Yên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời thành công trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khẳng định uy tín, vị thế ngày càng cao và đưa Hưng Yên trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như hiện nay không ngừng thúc đẩy các địa phương tìm kiếm những giải pháp mới để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một trong những giải pháp quan trọng thu hút nhà đầu tư nước ngoài tìm đến địa phương là hoạt động xúc tiến đầu tư. Trong những năm qua hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hưng Yên đã đạt được nhiều thành công đưa Hưng Yên trở thành miền đất ngọt ngào thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hưng Yên còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú… Hơn nữa, trong tương lai trước xu thế hội nhập diễn ra ngày càng quyết liệt, trước sự phát triển mạnh mẽ của các tỉnh lân cận như Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam…thì vấn đề đặt ra là phải làm sao tạo hình ảnh Hưng Yên có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, để không ngoài mục đích củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên ngày một nhiều hơn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên quyết định chọn đề tài: “ Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” nhằm đi sâu nghiên cứu, đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đó trong thời gian tới.

Trang 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1.1 Khái niệm và vai trò của xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư 4

1.1.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư trong thu hút FDI 5

1.1.3 Các yêu cầu đối với hoạt động xúc tiến đầu tư 6

1.1.4 Chủ thể tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư 7

1.2 Nội dung xúc tiến đầu tư 8

1.2.1 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 8

1.2.2 Xây dựng hình ảnh 13

1.2.3 Xây dựng các mối quan hệ đối tác 16

1.2.4 Lựa chọn mục tiêu và tạo ra cơ hội đầu tư 17

1.2.5 Hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép 17

1.3 Các công cụ xúc tiến đầu tư 19

1.3.1 Xây dựng các công cụ thông tin 19

1.3.2 Xây dựng quan hệ công chúng 20

1.3.3 Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các phương tiện truyền thông thuộc ngành, lĩnh vực cụ thể 21

1.3.4 Tham gia triển lãm đầu tư 22

1.3.5 Tiến hành các chuyến công tác giới thiệu tiềm năng đầu tư 22

1.3.6 Tổ chức các cuộc hội thảo về cơ hội đầu tư 23

1.4 Hoạt động xúc tiến đầu tư FDI tại Việt Nam Kinh nghiệm xúc tiến đầu tư FDI của một số tỉnh rút ra cho tỉnh Hưng Yên 23

1.4.1 Hoạt động xúc tiến đầu tư FDI tại Việt Nam 23

1.4.2 Hoạt động xúc tiến đầu tư FDI tại một số tỉnh của Việt Nam 28

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hưng Yên 31

Trang 2

tiến đầu tư FDI của tỉnh Hưng Yên 32

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 32

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên 35

2.1.3 Những lợi thế so sánh của tỉnh Hưng Yên đối với việc thu hút FDI 40

2.2 Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2010 42

2.2.1 Chủ thể tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư và trình tự đầu tư 42

2.2.2 Nội dung xúc tiến đầu tư FDI tại Tỉnh Hưng Yên 46

2.2.3 Các công cụ xúc tiến đầu tư đã sử dụng tại tỉnh Hưng Yên 49

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư FDI tại tỉnh Hưng Yên 54

2.3.1 Những kết quả đạt được 54

2.3.2 Những khó khăn, hạn chế 60

2.3.3 Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trên 61

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN THỜI KỲ 2011-2015 3.1 Định hướng thu hút FDI và xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên 64

3.1.1 Định hướng thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên 64

3.1.2 Định hướng xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên 65

3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2011-2015 66

3.2.1 Xây dựng hình ảnh Hưng Yên là điểm đến của các nhà đầu tư 66

3.2.2 Hoàn thiện chiến lược xúc tiến đầu tư 68

3.2.3 Xây dựng mối quan hệ đối tác hiệu quả 70

3.2.4 Sử dụng có hiệu quả các công cụ xúc tiến đầu tư 74

3.2.5 Tăng cường đầu tư các nguồn lực về tài chính và con người cho hoạt động xúc tiến đầu tư 78

3.2.6 Nâng cấp dịch vụ và hỗ trợ nhà đầu tư có hiệu quả 80

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

Bảng1.1: Vốn FDI đăng ký và thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009 26

Bảng 1.2: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2010 theo địa phương 28

Bảng 2.1: Tổng quan về nguồn nhân lực của tỉnh Hưng Yên 34

Bảng 2.2: Tốc độ tăng GDP hàng năm 35

Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2010 36

Bảng 2.4: Tình hình thu chi ngân sách tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2010 37

Bảng 2.5: Danh mục các KCN tỉnh Hưng Yên 39

Bảng 2.6: Một số hoạt động tiêu biểu trong việc xây dựng quan hệ đối tác tại tỉnh Hưng Yên 48

Bảng 2.7: Một số cuộc vận động xúc tiến đầu tư vào Hưng Yên 52

Bảng 2.8: Một số thông tin tiêu biểu trên báo chí 53

Bảng 2.9: Tình hình thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2010 56

Bảng 2.10: Tình hình thu hút FDI theo ngành 56

Bảng 2.11: Tình hình thu hút FDI theo hình thức đầu tư 57

Bảng 2.12: Tình hình thu hút FDI theo đối tác đầu tư 58

Bảng 3.1: Các mối quan hệ đối tác cần được thiết lập cho việc phát triển địa phương 71

Bảng 3.2: Quan hệ đối tác cho hoạt động marketing 72

Bảng 3.3: Các quan hệ đối tác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khách hàng 73

Trang 4

Biểu đồ 1.1: Vốn đăng ký và thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009 27

Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Hưng Yên 33

Sơ đồ 2.1: Mô hình SWOT thu hút vốn FDI tại tỉnh Hưng Yên 41

Hình 2.2: Trình tự đầu tư 45

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 6

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực, việc thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài được coi là “cú huých” đối với những nền kinh tế các nước đangphát triển nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm giúp các nước này thoát khỏi “ cáivòng luẩn quẩn” về kinh tế Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút vốnđầu tư nước ngoài là nhiệm vụ có tính lâu dài tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụcho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Một trong những giải phápquan trọng thu hút nhà đầu tư nước ngoài tìm đến địa phương là hoạt động xúc tiếnđầu tư Trong những năm qua hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài củatỉnh Hưng Yên đã đạt được nhiều thành công tuy nhiên còn nhiều hạn chế, bất cập,thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả…Trước tình hình cạnh tranh ngàycàng gay gắt giữa các địa phương như hiện nay thì vấn đề đặt ra là làm sao tạo dựngđược hình ảnh Hưng Yên có sức hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài Xuất phát

từ những thực tiễn trên, đề tài: “ Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trênđịa bàn tỉnh Hưng Yên” nhằm đi sâu nghiên cứu, đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua và đề xuất các giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đó trong thời gian tới

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) là hình thức đầu

tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ

sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý

cơ sở sản xuất kinh doanh này FDI có vai trò rất quan trọng đối với sư phát triểnkinh tế xã hội của địa phương, để thu hút mạnh mẽ FDI cần có hoạt động xúc tiếnđầu tư Đó là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội đầu tư

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương như hiện nay thì nguồnvốn FDI không phải tự nhiên tìm đến các địa phương được mà cần phải có sự hỗ trợđắc lực của các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút FDI

Trên phương diện marketing, xúc tiến đầu tư là hoạt động marketing trong lĩnhvực đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư Sản phẩm tiếp thị ở đây là tất cả những gìthỏa mãn được các nhà đầu tư

Trang 7

Trên phạm vi hẹp hơn, hoạt động xúc tiến đầu tư FDI là tồng hợp các hoạt độngmarketing trong lĩnh vực đầu tư nhằm mục đích thu hút khách hàng là các nhà đầu

tư nước ngoài

Hoạt động xúc tiến đầu tư có vai trò rất quan trọng trong thu hút FDI: Hoạtđộng xúc tiến đầu tư giúp cho chủ đầu tư có những thông tin liên quan đến ý địnhđầu tư của họ, giúp họ có được một tầm nhìn bao quát để cân nhắc, lựa chọn; xúctiến đầu tư là nhân tố kết nối giữa nhà đầu tư với địa điểm đầu tư; hoạt động xúctiến đầu tư là một trong những nhân tố duy trì và mở rộng quy mô vốn FDI tạiđịa phương; xúc tiến đầu tư là nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phươngtrong thu hút FDI

Hoạt động xúc tiến đầu tư là hoạt động marketing trong lĩnh vực thu hút FDI,bởi vậy nó cần đáp ứng được một số yêu cầu sau: Xúc tiến đầu tư thu hút FDI cầnđảm bảo tính linh hoạt do các yếu tố của môi trường bên trong là bên ngoài luônluôn thay đổi trong từng giai đoạn và đối với từng loại nhà đầu tư khác nhau; hoạtđộng xúc tiến đầu tư thu hút FDI cần mang tính chủ động; xúc tiến đầu tư cần đảmbảo tính liên tục

Xúc tiến đầu tư bao gồm các nội dung chính: Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu

tư, xây dựng hình ảnh, xây dựng các mối quan hệ đối tác, lựa chọn mục tiêu và tạo

ra cơ hội đầu tư, hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép

Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư cần tiến hành các bước: Đánh giá nhu cầu

và tiềm năng đầu tư, hướng tới các ngành và khu vực có nguồn đầu tư, xây dựngchiến lược xúc tiến đầu tư

Xây dựng hình ảnh: Để xây dựng hình ảnh cho có hiệu quả thì cần phải tiếnhành các bước: Xác định nhận thức của nhà đầu tư và mục tiêu của việc xây dựnghình ảnh, xây dựng các chủ đề marketing, lựa chọn và xây dựng công cụ xúc tiến vàtham gia vào chương trình phối hợp marketing

Xây dựng các mối quan hệ đối tác: Quan hệ đối tác mang lại lợi ích to lớn và hiệu quả để giúp cho hoạt động xúc tiến đầu tư có thể thực hiện thành công Có một

số loại quan hệ đối tác phù hợp với 3 chức năng chính của IPA đó là: Quan hệ đối

Trang 8

tác phát triển sản phẩm, quan hệ đối tác phục vụ cho hoạt động marketing và quan

hệ đối tác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khách hàng

Lựa chọn mục tiêu và tạo ra cơ hội đầu tư bao gồm những mục tiêu chính sau:Củng cố mối quan tâm của nhà đầu tư có được trong giai đoạn xây dựng hình ảnh,phát hiện nhu cầu của các nhà đầu tư đồng thời cũng chứng minh được rằng các yêucầu này được thỏa mãn tại địa phương thông qua việc cung cấp các thông tin chínhxác, có chất lượng và dịch vụ chuyên nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực tới quyếtđịnh đầu tư của nhà đầu tư, liên tục vận động các nhà đầu tư mới để luôn luôn cóđược nguồn đầu tư tiềm năng Tính hiêu quả của các sáng kiến vận động đầu tư củacác cơ quan xúc tiến đầu tư được quyết định chủ yếu bởi sự phù hợp của môi trườngđầu tư, chất lượng của cơ sở dữ liệu cho quảng bá vận động, tính chuyên nghiệp củaviệc tiếp cận với các đối tác

Hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép bao gồm hỗ trợ nhà đầu tưtrong cả chu trình dự án từ giai đoạn lập kế hoạch ban đầu và khảo sát, giai đoạnthành lập các dự án cho đến giai đoạn phát triển dự án và sau khi cấp giấy phép đầu

tư cũng là một trong những nội dung rất quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư

Có rất nhiều các công cụ xúc tiến đầu tư được các cơ quan xúc tiến đầu tưlựa chọn để thực hiện tốt hoạt động xúc tiến đầu tư Tùy thuộc vào đối tượng đầu tưmục tiêu hướng tới và ngân sách cho hoạt động này mà lựa chọn công cụ xúc tiếnđầu tư cho phù hợp nhất

Các công cụ xúc tiến đầu tư đó là: Xây dựng các công cụ thông tin, xây dựngquan hệ công chúng, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên cácphương tiện truyền thông thuộc ngành, lĩnh vực cụ thể, tham gia triển lãm đầu tư,tiến hành các chuyến công tác giới thiệu tiềm năng đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo

về cơ hội đầu tư…

Tại Việt Nam, Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan cấp cao nhất quản lý hoạt độngxúc tiến đầu tư trong đó cục đầu tư nước ngoài là đơn vị triển khai trực tiếp hoạtđộng xúc tiến đầu tư với bat rung tâm: Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Bắc, trung

Trang 9

tâm xúc tiến đầu tư Miền Nam và trung tâm xúc tiến đầu tư miền Nam Tại sở kếhoạch và đầu tư tỉnh có trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Ở các địa phương, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh là đơn vị quản lý hoạt động xúctiến đầu tư tại tỉnh Hoạt động của trung tâm xúc tiến đầu tư có thể trực thuộc sởhoặc trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh độc lập

Trước khi có phân cấp quản lý FDI công tác xúc tiến đầu tư do Ủy ban NhàNước và Hợp tác đầu tư hiện nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhiệm Công tácxúc tiến đầu tư trong thời kỳ này tập trung vào một số nội dung và sử dụng kết hợpcác công cụ sau: Tổ chức các diễn đàn hội thảo về đầu tư, sử dụng các công cụthông tin, tổ chức các đoàn vận động đầu tư, đón tiếp các đoàn đến tìm hiểu cơ hộiđầu tư, thiết lập các mối quan hệ đối tác, xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tưquốc gia

Thấy được tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút FDI tại cácquốc gia trên thế giới Việt Nam đã xác định được vai trò này cùng với sự nỗ lựccủa chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương thì hoạt động xúc tiến đầu tưngày càng được chú trọng hơn nữa và đã đạt được những kết quả khả quan Hìnhảnh của Việt Nam đã đạt được trên bản đồ đầu tư thế giới như một nền kinh tế mớinổi với môi trường đầu tư đang ngày được cải thiện rõ rệt Các nhà đầu tư thấy đượclợi ích to lớn khi đầu tư vào Việt Nam Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn và trở ngạitrong việc hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án hiệu quả Điển hình là

8 “nút thắt” đối với tăng trưởng FDI tại Việt Nam trong đó hoạt động xúc tiến đầu

tư là một trong những nút thắt cần được tháo gỡ Công tác xúc tiến đầu tư trong thờigian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nộidung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồnlực Nguyên nhân chính là do ta chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư,làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, trình độ cán bộ làmcông tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động;công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong

Trang 10

công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định

rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này

Các tỉnh thành công như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh đã có những kinhnghiệm quý báu rút ra cho tỉnh Hưng Yên cần học hỏi trong nội dung và lựa chọncác công cụ xúc tiến đầu tư như sau: Cần xây dựng được hình ảnh Hưng Yên làđiểm đến lý tưởng hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; phát huy được hiệuquả của hệ thống thông tin thông qua website, quan hệ công chúng, qua truyền hình,đài, báo…; xây dựng các mối quan hệ đối tác hiệu quả; tích cực tham gia các hộichợ triển lãm trong nước và quốc tế, gặp gỡ, giao thương, nghiên cứu, khảo sát thịtrường trong và ngoài nước; tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp trong nước

và nước ngoài, các nhà đầu tư tiềm năng để từ đó nâng cao được chất lượng dịch vụđầu tư, kịp thời hỗ trợ cho các nhà đầu tư trước, trong và sau quá trình đầu tư; cầntích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hànhchính, triển khai thực hiện nhiều cơ chế, biện pháp khuyến khích các doanh nghiệpđầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ…

Mô hình phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

sẽ cho thấy Hưng Yên nên đẩy mạnh thu hút vốn FDI theo hướng nào, ngành nghề,lĩnh vực đầu tư nào để đạt được hiệu quả cao nhất

Tỉnh Hưng Yên được tái lập vào năm 1997 sau 28 năm hợp nhất với tỉnh HảiDương thành tỉnh Hải Hưng, giai đoạn 1997-2005 hoạt động xúc tiến đầu tư hầunhư không có gì, chưa được chú trọng Bắt đầu từ năm 2006, nhận thức được vai tròrất quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư, tỉnh Hưng Yên bắt đầu tiến hành một

số hoạt động xúc tiến đầu tư Hoạt động này được tiến hành qua nhiều kênh khácnhau từ chính quyền địa phương tới các doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ với các hoạtđộng xúc tiến thương mại, du lịch và đã thực hiện qua các hoạt động xúc tiến đầu tưsau: Xây dựng lĩnh vực khuyến khích đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư, xây dựng

hệ thống các chính sách về đầu tư và ưu đãi đầu tư, xây dựng các mối quan hệ đốitác, hỗ trợ các dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép

Trang 11

Các công cụ xúc tiến đầu tư đã sử dụng tại tỉnh Hưng Yên: Tổ chức các hộinghị xúc tiến đầu tư, xây dựng các công cụ thông tin, tham gia các cuộc hội thảo,hội chợ triển lãm đầu tư ở trong và ngoài nước, tổ chức đoàn vận động xúc tiến đầu

tư, xây dựng quan hệ công chúng

Kể từ khi tái lập tỉnh ngày 1/1/1997 đến năm 2000 tỉnh mới bắt đầu có dự

án FDI và tính đến hết năm 2010 tỉnh Hưng Yên đã thu hút được 184 dự án nướcngoài ( trong đó 68 dự án trong các khu công nghiệp, 116 dự án ngoài khu côngnghiệp) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 1.300 triệu USD Riêng năm 2009,

2010 đã thu hút được số dự án và số vốn FDI lớn hơn rất nhiều so với cả giai đoạn

từ 1997-2007 Điều đó cho thấy các hoạt động của các nhân tố thúc đẩy thu hút FDItại Hưng Yên đã có hiệu quả và được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây.Các nhân tố đó bao gồm: các chính sách, môi trường đầu tư, lao động, cơ sở hạ tầng

kỹ thuật…Đặc biệt hoạt động đưa các hình ảnh của tỉnh đến với các nhà đầu tưthông qua hoạt động xúc tiến đầu tư Bắt đầu từ năm 2006, Hưng Yên đã bắt đầuchú trọng tới các hoạt động xúc tiến đầu tư như đã phân tích ở phần trước cũngphần nào phát huy được tác dụng Tác động tổng thể đó được đánh giá trên cácphương diện:

Thông qua các hoạt động đó hình ảnh của tỉnh đã được nhiều nhà đầu tư biếtđến, được quảng bá ngày một rộng rãi hơn Một trong những thước đo trong việccải thiện môi trường đầu tư là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do phòngthương mại và công nghiệp Việt Nam tiến hành hàng năm, điều tra môi trường kinhdoanh cấp địa phương Đây là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh đượcchất lượng điều hành kinh tế các tỉnh, thành phố nhằm thu hút đầu tư Sự khác biệt

về điều hành kinh tế của các địa phương phần nào có thể lý giải được thông quaviệc thu hút đầu tư ở các địa phương Đã có một số tỉnh thực hiện tốt các chínhsách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn cho hoạt động của các doanh nghiệptạo điều kiện cho thúc đẩy, hấp dẫn thu hút đầu tư mặc dù điều kiện tự nhiên và kếtcấu hạ tầng là tương tự nhau

Trang 12

Tình hình thu hút FDI của tỉnh Hưng Yên tập trung chủ yếu vào ngành côngnghiệp Nông nghiệp và dịch vụ số dự án còn ít và vốn đầu tư chưa cao Đây cũng

là tình hình chung của cả nước và là xu thế của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay

Nhìn vào danh mục các dự án đầu tư vào tỉnh Hưng Yên từ năm 2006 đếnnay thì số dự án thu hút FDI theo quốc gia của tỉnh Hưng Yên cho thấy Hàn Quốc làđối tác có số dự án nhiều nhất cũng như tổng số vốn đầu tư lớn nhất với 52 dự án,vốn đầu tư đăng ký đạt 350.020 ngàn USD Tiếp đó là Trung Quốc, Nhật Bản…Điều này cho thấy tỉnh đã có những nỗ lực trong việc xúc tiến đầu tư tại thị trườngHàn Quốc và Nhật Bản đã thu được một số kết quả khả quan bước đầu Đây cũng làđiểm quan trọng mở ra xu hướng mới về những nhà đầu tư tiềm năng và những tậpđoàn lớn ở những quốc gia này

Trong tình hình lượng vốn đầu tư của cả nước và các tỉnh thành đang đàphát triển mạnh mẽ như hiện nay thì Hưng Yên càng cần nỗ lực phấn đấu khôngngừng để theo kịp sự phát triển của cả nước

Thời kỳ đầu, Hưng Yên cũng như các tỉnh khác khá dè dặt trong việc xácđịnh các chủ trương, chính sách cho các nhà đầu tư nước ngoài Thời gian này tỉnhchủ yếu thực hiện theo quy định của nhà nước trong luật đầu tư nước ngoài mà chưachủ động ban hành những chính sách ưu đãi để tạo thuận lợi cho thu hút FDI Thực

tế đã cho thấy luật đầu tư nước ngoài chỉ là khung pháp lý cơ bản cho hoạt động thuhút FDI mà cần phải dựa vào đó các tỉnh cụ thể hóa thành chính sách và cơ chếquản lý riêng cho phù hợp với tỉnh mình Vì lý do này mà tốc độ tăng trưởng trongthu hút FDI của tỉnh trong thời kỳ đầu bị hạn chế

Nhận thấy tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương trong việc thuhút FDI, tỉnh Hưng Yên đã có những chuyển biến tích cực trong ban hành chínhsách linh hoạt, uyển chuyển hơn nhằm thu hút FDI UBND tỉnh Hưng Yên đã banhành ra các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc cấp giấy phép đầu tư đối với các dự ánđầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quyết định số 1089/1999/QĐ-UB về việc banhành quy định về quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh

Trang 13

Để khuyến khích đầu tư hơn nữa, tỉnh đã cho phép các dự án đầu tư nước ngoàiđược hưởng các chính sách ưu đãi tối đa theo quy định của chính phủ.

