Kết quả phân tích hoạt động thu mua:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEXNS.doc (Trang 42 - 46)

I. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THU MUA GẠO XUẤT KHẨU: 1.Tình hình thu mua gạo xuất khẩu theo hình thức thu mua:

4.Kết quả phân tích hoạt động thu mua:

Bảng 5: Tổng hợp các yếu tố của hoạt động thu mua

Loại gạo thu mua

Hinh thức thu

mua Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Lượng (tấn) Giá (1000 đồng/ tấn) Lượng (tấn) Giá (1000 đồng/ tấn) Lượng (tấn) Giá (1000 đồng/ tấn) Gạo nguyên liệu Thu mua bạn hàng xáo 9.106,53 2.500 9.927,67 2.650 6.098,22 3.000 Thu mua trực tiếp nông dân 1.011,84 2.500 1.103,07 2.650 677,58 3.000 Gạo thành phẩm Gạo thành phẩm 5% tại kho không bao

Thu mua từ đơn vị chế biến

bì, chưa VAT Gạo thành phẩm 10% tại kho không bao bì, chưa VAT Thu mua từ đơn vị chế biến 120,00 3.233 Gạo thành phẩm 15% tại kho không bao bì, chưa VAT Thu mua từ đơn vị chế biến 2.371,75 3.183 19.792,05 3.207 23.487,25 3.600 Gạo thành phẩm 25% tại kho không bao bì, chưa VAT

Thu mua từ đơn vị chế biến

32.049,65 2.677 8.539,10 2.717

Nguồn: Phòng Kế toán, tổng hợp các bảng ở trên, Năm 2003, 2004, 2005

Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên ta thấy:

- Gạo nguyên liệu là loại gạo thu mua theo hai hình thức là mua từ bạn hàng xáo và mua trực tiếp nông dân. Giá mua của gạo nguyên liệu so sánh tương quan với gạo thành phẩm thì qua các năm trung bình đều thấp hơn. Sản lượng thu mua cũng tương đối thấp, chiếm khoảng 20% trong tổng lượng gạo thu mua.

- Gạo thành phẩm của Công ty thu mua chủ yếu chỉ bằng hình thức thu mua từ các đơn vị chế biến lương thực. Lượng mua của gạo thành phẩm chiếm 80% tổng số gạo thu mua để xuất khẩu. Trong đó:

+ Gạo 5% tấm tương đối được thu mua đều qua các năm, sản lượng thấp nhưng ổn định, tăng, giảm ít so với những loại gạo khác. Giá thu mua là cao nhất so với các loại khác.

+ Gạo 10% tấm chỉ được thu mua vào năm 2004 với sản lượng tương đối thấp. Giá mua thấp hơn gạo 5% tấm, nhưng qua 3 năm giá đều cao hơn các loại khác.

+ Gạo 15% tấm: là loại gạo có sản lượng mua nhiều nhất, qua mỗi năm mỗi tăng, đặc biệt là năm 2005, trong khi các loại gạo khác đều giảm thì gạo 15% tấm lại tăng sản lượng mua. Giá mua trung bình thấp hơn gạo 5%, 10% và cao hơn gạo 25% tấm.

+ Gạo 25% tấm: năm 2003 sản lượng mua vào cao nhưng sang năm 2004 giảm mạnh và không còn mua nữa trong năm 2005. Giá mua là thấp nhất.

Liệu có duy trì được nguồn cung? Có một thực tế đối với các nước xuất khẩu gạo là hầu như họ không phải lo đầu ra cho sản phẩm vì nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới ngày càng cao, trong khi lượng cung luôn thấp hơn nhiều so với cầu. Theo dự đoán của FAO trong vài thập kỷ tới, thế giới có hàng tỷ người thiếu đói lương thực, nhu cầu gạo tiêu dùng thế giới năm 2003 là 415,58 triệu tấn, năm 2004 là 414,16 triệu tấn, năm 2005 là 418,18 triệu tấn. Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng quan trọng trong thị trường thế giới (từ 12-18% thị trường gạo thế giới). Năm 2005, để duy trì được 3,9 triệu tấn xuất khẩu và tăng hơn nữa thì bản thân nông nghiệp Việt Nam phải duy trì và tăng diện tích năng suất trồng lúa. Tuy nhiên đây lại là vấn đề hết sức nan giải vì dự báo thách thức đối với tương lai cây lúa ở Việt Nam sẽ không nhỏ. Đó là vấn đề sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt, phèn mặn... Bên cạnh nỗi lo lũ lụt, mất mùa là nguy cơ cạnh tranh giữa các loại cây trồng có giá trị hơn trong cơ chế thị trường đang dần lấn chỗ đứng cây lúa. Có lẽ vấn đề bảo đảm an toàn lương thực quốc gia và đảm bảo nguồn cung ứng cho thị trường gạo thế giới không chỉ là vấn đề của năm 2006 mà có lẽ còn là vấn đề lâu dài đối với chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam trong nhiều năm tới.

