1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chính sách quản lý nhập khẩu của Việt Nam hiện nay

44 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 310,5 KB

Nội dung

Các biện pháp hạn chế định lượng Việt Nam đã gia nhập WTO do đó việc WTO quy định ngoài thuế quan, thuế nội địa và các loại phí khác, các thành viên không được tạo ra hay duy trì những b

Trang 1

MỤC LỤC

I Quản lý nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuế quan 4

1 Các biện pháp hạn chế định lượng 4

1.1 Cấm xuất khẩu, nhập khẩu (Prohibitions) 4

1.2 Hạn ngạch (quotas) 11

1.3 Hạn ngạch thuế quan (Tariff Rate Quota-TRQ) 12

1.4 Giấy phép nhập khẩu (import licences): 13

1.5 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện và thoả thuận về thị trường: 14

2 Các biện pháp quản lý giá 14

2.1 Trị giá tính thuế hải quan (custom valuation): 14

2.2 Giá bán tối đa (maximum selling price): 15

2.3 Phí thay đổi (variable import levies): 16

2.4 Phụ thu (surcharges): 16

3 Các biện pháp khác 16

3.1 Đối với doanh nghiệp thương mại nhà nước (TMNN): 16

3.2 Quyền kinh doanh (trading rights): 17

3.3 Các qui định kỹ thuật (technical requirements), tiêu chuẩn (standards) và thủ tục xác định sự phù hợp: 18

3.4 Kiểm dịch động vật và thực vật (Sanitary and Phytosanitary - SPS): 21

Trang 2

3.5 Biện pháp Tự vệ (Safeguard Measuares): 23

3.6 Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Subsidy and countervailing measures): 28

II Quản lý nhập khẩu bằng biện pháp sử dụng thuế quan nhập khẩu 33

1 Chính sách thuế nhập khẩu 33

1.1 Chính sách Thuế nhập khẩu tại Việt Nam 33

Đánh giá chính sách quản lý nhập khẩu thông qua thuế nhập khẩu tại Việt Nam 41

1.2 Giá trị và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 41

1.3 Mức độ bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước 42

1.4 Nguồn thu Ngân sách Nhà nước 43

Trang 3

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN

NAY

I Quản lý nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuế quan

1 Các biện pháp hạn chế định lượng

Việt Nam đã gia nhập WTO do đó việc WTO quy định ngoài thuế quan, thuế nội địa

và các loại phí khác, các thành viên không được tạo ra hay duy trì những biện phápnhư hạn ngạch, giấy phép hay các biện pháp khác nhằm hạn chế số lượng nhập khẩu từnhững thành viên khác, hay hạn chế số lượng xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu tới cácthành viên khác Đó là các biện pháp hạn chế định lượng

1.1 Cấm xuất khẩu, nhập khẩu (Prohibitions)

Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế lớn nhất đốivới thương mại quốc tế Trong thương mại quốc tế có nhiều trường hợp cấm nhập khẩunhư: cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận, cấm sản phẩm nhạy cảm,tạm dừng cấp phép nhập khẩu WTO yêu cầu không được phép áp dụng, nếu không

có lý do chính đáng Tuy nhiên, các thành viên có thể thi hành các biện pháp cấm xuấtkhẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp ngoại lệ sau:

- Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia

- Cần thiết để: bảo vệ đạo đức xã hội; bảo vệ con người, động vật và thực vật;bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm hoặc có liên quan tới việc bảo tồn các tàinguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt; bảo vệ các tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sửhay khảo cổ, với điều kiện là các biện pháp này cần phải thực hiện kèm theo việc hạnchế sản xuất hay tiêu dùng nội địa liên quan tới chúng; và liên quan tới nhập khẩu hayxuất khẩu vàng và bạc

- Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lươngthực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác; Cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn

Trang 4

hay qui định để phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốctế.

Danh mục hàng cấm nhập khẩu của Việt Nam hiện nay bao gồm vũ khí, đạn dược, vậtliệu nổ; ma tuý; hoá chất độc; pháo các loại; thuốc lá thành phẩm; hàng tiêu dùng đãqua sử dụng; phương tiện vận tải tay lái nghịch; vật tư, phương tiện đã qua sử dụng;sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng Ngoài ra trong nhiều văn bản pháp luật của ViệtNam như Luật Bảo vệ môi trường, Luật thuỷ sản, Luật khoáng sản, Luật thương mại,Pháp lệnh an toàn thực phẩm, Pháp lệnh thú y… có quy định về cấm, hạn chế nhậpkhẩu các loài động thực vật quý hiếm, gống cây trồng, vật nuôi phù hợp với công ướcCITES, các loại phế thải, phế liệu, hoá chất độc hại độc hại theo công ước BASEL.Quy định cấm nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu dựa trên những cân nhắc về mục tiêu anninh xã hội Về cơ bản các quy định về cấm, hạn chế nhập khẩu của Việt Nam vì lý domôi trường, an toàn và an ninh phù hợp với các quy định của WTO như không gâyphân biệt đối xử, không tạo ra rào cản trá hình đối với thương mại và dựa trên cơ sởkhoa học Tuy nhiên, trước đây, một số mặt hàng cấm nhập khẩu (thuốc lá điếu, hàngđiện tử đã qua sử dụng, máy móc thiết bị cũ…) nhưng vẫn cho lưu thông trong nước là

vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO WTO yêu cầu Việt Nam phảisửa đổi các quy định này