Tỉnh đã cho miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vậnchuyển, vật tư tạo tài sản cố định, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và được hưởng

ưu đãi về thuê đất…đã tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút FDIvào tỉnh

Tỉnh Hưng Yên đã gặp những rất nhiều khó khăn và hạn chế trong công tácxúc tiến đầu tư thu hút FDI của tỉnh Những khó khăn đó là: Các sự kiện xúc tiếnđầu tư chưa thực sự phát huy được tác dụng lớn, các công cụ thông tin chưa đa dạngdẫn đến việc tiếp cận thông tin khó khăn, hoạt động xúc tiến đầu tư thiếu chiến lượchiệu quả trong việc xác định đối tác và thị trường quan trọng, phương pháp tiếp cậnnhà đầu tư nước ngoài chưa cụ thể, quan hệ công chúng chưa thực sự hiệu quả

Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trên:

Thứ nhất, tỉnh Hưng Yên chưa làm tốt công tác quảng bá cho tỉnh nhằm thuhút, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Chưa tạo cho tỉnh trở thành miền đất ngọtngào, là điểm đến của các nhà đầu tư

Thứ hai, tỉnh chưa thực sự xây dựng được một chiến lược xúc tiến đầu tưhiệu quả Các nội dung và công cụ xúc tiến đầu tư chưa được gắn kết chặt chẽ vớinhau nên chưa mang tính chuyên nghiệp

Thứ ba, đầu tư cho nguồn lực tài chính và nguồn lực con người cho hoạtđộng xúc tiến đầu tư còn hạn chế

Thứ tư, công tác giám sát và đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tư chưa đượcchú trọng nhiều

Thứ năm, việc nâng cấp dịch vụ và hỗ trợ các nhà đầu tư sau giấy phép chưađược lãnh đạo tỉnh chú trọng

Thứ sáu, các công cụ thông tin trong xúc tiến đầu tư chưa hoàn thiện và chưađược sử dụng một cách có hiệu quả dẫn đến việc tiếp cận nguồn thông tin của cácnhà đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn

Trang 14

Để khắc phục những hạn chế đó nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư

trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thì tỉnh cần tiến hành đồng bộ cácgiải pháp bắt đầu từ việc xây dựng hình ảnh Hưng Yên là điểm đến của các nhà đầu

tư, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư trong dài hạn và kế hoạch hành động trongngắn hạn, xây dựng mối quan hệ đối tác hiệu quả, sử dụng có hiệu quả các công cụxúc tiến đầu tư, tăng cường đầu tư các nguồn lực tài chính và con người cho hoạtđộng xúc tiến đầu tư, nâng cấp dịch vụ và hỗ trợ nhà đầu tư có hiệu quả

Với những thế mạnh sẵn có và thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiếnđầu tư thu hút FDI trong tương lai FDI của tỉnh Hưng Yên sẽ tăng mạnh mẽ gópphần tạo việc làm , nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp vào ngân sáchđịa phương, phát triển nền kinh tế Hưng Yên theo kịp đà phát triển của các tỉnh,thành phố trong cả nước

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế thế giới và khu vực, việc thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là “cú huých” đối với những nền kinh tế cácnước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm giúp các nước nàythoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn” về kinh tế Đảng và Nhà nước ta đã coi việc thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài là một chủ trương quan trọng góp phần khai thác ngoạilực nhằm thúc đẩy nội lực để phát triển kinh tế - xã hội Mở rộng và nâng cao hiệuquả hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhiệm vụ có tính lâu dài, tạo nênsức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng Châu Thổ Sông Hồng, cửa ngõphía Đông của thủ đô Hà Nội, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ Hưng Yên có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền vớicác trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của phía Bắc Hưng Yên có tiềm năngkinh tế và văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Với những vị thế trên HưngYên là một trong những tỉnh dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hưng Yên đã đạt được nhiều kếtquả quan trọng, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh

tế bền vững Đồng thời thành công trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài đã khẳng định uy tín, vị thế ngày càng cao và đưa Hưng Yên trở thành điểmđến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Sự cạnh tranh gay gắt giữa các tỉnh nhằmthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như hiện nay không ngừng thúc đẩy các địaphương tìm kiếm những giải pháp mới để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài Một trong những giải pháp quan trọng thu hút nhà đầu tư nước ngoàitìm đến địa phương là hoạt động xúc tiến đầu tư Trong những năm qua hoạt độngxúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hưng Yên đã đạt được nhiều thành côngđưa Hưng Yên trở thành miền đất ngọt ngào thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Tuynhiên, bên cạnh những mặt tích cực hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 16

của tỉnh Hưng Yên còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệuquả, nội dung và hình thức chưa phong phú… Hơn nữa, trong tương lai trước xu thếhội nhập diễn ra ngày càng quyết liệt, trước sự phát triển mạnh mẽ của các tỉnh lâncận như Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam…thì vấn đề đặt ra làphải làm sao tạo hình ảnh Hưng Yên có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tưnước ngoài, để không ngoài mục đích củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nướcngoài, thúc đẩy gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên ngày mộtnhiều hơn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Xuất phát từ

thực tiễn trên, học viên quyết định chọn đề tài: “ Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” nhằm đi sâu nghiên cứu, đánh giá

hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hưng Yên trong thời gianqua và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đó trong thờigian tới

2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư đối với việc thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài, nội dung và các công cụ xúc tiến đầu tư, phân tíchnhững kết quả đạt được, những khó khăn hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằmđẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chủ thể tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài được nghiêncứu ở đây là các cơ quan trực thuộc địa phương

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nướcngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích định lượng, địnhtính, phân tích hệ thống, phương pháp so sánh, thống kê, suy luận logic,…để làm rõhơn vấn đề nghiên cứu Đồng thời, hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài cóliên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và đã đạt được nhiều nhà nghiên cứu quan tâmtìm hiểu, nghiên cứu Do đó, ngoài các phương pháp cơ bản nói trên thì luận văn còn

sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây

Trang 17

4 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh

Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2011-2115

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1 1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) là hình thứcđầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập

cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản

lý cơ sở sản xuất kinh doanh này

Tổ chức thương mại thế giới đưa ra định nghĩa về FDI như sau:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùngvới quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với cáccông cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản màngười đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp

đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là

“công ty con” hay “chi nhánh công ty”

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương như hiện nay thìnguồn vốn FDI không phải tự nhiên tìm đến các địa phương được mà cần phải có

sự hỗ trợ đắc lực của các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút FDI Trọng tâm củagiải pháp này là khái niệm xúc tiến đầu tư và các kĩ thuật xúc tiến đầu tư cũng nhưviệc đưa ra các chiến lược phù hợp với các yêu cầu và điều kiện đầu tư Vai tròngày càng quan trọng của vốn FDI đã khiến hoạt động xúc tiến đầu tư trở nên sôinổi hơn bao giờ hết, không chỉ đối với các nước phát triển mà đối với cả các nướcđang phát triển

Trang 19

Trên phương diện marketing, xúc tiến đầu tư là hoạt động marketing tronglĩnh vực đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư Sản phẩm tiếp thị ở đây là tất cả những

gì thỏa mãn được các nhà đầu tư

Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, nó không chỉ đơn thuần

là mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư và hình thứcvận động đầu tư chung chung Trên phạm vi hẹp hơn, hoạt động xúc tiến đầu tư FDI

là tổng hợp các hoạt động marketing trong lĩnh vực đầu tư nhằm mục đích thu hútkhách hàng là các nhà đầu tư nước ngoài Xúc tiến đầu tư được coi là một loạt cácbiện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một chiến lượcmarketing tổng hợp bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả và chiến lượcxúc tiến Hay nói một cách cụ thể hơn xúc tiến đầu tư là các biện pháp để giới thiệu,quảng cáo cơ hội đầu tư với bên ngoài Ở đây có sự khác nhau về khách hàng mụctiêu của hoạt động xúc tiến đầu tư FDI với các hoạt động xúc tiến đầu tư khác Xúctiến đầu tư FDI thì khách hàng mục tiêu là các nhà đầu tư nước ngoài trong khi đóxúc tiến đầu tư nói chung thì khách hàng mục tiêu là tất cả các nhà đầu tư trong vàngoài nước

Các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương thường tổ chức các đoàn tham quan,khảo sát ở các địa phương khác và nước ngoài; tham gia, tổ chức các hội thảo khoahọc, diễn đàn đầu tư, kinh tế ở khu vực và quốc tế Đồng thời, họ tích cực sử dụngcác phương tiện truyền thông, xây dựng mạng lưới các văn phòng đại diện ở các địaphương khác và nước ngoài để cung cấp các thông tin nhanh chóng và giúp đỡ kịpthời các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư ở địa phương mình

1.1.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư trong thu hút FDI

Để thu hút được FDI thì cần có sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong

đó hoạt động xúc tiến đầu tư là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọngnhất là khi các chủ đầu tư còn đang trong giai đoạn tìm hiểu, thăm dò, lựa chọn địađiểm đầu tư

Thứ nhất, hoạt động xúc tiến đầu tư giúp cho chủ đầu tư có những thông tinliên quan đến ý định đầu tư của họ, giúp họ có được một tầm nhìn bao quát để cân

Trang 20

nhắc, lựa chọn Như vậy hoạt động xúc tiến đầu tư giúp các chủ đầu tư rút ngắn thờigian tìm hiểu, tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến quyết định đầu tư.

