YÊN THỜI KỲ 2011-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 75)

3.1. Định hướng thu hút FDI và xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI vàotỉnh Hưng Yên tỉnh Hưng Yên

3.1.1. Định hướng thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên luôn nâng cao nhận thức đối với chủ trương tăng cường thu hút và quản lý vốn FDI đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

là: “ Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút đầu tư nước ngoài, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”.

Nguồn vốn FDI luôn được tỉnh coi là nguồn lực quan trọng bổ sung cho nguồn vốn của tỉnh, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Quá trình phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua đã phần nào cho thấy việc đẩy mạnh thu hút FDI để bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh là việc làm có ý nghĩa quan trọng và là một trong những động lực quan trọng giúp cho tỉnh Hưng Yên đạt được những kết quả đặt ra. Việc thu hút và sử dụng tốt nguồn vốn FDI sẽ góp phần tạo ra sự tăng trưởng nhanh và ổn định, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động…

Hưng Yên cần chủ động hơn nữa trong thu hút FDI theo những mục tiêu mà tỉnh đề ra, hạn chế sự bị động trong việc thu hút FDI. Tính chủ động được thể hiện thông qua việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong ngắn hạn và dài hạn. Tích cực và chủ động tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh. Cần có chính sách thu hút FDI thống nhất và phù hợp với chính sách chung của cả nước nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh.

Thu hút FDI có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng: Công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, chế biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn nông nghiệp và nông thôn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn, các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội ( khám chữa bệnh, công nghiệp dược và văc xin, sinh phẩm…), đảm bảo môi trường và an ninh quốc gia…

Cần đảm bảo tính bền vững trong thu hút vốn FDI: với mục tiêu đa dạng hóa, đa phương hóa với đối tác đầu tư để thu hút được vốn FDI càng nhiều càng tốt

nhưng không phải là thu hút bằng mọi giá, tức là thu hút FDI sạch. Ngoài việc thu hút đảm bảo hiệu quả kinh tế thì phải tính đến hiệu quả xã hội, lấy việc đảm bảo an ninh xã hội và môi trường sinh thái là mục tiêu quan trọng.

Các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh và các văn bản pháp luật chuyên ngành phải đươc rà soát, thống nhất đồng bộ, hệ thống các quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh chuyên ngành phải được xây dựng đầy đủ và công bố công khai nhằm minh bạch hóa các tiêu chuẩn, điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện tiến hành sản xuất, kinh doanh, cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với các dự án đầu tư nước ngoài phải được xây dựng và ban hành để tạo cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước thực thi chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát.

Các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng gây cản trở đối với việc thu hút FDI phải được tập trung giải quyết như: hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển, sự ổn định về cung cấp năng lượng, công tác giải phóng mặt bằng…

3.1.2. Định hướng xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên

Công tác xúc tiến đầu tư cần được đổi mới, nâng cao chất lượng và cần được điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện của hoạt động này. Tỉnh cần xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước, kết hợp với các chuyến đi công tác nước ngoài của các lãnh đạo tỉnh để giới thiệu về tiềm năng, môi trường đầu tư của tỉnh, hoàn thiện cổng thông tin đầu tư và doanh nghiệp nhằm đưa hình ảnh Hưng Yên cụ thể hơn nữa tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từng bước xây dựng các danh mục dự án kêu gọi đầu tư, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư có trọng điểm để đạt hiệu quả cao. Trong thời gian tới tỉnh chủ trương tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực đang hình thành và là thế mạnh của tỉnh như sản xuất thiết bị điện, điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, giáo dục đào tạo, chế biến lương thực, thực phẩm…Đồng thời bố trí các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy, thủ công mỹ

nghệ vào khu vực phía Nam của tỉnh.

Cần giải quyết các khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, sự lạc hậu trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo, trường nghề…Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.

Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư riêng vào các quốc gia có tiềm năng về công nghệ tiên tiến, dồi dào về nguồn vốn đầu tư lớn vào tỉnh Hưng Yên như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…Đây được coi là các đối tác chiến lược của tỉnh Hưng Yên trong thu hút các dự án FDI.

Xây dựng văn bản pháp quy về công tác xúc tiến đầu tư nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 75)