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã cho nhập khẩu thuốc lá điếu; cho nhậpkhẩu xe máy trên 175cc (sau 31/5/2007) nhưng bảo lưu quyền áp dụng các biện pháphành chính như độ tuổi người sử dụng và chế độ cấp bằng lái đặc biệt Việt Namcũng đã cho nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng trong thời gian dưới 5 năm nhưng bảo lưuquyền áp dụng thuế nhập khẩu ở mức cao, chỉ cho làm thủ tục tại 4 cảng biển, hải quanViệt Nam được xác định lại giá nhập khẩu và với những yêu cầu khắt khe về an toàn

và khí thải

Trang 5

Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

(Ban hành kèm theo Nghị định số 12 /2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 củaChính phủ)

Hàng hóa thuộc danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tại khu vực biên giới với các nước láng giềng; hàng hoá viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ

(Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi

mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu)

3 Các loại văn hoá phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại ViệtNam

(Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục ghi mã

số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu)

4 Gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước

Trang 6

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện, công bố

danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu)

5 Động vật, thực vật hoang quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm

thuộc nhóm IA-IB theo quy định tại Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày

22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ và động vật, thực vật hoang dã quý

hiếm trong "sách đỏ" mà Việt Nam đã cam kết với các tổ chức quốc tế

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục và ghi mã số

HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu)

6 Các loài thủy sản quý hiếm

(Bộ Thuỷ sản công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế

xuất nhập khẩu)

7 Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử

dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước

(Bộ Thương mại và Ban Cơ yếu Chính phủ hướng dẫn thực hiện)

8 Hoá chất độc bảng I được quy định trong Công ước cấm vũ khí hoá học

(Bộ Công nghiệp công bố danh mục và ghi mã số HS dùng trong biểu

thuế xuất nhập khẩu)

Trang 7

3 Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:

- Hàng dệt may, giày dép, quần áo

- Hàng hoá là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng

(Bộ Bưu chính, Viễn thông cụ thể hoá mặt hàng và ghi mã số HS đúng trong Biểuthuế xuất nhập khẩu)

4 Các loại văn hoá phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam

Trang 8

(Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HSđúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

5 Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổitay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng cótay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xequét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xechở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ dichuyển trong sân gol, công viên

(Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuấtnhập khẩu)

6 Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm:

- Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe hai bánh, ba bánhgắn máy;

(Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuếxuất nhập khẩu)

- Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động

cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới);

(Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuếxuất nhập khẩu)

Trang 9

nhập khẩu).

- ô tô cứu thương;

(Bộ Giao thông Vận tải công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuếxuất nhập khẩu)

- ô tô các loại: đã thay đổi kết cấu chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu; bịđục sửa số khung, số máy

7 Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C

(Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục và ghi rõ mã số HS đúng trongBiểu thuế xuất nhập khẩu)

8 Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole

(Bộ Xây dựng công bố danh mục và ghi rõ mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhậpkhẩu)

9 Hoá chất độc Bảng I được quy định trong Công ước vũ khí hoá học (Bộ Công nghiệpcông bố danh mục và ghi rõ mã số HS dùng trong Biên thuế xuất nhập khẩu)

1.2 Hạn ngạch (quotas)

Hạn ngạch là quy định quản lý thương mại hạn chế về số lượng hoặc trị giá nhập khẩu

một mặt hàng nào đó từ một thị trường trong một thời gian có thể xác định hoặc không

xác định cụ thể (ví dụ một số thành viên WTO có thể áp dụng hạn ngạch đối với hàng

dệt may nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên WTO) Có nhiều loại hạn

ngạch khác nhau như: hạn ngạch toàn cầu, hạn ngạch song phương, hạn ngạch theo

mùa, hạn ngạch đối với sản phẩm nhạy cảm, hạn ngạch xuất khẩu (liên quan đến giảm

bớt sự khan hiếm lương thực hay nguồn nguyên liệu nào đó ), hạn ngạch liên quan

đến bán hàng hoá trong nội địa Nhìn chung, WTO không cho phép các thành viên áp

Trang 10

dụng biện pháp hạn ngạch Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, hạn ngạch cóthể được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử như: Được áp dụng một cách tạmthời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩmthiết yếu khác; Cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay qui định để phân loại(classification), xếp hạng (grading) hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốctế; Các nông sản và thuỷ sản.