Thứ hai, xúc tiến đầu tư là nhân tố kết nối giữa nhà đầu tư với địa điểm đầu

tư Việc tìm kiếm địa bàn và cơ hội đầu tư sẽ dễ dàng hơn khi nhà đầu tư có đượcđầy đủ thông tin cần thiết trước khi có quyết định cụ thể

Thứ ba, hoạt động xúc tiến đầu tư là một trong những nhân tố duy trì và

mở rộng quy mô vốn FDI tại địa phương Nếu công tác xúc tiến đầu tư được tiếnhành liên tục song song với chu trình dự án của nhà đầu tư, nhà đầu tư nếu được

hỗ trợ tốt sẽ là biện pháp hữu hiệu thu hút các nhà đầu tư mới và chính nhữngnhà đầu tư hiện có sẽ mở rộng đầu tư nếu họ nhận thấy những điều kiện tốt và cólợi ích ở địa phương

Thứ tư, xúc tiến đầu tư là nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh của địaphương trong thu hút FDI Cạnh tranh trên thị trường thu hút FDI không chỉ ngàycàng chuyên sâu mà còn chuyển biến với các yếu tố theo phương hướng cạnh tranh

ở tầm vi mô Điều này đòi hỏi các địa phương phải tập trung chiến lược cho hoạtđộng xúc tiến đầu tư Các địa phương cần năng động hơn nữa trong vấn đề này đểkhẳng định vị trí và năng lực của mình trong việc thu hút FDI đặc biệt trước tìnhhình cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương như hiện nay

1.1.3 Các yêu cầu đối với hoạt động xúc tiến đầu tư

Hoạt động xúc tiến đầu tư là hoạt động marketing trong lĩnh vực thu hút FDI,bởi vậy nó cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:

Trước hết, xúc tiến đầu tư thu hút FDI cần đảm bảo tính linh hoạt do các yếu

tố của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài luôn luôn thay đổi trong từnggiai đoạn và đối với từng loại nhà đầu tư khác nhau Vì vậy, cần lựa chọn cácphương pháp tiếp cận khác nhau Bên cạnh đó, nhà xúc tiến đầu tư cần có khả năngphân biệt các dạng và loại nhà đầu tư FDI khác nhau và mối quan tâm của họ càngnhiều càng tốt để có thể tối đa hóa mức độ thành công của đầu tư

Thứ hai, hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút FDI cần mang tính chủ động.Công tác xúc tiến đầu tư luôn luôn phải lựa chọn ngành chiến lược, nhà đầu tư mục

Trang 21

tiêu, lựa chọn công cụ xúc tiến đầu tư nào? Tất cả các hoạt động đó đều do cơ quanxúc tiến đầu tư quyết định Những lựa chọn đó nếu đúng đắn sẽ góp phần tăngcường thu hút FDI

Thứ ba, xúc tiến đầu tư cần đảm bảo tính liên tục Xúc tiến đầu tư trải dàisong song với chu trình dự án của nhà đầu tư, từ giai đoạn lập kế hoạch ban đầu vàkhảo sát đến giai đoạn thành lập dự án, giai đoạn triển khai dự án và hỗ trợ sau giấyphép Mặt khác, để xây dựng hình ảnh địa phương đòi hỏi cần có thời gian rất dài,tình hình kinh tế xã hội tại địa phương luôn luôn thay đổi, thông tin cần cập nhậpthường xuyên nhất Do đó, hoạt động xúc tiến đầu tư cần được tiến hành một cáchliên tục

1.1.4 Chủ thể tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư

Để cho hoạt động xúc tiến đầu tư vận hành như một công cụ hiệu quả, pháttriển kinh tế đòi hỏi phải có một tổ chức gọi là cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA), là một

tổ chức chuyên nghiệp tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư

IPA cần có đội ngũ nhân sự có năng lực và ngân sách hoạt động IPA cóđược ở tổ chức phạm vi chính phủ, địa phương hoặc doanh nghiệp Ở địa phương,

có rất nhiều mô hình tổ chức IPA khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm kinh

tế - chính trị - xã hội của mỗi địa phương Tại địa phương, có 3 loại IPA:

 IPA là bộ phận không tách rời của Sở kế hoạch và đầu tư

 IPA là một bộ phận của văn phòng UBND tỉnh

 IPA là một cơ quan hoạt động độc lập dưới sự giám sát của UBND tỉnh

Mỗi hình thức tổ chức IPA nói trên có những lợi thế và bất lợi riêng Các địaphương lựa chọn phương án nào có thể vận hành tốt nhất trong môi trường chính trị

và thể chế của riêng mình Mô hình khá phổ biến mà các địa phương lựa chọn làthành lập cơ quan xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư Sự kết hợp này tiết kiệmđược nhiều chi phí so với việc vận hành hai cơ quan riêng biệt Tuy nhiên, việc kếthợp này có rất nhiều bất lợi: xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịchtiếp cận cùng một đối tác theo những cách khác nhau, các kỹ thuật khác nhau được

sử dụng nhằm vào các đơn vị và các cá nhân khác nhau Việc kết hợp những chức

Trang 22

năng này vào một cơ quan duy nhất có thể làm loãng sự tập trung của IPA vàothông điệp và thị trường xúc tiến Những nỗ lực kết hợp nhân sự làm về xúc tiếnđầu tư và xúc tiến thương mại trong cùng một tổ chức thường hướng vào cùng mộtthị trường, nhưng các kỹ thuật, các doanh nghiệp và cá nhân được nhằm vào nóichung là khác nhau

Để duy trì hoạt động thường xuyên của IPA và tiến hành các hoạt động xúctiến đầu tư thì IPA cần có ngân sách hoạt động IPA là cơ quan dẫn đầu trong việcgiảm bớt các rào cản đối với đầu tư, việc thu hút các khoản phí từ các nhà đầu tư sẽgiảm uy tín của IPA trong con mắt nhà đầu tư Vì vậy, ngân sách hoạt động của IPAnên được trợ giúp từ ngân sách nhà nước trong dài hạn và các khoản trợ giúp từ các

tổ chức trong ngắn hạn Chức năng cốt lõi của cơ quan xúc tiến đầu tư là tư vấn vềchính sách đầu tư hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn Rất nhiều cơ quan xúc tiến đầu tưcũng đảm nhiệm cả việc cấp giấy phép và hoạch định chính sách đầu tư

Tầm quan trọng của mỗi bộ phận trong chương trình xúc tiến đầu tư thay đổituỳ theo mỗi địa phương Đối với một số địa phương có một thị trường quy mô vànguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào thì vai trò của chính sách đầu tư được đặt lênhàng đầu Tuy nhiên, đối với các địa phương có thị trường nhỏ hơn và nguồn tàinguyên không mấy phong phú thì điều tối quan trọng là phải tập trung xây dựngmột chiến lược xúc tiến năng động cùng với một cơ quan hoạt động hiệu quả nhằmthực thi tốt chiến lược đó

1.2 Nội dung xúc tiến đầu tư

Nội dung chính của hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm: Xây dựng chiến lược,

xây dựng hình ảnh, xây dựng các mối quan hệ đối tác, lựa chọn mục tiêu và tạo ra

cơ hội đầu tư, hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép Các hoạt động nàycũng tương tự như các bước trong kinh doanh: marketing, bán hàng và dịch vụchăm sóc khách hàng Chu trình xúc tiến đầu tư trải dài từ giai đoạn thu hút nhà đầu

tư đến khi nhà đầu tư thực hiện dự án

1.2.1 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư

Một chiến lược xúc tiến đầu tư tốt sẽ là một bản đồ chỉ dẫn cho tỉnh đạt được

Trang 23

các mục tiêu đã được đề ra Chiến lược xúc tiến đầu tư này cần trả lời được nhữngcâu hỏi sau: lĩnh vực, ngành nghề nào địa phương cần phải hướng tới và ưu tiêntrong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn? Đâu là lĩnh vực chủ đạo? Đâu là các khu vựcđịa lý quan trọng cần tập trung? Công cụ xúc tiến đầu tư nào sẽ được sử dụng đểtiếp cận nhà đầu tư hiệu quả nhất? Tại sao các công cụ đó được lựa chọn? Chi phícho hoạt động xúc tiến đầu tư này là bao nhiêu và cần những nguồn tài trợ bổ sungnào? Có thể cụ thể hóa bằng danh mục các dự án cần thu hút đầu tư IPA phải dựđoán được tiềm năng thu hút đầu tư của địa phương trong tương lai Xúc tiến đầu tư

là một quá trình năng động do các yếu tố môi trường bên trong là môi trường bênngoài luôn luôn thay đổi Vì vậy, chiến lược xúc tiến đầu tư không thể tập trung vàocác lĩnh vực, ngành nghề cần hướng tới trong tương lai gần, trước mắt mà còn phảithể hiện được những lĩnh vực, ngành nghề hướng tới trong trung hạn và dài hạn Cần tiến hành các bước sau đây trong chiến lược xúc tiến đầu tư:

Bước 1: Đánh giá nhu cầu và tiềm năng đầu tư

Chiến lược marketing được sử dụng để xác định nhóm nhà đầu tư nào sẽ làtrọng tâm của những nỗ lực xúc tiến đầu tư của tỉnh và những loại hoạt động nàocủa xúc tiến đầu tư nên được tiến hành Đây là bước để định vị địa phương tại thờiđiểm xây dựng chiến lược Để thực hiện được việc đó cần trả lời các câu hỏi: Địaphương đang cố gắng đạt được điều gì qua việc thu hút FDI và loại đầu tư nào sẽđem lại hiệu quả cao nhất? xu hướng FDI hiện nay là gì và chúng ảnh hưởng nhưthế nào đến khả năng thu hút đầu tư của địa phương? Các đặc điểm của địa phương

là gì? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu xét dưới góc độ một địa điểm đầu tư? Và cuốicùng, đặc điểm đầu tư của các đối thủ cạnh tranh là gì và so sánh với môi trườngđầu tư tại địa phương thì như thế nào?

