1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần DANA (full)

158 2,2K 53

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 4,77 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN MINH QUANG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DANA Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN Đà Nẵng – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả phương án nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phan Minh Quang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục và nội dung nghiên cứu của đề tài 4 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 8 1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 8 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 8 1.1.2. Khái niệm về đào tạo nguồn nhân lực 9 1.1.3. Mục đích của đào tạo nguồn nhân lực 10 1.1.4. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 10 1.1.5. Nguyên tắc của đào tạo nguồn nhân lực 11 1.2. NỘI DUNG CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 12 1.2.1. Đánh giá nhu cầu đào tạo 13 1.2.2. Thiết kế và triển khai đào tạo 17 1.2.3. Giai đoạn đánh giá đào tạo 27 1.2.4. Chính sách đối với người đào tạo 30 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC31 1.3.1. Chiến lược nguồn nhân lực của công ty 31 1.3.2. Kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 31 1.3.3. Yêu cầu, đòi hỏi của nhân viên trong doanh nghiệp 31 1.3.4. Các quyết định của nhà quản trị 31 1.3.5. Nguồn kinh phí dành cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.32 1.3.6. Các nhân tố khác 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DANA 34 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DANA 34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 34 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 34 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý 35 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DANA 38 2.2.1. Lĩnh vực kinh doanh 38 2.2.2. Thị trường, khách hàng 38 2.2.3. Tình hình sử dụng các nguồn lực tại Công ty DANA 39 2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 51 2.3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DANA 52 2.3.1. Chính sách nguồn nhân lực tại Công ty DANA 52 2.3.2. Nhu cầu và mục tiêu đào tạo tại Công ty DANA 54 2.3.3. Kế hoạch đào tạo tại Công ty DANA 58 2.3.4. Phương pháp đào tạo tại Công ty DANA 60 2.3.5. Kinh phí đào tạo 61 2.3.6. Công tác đánh giá kết quả chương trình đào tạo và chính sách đãi ngộ sau đào tạo 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DANA 66 3.1. CĂN CỨ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 66 3.1.1. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 66 3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Đà Nẵng đến năm 2015 67 3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần DANA giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020 68 3.2. ĐỊNH HƯỚNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠO CÔNG TY CỔ PHẦN DANA 69 3.2.1. Định hướng về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty DANA 69 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần DANA 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 97 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao) PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBNV Cán bộ nhân viên CPV Phần mềm quản lý bán hàng CS Chỉ số hài lòng khách hàng CVDV Cố vấn dịch vụ Dana Ford Công ty cổ phần DANA DCRC Trung tâm quan hệ khách hàng của Đại lý DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa NXB Nhà xuất bản TNHH Trách nhiệm hữu hạn SAVICO Công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn RO Phần mềm quản lý dịch vụ sửa chữa xe ô tô DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1. Phương pháp thu thập và nguồn thông tin 14 1.2. Mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo 27 2.1. Tổng hợp số lượng lao động tại Công ty DANA 39 2.2. Cơ cấu giới tính và hình thức lao động 40 2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 42 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn 43 2.5. Cơ cấu lao động theo độ tuổi 44 2.6. Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác 45 2.7. Tổng hợp báo cáo giá trị thiết bị 48 2.8. Tổng hợp đào tạo nhân sự 55 2.9. Tổng hợp số lượng nhân viên tuyển dụng mới 56 3.1. Tình hình kinh doanh 2012, 2013, 06/2014 76 3.2. Bảng tổng hợp chỉ số CS 78 3.3. Tổng hợp báo cáo tiền lương 79 3.4. Yêu cầu năng lực cơ bản 84 3.5. Bảng mô tả công việc 85 3.6. Tổng hợp nghiệp vụ, kỹ năng cần đào tạo 89 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 1.2. Tiến trình xác định nhu cầu đào tạo 16 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần DANA 36 3.1. Quy trình đào tạo 72 3.2. Hệ thống theo dõi thông tin đào tạo 73 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tế cho thấy nhà máy, trang thiết bị và tài sản tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần có, thế nhưng con người – nguồn nhân lực – vẫn đặc biệt quan trọng. Nguồn nhân lực đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Trong các hoạt động của tổ chức, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp con người đều tham gia vào quá trình lập kế hoạch, xác định mục tiêu, sản xuất, lưu thông các sản phẩm ra thị trường. Do vậy, để tổ chức đạt được mục tiêu thì cần phải có những con người làm việc có hiệu quả. Ngày nay toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin vừa có tác động tích cực, vừa là thách thức, khó khăn, đối với doanh nghiệp và nền kinh tế. Do vậy, đòi hỏi ngày càng cao hơn về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nội lực quan trọng là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung và góp phần gia tăng tính cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, qua nghiên cứu những thành công của các hãng, các tập đoàn trên thế giới hoạt động kinh doanh hiệu quả cao và có những bước phát triển vượt bậc như: Google, Microsoft, Samsung, Nokia…và trong nước như FPT, Vinamilk, Viettel, MBBank … đều xuất phát chung từ một nguyên nhân quan trọng đó là coi trọng việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực và tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng tốt trong công việc. Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết: - Nguồn nhân lực là lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp. Việc thực 2 hiện phát triển lực lượng lao động chất lượng cao là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đây là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm. Nguồn nhân lực chất lượng cao ở đây là nói đến việc đào tạo kiến thức quản lý, trình độ kỹ năng tay nghề của người lao động. - Đào tạo nguồn lao động theo một chuẩn thống nhất sẽ nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp. - Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực giúp người lao động tự tin, tạo cho họ cảm giác yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, đem hết khả năng của mình phục vụ cho doanh nghiệp coi sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp là sự phát triển của bản thân mình. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải chủ động quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo và bồi dưỡng để nguồn nhân lực phát huy đạt hiệu quả cao nhất. Đào tạo nguồn nhân lực đã trở thành yếu tố then chốt của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức. Công ty cổ phần DANA là một công ty hoạt động kinh doanh và sửa chữa xe ô tô; với đặc thù sản phẩm có công nghệ cao và thay đổi nhanh chóng, thị trường nhiều biến động và cạnh tranh mạnh mẽ. Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo; tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty là 155 người. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được chú trọng nên đến nay công ty chưa xây dựng được chất lượng dịch vụ có tính thống nhất và ổn định cao; năng suất lao động còn thấp và chưa cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần DANA” được thực hiện nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân tại Công ty góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, Hệ thống hóa lý thuyết, những kết quả nghiên cứu và làm rõ lý luận về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; Thứ hai, Đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ [...]... việc đào tạo của các Công ty sản xuất đồng thời là nhà cung cấp sản phẩm; Công ty cổ phần DANA cũng không nằm ngoài tình trạng đó Vì vậy, đề tài Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần DANA rất cần thiết và có ý nghĩa lý luận cho Công ty cổ phần DANA trong công tác đào tạo nguồn nhân lực Đề tài hệ thống lại các lý luận về phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu về nguồn nhân. .. cứu về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cũng như thực trạng công tác đào tạo giúp cho các nhà hoạch định, quản lý và trực tiếp là Ban lãnh đạo Công ty cổ phần DANA thấy được sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực, những hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực của Công ty hiện nay Ở góc độ nghiên cứu công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần DANA, đề tài cũng... những vấn đề lý luận khái quát về nguồn nhân lực, tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực và thực tiễn liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp và tại Công ty DANA 3.2 Phạm vi nghiên cứu Tập trung đi sâu vào nghiên cứu công tác đào tạo nguồn nhân lực Công ty cổ phần DANA, đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty 4 Phương pháp nghiên cứu Các phương... cứu của đề tài Ngoài phần mở đầu, danh mục các bảng, hình vẽ, các chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bố cục đề tài gồm ba chương: - Chương 1 Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp - Chương 2 Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần DANA - Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần DANA 6 Tổng quan tài... đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế - Vũ Thị Thái Thanh (Luận văn thạc sĩ, 2008), Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty du lịch Việt Nam Đà Nẵng Tác giả đã phân tích khá kỹ về đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch và vai trò của đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đưa ra các phương pháp đánh giá, các hình thức đào tạo làm cơ sở lý luận. ..3 phần DANA Đánh giá về các mặt từ lập kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả công tác đào tạo v.v.; Thứ ba, Đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần DANA Các giải pháp giải quyết các vấn đề tồn tại, hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty DANA 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận. .. phù hợp với việc đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần DANA - Lê Thị Mỹ Linh (2009), Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế lao động: Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập Công trình nghiên cứu có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn Về lý luận, bên cạnh việc hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tác giả đã tìm... 1.1.3 Mục đích của đào tạo nguồn nhân lực [4], [11], [12], [14] Đào tạo nguồn nhân lực nhằm giúp người lao động cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới để thực hiện tốt hơn các yêu cầu cụ thể và chuyên sâu về công việc Kết quả của đào tạo nguồn nhân lực sẽ nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực đó Mục đích của đào tạo nguồn nhân lực là sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn lực con người hiện có của... trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê Đây là một giáo trình về Quản trị nguồn nhân lực cung cấp kiến thức nền tảng lý luận về Quản trị nguồn nhân lực Giáo trình đề cập đến đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng trình xây dựng tiến trình về xác định nhu cầu nguồn nhân lực thông qua các bước đánh giá thực hiện công việc Đánh giá công việc theo tiêu chuẩn, trên cơ sở phân tích phí tổn để quyết định đào tạo, ... tạo tại các công ty trên thế giới, đánh giá mức độ ảnh hưởng của đào tạo đến sự thành công của các công ty - PGS.TS Võ Xuân Tiến, Quản trị nguồn nhân lực, 2008, Tập bài giảng Đề cập đến những thách thức trong quản trị nguồn nhân lực và vai trò 5 của quản trị nhân sự trong xu hướng tiếp cận theo hướng chiến lược cũng như quốc tế hóa trong quản trị nguồn nhân lực Trong Chương VII, có đề cập đến đào tạo . của công ty 51 2.3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DANA 52 2.3.1. Chính sách nguồn nhân lực tại Công ty DANA 52 2.3.2. Nhu cầu và mục tiêu đào tạo tại Công ty DANA. đề tài Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần DANA được thực hiện nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân tại Công ty góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty. 2 - Chương 2. Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần DANA - Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần DANA 6. Tổng quan tài

Ngày đăng: 08/07/2015, 14:31

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w