1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chuỗi giá trị thịt bò tại thành phố hà nội

97 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 778,25 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NÔI NGUYỄN THỊ THANH THÚY PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN VIẾT ĐĂNG HÀ NỘI - 2012 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Thúy Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện đề tài này ngoài sự cố gắng, nỗ lực, say mê nghiên cứu khoa học của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Viết Đăng người đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, các thầy cô giáo Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập và các ý kiến đóng góp để tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hà Nội, Chi cục Thú y TP. Hà Nội, Phòng Nông nghiệp và Trạm thú y huyện Ba Vì; các hộ chăn nuôi bò, các lò mổ, các cửa hàng, công ty phân phối thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đã cung cấp các số liệu, các thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự cổ vũ, động viên và chia sẻ của gia đình, các anh chị em đồng nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Thúy Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vi PHẦN I MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ 4 2.1 Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị thịt bò 4 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị 4 2.1.2 Vai trò của phân tích chuỗi giá trị 12 2.1.3 Các công cụ phân tích chuỗi giá trị 13 2.1.4 Đặc điểm chuỗi giá trị thịt bò tại TP. Hà Nội 21 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt bò 22 2.2 Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị thịt bò 23 2.2.1 Tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở các nước trên thế giới. 23 2.2.2 Nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam 24 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. iv PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 29 3.2 Phương pháp nghiên cứu 33 3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 33 3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 34 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 35 3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 36 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 36 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39 4.1 Thực trạng chuỗi giá trị thịt bò tại TP. Hà Nội 39 4.1.1 Thực trạng cung ứng và tiêu dùng thịt bò ở TP. Hà Nội 39 4.1.2 Sơ đồ các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị 41 4.1.3 Sơ đồ chuỗi giá trị thịt bò 64 4.1.4 Phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị thịt bò 67 4.2 Các giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm thịt bò 70 4.2.1 Giải pháp chung cho chuỗi giá trị thịt bò 70 4.2.2 Giải pháp cho từng tác nhân trên chuỗi giá trị thịt bò 71 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 5.1 Kết luận 75 5.2 Kiến nghị 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân GO Giá trị sản xuất HTCN Hệ thống chăn nuôi HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian IFAD Quĩ quốc tế về phát triển nông nghiệp MI Thu nhập hỗn hợp NĐ Nghị định NHNN Ngân hàng nông nghiệp NHTT Nhãn hiệu tập thể PP Phân phối QTKT Quy trình kỹ thuật TBKT Tiến bộ kỹ thuật UBND Ủy ban nhân dân VA Giá trị gia tăng VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. vi DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ STT Tên bảng Trang 2.1 Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị 5 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của TP. Hà Nội 29 3.2 Biến động dân số của TP. Hà Nội, 2008-2010 30 3.3 Cơ sở hạ tầng về giáo dục, y tế, văn hóa của Hà Nội 32 3.4 Phân bổ mẫu điều tra 34 3.5 Phân loại chi phí cho các tác nhân 38 4.1 Số lượng bò thịt trên địa bàn TP. Hà Nội 40 4.2 Phân tích kinh tế chăn nuôi bò thịt 44 4.3 Một số yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng của người thu gom 46 4.4 Thông tin chung của người thu gom 48 4.5 Yêu cầu của các lò mổ về một số chỉ tiêu khi nhập bò 50 4.6 Nguồn hàng của các lò mổ 51 4.7 Thông tin cơ bản của một số lò mổ 52 4.8 Phương tiện vận chuyển thịt bò của các lò mổ 53 4.9 Chi phí lò mổ tính bình quân trên 1 con bò thịt 300kg 54 4.10 Cơ cấu các loại thịt và phụ phẩm tính bình quân trên 1 con bò thịt 300kg 55 4.11 Thông tin chung về người bán buôn 57 4.12 Cơ cấu tỷ lệ thịt do tác nhân bán lẻ cung ứng 58 4.13 