I. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THU MUA GẠO XUẤT KHẨU: 1.Tình hình thu mua gạo xuất khẩu theo hình thức thu mua:
2. Tình hình thu mua gạo xuất khẩu theo loại gạo:
2.2 Gạo nguyên liệu:
Gạo nguyên liệu thu mua qua 3 năm 2003, 2004, 2005, Công ty chỉ dùng để chế biến ra loại gạo 15% tấm.
Bảng 3b: Tình hình thu mua gạo nguyên liệu qua 3 năm 2003-2005
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Loại gạo Lượng (tấn) Giá (đồng/kg) Lượng (tấn) Giá (đồng/kg) Lượng (tấn) Giá (đồng/kg) Gạo nguyên liệu 10.118,36 2.500 11.030,74 2.650 6.775,80 3.000
Thành phẩm tạo ra từ gạo nguyên liệu
(gạo 15% tấm) 9.282,90 3.200 9.963,25 3.233 5.693,95 3.670
Nguồn: Phòng Kế toán, Năm 2003, 2004, 2005
Giá gạo nguyên liệu mua vào được tính theo thực tế thu mua; khi chế biến thành gạo thành phẩm, Công ty tính giá thành của gạo thành phẩm chế biến được bằng với giá của gạo thành phẩm thu mua của thị trường. Các chi phí chế biến đều được điều chỉnh cho phù hợp để giá gạo thành phẩm không thấp hơn tổng chi phí chế biến ra nó. Việc điều chỉnh giá này do phân xưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm, Công ty khoán cho họ. Nếu giá gạo thành phẩm thấp hơn chi phí chế biến thì phần thiếu này do phân xưởng chịu, ngược lại, phân xưởng sẽ được hưởng phần lợi nhuận đó.
Lượng gạo nguyên liệu thu mua để chế biến do Công ty đặt một tỷ lệ ổn định qua các năm. Như đã phân tích ở trên, khi ký hợp đồng thu mua gạo thành phẩm chế biến sẵn sẽ làm giảm độ rủi ro hơn là thu mua gạo nguyên liệu để chế biến. Cho nên tỷ lệ thu mua gạo nguyên liệu là thấp, khoảng 20%. Phần trăm này chỉ là % gạo thành phẩm chế biến được, do đó gạo nguyên liệu thu mua phải có một sự tính toán để có thể chế biến ra đúng một lượng gạo thành phẩm theo yêu cầu là 20% trong tổng lượng gạo thành phẩm thu mua trong năm hay cũng là tổng lượng gạo thành phẩm xuất khẩu trong năm.