Kết quả phân tích hoạt động xuất khẩu:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEXNS.doc (Trang 77 - 80)

- Bao 25kg cao nhất là 75 đồng/kg, thấp nhất là 70 đồng/kg.

6. Kết quả phân tích hoạt động xuất khẩu:

Bảng12: Tổng hợp các yếu tố của hoạt động xuất khẩu

Nước Loại Bao bì Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Hình thức xuất khẩu

nhập khẩu gạo Loại bao Nhãn mác

Lượng xuầt (tấn) Giá xuất (1000 Lượng xuất (tấn) Giá xuât (1000 Lượng xuất (tấn) Giá xuất (1000

usd/tấn) usd/tấn) usd/tấn)

Iran 5% 50KG Nguồn gốc việt Nam 498,95 0,259 Uỷ thác

Iraq 5% 50KG Theo mẫu 500,00 0,265 1.390,60 0,329 Uỷ thác

Macau 5% 50KG Theo mẫu 48,00 0,265 Trực tiếp

Algeria 10% 50KG Theo mẫu 120,00 0,234 Trực tiếp

Malaysia 15% 25KG Theo mẫu 12.251,90 0,197 4.392,00 0,227 Trực tiếp

25% 25KG Theo mẫu 20.134,00 0,166

Singapore 15% 50KG Theo mẫu 2.605,00 0,188 66,00 0,226 Trực tiếp

Tanzania 15% 50KG Theo mẫu 1.499,65 0,184 Trực tiếp

Africa 15% 50KG Theo mẫu 8.522,50 0,198 5.256,70 0,238 Trực tiếp

Turkey 15% 50KG Theo mẫu 72,00 0,191 288,00 0,269 Trực tiếp

Guinea 15% 50KG Theo mẫu 1.499,20 0,224 Trực tiếp

Uganda 15% 50KG Theo mẫu 2.001,75 0,230 Trực tiếp

Timor 25% 50KG Theo mẫu 750,00 0,183 Trực tiếp

Indonesia 15% 50KG Theo mẫu 5.309,70 0,197 Trực tiếp

25% 50KG Theo mẫu 9.120,40 0,166 Trực tiếp

Philipines 15% 50KG Nguồn gốc việt Nam 7.550,00 0,177 2.100,00 0,221 Trực tiếp

15% 50KG Nguồn gốc việt Nam 17.464,75 0,250 Uỷ thác

25% 50KG Nguồn gốc việt Nam 2.795,25 0,166 7.789,10 0,186 Uỷ thác

* Với loại gạo 5% tấm, đây là loại gạo chất lượng cao, thị trường của loại gạo này là Iran, Iraq và Macau. Giá của nó tương đối cao so với các loại gạo khác. Lượng xuất vào các thị trường không ổn định qua các năm. Hình thức xuất là uỷ thác vào thị trường Iran và Iraq, xuất trực tiếp vào Macau. Thường nhập bao 50kg, tất cả đều đưa mẫu bao cho ta in để xuất. Riêng Iraq là dùng bao nhãn mac của việt Nam.

* Với loại gạo 10% tấm, đây là loại gạo có chất lượng tương đối tốt. Thị trường duy nhất của Công ty là Algieria, nhập 120 tấn vào năm 2004 với giá 234 USD/tấn, bằng hình thức trực tiếp. Thường nhập bao 50kg, nhãn mac của nước nhập.

* Gạo 15% tấm, đây là loại gạo có chất lượng trung bình và được xuất khẩu khá nhiều và đều đặn qua các năm. Thị trường nhập loại gạo này cũng khá phong phú: Singapore, Tanzania, Malaysia, Africa, Turkey, Guinea, Uganda, Đông Timor. Thường nhập bao 50kg, nhãn mác của nước nhập.

- Malaysia là thị trường lớn năm 2003, nhưng những năm sau thì sản lượng nhập ngày càng giảm. Hình thức nhập gạo là nhập trực tiếp. Thường nhập loại bao 25kg, và dùng nhãn mac do nhà nhập khẩu đưa và Công ty phải in mẫu giống như mẫu được giao.