Trả lời được các câu hỏi này sẽ giúp tỉnh xây dựng được một bức tranh vềchỗ đứng của mình trong các cuộc cạnh tranh Để làm được việc đó cần làmnhững công việc sau:

Thứ nhất, cần xác định các mục tiêu phát triển của tỉnh

Khi xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư cần phải hiểu được mối liên hệ giữa

Trang 24

các hoạt động chiến lược với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương Địaphương này không thể tìm kiếm đầu tư nước ngoài một cách đơn giản bởi vì các địaphương khác cũng làm như vậy Để hoạt động xúc tiến đầu tư mang lại hiệu quả caohơn thì mục tiêu phát triển của địa phương phải là cơ sở cho chiến lược và kế hoạchxúc tiến đầu tư Chẳng hạn, nếu mục tiêu của địa phương là tăng xuất khẩu thì thuhút FDI ưu tiên hướng tới các ngành, lĩnh vực xuất khẩu Tương tự như vậy nếumục tiêu của địa phương là nhằm tạo công ăn việc làm thì thu hút FDI sẽ hướng tớicác lĩnh vực sử dụng nhiều lao động Dù mục tiêu của địa phương là gì chúng đều

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư của các cơquan xúc tiến đầu tư

Thứ hai, cần tiến hành khảo sát các xu hướng đầu tư nước ngoài và các ảnhhưởng từ bên ngoài

Lúc này địa phương đã nêu ra được tại sao cơ quan xúc tiến đầu tư cần thu hútđầu tư Các nhà đầu tư nước ngoài là đối tượng chịu nhiều áp lực và ảnh hưởng.Hầu hết họ không làm gì ảnh hưởng đến các đặc điểm riêng biệt của địa phươngnhưng họ có thể ảnh hưởng đến việc một nhà đầu tư sẽ đến đầu tư tại địa phươnghay không Vì vậy, muốn xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư cần phải hiểu áp lựcnày và xác định vấn đề quan trọng đối với các nhà đầu tư để từ đó thuyết phục họmột cách hợp lý là địa phương này sẽ là địa điểm đầu tư phù hợp với họ nhất Muốnthế thì cần phải có kiến thức nhất định về các xu hướng FDI của thế giới và khu vựccũng như các sự kiện có ảnh hưởng đến các xu hướng này trong tương lai gần, thuthập thông tin về dự án tại địa phương và các đối thủ cạnh tranh, phân tích ngành vànhóm nhà đầu tư, so sánh thị phần đầu tư FDI vào mỗi địa phương, xác định cácyếu tố bên ngoài…

Thứ ba, cần tiến hành phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và tháchthức)

Sau khi đã phân tích được các xu hướng FDI trên toàn cầu và trong khu vựcthì việc tiếp theo là phải đánh giá các đặc điểm đầu tư của địa phương Vì sao lạiphải làm việc này? Bởi vì cần phải hiểu về địa phương mình thì mới đem nó ra mà

Trang 25

quảng cáo, giới thiệu được Cách tốt nhất để làm được điều này là xem xét một cách

có hệ thống điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương Phân tíchnày được gọi là đánh giá địa phương sẽ xác định rõ các khía cạnh tích cực và tiêucực của địa phương dưới giác độ một địa điểm đầu tư Đồng thời nó cũng cung cấpnhững cơ sở để so sánh địa phương với các đối thủ cạnh tranh Từ đó giúp địaphương xác định được ngành nghề, lĩnh vực nào sẽ tìm thấy sự hấp dẫn tại địaphương Cuối cùng xác định được các điểm yếu trong môi trường đầu tư cũng sẽcung cấp cơ sở để cải thiện chính sách và những quy định pháp luật hiện hành

Thứ tư, phân tích các đối thủ cạnh tranh

Công việc cuối cùng là tóm tắt những điều tìm thấy từ quá trình phân tíchSWOT sẽ giúp tìm ra được những ý tưởng hay về những đặc điểm hiện có hoặctương lai của địa phương Bước tiếp theo là so sánh những đặc điểm này với nhữngđặc điểm của những đối thủ cạnh tranh chính Các tiêu chí được so sánh là các công

cụ được sử dụng rộng rãi trong ngành hoặc bởi chính phủ để đo sự cạnh tranh tươngđối hoặc hoạt động của các tổ chức cạnh tranh Đưa ra các chuẩn mực liên quan đếnđặc điểm của địa phương sẽ giúp xác định được khả năng cạnh tranh của địaphương dưới góc độ là điểm đến của đầu tư Có những công việc liên quan đến việcphân tích chuẩn mực: Xác định các yếu tố được so sánh, xác định các địa phươngcạnh tranh và thu thập thông tin, số liệu, so sánh địa phương với đối thủ cạnh tranh

và xác định những thế mạnh riêng của địa phương

Bước 2: Hướng tới các ngành và khu vực có nguồn đầu tư

Bằng việc hoàn thiện quá trình phân tích tại bước 1 sẽ xây dựng được bứctranh về điểm mạnh, điểm yếu cũng như vị trí của địa phương so với đối thủ cạnhtranh Bây giờ, cần phải sử dụng những thông tin này để xác định loại ngành nào cóthể bị hấp dẫn bởi môi trường đầu tư của địa phương Bằng việc xác định hướngtrọng tâm vào các ngành này sẽ xây dựng được một chiến lược marketing phù hợpvới những yêu cầu của các công ty trong ngành nghề đó Có bốn bước liên quan đếnviệc xác định ngành nào địa phương có nhiều khả năng thu hút nhất như sau:

Thứ nhất, xây dựng một danh sách dài các ngành

Trang 26

Việc thiếp lập này là việc xây dựng một danh sách dài các ngành vừa phù hợpvới đất nước vừa là mong muốn của địa phương dựa trên cơ sở các đặc điểm và mụctiêu phát triển của địa phương.

Thứ hai, phân tích các ngành

Khi đã xây dựng được danh sách các ngành thì cần phải biết thêm về cácngành này và các lĩnh vực phụ trong từng ngành Cụ thể cần nghiên cứu cơ cấu củamỗi ngành, các doanh nghiệp chính và xu hướng để tìm hiểu rõ điều gì khiến cácngành đó tìm kiếm ở các khu vực có nguồn FDI và để đánh giá khả năng ngành đó

có thể tìm thấy sự hấp dẫn từ các thuộc tính của địa phương hay không Nội dungcủa phân tích các ngành:

Xác định cơ cấu ngành theo các vấn đề: Quy mô và phạm vi quốc tế, thịtrường then chốt, đặc điểm sản xuất, yêu cầu và trở ngại đối với sản xuất ảnh hưởngđến việc lựa chọn vị trí đầu tư

Xu hướng ngành: thay đổi định hướng thị trường, hình thành các thịtrường mới, các hình thức đầu tư được ưa thích, chiến lược khu vực, chiến lượcnguồn, tăng trưởng ngành, khả năng toàn cầu, sự tập trung của ngành, thay đổicông nghệ…

Thứ ba, lập một danh sách ngắn các ngành

Khi đã đánh giá sự phù hợp của mỗi ngành với địa phương thì cần tính điểmxếp hạng trên 3 góc độ sau: Sự phù hợp của ngành với các đặc tính của địa phương,khả năng cạnh tranh của địa phương khi đáp ứng các yêu cầu của ngành và sự phùhợp của ngành đối với các mục tiêu phát triển đặt ra của địa phương Từ đó lập danhsách ngắn các ngành phù hợp nhất với địa phương

Thứ tư, hướng vào các khu vực địa lý có nguồn đầu tư

Các bước nêu trên đã xác định được các ngành mà địa phương sẽ hướng tới

và các thuộc tính cụ thể mà các ngành đang tìm kiếm ở một nước tiếp nhận đầu tư.Công việc cuối cùng là xác định quốc gia của ngành mà địa phương đang hướng tới.Trong quá trình phân tích ngành đó đã xác định không chính thức các khu vực địa

lý chính có nguồn đầu tư trong lĩnh vực này Bây giờ cần xác định chính thức đất

Trang 27

nước nào sẽ là trọng tâm trong chiến lược marketing của địa phương.

Bước 3, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư

Khi hoàn thành xong bước 1 và bước 2 thì đã xác định được những ngành màđịa phương muốn hướng đến trong tương lai gần và trung hạn cũng như các khu vựcđịa lý của ngành đó Như vậy là địa phương đã biết được đối tượng, mục tiêu và địađiểm của đầu tư của các hoạt động xúc tiến đầu tư Bước tiếp theo là xây dựngchiến lược về các hoạt động cụ thể Chiến lược xúc tiến đầu tư được xây dựng trênthời gian dài bao gồm các nội dung đã được xây dựng trong bước 1 và bước 2 vàxác định thêm các nguồn lực về nhân sự, tài chính để thực hiện, các công cụ để thựchiện xúc tiến đầu tư Chiến lược xúc tiến đầu tư trong trung hạn và ngắn hạn phảixác định rõ mục tiêu cần đạt được Đối với các mục tiêu định tính: Xây dựng đượccác mối quan hệ, tạo dựng hình ảnh về môi trường đầu tư,…Đối với mục tiêu địnhlượng: Quy mô vốn đầu tư, số dự án đăng ký mới, số lượng nhà đầu tư liên hệ, quy

mô tăng vốn đầu tư…

1.2.2 Xây dựng hình ảnh

Quyết định của nhà đầu tư là một quá trình nhận thức gắn với thực tế Do cácnhà đầu tư không thể có tất cả các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc ra quyếtđịnh nên họ thường lấp đầy khoảng trống đó bằng các giả định và suy luận dựa trênnhững thông tin đã có và dựa vào những lời khuyên, ý kiến của người khác ( thôngtin đại chúng, các nhà tư vấn, đối thủ cạnh tranh…) Nói cách khác khi một nhà đầu

tư lựa chọn một tỉnh để đầu tư thì đó là sự lựa chọn được anh ta đánh giá là tốt nhất.Tuy nhiên, do thông tin không đầy đủ, nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết địnhkhông chính xác về một địa điểm đầu tư Bởi vậy, để các luồng thông tin truyền tớinhà đầu tư một cách tốt nhất thì địa phương cần phải xây dựng hình ảnh củamình để nâng cao nhận thức của nhà đầu tư đặc biệt là khi địa phương ít xuấthiện trên các phương tiện truyền thông quốc tế Vì vậy, việc xây dựng hình ảnh

là bước đầu tiên cần thực hiện trước khi tiến hành các hoạt động tạo ra cơ hộiđầu tư hiệu quả Chiến lược xây dựng hình ảnh cần phải vạch ra các bước thựchiện để rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức và thực tế, để đưa hình ảnh địa

Trang 28

phương với tư cách là một địa điểm đầu tư hấp dẫn Chiến lược này cần đượcthiết lập trên cơ sở hợp lý, cách tiếp cận và mục tiêu cụ thể để truyền đạt cácthông điệp tốt nhất về địa phương mình tới những đối tượng trọng tâm và thờigian đã định theo phương pháp được chọn lựa Phát triển một chiến lược truyềnthông hiệu quả được chia thành 3 bước sau:

Bước 1: Xác định nhận thức của nhà đầu tư và mục tiêu của việc xây dựnghình ảnh

Trước hết cần xác định được các nhà đầu tư tiềm năng nghĩ gì về địa phương

để xác định những yếu tố trọng tâm trong chiến dịch xây dựng hình ảnh Có thểđánh giá nhận thức của nhà đầu tư bằng nhiều cách khác nhau Trước tiên có thể sửdụng các bài báo được công bố về địa phương và môi trường đầu tư ở đó Có nhiều

tổ chức phát hành loại báo cáo này như các tổ chức đa phương, các tổ chức phichính phủ và chính phủ Qua việc nghiên cứu các báo cáo quốc gia và tin tức trênbáo chí cho thấy báo chí và chính phủ có tác động to lớn trong việc xây dựng hìnhảnh về địa phương Thường là chính các báo cáo và tin tức báo chí đó tạo nên nhậnthức chung của nhà đầu tư nước ngoài về địa phương và nhận thức này cũng khácnhau trong các lĩnh vực khác nhau Chiến dịch xây dựng hình ảnh cần có ngân sách,thời gian và phải tiến hành liên tục cho đến khi tất cả các vấn đề còn tồn tại làm ảnhhưởng đến hình ảnh của địa phương được cải thiện

Bước 2: Xây dựng các chủ đề marketing

Cần phải xây dựng các chủ đề marketing trọng tâm sau khi đã xác định đượcnhận thức của các nhà đầu tư nước ngoài về địa phương Các chủ đề được sử dụng

để cải thiện hình ảnh về địa phương trong con mắt của nhà đầu tư nói chung và đốitượng mục tiêu nói riêng Để đạt được hiệu quả chủ đề này không chỉ đơn thuần chỉ

ra những lợi ích mà địa phương mang lại cho nhà đầu tư mà còn phải có tiếng vang

để gây ấn tượng với nhà đầu tư rằng địa phương có những lợi ích mà họ đang cần.Khi xây dựng các chủ đề marketing cần áp dụng các nguyên tắc sau để đi thẳng vàovấn đề và thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài

Chủ đề phải phản ánh những gì mà nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm: Đừng

Trang 29

bao giờ quên một thực tế là vấn đề cơ bản mà nhà đầu tư quan tâm là làm thế nào đểphục vụ khách hàng tốt hơn và đồng thời cải thiện hoạt động của doanh nghiệp vàthu được lợi nhuận lớn hơn Chủ đề marketing của địa phương phải chứng minhđược rằng làm thế nào mà địa phương giúp cho nhà đầu tư đạt được những điều đó.