Thách thức về chất lượng và giá thành. Để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo thì ngoài việc tăng khối lượng hàng xuất, việc cải tiến chất lượng để tăng giá thành là vấn đề hết sức quan trọng. Trong những năm vừa qua để phù hợp với yêu cầu thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể, loại gạo chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ từ 22,4% (năm 1996) tăng lên 85% (năm 2003). Loại gạo chất lượng thấp chiếm tỷ lệ 23% giảm xuống còn 8%. Nhưng so với gạo của Thái Lan thì gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn có chất lượng trung bình. Qua khảo sát cho thấy gạo xuất 5% tấm của Việt Nam mới đạt 35%; 15% tấm chiếm 40%; 25% tấm chiếm 12%; các loại khác là 13%. Do chất lượng gạo chưa cao nên giá bán bình quân các loại gạo xuất khẩu luôn thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan. Khoảng cách chênh lệch giá gạo xuất khẩu Việt Nam với Thái Lan loại 5% tấm năm 2000 là 40- 50USD/tấn, nay tuy có rút ngắn nhưng gạo 5% tấm của ta vẫn thấp hơn từ 20- 35USD/tấn so với Thái Lan. Còn so sánh bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của ta luôn thấp hơn hàng Thái Lan khoảng 12-24 USD/tấn.

Thiếu đồng bộ trong sản xuất, thu mua và chế biến: Về sản xuất, đặc tính phân

tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình vẫn là cản trở lớn cho việc sản xuất hàng loạt lúa chất lượng cao theo yêu cầu xuất khẩu gạo. Mạng lưới thu mua, vận chuyển lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu gạo vẫn phụ thuộc quá lớn vào thương lái, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực Nhà nước. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu còn yếu kém, lại phân bố không đều. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu được cải tiến nhưng vẫn còn ít và xa vùng nguyên liệu. Do yếu trong khâu bảo quản như: lẫn chủng loại, độ ẩm cao, hạt lép, biến màu… nên khi thóc được chuyển đến cơ sở sản xuất đã giảm chất lượng. Hiện nay,

phần lớn các cơ sở chế biến và kinh doanh chưa áp dụng tiêu chuẩn, kể cả tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn cơ sở, cho sản phẩm của mình. Những điều này tạo cho khách hàng những mặc định tâm lý không tốt về chất lượng gạo Việt Nam, mặc dù trên thực tế, chúng ta không ngừng nỗ lực để nâng cao phẩm cấp hạt gạo.

Thiếu tính dự báo: Việc tổ chức, điều hành xuất khẩu gạo như hiện nay cũng đang

bộc lộ những nhược điểm. Kế hoạch xuất khẩu gạo được ấn định từ đầu năm trong khi chưa biết kết quả sản xuất lúa trong năm như thế nào, do đó liên tục phải điều chỉnh. Kế hoạch không gắn sát với thực tế sản xuất nên tính khả thi thấp. Việc dựa vào “nhu cầu” của khách hàng theo hợp đồng ký kết để quyết định xuất khẩu gạo cả năm mà chưa tính đến yếu tố “cung” là chưa hợp lý. Bởi thực tế, “cung” có thể chịu biến động bởi ngoại cảnh khách quan. Đã xuất hiện tình trạng một số hợp đồng được ký từ đầu năm với giá thấp nhưng cuối năm giá cao nên nông dân không bán lúa theo hợp đồng, dẫn đến tình trạng vỡ hợp đồng xuất khẩu gạo, làm giảm lòng tin của khách hàng và thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEXNS.doc (Trang 42 - 46)