- Singapore, Tanzania, Guinea là những thị trường không ổn định, lượng nhập tương đối thấp. Hình thức nhập chủ yếu là trực tiếp. Thường nhập bao 50kg, nhãn mac của nước nhập.

- Thổ Nhỹ Kỳ và Châu phi là thị trường mới 2 năm 2004 và 2005 đều nhập gạo của Công ty. Châu Phi là thị trường lớn, có khả năng mở rộng. Hình thức nhập là trực tiếp. Thường nhập bao 50kg, nhãn mac của nước nhập.

- Đông Timor là thị trường mới năm 2005, còn phải xem xét nhiều. Hình thức nhập cũng là trực tiếp. Thường nhập bao 50kg, nhãn mac của nước nhập.

* Indonesia và Philipine là hai thị trường nhập cả hai loại gạo là 15% tấm và 25%

tấm.

- Indonesia: nhập gạo 25% tấm vào năm 2003 với lượng tương đối khá lớn. Năm 2004 nhập gạo 15% tấm và năm 2005 thì không còn nhập nữa. Hình thức nhập là trực tiếp.

- Philipines: Hai năm 2003 và 2004 đều nhập gạo 15% tấm và 25% tấm. Gạo 25% tấm nhập bằng hình thức uỷ thác, gạo 15% tấm nhập bằng hình thức trực tiếp. Năm 2005 chỉ nhập gạo 15% tấm nhưng lại bằng hình thức uỷ thác. Sản lượng tương đối ổn định.

Thường nhập bao 50kg, dùng nhãn mác của Việt Nam.

*Kết luận:

Trên thế giới hiện nay, thị trường đòi hỏi 2 nhu cầu, thứ nhất là những thị trường

cần số lượng gạo (chất lượng có thể thấp) và thứ 2 là thị trường cần chất lượng cao.

Đại diện cho thị trường cần giá thấp là Châu Phi, họ không quan tâm đến chất lượng mà chỉ cần gạo càng rẻ càng tốt. Nhiều chuyên gia người Pháp chuyên nghiên cứu về thị trường Châu Phi nói rằng người Châu Phi rất thích gạo Việt Nam vì gạo Việt Nam rẻ.

Thị trường gạo chất lượng cao thời gian qua khó mở ra được với chúng ta vì Thái Lan đang chiếm đa số thị phần. Hơn nữa nhu cầu thị trường đã bão hoà, nếu Việt Nam "nhảy" vào cạnh tranh sẽ làm giảm giá.

Át chủ bài của Việt Nam là gạo giá rẻ, mà giá rẻ thì phải lấy mục tiêu số lượng làm chính, làm thế nào để xuất khẩu được ngay cả những sản phẩm gạo chất lượng thấp nhất, đó là 1 chiến lược cần phải làm.

Ngoài việc chọn giống, xây dựng thương hiệu cũng là một biện pháp để nâng cao chất lượng gạo song phải hiểu thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp là gì và phải có chiến lược để xây dựng đúng. Lúc đầu có thể gây dựng thương hiệu và tạo uy tín trong thị trường nội địa rồi sau đó mới tính đến chuyện đưa ra thị trường nước ngoài. Chiến lược phải đi từng bước. Tám Xoan Hải Hậu năm nay mới bắt đầu được bán rộng rãi ra thị trường, trong các siêu thị, cung cấp riêng thị trường Hà Nội cũng không đủ.

Ngoài ra, cần phải quan tâm đến vấn đề chất lượng chế biến, tức là tỷ lệ hạt gãy. Nếu chúng ta xay xát tốt, tỷ lệ gãy thấp sẽ bán được giá cao hơn. Lúa hè thu của chúng ta sở dĩ chất lượng thấp vì gặt vào mùa mưa, không có sân phơi phóng, đem về sấy mà không tốt thì hạt gãy cũng nhiều. Như vậy, hiện nay chúng tôi đang tìm cách nâng cao chất lượng qua chế biến. Thêm vào đó, muốn chế biến thành gạo chất lượng cao, phải đòi hỏi máy móc hiện đại. Máy móc trong nước chưa hiện đại.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEXNS.doc (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w