Có thể hạn chế số lượng hay giá trị hàng nhập khẩu để bảo vệ sự cân bằng cán cânthanh toán Việc tạo ra, duy trì hay mở rộng hạn chế số lượng vì mục đích này khôngđược vượt quá mức cần thiết: Để ngăn ngừa sự đe doạ sắp xảy ra hay để chặn lại

sự thiếu hụt nghiêm trọng dự trữ tiền tệ; hay trong trường hợp một thành viên có dựtrữ tiền tệ rất thấp, để đạt được một mức tăng hợp lý dự trữ tiền tệ

Việt Nam hiện nay áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với một số mặt hàng như sau:đường, muối, vàng Đây là 3 mặt hàng được áp quota nhập khẩu theo từng năm, nếu cónhững vấn đề đột xuất xảy ra ở thị trường trong nước hoặc sự thay đổi trong chính sáchcủa nhà nước thì nhà nước mới cấp thêm quota nhập khẩu trong các trường hợp này

Trang 11

1.3 Hạn ngạch thuế quan (Tariff Rate Quota-TRQ)

Đối với các sản phẩm nông nghiệp (Phụ lục I, Hiệp định Nông nghiệp) có thể áp dụngmột hình thức hạn ngạch đặc biệt gọi là hạn ngạch thuế quan Theo Hiệp định Nôngnghiệp, các thành viên không được áp dụng các biện pháp phi thuế quan đối với nôngsản Tất cả các biện pháp phi thuế quan cần phải được thuế hoá(Phụ lục V, Hiệp địnhNông nghiệp) Thông thường với mức thuế hoá tại vòng Uruguay thì mức nhập khẩunông sản hầu như không đáng kể

Để đảm bảo mở cửa thị trường ở mức độ nhất định, WTO cho phép áp dụng biện phápTRQ TRQ cho phép sử dụng hai mức thuế suất, một mức thấp cho khối lượng tronghạn ngạch, mức thứ hai có thể cao hơn cho nhập khẩu ngoài hạn ngạch Hạn ngạch cóthể được tính bằng mức chênh lệch giữa tiêu dùng và sản xuất trong nước Việc quản

lý TRQ tuy khó khăn nhưng sẽ đáp ứng được người tiêu dùng muốn sử dụng hàngnhập khẩu giá rẻ, đồng thời bảo vệ được người sản xuất trong nước Tại vòng Uruguay,TRQ được thông qua để đảm bảo tiếp cận thị trường hiện tại (hay tối thiểu) khi cácbiện pháp phi thuế quan đã được thuế hoá (Điều IV, Hiệp định Nông nghiệp) Cũng tạivòng này, hạn ngạch được tính để đảm bảo các yêu cầu về tiếp cận thị trường hiện tại

và tối thiểu

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã bảo lưu được quyền áp dụng TRQ đối với 4nhóm mặt hàng là: đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối (riêng muối là mặt hàngWTO không coi là nông sản, do vậy thường không được áp dụng công cụ hạn ngạchthuế quan nhưng Việt Nam kiên quyết đàm phán quyền áp dụng để bảo vệ lợi ích củadiêm dân) Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mứcthuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40-50%, thuốc lá lá30%, muối ăn 30%), mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn rất nhiều

Trang 12

1.4 Giấy phép nhập khẩu (import licences):

Giấy phép nhập khẩu được xác định như là các thủ tục hành chính được sử dụng đểthực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, đòi hỏi đệ trình đơn hay các tài liệu khác (khôngliên quan tới mục đích hải quan) tới các cơ quan hành chính thích hợp là điều kiện tiênquyết để được phép nhập khẩu Tuy nhiên, thủ tục hành chính để thực hiện chế độ cấpphép không được bóp méo thương mại do sử dụng không thích hợp các thủ tục đó Cácqui tắc đối với thủ tục cấp phép nhập khẩu phải được áp dụng trung lập (neutral) vàđược quản lý theo một cách thức công bằng và hợp lý Mặt khác, cần phải công khaicác thông tin liên quan tới thủ tục nộp đơn, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cơ quan tiếpnhận, danh sách các sản phẩm đòi hỏi giấy phép trong thời hạn 21 ngày trước khichúng có hiệu lực Người nộp đơn chỉ cần tiếp cận tới một cơ quan hành chính Trườnghợp đặc biệt không được quá ba cơ quan Nhà nhập khẩu hàng cần giấy phép có thểtiếp cận ngoại tệ cần thiết trên cùng một cơ sở với hàng nhập khẩu không cần giấyphép