Giá bán lẻ thịt bò được phân loại qua các năm 59 4.14 Giá thịt bò thăn trong nước và nhập khẩu ở các thời điểm trong năm 2010-2011 60 4.15 Địa điểm thường xuyên mua thịt bò của người tiêu dùng 61 4.16 Phân tích kinh tế giữa các tác nhân 68 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 2.1 Chuỗi giá trị của Porter (1985) 8 2.2 Hệ thống giá trị của Porter (1985) 9 4.1 Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị 41 4.2 Chuỗi giá trị thịt bò tại TP. Hà Nội 64 4.3 Giá trị chia sẻ cho các tác nhân từ giá trị tăng lên 69 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 4.1 Mức độ quan tâm của người thu gom khi đi mua bò 47 4.2 Mức độ ưu tiên của các lò mổ đối với các tiêu chí liên quan đến chất lượng 54 4.3 Biến động giá bán lẻ thịt bò qua các năm 60 4.4 Biến động giá thịt bò trong nước và nhập khẩu 62 4.5 Số lượng hệ thống siêu thị ở Hà Nội và TP. HCM, 1990-2005 66 4.6 Giá trị tăng thêm trên chuỗi thịt bò của các tác nhân tính trên 1kg 68 4.7 Chia sẻ lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi 69 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hà Nội là thị trường lớn và tiềm năng đối với nhiều sản phẩm tiêu dùng, trong đó có sản phẩm thịt bò. Việc sử dụng thịt bò trong cơ cấu bữa ăn ngày càng phổ biến hơn và được xem như loại thịt thông dụng thứ hai sau thịt lợn. Qua nghiên cứu cho thấy nhu cầu tiêu thụ thịt bò tại Hà Nội trung bình là 4,2kg/người/năm), cả nước là 2,5kg/người/năm (năm 2004). Với mức sống ngày càng được nâng cao nên xu thế người tiêu dùng hướng sang sử dụng thịt bò ngày càng tăng, đặc biệt khi dịch cúm gia cầm và cúm lợn thường xuyên xảy ra. Các hệ thống siêu thị như Metro, Big C, Hapromark, có lượng nhu cầu mua từ 3-5 tấn/tháng (thịt bò trong nước), loại thịt ngon (VD: thịt mông, thịt bắp có tỷ lệ mỡ rắt cao), nguồn hàng phải thường xuyên, phải do một lò mổ chuyên cung cấp hàng và có đầy đủ hệ thống giấy chứng nhận nguồn gốc và kiểm soát vệ sinh ATTP. Mặc dù đã được phát triển từ lâu nhưng thị trường bò thịt ở Hà Nội vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết để đảm bảo lợi ích cho nông dân và các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị. Trong bối cảnh chung của sản phẩm bò thịt ở Hà Nội hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý chất lượng vệ sinh ATTP, liên kết các hộ chăn nuôi nhỏ đến với thị trường và sự khác biệt về giá trị gia tăng trong các kênh phân phối cũng là một vấn đề cần được giải đáp về mặt tổ thức thị trường của chuỗi giá trị. Trước những vấn đề trên, việc “Phân tích chuỗi giá trị thịt bò ở thành phố Hà Nội” có vai trò quan trọng để tìm ra những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của chuỗi giá trị, từ đó tìm ra các giải pháp tác động kịp thời đến thể chế quản lý chăn nuôi, tổ chức thị trường. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thịt bò ở TP. Hà Nội, phát hiện điểm thuận lợi và những khó khăn trong quá trình hoạt động của chuỗi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi mang lại lợi ích cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phân tích chuỗi giá trị thịt bò. - Phân tích thực trạng hoạt động và mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt bò ở TP. Hà Nội trong những năm qua. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành hàng thịt bò ở TP. Hà Nội một cách có hiệu quả trong thời gian tiếp theo. 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1. Các cá nhân, tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thịt bò tại Hà Nội gồm: người sản xuất, người thu gom (lái buôn), người chế biến (lò mổ, doanh nghiệp giết mổ), người bán buôn, người bán lẻ (hệ thống kênh phân phối: nhà hàng, siêu thị, công ty phân phối thực phẩm…) . Trong thực tế một số cá nhân có thể tham gia vào nhiều công đoạn và có vai trò khác nhau, việc tách biệt vai trò của đối tượng này là rất khó khăn, tác giả sẽ phân tích theo giai đoạn của chuỗi giá trị trong ngành hàng để tập trung làm rõ giá trị gia tăng trong từng giai đoạn cụ thể. 2. Một số khách hàng sử dụng sản phẩm thịt bò trên địa bàn TP. Hà Nội (nhà hàng, khách sạn, gia đình) làm thông tin đối chứng với các phản ánh của các tác nhân trong chuỗi giá trị. [...]... 