Ví dụ, chủ đề marketing nên nhấn mạnh yếu tố chi phí lao động vừa phải nhưng vẫnđảm bảo có lao động lành nghề chứ không phải công bố một cách chung chung vềmột khu vực rất tốt để sinh sống

Tiếp đến chủ đề phải phán ánh được thế mạnh riêng của địa phương: Để chocác nhà đầu tư thấy được địa phương có một vị trí khác biệt so với các đối thủ cạnhtranh Chủ đề marketing phải xác định rõ ràng thế mạnh riêng của địa phương baogồm những đặc điểm mang tính vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh và đặcbiệt hấp dẫn nhà đầu tư trong một số ngành nghề nhất định Cách tiếp cận chuẩn làtrước tiên tìm những lợi thế riêng của địa phương sau đó trình bày và thuyết minhcác lợi thế và những lợi ích mang lại dưới dạng ma trận SWOT( Phân tích điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) Mặt khác thông điệp phải có tính trung thực,đúng đắn để manh lại sự tin tưởng cho các nhà đầu tư khi khảo sát thực tế trước khi

ra quyết định đầu tư

Bước 3: Lựa chọn và xây dựng công cụ xúc tiến và tham gia vào chương trìnhphối hợp marketing

Bạn cần phải lựa chọn những công cụ marketing hiệu quả nhất sau khi đã xácđịnh được các chủ đề marketing phù hợp nhất nhằm tối đa hóa khả năng tác độngcủa các hoạt động xúc tiến đầu tư Điều này thường được đề cập như là sự phối hợpmarketing Sự phối hợp marketing sẽ thay đổi theo thời gian, các công cụ marketingkhác nhau có hiệu quả khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của quá trình xâydựng hình ảnh Giai đoạn đầu, các công cụ gây ấn tượng như quảng cáo chungchung thường có hiệu quả cao hơn Cho tới khi các nhận thức của nhà đầu tư về địaphương phát triển tới một giai đoạn nhất đinh thì các kênh liên lạc có tính chất cánhân như quảng cáo tới đối tượng mục tiêu, thư ngỏ…sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.Quy mô ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương cũng quyết

Trang 30

định đến các công cụ và sự phối hợp marketing sẽ sử dụng.

1.2.3 Xây dựng các mối quan hệ đối tác

Quan hệ đối tác mang lại lợi ích to lớn và hiệu quả để giúp cho hoạt động xúctiến đầu tư có thể thực hiện thành công Có một số loại quan hệ đối tác phù hợp với

3 chức năng chính của IPA đó là:

Thứ nhất là quan hệ đối tác phát triển sản phẩm

Khi một IPA tiến hành phân tích SWOT, một số yếu tố của môi trường đầu tưcần được cải thiện sẽ có khả năng được xác định Cũng như vậy, phân tích này cũngbộc lộ một số đặc điểm nếu được phát triển sẽ đem lại lợi ích đặc biệt cho các nhàđầu tư tiềm năng đang được IPA hướng tới Để phát triển các đặc điểm về cơ sở hạtầng, kỹ năng của lực lượng lao động, dịch vụ và cơ sở hạ tầng hải quan và nhậpcảnh, hệ thống giáo dục, các ưu đãi về đầu tư và tài chính…thì cần phải liên kết vớicác đối tác tiềm năng như: Bộ giao thông, Bộ giáo dục, Bộ lao động, Bộ tài chính,các công ty tư vấn, các công ty luật, các cơ quan quản lý đường bộ…

Thứ hai là quan hệ đối tác phục vụ cho hoạt động marketing

Để thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư có hiệu quả thì cần các lĩnh vựcsau cần được thiết lập và phát triển: các thông điệp xúc tiến quan trọng, tài liệu xúctiến đầu tư trong các ngành cụ thể, các tài liệu xúc tiến đầu tư về khu công nghiệp,các tài liệu xúc tiến đầu tư về môi trường đầu tư…với các đối tác tiềm năng như: Bộ

du lịch, các công ty quảng cáo, các tổ chức quốc tế, báo chí trong nước…

Thứ ba là quan hệ đối tác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khách hàng

Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư và khả năng tái đầu tư của các nhà đầu tư

bị ảnh hưởng bởi chất lượng và số lượng dịch vụ khách hàng Các công ty xúc tiếnđầu tư thường phối hợp với các tổ chức khác để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho cácnhà đầu tư mới hoặc các nhà đầu tư đang có dự án Các ngân hàng, các công ty luật

và các công ty tư vấn trong nước, các công ty dịch vụ chuyên nghiệp, Bộ laođộng…có thể là các đối tác tiềm năng với các lĩnh vực cần được thiết lập và pháttriển như thống kê lao động (có sẵn và chi phí), các số liệu về khu công nghiệp và

hạ tầng, các dịch vụ cung cấp phù hợp cho nhà đầu tư…

Trang 31

Chuẩn bị và nghiên cứu là chìa khóa thành công của một quan hệ đối tác IPAphải đóng vai trò chỉ đạo trong quá trình này và thu thập càng nhiều thông tin càngtốt về các đối tác tiềm năng, các mốc thời gian, mục tiêu cuối cùng

1.2.4 Lựa chọn mục tiêu và tạo ra cơ hội đầu tư

Các hoạt động chính của việc xúc tiến đầu tư bao gồm xây dựng hình ảnh,vận động đầu tư và hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án cũng tương tự như các chứcnăng kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng.Trong suốt quá trình xúc tiến đầu tư trước hết phải tìm hiểu thị trường rồi mới tiếnhành quảng bá về địa phương như là một địa điểm hấp dẫn dành cho đầu tư và tiếptheo là cung cấp dịch vụ khách hàng cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng

Thách thức của quá trình xúc tiến đầu tư cũng giống như thách thức trongbán hàng của các công ty đang muốn cố gắng để bán được các sản phẩm của mình

Đó là việc quyết định sử dụng một phối thức hợp lý giữa marketing/giới thiệu hìnhảnh và bán hàng/vận động đầu tư

Vận động đầu tư có những mục tiêu chính sau: Củng cố mối quan tâm của nhàđầu tư có được trong giai đoạn xây dựng hình ảnh, phát hiện nhu cầu của các nhà đầu

tư đồng thời cũng chứng minh được rằng các yêu cầu này được thỏa mãn tại địaphương thông qua việc cung cấp các thông tin chính xác, có chất lượng và dịch vụchuyên nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư, liên tụcvận động các nhà đầu tư mới để luôn luôn có được nguồn đầu tư tiềm năng Tính hiêuquả của các sáng kiến vận động đầu tư của các cơ quan xúc tiến đầu tư được quyết địnhchủ yếu bởi sự phù hợp của môi trường đầu tư, chất lượng của cơ sở dữ liệu cho quảng

bá vận động, tính chuyên nghiệp của việc tiếp cận với các đối tác

1.2.5 Hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép

Một chiến dịch thu hút đầu tư thành công sẽ mang lại kết quả là thu hút đầu tưFDI vào địa phương Lý tưởng nhất một số nhà đầu tư sẽ rất quan tâm đến việc đithăm thực tế tại địa phương để tận mắt nhìn thấy địa điểm mong muốn Đây là thờiđiểm bắt đầu thực hiện các hoạt động hỗ trợ đầu tư IPA đóng vai trò quan trọngtrong những hoạt động này Bên cạnh đó, việc duy trì và tăng quy mô vốn đầu tư

Trang 32

của các nhà đầu tư đang hoạt động tại địa phương cũng là nguồn vốn đầu tư rấtquan trọng Bởi vậy, hỗ trợ nhà đầu tư trong cả chu trình dự án từ giai đoạn lập kếhoạch ban đầu và khảo sát, giai đoạn thành lập các dự án cho đến giai đoạn pháttriển dự án và sau khi cấp giấy phép đầu tư cũng là một trong những nội dung rấtquan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư.

Trong giai đoạn thành lập kế hoạch ban đầu và khảo sát đa số các nhà đầu

tư quan tâm tới địa phương sẽ tiến hành các chuyến thăm thực tế địa điểm lựachọn tìm hiểu để đi đến quyết định đầu tư cuối cùng Mục đích của chuyến đithăm này là để thu thập, tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết cho dự án đang ấp

ủ của họ, gặp gỡ các cơ quan quản lý của địa phương cũng như gặp gỡ một sốdoanh nghiệp đã và đang đầu tư tại địa phương để đánh giá chính xác nhất vềmôi trường đầu tư, các thủ tục, chính sách và các vấn đề có liên quan khác.Chuyến khảo sát đặc biệt có yếu tố quyết định nếu nhà đầu tư chưa có quyết địnhđầu tư tại địa phương Vì vậy cần phải chuẩn bị chương trình, lập kế hoạch chochuyến thăm thực địa và tổ chức thực địa cho nhà đầu tư như: Địa điểm thực địa,các tài liệu quảng cáo, giới thiệu, tổ chức các cuộc hội thảo, đối thoại giữa nhàđầu tư và địa phương…Tiếp đến là theo dõi sau chuyến đi thực địa nhà đầu tư cónhận định như thế nào về địa phương, giữ mối liên hệ và thường xuyên liên lạc,tiếp cận với những người có quyết định đầu tư

