Xây dựng hình ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 25)

Quyết định của nhà đầu tư là một quá trình nhận thức gắn với thực tế. Do các nhà đầu tư không thể có tất cả các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc ra quyết định nên họ thường lấp đầy khoảng trống đó bằng các giả định và suy luận dựa trên những thông tin đã có và dựa vào những lời khuyên, ý kiến của người khác ( thông tin đại chúng, các nhà tư vấn, đối thủ cạnh tranh…). Nói cách khác khi một nhà đầu tư lựa chọn một tỉnh để đầu tư thì đó là sự lựa chọn được anh ta đánh giá là tốt nhất. Tuy nhiên, do thông tin không đầy đủ, nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định không chính xác về một địa điểm đầu tư. Bởi vậy, để các luồng thông tin truyền tới nhà đầu tư một cách tốt nhất thì địa phương cần phải xây dựng hình ảnh của mình để nâng cao nhận thức của nhà đầu tư đặc biệt là khi địa phương ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng hình ảnh là bước đầu tiên cần thực hiện trước khi tiến hành các hoạt động tạo ra cơ hội đầu tư hiệu quả. Chiến lược xây dựng hình ảnh cần phải vạch ra các bước thực hiện để rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức và thực tế, để đưa hình ảnh địa

phương với tư cách là một địa điểm đầu tư hấp dẫn. Chiến lược này cần được thiết lập trên cơ sở hợp lý, cách tiếp cận và mục tiêu cụ thể để truyền đạt các thông điệp tốt nhất về địa phương mình tới những đối tượng trọng tâm và thời gian đã định theo phương pháp được chọn lựa. Phát triển một chiến lược truyền thông hiệu quả được chia thành 3 bước sau:

Bước 1: Xác định nhận thức của nhà đầu tư và mục tiêu của việc xây dựng hình ảnh

Trước hết cần xác định được các nhà đầu tư tiềm năng nghĩ gì về địa phương để xác định những yếu tố trọng tâm trong chiến dịch xây dựng hình ảnh. Có thể đánh giá nhận thức của nhà đầu tư bằng nhiều cách khác nhau. Trước tiên có thể sử dụng các bài báo được công bố về địa phương và môi trường đầu tư ở đó. Có nhiều tổ chức phát hành loại báo cáo này như các tổ chức đa phương, các tổ chức phi chính phủ và chính phủ. Qua việc nghiên cứu các báo cáo quốc gia và tin tức trên báo chí cho thấy báo chí và chính phủ có tác động to lớn trong việc xây dựng hình ảnh về địa phương. Thường là chính các báo cáo và tin tức báo chí đó tạo nên nhận thức chung của nhà đầu tư nước ngoài về địa phương và nhận thức này cũng khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau. Chiến dịch xây dựng hình ảnh cần có ngân sách, thời gian và phải tiến hành liên tục cho đến khi tất cả các vấn đề còn tồn tại làm ảnh hưởng đến hình ảnh của địa phương được cải thiện.

Bước 2: Xây dựng các chủ đề marketing

Cần phải xây dựng các chủ đề marketing trọng tâm sau khi đã xác định được nhận thức của các nhà đầu tư nước ngoài về địa phương. Các chủ đề được sử dụng để cải thiện hình ảnh về địa phương trong con mắt của nhà đầu tư nói chung và đối tượng mục tiêu nói riêng. Để đạt được hiệu quả chủ đề này không chỉ đơn thuần chỉ ra những lợi ích mà địa phương mang lại cho nhà đầu tư mà còn phải có tiếng vang để gây ấn tượng với nhà đầu tư rằng địa phương có những lợi ích mà họ đang cần. Khi xây dựng các chủ đề marketing cần áp dụng các nguyên tắc sau để đi thẳng vào vấn đề và thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.

bao giờ quên một thực tế là vấn đề cơ bản mà nhà đầu tư quan tâm là làm thế nào để phục vụ khách hàng tốt hơn và đồng thời cải thiện hoạt động của doanh nghiệp và thu được lợi nhuận lớn hơn. Chủ đề marketing của địa phương phải chứng minh được rằng làm thế nào mà địa phương giúp cho nhà đầu tư đạt được những điều đó. Ví dụ, chủ đề marketing nên nhấn mạnh yếu tố chi phí lao động vừa phải nhưng vẫn đảm bảo có lao động lành nghề chứ không phải công bố một cách chung chung về một khu vực rất tốt để sinh sống.

Tiếp đến chủ đề phải phán ánh được thế mạnh riêng của địa phương: Để cho các nhà đầu tư thấy được địa phương có một vị trí khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Chủ đề marketing phải xác định rõ ràng thế mạnh riêng của địa phương bao gồm những đặc điểm mang tính vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh và đặc biệt hấp dẫn nhà đầu tư trong một số ngành nghề nhất định. Cách tiếp cận chuẩn là trước tiên tìm những lợi thế riêng của địa phương sau đó trình bày và thuyết minh các lợi thế và những lợi ích mang lại dưới dạng ma trận SWOT( Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Mặt khác thông điệp phải có tính trung thực, đúng đắn để manh lại sự tin tưởng cho các nhà đầu tư khi khảo sát thực tế trước khi ra quyết định đầu tư.

Bước 3: Lựa chọn và xây dựng công cụ xúc tiến và tham gia vào chương trình phối hợp marketing

Bạn cần phải lựa chọn những công cụ marketing hiệu quả nhất sau khi đã xác định được các chủ đề marketing phù hợp nhất nhằm tối đa hóa khả năng tác động của các hoạt động xúc tiến đầu tư. Điều này thường được đề cập như là sự phối hợp marketing. Sự phối hợp marketing sẽ thay đổi theo thời gian, các công cụ marketing khác nhau có hiệu quả khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng hình ảnh. Giai đoạn đầu, các công cụ gây ấn tượng như quảng cáo chung chung thường có hiệu quả cao hơn. Cho tới khi các nhận thức của nhà đầu tư về địa phương phát triển tới một giai đoạn nhất đinh thì các kênh liên lạc có tính chất cá nhân như quảng cáo tới đối tượng mục tiêu, thư ngỏ…sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Quy mô ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương cũng quyết

định đến các công cụ và sự phối hợp marketing sẽ sử dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 25)