Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Subsidy and countervailing measures):

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách quản lý nhập khẩu của Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 44)

3. Các biện pháp khác

3.6. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Subsidy and countervailing measures):

Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM) có hai mục đích. Trước hết, nó điều chỉnh việc sử dụng trợ cấp công trong nước của các thành viên. Thứ hai, mô tả chi tiết những trợ cấp nào gây hại trực tiếp và gián tiếp hoặc được coi là phá vỡ ngành và/hoặc lợi ích thương mại của một thành viên khác mà có thể là đối tượng áp dụng biện pháp đối kháng.

Trợ cấp được dựa trên ba điều kiện căn bản. Trước hết, trợ cấp phải xuất phát từ một chính phủ hoặc một cơ quan nhà nước. Thứ hai, trợ cấp phải có sự đóng góp tài chính (Sự đóng góp tài chính có thể là các khoản vay ưu đãi, bảo lãnh vay vốn, giảm thuế, hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá, cũng như hàng hóa dịch vụ do nhà nước cung cấp, ngoại trừ dành cho cơ sở hạ tầng của nhà nước). Thứ ba, nguồn lợi phải được dành cho một bên tiếp nhận thông qua trợ cấp.

WTO cấm áp dụng các trợ cấp riêng, tức là các trợ cấp mà chỉ có một số ngành hay doanh nghiệp nhất định mới có khả năng tiếp cận tới nó, và các cơ quan có thẩm quyền hay các văn bản pháp luật liên quan đến trợ cấp không chỉ ra một cách rõ ràng, công khai các tiêu chuẩn khách quan để đạt được trợ cấp. Nếu cơ quan có thẩm quyền ban trợ cấp tới những doanh nghiệp cụ thể tại một vùng địa lý nhất định thì trợ cấp kiểu này cũng là trợ cấp riêng. WTO đặc biệt cấm các thành viên không được sử dụng các

biện pháp trợ cấp gắn với thành tích xuất khẩu cũng như các trợ cấp gắn với việc ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng nhập khẩu.

WTO cũng có qui định chặt chẽ về các loại trợ cấp có thể dẫn tới hành động và bị đánh thuế đối kháng; và các loại trợ cấp không dẫn tới hành động và bị đánh thuế đối kháng. Loại trợ cấp thứ nhất là những trợ cấp cụ thể mà khi áp dụng chúng có thể ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các thành viên khác. Những trợ cấp không cụ thể, hoặc tuy là cụ thể nhưng đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, sẽ là trợ cấp không dẫn tới hành động và không bị đánh thuế đối kháng. Những trợ cấp này là những trợ cấp để trợ giúp các hoạt động nghiên cứu, hỗ trợ các vùng khó khăn hay hỗ trợ các doanh nghiệp hiện thời để đáp ứng các yêu cầu về môi trường...

Khi một thành viên thấy rằng việc trợ cấp của một thành viên khác cho một sản phẩm cụ thể nào đó gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất của mình, nó có thể đặt ra thuế đối kháng. Tuy nhiên, thuế đối kháng chỉ được đặt ra sau khi tiến hành điều tra theo những thủ tục chặt chẽ. Sau khi đàm phán, các nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 1000 USD một năm có thể duy trì trợ cấp xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp.

Như vậy, WTO cho phép các nước thành viên duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn hại tới lợi ích của các nước thành viên khác. Ngoài ra, các nước đang phát triển như Việt Nam có thể được hưởng những ưu đãi từ các biện pháp đối xử đặc biệt và khác biệt nhằm đảm bảo các nguyên tắc của thương mại bình đẳng và tạo ra một “sân chơi” chung cho tất cả các thành viên WTO. WTO cũng thừa nhận trợ cấp là một công cụ phát triển hợp pháp và quan trọng của các nước thành viên đang phát triển.

Để gia nhập WTO, Việt Nam cam kết không trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập. Tuy nhiên, Việt Nam bảo lưu quyền được hưởng các ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này (S & D).

Theo quy định của WTO, có 6 hình thức trợ cấp xuất khẩu theo “hộp đỏ” và “hộp xanh” đó là:

4 hình thức hộp đỏ bị WTO cấm áp dụng là:

- Trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng xuất khẩu

- Bán thanh lý hàng nông sản dự trữ cho xuất khẩu với giá rẻ hơn.

- Tài trợ các khoản chi trả cho xuất khẩu, kể cả phần được tài trợ từ nguồn thu thuế, các khoản được để lại.

- Trợ cấp cho nông sản dựa theo tỷ lệ xuất khẩu

Đối chiếu theo quy định này, chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trước đây vi phạm nguyên tắc của WTO là: Thưởng xuất khẩu đối với 7 mặt hàng (gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, rau quả, thịt lợn); Hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ xuất khẩu đối với cà phê, gạo; và bù lỗ xuất khẩu (cà phê, gạo, thịt lợn, dứa cô đặc, dưa chuột muối…).