Giai đoạn thành lập dự án, các nhà đầu tư cần rất nhiều sự giúp đỡ từ các IPA

từ việc phê duyệt dự án đầu tư cho đến việc hoàn tất các thủ tục hành chính để nhậnđược giấy phép đầu tư Giai đoạn thành lập dự án nếu có nhiều khó khăn và khôngđược sự hỗ trợ tốt có thể làm nản lòng một số nhà đầu tư khiến họ có thể rút luikhông tiến hành thực hiện dự án như đã cam kết Vì thế IPA cần giúp đỡ, hướngdẫn họ để các thủ tục đầu tư diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả tạo sự tintưởng cao cho các nhà đầu tư

Trong giai đoạn triển khai và thực hiện dự án, dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép thìtheo dõi nhà đầu tư để hỗ trợ họ là rất quan trọng đối với hoạt động xúc tiến đầu tư

để đảm bảo rằng khi nhà đầu tư đã quyết định đầu tư thì quá trình đầu tư sẽ được

Trang 33

diễn ra một cách thuận lợi nhất Có thể nói là nhiệm vụ của IPA chưa hề chấm dứt

mà mới chỉ là giai đoạn đầu Các IPA có thể hỗ trợ thông qua các hoạt động nhưgiải quyết những khó khăn phát sinh, chủ động tiếp xúc định kỳ với nhà đầu tư đểphát hiện những khó khăn, vướng mắc mà nhà đầu tư gặp phải để kịp thời hỗ trợ họgiải quyết Các nhà đầu tư khi nhận được sự hỗ trợ tốt từ IPA sẽ khuyến khích họduy trì và tăng nguồn vốn đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh…Điều này sẽ góp phần thu hút thêm các nhà đầu tư tiềm năng mới do sự ảnh hưởngcủa sự hài lòng của các nhà đầu tư hiện tại

1.3 Các công cụ xúc tiến đầu tư

Có rất nhiều các công cụ xúc tiến đầu tư được các cơ quan xúc tiến đầu tưlựa chọn để thực hiện tốt hoạt động xúc tiến đầu tư Tùy thuộc vào đối tượng đầu tưmục tiêu hướng tới và ngân sách cho hoạt động này mà lựa chọn công cụ xúc tiếnđầu tư cho phù hợp nhất

1.3.1 Xây dựng các công cụ thông tin

Các công cụ thông tin hiện nay được sử dụng rộng rãi bởi tính hữu dụng của

nó, khi sử dụng các công cụ này chi phí không lớn mà lại đem đến hiệu quả cao.Các công cụ thông tin sử dụng trong xúc tiến đầu tư nhằm tạo ra nhận thức và cungcấp thông tin cho các nhà đầu tư về địa phương

Các công cụ thông tin bao gồm:

Các tài liệu về xúc tiến đầu tư: Đây là những tài liệu rất cần thiết giúp choviệc cung cấp thông tin tới các nhà đầu tư Một tài liệu xúc tiến đầu tư có thể baogồm các sản phẩm dưới hình thức như:

Các bản tin: Đây là các bản dữ liệu mang lại thông tin có ích cho nhà đầu tưđáp ứng được sự quan tâm của nhà đầu tư Bản tin do IPA cung cấp nên ngắn gọn,xúc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin, chính xác và cập nhật liên tục theo thời gian

Brochure giới thiệu: Đây được xem là một công cụ thông tin giúp cho hoạtđộng xúc tiến đạt hiệu quả, Brochure được ví như một trong những sứ giả quantrọng và không thể thiếu trong hoạt động xúc tiến đầu tư Brochure phải có thiết kếđẹp mắt, nội dung đầy đủ, chuyên sâu, hình ảnh sinh động và chất lượng giấy in

Trang 34

tốt…Trong brochure cần cung cấp các thông tin cần thiết về vị trí địa lý, tình hìnhkinh tế xã hội, các chi phí lao động, thông tin, tình hình FDI tại địa phương, lĩnhvực khuyến khích đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư, các địa chỉ liên hệ trực tiếp…

Thư ngỏ: Được sử dụng như một công cụ marketing trực tiếp giúp cho việcliên lạc giữa IPA và nhà đầu tư Để thu hút FDI hiệu quả thì phải thu hút được sựchú ý của nhà đầu tư Vì vậy, nội dung và thông tin trong thư ngỏ cần ngắn gọnnhưng vẫn đảm bảo truyền tải đầy đủ thông tin mà phải tập trung vào những đốitượng đầu tư được đánh giá là tiềm năng đầu tư vào địa phương

Điện thoại trực tiếp: Cử các cán bộ IPA gọi điện trực tiếp để xin các cuộchẹn gặp với các đối tượng đầu tư tiềm năng để thuyết trình tới những người có khảnăng đưa ra các quyết định đầu tư tại địa phương Việc điện thoại cần đảm bảongắn gọn, súc tích không nên kéo dài và giới thiệu quá nhiều qua điện thoại và hẹngặp gỡ trực tiếp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn

Sử dụng các công nghệ thông tin: Qua internet và các website Đây là công

cụ hữu hiệu giúp cho việc quảng bá hình ảnh và tra cứu thông tin mọi lúc, mọi nơimột cách thuận tiện và dễ dàng nhất Ngoài việc thiết kế đẹp mắt, tiện lợi tra cứu thìwebsite đòi hỏi phải đầy đủ thông tin và được cập nhật thường xuyên và nên sửdụng theo một số ngôn ngữ quốc tế thông dụng như: Tiếng Anh, Nhật, TrungQuốc…tùy thuộc vào đối tượng đầu tư mà địa phương đang hướng tới

1.3.2 Xây dựng quan hệ công chúng

Hoạt động xây dựng quan hệ công chúng đóng góp vai trò quan trọng trongviệc củng cố niềm tin của các nhà đầu tư với địa phương Chủ đề của quan hệ côngchúng phải nhất quán với mục tiêu xây dựng hình ảnh và thông điệp marketingđược xây dựng trong chiến dịch truyền thông, các nhà chính trị trong nước vềnhững lợi ích của FDI, cải thiện chính sách, các quy định pháp luật có liên quan đếnmôi trường đầu tư Báo chí là một trong những kênh thông tin quan trọng giúptruyền tải thông tin của địa phương tới các nhà đầu tư

Các tờ báo, tạp chí uy tín trong các chuyên đề kinh tế, chính trị, tài chính…Xây dựng các tư liệu báo chí giúp cho các nhà báo có thể viết các bài báo về địa

Trang 35

phương một các chính xác bao gồm: môi trường đầu tư, các lợi ích của nhà đầu tưkhi đầu tư vào địa phương, thủ tục hành chính, các chi phí có liên quan, những ýkiến tích cực mà các nhà đầu tư đang hoạt động đưa ra…

Khi có các sự kiện liên quan đến đầu tư tại địa phương nhất là khi có nhà đầu

tư nước ngoài quyết định đầu tư tại địa phương thì đó là cơ hội tốt để quan hệ côngchúng thông qua thông cáo báo chí Có thể tối đa hóa ảnh hưởng tích cực của hoạtđộng quan hệ công chúng thông qua thông cáo báo chí và tổ chức các cuộc họp báo

để công bố về các sự kiện tốt lành đó Trong thông cáo báo chí đó không chỉ đơnthuần đưa tin về các sự kiện mà còn phải có các lời bình luận và những phát biểutích cực về địa phương Điều đó giúp cho thông cáo báo chí không chỉ đơn thuần làđưa tin về các sự kiện mà còn là một công cụ thông tin đưa tin một cách tích cực

1.3.3 Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các phương tiện truyền thông thuộc ngành, lĩnh vực cụ thể

Chi phí cho việc quảng cáo là rất lớn nên cần phải cân nhắc để quyết định cónên đưa quảng cáo vào chương trình xúc tiến đầu tư hay không Trong bối cảnhhiện nay các nhà đầu tư tiềm năng bị quá tải bởi rất nhiều thông tin, chương trìnhquảng cáo khác nhau Tuy vậy, việc sử dụng quảng cáo giúp tiếp cận được phạm vilớn đối tượng khác nhau và đem lại hiệu quả cao trong một số trường hợp Cácbước để tiến hành quảng cáo như sau:

Bước 1: Lựa chọn công ty quảng cáo

Cần lựa chọn kỹ càng trong việc lựa chọn công ty quảng cáo có đủ năng lực

và trình độ vì chi phí cho quảng cáo là rất lớn Vì vậy công ty được lựa chọn phảivừa có năng lực thực hiện vừa có khả năng cung cấp dịch vụ tiết kiệm miễn phí

Bước 2: Quyết định nội dung quảng cáo

Các nội dung và mục tiêu cần được làm rõ trong quảng cáo, đối tượng quảngcáo hướng tới và các thông điệp marketing trọng tâm Tóm tắt nội dung quảng cáocần được viết ngắn gọn, xúc tích, hiệu quả để đảm bảo truyền tải được mục tiêu củaxúc tiến đầu tư

Bước 3: Xác định nơi thực hiện chiến dịch quảng cáo

Xác định được loại báo chí nào, đài phát thanh, truyền hình nào là nơi tốt

Trang 36

nhất cho việc thực hiện chiến dịch quảng cáo, tìm hiểu rõ ràng và tính toán chínhxác loại hình phương tiện quảng cáo nào sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, có khả năngtruyền tải thông điệp tới đối tượng mục tiêu tốt nhất Tìm kiếm thông tin và so sánh

số lượng độc giả của mỗi loại hình phương tiện và tham khảo bảng chi tiết chi phíquảng cáo Tiếp đó là lên kế hoạch về tần suất và cường độ, thời gian cụ thể củachiến dịch quảng cáo…

1.3.4 Tham gia triển lãm đầu tư

Đây có thể là một cách hiệu quả để biết rõ thêm về các quốc gia, địa phương,ngành nghề cụ thể Thông qua triển lãm sẽ thu hút được đông đảo các nhà đầu tưtham gia tạo cơ hội tốt cho việc quảng bá hình ảnh của địa phương và giao lưu trựctiếp giữa địa phương với nhà đầu tư Qua triển lãm cũng cho nhà đầu tư cơ hội để cócác thông tin hữu ích, tìm hiểu thêm về chế độ ưu đãi, thủ tục hành chính, các chínhsách, môi trường đầu tư…Khi các IPA tích cực tận dụng triển lãm thông qua việctới thăm các gian triển lãm sẽ tạo ra những mối quan hệ mới và hướng vận động đầu

tư mới Tham gia triển lãm đầu tư cũng là một cách tiếp cận có ích nhằm nâng caokiến thức của các cán bộ đầu tư về một lĩnh vực cụ thể cũng như hiểu thêm về nhucầu của các nhà đầu tư trong lĩnh vực đó