Cấp phép nhập khẩu tự động: khi tất cả đơn đều được chấp thuận, không hạn chế khốilượng nhập khẩu trong phạm vi điều chỉnh, không đặt ra hạn chế với nhà nhập khẩu,được chấp thuận trong vòng 10 ngày

Cấp phép nhập khẩu không tự động: là thủ tục cấp phép không phải là cấp phép tựđộng Cấp phép không tự động không được gây ra hạn chế hay bóp méo thương mạihơn mức các điều kiện do yêu cầu cấp phép đặt ra Các thủ tục cấp phép không tự độngcần phải tương ứng về phạm vi và thời hạn với biện pháp mà chúng được sử dụng đểthực hiện, và sẽ không đặt ra những gánh nặng hành chính hơn mức cần thiết để quản

lý biện pháp đó Trong trường hợp đòi hỏi cấp phép không vì mục đích quản lý sốlượng, các thành viên phải công bố đầy đủ thông tin về cơ sở để cấp phép

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam bảo lưu quyền cấp phép nhập khẩu vănhoá phẩm, chủ yếu để kiểm duyệt nội dung, nhưng bảo đảm cơ chế cấp phép nhằm

Trang 13

mục đích kiểm duyệt này sẽ tuân thủ theo các quy định về minh bạch hoá và khôngphân biệt đối xử của WTO.

1.5 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện và thoả thuận về thị trường:

Trước 1995 do GATT cấm sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, nên một số nước đã sử dụngbiện pháp hạn chế xuất khẩu "tự nguyện" Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một thoảthuận song phương giữa hai chính phủ Nước xuất khẩu giới hạn xuất khẩu một số sảnphẩm nhất định tới nước nhập khẩu Nói chung, ngành công nghiệp đang phải cạnhtranh gay gắt với hàng nhập khẩu tương tự gây áp lực với chính phủ đàm phán về hạnchế xuất khẩu với nước xuất khẩu để giảm bớt áp lực cạnh tranh Các nhà xuất khẩu bị

"bắt buộc" chấp nhận số lượng đó và bị đe doạ nhận được các hành động khắc nghiệthơn nếu không chấp nhận thoả thuận tự nguyện hạn chế số lượng xuất khẩu Chính phủxuất khẩu hoặc chính các nhà xuất khẩu quản lý thoả thuận này Hạn chế xuất khẩutình nguyện từng là một công cụ quan trọng hạn chế thương mại và đã được sử dụngkhá rộng rãi Trong khi hạn ngạch được áp dụng chung thì hạn chế xuất khẩu tìnhnguyện chỉ áp dụng với một số nước xuất khẩu chủ yếu, do đó tạo ra sự phân biệt đối

xử giữa các thành viên và rõ ràng vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) Mỗi thànhviên không được tìm kiếm, thực hiện hay duy trì bất cứ thoả thuận hạn chế xuất khẩu,thoả thuận về thị trường nào hay bất cứ biện pháp tương tự khác lên phía xuất khẩu haynhập khẩu Điều này bao gồm các hành động do một thành viên thực hiện riêng rẽcũng như các hành động do hai thành viên trở lên thực hiện

2 Các biện pháp quản lý giá

Các biện pháp quản lý giá nhập khẩu hay giá bán trong nước có thể có tác động trựctiếp hay gián tiếp tới xuất nhập khẩu hàng hoá

2.1 Trị giá tính thuế hải quan (custom valuation):

Việc xác định trị giá tính thuế hải quan tuỳ tiện có thể bóp méo kinh doanh xuất nhậpkhẩu hàng hoá WTO qui định giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá giao dịch, tức là giá

Trang 14

đã trả hay phải trả cho hàng hoá khi được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu có tínhđến những điều chỉnh nhất định như phí hoa hồng, môi giới, đóng gói WTO khôngcho phép xác định trị giá tính thuế quan theo các cách sau:

- giá nhập khẩu tối thiểu;

- giá bán trong nước của hàng hoá tương tự được sản xuất tại nước mà hàng hoácần xác định trị giá hải quan được nhập khẩu;

- một hệ thống cho phép chấp nhận giá cao hơn trong hai loại giá sử dụng để xácđịnh trị giá tính thuế quan của hàng hoá;

- giá bán của hàng hoá tại thị trường nước xuất khẩu;

- định giá trên có sở giả định hay tuỳ tiện

WTO có Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan (CVA) Mục tiêu của CVA làtất cả các nước thành viên của WTO cần áp dụng các quy định một cách đồng bộ, rõràng và công bằng trong lĩnh vực trị giá hải quan

