ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (ngoài Thái Lan): 1 Mỹ:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEXNS.doc (Trang 106 - 107)

1. Mỹ:

Mỹ xuất khẩu gạo năm 2005 chiếm tỷ trọng 13,8%, sau Thái Lan và cả Việt Nam. Thế nhưng Mỹ cạnh tranh và chi phối xuất khẩu gạo bằng chất lượng ưu việt so với gạo Thái và gạo Việt. Mỹ có lợi thế hơn hẳn về khoa học- công nghệ trong khâu chế biến và thiết bị kho tàng bảo quản ... Hơn nữa, Mỹ sử dụng gạo xuất khẩu như một vũ khí chính trị để thực hiện mục tiêu đối ngoại của mình trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

Ở Mỹ, gạo được coi là “nông phẩm chính trị” theo Công luật 450 và được đặt trong “cơ chế bảo hộ” với nhiều chính sách như: chính sách trợ cấp thu nhập (khi có thiên tai hay khi Nhà Nước yêu cầu thu hẹp diện tích canh tác để điều chỉnh quan hệ cung cầu), chính sách trợ giá xuất khẩu, chính sách cấp tín dụng dài hạn ưu đãi xuất khẩu gạo, chính sách viện trợ gạo nhằm thao túng các nước tiêu thụ gạo của Mỹ. Tỷ lệ trợ cấp của chính phủ trong giá thành thường rất cao, đặc biệt đối với gạo. Chính phủ Mỹ thực hiện chính sách can thiệp mạnh vào giá cả gạo, từ giá bán của các trang trại đến giá của các nhà kinh doanh trong nước và giá xuất khẩu. Riêng nông dân Mỹ đã

được hưởng mức trợ cấp tối thiểu trên 100USD/tấn gạo. Tóm lại, xuất khẩu gạo của Mỹ thường không tách rời mục đích chính trị, nó không phải là hoạt động thương mại thuần tuý.

2. Ấn Độ:

Những năm 60 và 70, Ấn Độ còn là nước nhập khẩu gạo khá lớn, có lúc tương đương với Iran. Năm 1972 -1977, Ấn Độ nhập khẩu gạo trung bình hàng năm 0,7 triệu tấn. Bước sang thập niên 80, nhập khẩu gạo của Ấn Độ liên tục giảm nhưng lại tăng nhập khẩu lúa mì. Kể từ năm 1989, do nỗ lực phát tiển sản xuất trong nước, Ấn Độ đã chuyển sang xuất khẩu và duy trì được nhịp độ xuất khẩu tăng và ổn định hàng năm. Nguyên nhân của sự thành công này là do:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEXNS.doc (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w