III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
5 Năng suất bình quân (Tạ/ha) 24,20 36,80 12,60 2,
Nguồn: Ban vật giá Chính phủ, năm 2003
Nhận xét:
- Các chỉ tiêu về hệ số sản xuất: Diện tích canh tác của Việt Nam ít hơn của Thái Lan là 5 triệu ha, tương đương 54,35%. Diện tích gieo trồng cũng ít hơn của Thái là 3,34 triệu ha, tương đương 33,07%. Hệ số quay vòng đất lại lâu hơn của Thái là 0,4 lần, tương đương 33,33%. Từ đó cho thấy Việt Nam kém hơn Thái Lan về sản xuất.
- Tỷ lệ diện tích được tưới của của Việt Nam hơn Thái Lan 15,3 % tương đương 102%. Chứng tỏ điều kiện sông, rạch, lượng mưa ...nói chung là điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam hơn là Thái Lan.
- Lượng phân hoá học dùng trong năm của Việt Nam cũng ít hơn Thái Lan là 1,41 triệu tấn/năm, tương đương 40,14%.
- Phân bón dùng cho đất thì nhiều hơn Thái là 10 Kg/ ha, tương đương 3,33%. Điều kiện tự nhiên của việt Nam thuận lợi cho trồng lúa, không cần ứng dụng nhiều phân bón hoá học mà người nông dân ta có thể sử dụng nhiều loại phân hữu cơ, việc này giúp tiết kiệm chi phí hơn và tốt cho đất hơn.
- Năng suất bình quân của ta cao hơn Thái là 12,6 tạ/ha, tương đương 52,07%.
2.2.2. Giống:
Từ nhiều năm qua, Việt Nam đã tạo ra nhiều giống lúa tốt, hạt gạo Việt Nam sản xuất ra không thua kém gạo các nước. Theo giáo sư tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, thành công của Việt Nam là đã tạo được giống lúa cực sớm, và thành công lớn nhất là đã tạo thành công giống lúa cao sản. Thế nhưng
Nguyên do, theo chính các nhà khoa học thừa nhận, các chủng lúa sản xuất ra cứ được mặt này thì mất mặt kia: cao sản thì thân yếu dễ ngã, dễ rụng, còn chất lượng thơm ngon thì nhiều lép, cuống dai, kháng bệnh kém, dễ bị sâu rầy, và bên cạnh đó là công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến.
2.2.3 Công nghệ xay xát lúa gạo
Thái Lan có công nghệ xay xát, chế biến gạo tiến bộ hơn Việt Nam rất nhiều. Các nhà kinh doanh gạo rất chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu gạo có cường độ công nghệ, kỹ thuật cao. Trong khi đó ở Vịêt Nam, hầu hết các máy móc đều trong tình trạng lỗi thời, chỉ thích hợp với việc xay xát phục vụ nội địa. Các cơ sở hạ tầng dành cho các khâu bảo quản, vận chuyển cũng ở trong tình trạng lạc hậu. Tất cả đã dẫn đến việc thất thoát sau thu hoặch là khá lớn, ảnh hưởng năng suất cũng như chất lượng xuất khẩu.
Sự tổn thất sau thu hoặch được trình bày dưới đây :
Bảng 15: Sự tổn thất sau thu hoạch
Khâu Thái Lan (%) Việt Nam (%)
Khâu thu hoặch 1,2 - 1,6 1,3 - 1,7
Khâu vận chuyển 0,5 - 1,2 1,2 - 1,5
Khâu đập(tuốt) 1 - 1,2 1,4 - 1,8
Khâu phơi (sấy) 0,5 - 1 1,9 - 2,1
Khâu bảo quản 0,2 - 0,5 3,2 - 3,9
Khâu xay xát chế biến 0,6 - 1,2 4,1 - 5
Tổng 4 - 6,7 13 - 16
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, Quarterly Bulletin of Statistics, năm 2003
Từ các số liệu trên cho thấy, sản lượng sau thu hoặch của ta bị thất thoát rất nhiều, làm ảnh hưởng đến sản lượng. So với Thái Lan, chúng ta còn chưa quản lý tốt khâu sau thu hoặch.
- Các khâu: thu hoạch, vận chuyển, đập (tuốt), Thái Lan bị tổn thất trung bình thấp hơn Việt Nam từ 0,1 đến 1,4 % sản lượng gạo thu được.