Các nước đang phát triển được hưởng lợi từ CVA vì hiệp định này tạo ra sự minh bạchhơn, khả năng dự báo cao hơn và khách quan hơn trong tính toán trị giá hải quan Tuynhiên, nhiều nước đang phát triển như Việt Nam gặp phải các vướng mắc khi thực hiệnCVA vì đòi hỏi phải có nhiều nguồn lực, đòi hỏi phải có các thể chế có hiệu quả, các

cơ quan hải quan hiện đại và có năng lực, phải có các chương trình giáo dục và đào tạocho những công chức nắm giữ các vị trí chủ chốt, cần áp dụng công nghệ mới

2.2 Giá bán tối đa (maximum selling price):

Giá bán tối đa trong nước đối với một hàng hoá nào đó có thể hạn chế nhập khẩu, đặcbiệt là đối với những nhà xuất khẩu không có khả năng cạnh tranh cao Các thành viênthừa nhận là các biện pháp quản lý giá tối đa dù cho có phù hợp với nguyên tắc khôngphân biệt đối xử quốc gia (NT) cũng có thể có tác động xấu tới lợi ích của các thànhviên đang cung cấp hàng nhập khẩu Do đó các thành viên đang áp dụng các biện pháp

Trang 15

quản lý giá tối đa cần phải tính đến lợi ích của các thành viên xuất khẩu nhằm tránh

mở rộng các tác động xấu đó

Mặc dù các qui định về giá bán tối đa trong nước này thiếu tính ràng buộc nhưng vấn

đề này thường được các thành viên đặt ra với các nước đang gia nhập, như Việt Nam

2.3 Phí thay đổi (variable import levies):

Những loại phí thay đổi cản trở đáng kể thương mại do tính không minh bạch củachúng Hiệp định nông nghiệp qui định phải thuế hoá các loại phí thay đổi

2.4 Phụ thu (surcharges):

Tất cả các loại phí và phụ thu (không phải là thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế nộiđịa khác) đánh vào hàng xuất nhập khẩu chỉ được giới hạn ở mức tương ứng chi phídịch vụ thực sự bỏ ra và không được sử dụng như sự bảo hộ gián tiếp các sản phẩmtrong nước, hay như thuế xuất nhập khẩu, hay cho mục đích thu ngân sách

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cam kết tuân thủ Hiệp định về xác định trị giátính thuế hải quan của WTO ngay từ khi gia nhập Việt Nam sẽ không áp dụng giá tínhthuế tối thiểu (trên thực tế đã được bãi bỏ từ trước khi gia nhập) và sẽ tuân thủ hoàntoàn các qui định của WTO về nguyên tắc và trình tự xác định trị giá tính thuế nhậpkhẩu Việt Nam cũng cam kết sửa đổi một số văn bản về xác định trị giá tính thuế chưahoàn toàn phù hợp với WTO Tuy nhiên, đối với ô tô cũ nhập khẩu thì Việt Nam

đã bảo lưu được quyền xác định lại giá nhập khẩu nhằm tránh gian lận thương mại

3 Các biện pháp khác

3.1 Đối với doanh nghiệp thương mại nhà nước (TMNN):

Các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu được Nhà nước ban cho nhữngđặc quyền nhất định (doanh nghiệp thương mại nhà nước - DNTMNN) có thể gây ranhững trở ngại lớn tới thương mại quốc tế Các thành viên phải cam kết các hoạt độngxuất nhập khẩu của các DNTMNN phù hợp với các nguyên tắc chung về đối xử không

Trang 16

phân biệt với các doanh nghiệp tư nhân và phải tiến hành các hoạt động mua bán hànghoá chỉ dựa trên tiêu chí thương mại, chẳng hạn như giá cả, chất lượng, tiếp thị, vậntải Đồng thời phải dành cho các doanh nghiệp của các thành viên khác những cơ hộithích hợp tham gia cạnh tranh trong việc mua bán hàng hoá phù hợp với thông lệ kinhdoanh chung Các thành viên có nghĩa vụ thông báo cho WTO về các DNTMNN củahọ.

3.2 Quyền kinh doanh (trading rights):

WTO không có định nghĩa cụ thể về quyền kinh doanh Quyền kinh doanh hay còn gọi

là quyền thương mại trong lĩnh vực hàng hoá là quyền dành cho một số công ty nhấtđịnh được tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu Những nước có nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung hoặc những nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trườngthường sử dụng quyền kinh doanh như một công cụ thương mại để hạn chế xuất, nhậpkhẩu Quyền kinh doanh có thể chỉ giới hạn ở việc xuất khẩu một mặt hàng nhất địnhhoặc kinh doanh một loại mặt hàng nào đó Các công ty không nhất thiết phải là công

ty nhà nước mới được hưởng quyền kinh doanh

Theo cam kết gia nhập WTO, các DNNN của Việt Nam sẽ hoàn toàn hoạt động theotiêu chí thương mại thông thường, Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếpvào hoạt động của DNNN và Việt Nam không coi mua sắm của DNNN là mua sắmchính phủ Khái niệm DNNN mà Việt Nam cam kết về diện tương đối hẹp, chỉ baogồm các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát, không bao gồm tất cả các

"doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước" Nhà nước với tư cách là một cổ đônghoặc thành viên góp vốn được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệpnhư các cổ đông hoặc thành viên góp vốn khác

Về cam kết liên quan đến quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu và nhập khẩu) là vấn đềđược nhiều thành viên WTO quan tâm bởi Việt Nam đã có sự phân biệt đối xử vềquyền xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp100% vốn trong nước Do đây là lĩnh vực Việt Nam đã có cam kết chính thức với Hoa

Trang 17

Kỳ trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ nên tuân thủ quy địnhcủa WTO, Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuấtkhẩu và nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam kể từ khi gianhập, nhưng Việt Nam bảo lưu được một số nhóm mặt hàng chỉ có DNNN được chỉđịnh mới được nhập khẩu (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạpchí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyểnđổi (như gạo và dược phẩm).

Về quyền xuất nhập khẩu, Việt Nam cam kết cho phép doanh nghiệp và cá nhân nướcngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại ViệtNam, tuy nhiên đây là quyền không tự động:

- Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tụcxuất nhập khẩu;

- Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tựđộng tham gia vào hệ thống phân phối trong nước Các cam kết về quyền kinh doanh,

sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch

vụ phân phối, đặc biệt là đối với các sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu,báo, tạp chí vv…

3.3 Các qui định kỹ thuật (technical requirements), tiêu chuẩn (standards) và thủ tục xác định sự phù hợp:

Quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đều đặt ra

các yêu cầu cụ thể về physical đối với sản phẩm Các yêu cầu này có thể liên quan tớikích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm Các yêu cầunày cũng có thể quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng tới cácquy trình và phương pháp sản phẩm liên quan tới sản phẩm Tuy nhiên, điểm khác biệt

cơ bản giữa tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là ở chỗ sự tuân thủ các tiêu chuẩn làmang tính tự nguyện trong khi sự tuân thủ với các quy định kỹ thuật là bắt buộc Trên

Trang 18

thực tế, nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của quy định kỹ thuậtthì nó sẽ không được phép bán ra thị trường Còn đối với tiêu chuẩn, nếu hàng nhậpkhẩu không tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra thì vẫn được phép bán ra thịtrường, mặc dù có thể bị người tiêu dùng tẩy chay Mục đích của các quy định kỹ thuật

và tiêu chuẩn là bảo vệ an toàn, sức khoẻ của con người, bảo vệ sức khoẻ, đời sốngđộng thực vật, bảo vệ môi trường, ngăn chặn các hành vi lừa dối Các tiêu chuẩn vàquy định liên quan đến kỹ thuật là một trong những cản trở lớn nhất đối với việc tiếpcận các thị trường nước ngoài của các nước đang và kém phát triển vì những nước nàychưa có đủ trình độ và kỹ năng về công nghệ sản xuất, chế biến cũng như công nghệbảo quản độ an toàn cho các sản phẩm hàng hoá, nhất là các loại lương thực, thựcphẩm Các nước phát triển thường yêu cầu các nước đang và kém phát triển phải thựchiện các quy định rất chặt chẽ liên quan tới môi trường và nhiều khi còn yêu cầu cácnước này phải xuất trình trước các sản phẩm mẫu để họ kiểm tra, thử nghiệm Điềunày đã làm phức tạp thêm rất nhiều các thủ tục kiểm tra và chứng nhận sản phẩm xuấtkhẩu

Các thủ tục đánh giá sự phù hợp: chẳng hạn như xét nghiệm, thẩm tra xác

thực, kiểm định, chứng nhận - được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứngcác yêu cầu kỹ thuật do các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn đặt ra WTO yêu cầu cácqui định kỹ thuật, tiêu chuẩn cũng như thủ tục để đánh giá sự phù hợp với các qui định

kỹ thuật và tiêu chuẩn này không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối vớithương mại quốc tế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốcgia, phải minh bạch và tiến tới hài hoà hoá Nhưng các thành viên có thể đưa ra cácbiện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người và động thực vật, ngănngừa các hành động xấu mà nó cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đókhông được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện, hay hạn chế vô

lý đối với thương mại quốc tế

Cụ thể Việt Nam : Một hàng rào kỹ thuật để kiểm soát NK vẫn chưa được đặt ra.Thứ trưởng Bộ Công thương ông Nguyễn Thành Biên cho rằng, Việt Nam không đặt