2.1.3 Các công cụ phân tích chuỗi giá trị a Công cụ 1 – Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, phải quyết định xem sẽ ưu tiên chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên phải lập ra phương pháp để lựa chon một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều... kế Bước 7 : So sánh thu nhập qua các chuỗi giá trị khác nhau f Công cụ 6 – Phân tích việc làm trong chuỗi giá trị Mục đích của việc phân tích việc làm trong chuỗi giá trị là: Để phân tích tác động của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa và trong các cấp khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp người tham gia cá nhân; Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗi giá trị và trong số những tầng lớp giàu khác... Xác định phân bổ quyền lực Bước 6: Phân tích lòng tin Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………… 20 2.1.4 Đặc điểm chuỗi giá trị thịt bò tại TP Hà Nội Chuỗi giá trị không phải là một khái niệm mới, cùng nghiên cứu kênh phân phối, mạch hàng, luồng đi của sản phẩm, nhưng chuỗi giá trị sản phẩm có những điểm khác biệt rõ ràng với ngành hàng sản phẩm Chuỗi giá trị tập... của thành phố Hà Nội, qua đó đề xuất phương án nâng cao giá trị toàn chuỗi Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………… 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ 2.1 Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị thịt bò 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị a Chuỗi giá trị • Khái niệm: Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một... nghiên cứu các chuỗi giá trị về nông nghiệp hữu cơ, gia cầm; ở Indonesia nghiên cứu về chuỗi gí trị Hạt cacao; Philippin nghiên cứu về các chuỗi giá trị tảo biển, đồ thủ công mỹ nghệ, cừu non; Senegal nghiên cứu về chuỗi giá trị thịt bò, rau xanh, Bhutan nghiên cứu chuỗi giá trị mặt hàng quýt và du lịch… 2.2.2 Nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam Việt Nam việc áp dụng chuỗi giá trị trong thực... chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị Quản trị quan trọng từ góc độ chính sách thông qua xác định các sắp xếp về thể chế có thể cần nhắm tới để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai lệch về phân phối và tăng giá trị gia... câu trả lời và thông qua đó chúng ta sẽ tìm được sản phẩm, hàng hóa nào để phân tích chuỗi giá trị là: Việc chọn những chuỗi giá trị để phân tích dựa trên những tiêu chí chính nào? Có những chuỗi giá trị tiềm năng nào có thể phân tích? Sau khi áp dụng những tiêu chí lựa chọn, những chuỗi giá trị nào là thích hợp nhất để phân tích? Các bước tiến hành: Bước 1: Xác định các tiêu chí Bước 2: Định lượng mức... việc nâng cao trong chuỗi thị trường Bước 4: Phân tích những lựa chọn nào là trong tầm với của người nghèo (về mức kiến thức, đầu tư, sử dụng…) e Công cụ 5 – Phân tích thu nhập trong chuỗi giá trị Mục tiêu của phân tích thu nhập trong chuỗi giá trị là: Phân tích tác động của việc tham gia vào các chuỗi giá trị tới việc phân bổ thu nhập trong và giữa các mức khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp bậc của người... thể chế, hay cơ chế phối hợp, quản lý nhà nước, mối quan hệ của các tác nhân trong chuỗi Phân tích chuỗi giá trị góp phần hỗ trợ cho việc phân tích ngành hàng Chuỗi giá trị thịt bò tại TP Hà Nội là thị trường còn ở quy mô nhỏ, sản phẩm làm ra còn ở hình thức giản đơn, chưa có sự chuyên môn hoá cao Một người có thể tham gia và đảm nhiệm các vai trò khác nhau, người nông dân chăn nuôi bò cũng có thể là... dụng chuỗi giá trị là tăng sự phụ thuộc giữa các bên tham gia chuỗi, giảm sự cạnh tranh giữa người mua và người bán, phát sinh chi phí mới trong chuỗi (Fearne, A and D Hughes, 1998) Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nói chung và các chuỗi giá trị hàng nông sản nói riêng Tổ chức AFE đã có nhiều chương trình cũng như kinh nghiệm trong phân tích chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản tại . cụ phân tích chuỗi giá trị 13 2.1.4 Đặc điểm chuỗi giá trị thịt bò tại TP. Hà Nội 21 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt bò 22 2.2 Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị thịt bò 23 2.2.1. VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ 4 2.1 Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị thịt bò 4 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị 4 2.1.2 Vai trò của phân tích chuỗi giá trị 12 2.1.3 Các công cụ phân. dùng thịt bò ở TP. Hà Nội 39 4.1.2 Sơ đồ các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị 41 4.1.3 Sơ đồ chuỗi giá trị thịt bò 64 4.1.4 Phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị thịt bò 67

Ngày đăng: 08/07/2015, 08:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w