Chủ thể tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 54)

T- THÁCH THỨC

2.2.1.Chủ thể tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư

Hoạt động xúc tiến đầu tư cần có sự đảm trách và tiến hành của các chủ thể: Sở kế hoạch và đầu tư: thực hiện công tác cấp đăng ký kinh doanh, thẩm định trình UBND tỉnh cấp ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN và tỉnh. Sở kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với ban quản lý các KCN kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh và ưu đãi đầu tư.

Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên thành lập theo Quyết định số 183/2003/QĐ-TTg ngày 08/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Quản lý các KCN thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định của Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 36/CP của Chính phủ ngày 24/4/1997, và theo ủy quyền của các Bộ và UBND tỉnh Hưng Yên. Ban Quản lý các KCN là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý đối với các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh được thành lập và quản lý theo Quy chế KCN, khu

chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP của Chính phủ ngày 24/4/1997. Tiếp nhận dự án và tổ chức thẩm định, cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép chứng chỉ theo nguyên tắc “một cửa”, theo ủy quyền của UBND tỉnh, của các Bộ, Ngành trung ương tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư triển khai dự án và sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Hưng Yên: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN, xây dựng quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh, quyết định thành lập KCN, phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng KCN, phê duyệt điều lệ quản lý xây dựng KCN, ban hành quy chế khuyến khích ưu đãi đầu tư dự án vào các KCN trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra còn có các cơ quan phối hợp quản lý dự án đầu tư vào các KCN như: Sở xây dựng: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng đối với các KCN, phối hợp với Ban Quản lý các KCN quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch KCN đã được duyệt; thực hiện công tác thanh tra xây dựng theo quy định của luật xây dựng. Sở lao động thương binh và xã hội: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lao động đối với các KCN. Chủ trì phối hợp với Ban Quản lý các KCN và các sở ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo cung ứng lao động cho các KCN. Phối hợp với Ban Quản lý các KCN, có sự tham gia của các đơn vị có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động, tiền lương của các doanh nghiệp KCN, cũng như xử lý các tranh chấp lao động trong các KCN. Sở tài nguyên và môi trường: Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường trong các KCN; thực hiện việc đăng ký cho thuê lại đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp KCN theo quy định của Pháp luật. Chủ trì và phối hợp với Ban Quản lý các KCN thực hiện việc thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên, môi trường của các doanh nghiệp KCN; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai, tài nguyên, môi trường của KCN. Sở thương mại và du lịch: Quản lý các hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật. Chủ trì và phối hợp với Ban

Quản lý các KCN hỗ trợ các doanh nghiệp KCN trong công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; thực hiện thanh tra kiểm tra chuyên ngành đối với các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp. UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn có các KCN trên địa bàn: Thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật; chủ trì thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho triển khai xây dựng KCN; phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cho KCN; tham gia giải quyết các vấn đề tranh chấp có liên quan đến địa phương mình. Các cơ quan chuyên ngành như Thuế, Hải quan, Công an có thể đặt đại diện đủ thẩm quyền của mình tại các KCN để giải quyết công việc có liên quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà đầu tư sản xuất kinh doanh.

Như vậy, tại tỉnh Hưng Yên hoạt động xúc tiến đầu tư được chia tách theo từng loại dự án, mỗi loại dự án có một chủ thể xúc tiến đầu tư nhất định.

Nhận thức rõ được thủ tục hành chính nhanh, thuận lợi là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nên trong thời gian qua tỉnh Hưng Yên đã thực hiện nhiều hoạt động cải cách hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Qua hình 2.2 về trình tự đầu tư cho thấy các thủ tục và trình tự đầu tư hiện nay của tỉnh Hưng Yên được đưa ra một cách hợp lý và rõ ràng tránh cho các nhà đầu tư cảm giác rắc rối, khó khăn trong bước đầu tiến hành đầu tư tại tỉnh. Trình tự này cũng cho thấy tỉnh Hưng Yên đã cải thiện và rút gọn các bước một cách cần thiết giúp cho các dự án đầu tư được đưa vào nhanh gọn, thuận tiện.

Hình 2.2: Trình tự đầu tư

Nhà đầu tư lựa chọn cơ hội Xác định vị trí địa điểm

Ngoài khu công nghiệp Trung khu công nghiệp

Thống nhất về nguyên tắc với ban quản lý các KCN. Thỏa thuận đặt cóc tiền thuê đất với công ty kinh

doanh hạ tầng.

Thống nhất vị trí địa điểm với UBND tỉnh Lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư Lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư Không được chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư Được chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư Không được chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư Được chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư Hoàn trả tiền đặt cọc Ký hợp đồng thuê đất, bàn giao đất cho nhà đầu tư Tìm kiếm cơ hội khác Hoàn thiện hồ sơ thuê

đất và đền bù giải phóng mặt bằng

Hoạt động sản xuất kinh doanh Thiết kế xây dựng nhà xưởng

San lấp mặt bằng Thiết kế xây dựng nhà xưởng Hoạt động sản xuất kinh doanh

Ký hợp đồng thuê đất, bàn giao đất ngoài thực địa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 54)