Trang 19

ra vấn đề xây dựng HRKT bởi nếu có hàng rào này thì phải được áp dụng cho cả hànghóa sản xuất trong nước và hàng NK một cách công bằng Một hàng rào tiêu chuẩnnhư vậy sẽ có tác động nhỏ đến hàng sản xuất trong nước Cũng theo thứ trưởngNguyễn Thành Biên, thay vì có hàng rào kỹ thuật, Việt Nam nên thực hiện những biệnpháp kiểm tra chất lượng hàng hóa khi NK Theo suy định của Pháp luật, các bộ,ngành đang xây dựng những tiêu chuẩn kỹ thuật theo lĩnh vực quản lý chuyênngành,

Bộ Công thương cũng đang xây dựng các văn bản hướng dẫn nhằm áp dụng tốt hơncác tiêu chuẩn cho hàng hóa mà ngành Công thương quản lý Với nhận thức, phầnnhiều hàng giả, hàng nhái là được nhập lậu, ngày 20-5-2009, Bộ Công thương đã banhành quy định xử phạt liên quan đến đầu cơ hàng hóa, buôn bán hàng giả, hàng kémchất lượng… Đây là những quy định pháp luật sẽ có tác dụng kiểm soát việc NK hànghóa và nhập siêu Các chuyên gia kinh tế nhận định, các biện pháp kiểm soát NK màngành Công thương thực hiện thời gian vừa qua chưa đạt được hiệu quả như mongmuốn Thể hiện rõ nét là nhiều mặt hàng trong nước lúc này đã bị hàng ngọai “đè”.Theo Cục quản lý Chất lượng hàng hóa-Tổng cục TCĐLCL, lúc này có nhiều sảnphẩm kém chất lượng của TQ đang tràn lan trên thị trường nội địa, có những sản phẩm

về dệt may, quần áo trẻ em, đồ chơi có nghi vấn tồn dư các chất bảo quản các chất gây

ra ung thư và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Còn ở một trạng thái khác, nhiều nhómhàng trong nước hiện nay đang kiến nghị cơ quan chức năng Việt Nam đòi tăng thuế

NK để chống sự NK ồ ạt vào trong nước Đánh giá về thực trạng hàng rào kỹ thuật củacác bộ, ngành xây dựng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước hợp nguyên tắc của WTO,ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, hiện là đặc phái viên của Thủ tướngChính phủ, người rất am tường về WTO băn khoăn: "Hàng rào kỹ thuật của Việt Namcòn rất yếu, quá ít, chưa tinh vi Muốn hội nhập cho tốt phải xây dựng bằng được hàngrào kỹ thuật đó"

Trang 20

3.4 Kiểm dịch động vật và thực vật (Sanitary and Phytosanitary - SPS):

Hiệp định về các biện pháp Vệ sinh dịch tễ (SPS) của WTO bao gồm các biện phápnhằm bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ của con người và động vật Trong các quy định củaHiệp định này, có cả các quy định nhằm phòng tránh những rủi ro về vệ sinh của hànghoá có thể phát sinh từ các chất phụ gia, các chất gây độc tố và chất có hại đối với cơthể con người có trong các loại lương thực, thực phẩm và đồ uống Hiệp định cũng đưa

ra các quy định về việc ngăn chặn sự lây lan của các loại thực phẩm có hại Các biệnpháp được quy định trong Hiệp định SPS cũng nhằm mục đích đảm bảo rằng các quyđịnh về an toàn và sức khoẻ không có những ảnh hưởng quá mức đến thương mại quốctế

Hiệp định cũng yêu cầu các biện pháp SPS, có tiêu chuẩn yêu cầu vượt quá các tiêuchuẩn quốc tế, nếu áp dụng cần phải dựa trên các bằng chứng khoa học và phải có cácđánh giá rủi ro Hiệp định quy định rằng các biện pháp đưa vào áp dụng không được cócác tác động hạn chế thương mại nhiều hơn mức độ bắt buộc và cần thiết phải hạn chế.Điều này có nghĩa là khi các thành viên áp dụng các biện pháp SPS thì trong mộtchừng mực nào đó sẽ có tác động hạn chế thương mại, nhưng Hiệp định về SPS đưa raquy định này để không khuyến khích hoặc cấm các thành viên WTO áp dụng các biệnpháp SPS có tác động hạn chế thương mại không cần thiết Mục tiêu này nhằm cho cácthành viên chọn lựa được mức bảo hộ vệ sinh kiểm dịch cần thiết và phù hợp Cũngtrong khuôn khổ của Hiệp định SPS, các Thành viên WTO cũng được yêu cầu thôngbáo cho Uỷ ban chức năng có liên quan của WTO các biện pháp SPS đang áp dụng mà

có các ảnh hưởng đến thương mại, đồng thời phải thành lập các cơ quan Quốc gia cóchức năng kiểm tra các biện pháp này và chịu trách nhiệm trong việc cung cấp thôngtin của thành viên đó