- Các khâu phơi (sấy), bảo quản, xay xát chế biến là các khâu Việt Nam bị tổn thất rất nhiều so với Thái Lan. Lượng hao hụt chiếm gần 70 – 80% tổng lượng hao hụt. Trong khi đó lượng hao hụt của Thái Lan chỉ chiếm từ 20 - 30%. Đây là một bất lợi rất lớn cho việc sản xuất gạo Việt Nam.
Cũng vì công nghệ sau thu hoạch không được coi trọng mà việc thất thoát cũng rất lớn, khiến giá thành của sản phẩm không thể hạ thấp. Cây lúa là thế mạnh của nông sản
xuất khẩu, nhưng hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, lúa chín rục mới được thu hoạch. Thu hoạch xong phơi luôn ngoài đồng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thất thoát sau thu hoạch của lúa Việt Nam từ 10% đến 16%, có khi lên đến đến 30%!
Cũng do tình trạng không chú trọng sân phơi, nên gạo Việt Nam xát ra phải sấy, bị gãy nát và xỉn màu. Vì vậy mà mặc dù Việt Nam có giống lúa chất lượng cao, nhưng khi xuất khẩu chất lượng vẫn đứng sau gạo các nước.
Theo ông Nguyễn Kim Vũ, Viện phó Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch, việc quan trọng là phải xây dựng các công đoạn kỹ thuật thu hoạch lại thành một khâu hoàn chỉnh áp dụng các công nghệ bảo quản.
Theo ông Vũ, công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam cũng có kỹ thuật tốt không thua kém công nghệ của các nước. Nhưng điều kiện thực hiện, quy trình chuyển giao vẫn chưa tốt, khiến công nghệ thô sơ vẫn cứ phổ biến.
2.3 Sản lượng gạo xuất khẩu:
Bảng 16: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan qua 3 năm 2003-2005:
Đvt: triệu tấn
Nước xuất khẩu So sánh Thái/Việt Năm Việt Nam Thái Lan Lượng xuất (Triệu
tấn) %
Năm 2003 3,5 7,59 4,09 116,86
Năm 2004 4,1 10,13 6,03 147,07
Năm 2005 3,8 7,3 3,5 92,11
Dự kiến năm 2006 5 7,5 2,5 50,00
Nguồn tin : www.google.com, ngày 17/04/2006
3,5 7,59 7,59 4,1 10,13 3,8 7,3 5 7,5 0 2 4 6 8 10 12 Triệu tấn
BIểu đồ biểu diễn sản lượng gạo xuất khẩu qua 3 năm 2003-2005
Việt Nam 3,5 4,1 3,8 5
Thái Lan 7,59 10,13 7,3 7,5
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Dự k iến năm 2006
Biểu đồ 10: Sảnlượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan
Từ bảng trên, Việt Nam kém Thái Lan về sản lượng xuất: Năm 2003 Việt Nam xuất 3,5 triệu tấn, trong khi Thái Lan xuất 7,59 triệu tấn, hơn Việt Nam 4,09 triệu tấn. Năm 2004 lượng xuất của Việt Nam tăng lên 4,1 triệu tấn; Thái Lan tăng lên 10,13 triệu tấn, nhiều hơn Việt Nam là 6,03 triệu tấn. Năm 2005, sản lượng xuất của Thái Lan giảm
còn 7,3 triệu tấn, Việt Nam giảm lại còn 3,8 triệu tấn, thấp hơn Thái Lan là 3,5 triệu tấn. Dự báo cho năm 2006 thì Thái Lan xuất 7,5 triệu tấn, Việt Nam chỉ là 5 triệu tấn. Nhìn chung sản lượng xuất của Việt Nam chỉ bằng phân nữa của Thái Lan.
2.4 Thị phần xuất khẩu gạo trên thế giới:
Bảng17: Thị phần xuất khẩu gạo trên thế giới của Việt Nam và Thái Lan
ĐVT: %Nước xuất khẩu So sánh Thái/Việt Nước xuất khẩu So sánh Thái/Việt Thị phần thế giới Việt Nam Thái Lan
Năm 2003 12,66 27,46 14,80 116,86
Năm 2004 14,96 36,47 21,51 143,78
Năm 2005 13,68 26,63 12,95 94,70
Nguồn : USDA, www.google.com, ngày 13/04/06
Việt Nam; 12,66 Thái Lan; 27,46 Việt Nam; 14,96 Thái Lan; 36,47 Việt Nam; 13,68 Thái Lan; 26,63 0 5 10 15 20 25 30 35 40 %
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005