1.3.5 Tiến hành các chuyến công tác giới thiệu tiềm năng đầu tư

Qua các chuyến công tác này có thể gửi đi những thông tin có tính tập trungcao và thiết lập với nhà đầu tư một quan hệ tốt Việc này sẽ giúp cho địa phươnggiới thiệu hình ảnh và những cơ hội đầu tư Muốn vậy các cơ quan đầu tư phải tiếnhành phân tích, lập dữ liệu về riêng về địa điểm mà mình muốn giới thiệu Muốn cómột dữ liệu đầy đủ cần phải tự nghiên cứu, phân tích các dữ liệu sẵn có và trao đổitrực tiếp với các nhà đầu tư tiềm năng đang được hướng tới Các chuyến công tácnày nên đi sâu tập trung vào các ngành lĩnh vực, dự án kêu gọi đầu tư cụ thể đểnâng cao hiệu quả và tiết kiệm được chi phí Để chuyến công tác đạt hiệu quả caocần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo bằng việc xây dựng chương trình vậnđộng đầu tư trước từ nhiều tháng Điều này đòi hỏi phải có một cơ sở dữ liệu hiệuquả, liên tục, quan tâm tới từng chi tiết của các cán bộ thực hiện Quan trọng là phải

có đủ nguồn tin và được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo

Trang 37

1.3.6 Tổ chức các cuộc hội thảo về cơ hội đầu tư

Một cuộc hội thảo tập trung sâu vào một lĩnh vực đang thu hút đầu tư có thể

là một cách làm hiệu quả tạo ra các đầu mối vận động đầu tư Các hội thảo tập trungvào cơ hội và lợi ích đầu tư chung của địa phương Tổ chức các cuộc hội thảo về cơhội đầu tư rất mất thời gian và nếu không được chuẩn bị một cách chu đáo, kỹlưỡng sẽ làm mất uy tín của địa phương với các nhà đầu tư Ngược lại nếu các sựkiện này được chuẩn bị một cách tỉ mỉ, thực hiện một cách chuyên nghiệp sẽ tạonên ấn tượng tốt và sâu sắc của nhà đầu tư về địa phương tổ chức Để thực hiệnđược hội thảo thành công thì cần phải thực hiện tốt các công việc sau: Tổ chứcchiến dịch quan hệ công chúng rộng rãi, thông cáo báo chí, mời các hãng truyềnthông trong nước và quốc tế tham dự, lựa chọn nhà đầu tư thực sự quan tâm tới địaphương, chuẩn bị nội dung phát biểu,…

Các công cụ xúc tiến đầu tư phân tích và chỉ ra ở trên nên được sử dụng kếthợp và được lựa chọn trong từng giai đoạn xây dựng hình ảnh và giai đoạn vậnđộng đầu tư, tạo ra cơ hội đầu tư khả thi Mỗi một công cụ xúc tiến trên đều cónhững ưu điểm và nhược điểm riêng có của nó Tùy thuộc vào tình hình đặc điểm

và ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến đầu tư của từng địa phương mà đưa racác quyết định sử dụng độc lập hay kết hợp các công cụ xúc tiến đầu tư nêu trên đểđem lại hiệu quả xúc tiến đầu tư được tốt nhất

1.4 Hoạt động xúc tiến đầu tư FDI tại Việt Nam Kinh nghiệm xúc tiến

đầu tư FDI của một số tỉnh rút ra cho tỉnh Hưng Yên.

1.4.1 Hoạt động xúc tiến đầu tư FDI tại Việt Nam

Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan cấp cao nhất quản lý hoạt động xúc tiếnđầu tư trong đó cục đầu tư nước ngoài là đơn vị triển khai trực tiếp hoạt động xúctiến đầu tư với bat rung tâm: Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Bắc, trung tâm xúctiến đầu tư Miền Nam và trung tâm xúc tiến đầu tư miền Nam Tại sở kế hoạch vàđầu tư tỉnh có trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh

Nhiệm vụ của trung tâm xúc tiến đầu tư là:

Hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình, các lĩnh vực đầu tư

Trang 38

và các dự án kêu gọi đầu tư Tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư xây dựng phát triểnkinh tế xã hội trên địa bàn của mình.

Giúp các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theochương trình, dự án

Tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài để xúc tiến đầu tưcho địa phương

Thực hiện các hoạt động quảng cáo, đưa hình ảnh của địa phương đến với nhàđầu tư, giúp nhà đầu tư thấy được môi trường đầu tư, có các tài liệu hướng dẫn,quảng bá môi trường đầu tư của địa phương mình

Cập nhật thông tin, kỹ năng xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao năng lực xúc tiếnđầu tư cho tỉnh Tổ chức các lớp học, đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ…đểnâng cao kỹ năng xúc tiến của mình

Tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư do Bộ và cục đầu tư nước ngoài,các tỉnh tổ chức

Ở các địa phương, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh là đơn vị quản lý hoạt động xúctiến đầu tư tại tỉnh Hoạt động của trung tâm xúc tiến đầu tư có thể trực thuộc sởhoặc trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh độc lập

Nội dung và các công cụ xúc tiến đầu tư FDI tại Việt Nam

Trước khi có phân cấp quản lý FDI công tác xúc tiến đầu tư do Uỷ ban NhàNước và Hợp tác đầu tư hiện nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhiệm Công tácxúc tiến đầu tư trong thời kỳ này tập trung vào một số nội dung và sử dụng kết hợpcác công cụ sau:

Thứ nhất, tổ chức các diễn đàn hội thảo về đầu tư

Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan hàng năm đã tổ chức cáchội nghị đầu tư hoặc đối thoại trực tiếp theo từng lĩnh vực, chuyên đề cụ thể với cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thông qua các hội nghị này, các nhà đầu tư

đã phản ánh những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án,giúp cho các cơ quan Việt Nam nắm bắt và giải quyết, cải thiện môi trường đầu tư Thứ hai, sử dụng các công cụ thông tin

Website chính thức về xúc tiến đầu tư của cục đầu tư nước ngoài tại http://

Trang 39

fia.mpi.gov.vn/ Trên Website này cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư,chính sách và thủ tục đầu tư,… Đặc biệt là thông tin về xúc tiến đầu tư: hội nghị xúctiến đầu tư, các đối tác đầu tư, danh mục các dự án cần thu hút đầu tư…

Thứ ba, tổ chức các đoàn vận động đầu tư, đón tiếp các đoàn đến tìm hiểu cơhội đầu tư

Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tổ chức tuyên truyền vận động xúc tiến đầu tưtại nhiều quốc gia như Nhật Bản, một số nước châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, ĐàiLoan,… Một số đoàn sử dụng ngân sách nhà nước, một số đoàn do các công ty,

tổ chức nước ngoài tổ chức và tài trợ Tuy nhiên, các đoàn này chỉ tập trung ởviệc tuyên truyền môi trường đầu tư nói chung và tài liệu sử dụng tại hội thảochủ yếu gồm sách hướng dẫn về đầu tư nước ngoài, lĩnh vực thu hút đầu tư, danhmục các dự án kêu gọi vốn đầu tư, đĩa CD giới thiệu về môi trường đầu tư.Ngoài việc tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư nêu trên, Bộ Kế hoạch Đầu tư còntham gia các đoàn của lãnh đạo Đảng, chính phủ đi thăm và làm việc tại một sốnước, tham dự các hội thảo xúc tiến đầu tư hoặc tiếp xúc doanh nghiệp bên cạnhcác cuộc tiếp xúc chính thức

Thứ tư, thiết lập các mối quan hệ đối tác

Hợp tác song phương và hợp tác đa phương về xúc tiến đầu tư Bộ Kế hoạch

và Đầu tư đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức phụ trách về đầu tư của một

số nước trong việc hỗ trợ xúc tiến đầu tư, nhiều thỏa thuận về hợp tác xúc tiến đầu

tư đã được ký kết với các cơ quan phụ trách đầu tư và xúc tiến đầu tư khác như với

Uỷ ban đầu tư Thái Lan (BOI), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), cơquan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), cơ quan xúc tiến đầu tư Italy (SIMETS), cơquan xúc tiến đầu tư Thụy Sỹ (SOFI), Các tổ chức này đã hỗ trợ trong việc traođổi thông tin, kinh nghiệm về đầu tư và tổ chức các hội thảo về xúc tiến đầu tư tạicác nước trên Phát triển quan hê hợp tác với cấc tổ chức tài chính, xúc tiến quốc tếnhư MIGA, FIAS, IFC, ESCAP… nhằm phối hợp nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm

về thu hút đầu tư và hỗ trợ đào tạo các lớp ngắn hạn về đầu tư trực tiếp nước ngoài Thứ năm, xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia

Các công tác quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm do các Bộ, ngành

Trang 40

thực hiện căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước Trên cơ sởcác quy hoạch đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, ngành đã xâydựng các dự án trọng điểm để thu hút các nguồn vốn đầu tư và một phần của các dự

án đã được đưa vào các danh mục kêu gọi vốn đầu tư quốc gia trong các thời kỳ

“Cơ quan chủ trì chương trình xúc tiến đầu tư” là các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnhđược giao chủ trì thực hiện các đề án – chương trình xúc tiến đầu tư thuộc chươngtrình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm đã được phê duyệt

Trong những năm gần đây, hoạt động xúc tiến đầu tư tại các địa phương đangngày được đẩy mạnh hơn Đặc biệt là tại các thành phố lớn như: Hà Nội, HảiPhòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, HảiDương…Nhịp độ thu hút đầu tư tại các địa phương này tăng hơn rất nhiều so vớinhững năm trước

Thấy được tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút FDI tại cácquốc gia trên thế giới Việt Nam đã xác định được vai trò này cùng với sự nỗ lựccủa chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương thì hoạt động xúc tiến đầu tưngày càng được chú trọng hơn nữa và đã đạt được những kết quả khả quan Hìnhảnh của Việt Nam đã đạt được trên bản đồ đầu tư thế giới như một nền kinh tế mớinổi với môi trường đầu tư đang ngày được cải thiện rõ rệt Các nhà đầu tư thấy đượclợi ích to lớn khi đầu tư vào Việt Nam

Bảng1.1: Vốn FDI đăng ký và thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009

Ngày đăng: 25/04/2015, 23:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ kế hoạch và đầu tư, dự án xúc tiến đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (U-VIP) (2003), kỹ năng xúc tiến đầu tư, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ kế hoạch và đầu tư, dự án xúc tiến đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (U-VIP)(2003), "kỹ năng xúc tiến đầu tư
Tác giả: Bộ kế hoạch và đầu tư, dự án xúc tiến đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (U-VIP)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
4. UBND tỉnh Hưng Yên, Sở kế hoạch và đầu tư, báo cáo tình hình kinh tế xã hội, tình hình thu hút FDI của tỉnh Hưng Yên qua các năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND tỉnh Hưng Yên, Sở kế hoạch và đầu tư
6. Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 07/04/2009 của chính phủ về định hướng giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.7. Một số website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 07/04/2009 của chính phủ về định hướng giải phápthu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên."7
3. Bộ kế hoạch và đầu tư (2000), các văn bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
5. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam(2007, 2008, 2009), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w