Hiệp định SPS cũng quy định về việc trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên LDCs nhằmtăng cường năng lực cho các thành viên này trong quá trình triển khai các quy địnhtrong Hiệp định này Cũng giống như các quy định trong Hiệp định về các hàng rào kỹ

Trang 21

thuật đối với thương mại (TBT), Hiệp định này cũng đưa ra quy định về việc cho cácnước đang phát triển và các nước LDCs được hưởng các đãi ngộ đặc biệt trong quá

trình thực hiện Hiệp định

Ở nhiều nước phát triển, các quy định về SPS bao gồm các luật, Nghị định, quy định,yêu cầu và thủ tục liên quan như: các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng; cácphương pháp sản xuất và chế biến; các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận vàchấp thuận; những xử lý cách ly bao gồm các yêu cầu liên quan tới việc vận chuyểncây trồng và vật nuôi, hay các chất nuôi dưỡng chúng trong quá trình vận chuyển;những quy định về các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương phápđánh giá rủi ro liên quan; các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp tới

an toàn thực phẩm Nhìn chung các biện pháp kiểm dịch động thực vật là nhằm mụcđích phát hiện ra dư lượng độc tố ( kháng sinh, hoá chất) và dư lượng vi sinh (nẫm, côntrùng) có trong sản phẩm HACCP là một trong những biện pháp thường được áp dụngtrong thương mại quốc tế để kiểm soát chất lượng của hàng thuỷ sản và thịt

Theo quy định của Hiệp định SPS:

- Các thành viên WTO có thể ban hành hay thực hiện các biện pháp cần thiết đểbảo vệ sức khoẻ con người, động vật và thực vật với điều kiện các biện pháp nàykhông được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử không hợp lý và tuỳ tiện,hay bóp méo thương mại

- Các thành viên phải đảm bảo là việc áp dụng của bất kỳ biện pháp nào chỉ vớiphạm vi và mức độ cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và thực vật, cũngnhư phải dựa trên các cơ sở khoa học và không được phép duy trì nếu không có chứng

cớ khoa học đầy đủ

- Trong trường hợp chứng cớ khoa học liên quan không đầy đủ, một thành viên

có thể áp dụng một cách tạm thời các biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật trên cơ

sở thông tin xác đáng sẵn có, kể cả các thông tin từ các tổ chức quốc tế liên quan cũng

Trang 22

như các biện pháp kiểm dịch của các thành viên khác Trong những trường hợp nhưvậy, các thành viên sẽ tìm kiếm các thông tin bổ sung cần thiết cho sự đánh giá rủi rokhách quan hơn Đồng thời tiến hành xem xét đánh giá các biện pháp tạm thời nàytrong một thời hạn hợp lý.

- Các thành viên đảm bảo rằng các biện pháp SPS được dựa trên đánh giá rủi rođối với sức khoẻ con người, động vật và thực vật, tuỳ theo hoàn cảnh, có cân nhắc tớinhững kỹ thuật đánh giá rủi ro của các tổ chức quốc tế liên quan

Trong quá trình đàm phán WTO, Việt Nam đã phải cam kết sửa đổi/loại bỏ các quyđịnh về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật trái với quy định của WTO Chính phủ chỉđịnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) là cơ quan chỉ đạo quốc gia cótrách nhiệm thông báo các vấn đề về SPS Hiện nay, Việt Nam là thành viên của các tổchức OIE, CODEX và IPPC (cơ quan xác định tiêu chuẩn của WTO)

Thực tế Việt Nam hiện nay:

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu động thực vật từ Trung Quốc qua 5 cửa khẩu ở các tỉnh:Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Giang Các loại động thực vật nhập khẩu là: thủyhải sản; gia súc gia cầm và cá sản phẩm làm từ gia súc gia cầm ở các cửa khẩu này đã

có các trạm kiểm dịch động thực vật nhập khẩu, tuy nhiên mới chỉ mang tính hìnhthức, hiệu quả không cao Do vậy, có thể nói biện pháp quản lý nhập khẩu bằng kiểmdịch động vật và thực vật ở nước ta gần như không có tác dụng Chưa kể đến tình trạngnhập lậu các mặt hàng kể trên cũng đã gây cho các cơ quan chức năng nhiều đau đầutrong công tác quản lý

3.5 Biện pháp Tự vệ (Safeguard Measuares):

Trong khuôn khổ WTO có các quy định về các biện pháp Tự vệ như sau:

Ngày đăng: 07/07/2015, 20:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w