2 hình thức hộp xanh (trong giai đoạn thực hiện, các nước đang phát triển như Việt Nam được ưu tiên áp dụng):

- Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển.

- Ưu đãi về cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơn hàng nội địa.

Ngoài 6 hình thức trên, Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển vẫn có thể tiếp tục sử dụng một cách linh hoạt các trợ cấp xuất khẩu nông sản thuộc loại “hộp vàng” ví dụ như một số hình thức trợ cấp liên quan đến bảo hiểm xuất khẩu tín dụng xuất khẩu… cho đến nay vẫn chưa được điều chỉnh cụ thể bởi bất kỳ nguyên tắc thống nhất nào của WTO, do đó vẫn đang được nhiều nước vận dụng nhằm tránh né các cam kết về cắt giảm trợ cấp xuất khẩu.

Như vậy, xét về khía cạnh thực tế, Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả các biện pháp trợ cấp được phép nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cải thiện hoặc tăng khả năng cạnh tranh.

Nhóm chính sách hộp xanh “Green box”: Là những chính sách không hoặc rất ít có tác dụng làm bóp méo thương mại. Các nước được tự do áp dụng, không phải cam kết cắt giảm. Nhóm này bao gồm các chính sách sau đây:

· Dịch vụ chung: Nghiên cứu khoa học, khuyến nông, đào tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, phòng chống, kiểm soát dịch bệnh;

· Dự trữ an ninh lương thực quốc gia;

· Trợ cấp lương thực, thực phẩm trong các trường hợp thiên tai, cho người nghèo đói;

· Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai;

· Trợ cấp thu nhập cho người có mức thu nhập dưới mức tối thiểu của Nhà nước quy định;

· Chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân;

- Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua chương trình trợ giúp nông dân nghỉ hưu;

· Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua chương trình chuyển đất sang sử dụng vào mục đích khác;

· Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua chương trình hỗ trợ đầu tư; · Chương trình môi trường: nâng cấp máy móc thiết bị đáp ứng yêu cầu về môi trường;

· Chương trình khác (nếu có).

Nhóm các chính sách hộp xanh lơ “Blue box”: (Các nước phát triển được áp dụng, không phải cam kết) ví dụ như các khoản chi trả trực tiếp cho nông dân trong

chương trình hạn chế sản xuất, tính trên: · Diện tích sản xuất;

· Đầu gia súc; hoặc · Sản lượng nông nghiệp.

Các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích sản xuất - “Chương trình phát triển”: (Các nước đang phát triển được phép áp dụng, không phải cam kết cắt giảm (S

& D))

· Trợ cấp đầu tư: Theo các hình thức như cho vay ưu đãi, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất vv…

· Trợ cấp các loại vật tư “đầu vào” cho người nghèo, có thu nhập thấp hoặc nông dân ở các vùng khó khăn:

· Hỗ trợ để chuyển đổi việc trồng cây thuốc phiện sang trồng cây khác.

Các chính sách hộp đỏ “Amber box” Nhóm chính sách này phải cam kết cắt

giảm nếu vượt quá mức tối thiểu. Các chính sách này có thể là đối tượng của các loại

thuế đối kháng, chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá. Mức tối thiểu là:

• 5% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước phát triển • 10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước đang phát

II. Quản lý nhập khẩu bằng biện pháp sử dụng thuế quan nhập khẩu 1. Chính sách thuế nhập khẩu

Các cơ quan quản lý chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia có nhiều công cụ và cách thức khác nhau để quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa, trong số các công cụ thường được áp dụng thì thuế nhập khẩu là hình thức quan trọng và phổ biến nhất đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Thuế nhập khẩu giúp các quốc gia quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; góp phần phát triển và bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

1.1. Chính sách Thuế nhập khẩu tại Việt Nam

1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế nhập khẩu tại Việt Nam

Theo luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam ban hành vào năm 2005, hàng hoá được phép nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hóa từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước, đều là đối tượng chịu thuế nhập khẩu.

Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm: Số lượng từng mặt hàng ghi

trong tờ khai hàng nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng. Giá để tính thuế nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập, kể cả phí vận tải, phí bảo hiểm theo hợp

đồng.

Biểu thuế để tính thuế nhập khẩu thường xuyên có sự thay đổi và cập nhật, tùy thuộc

Thuế suất đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu gồm thuế suất thông thường và thuế suất

ưu đãi đã được quy định trong luật Thuế xuất nhập khẩu:

Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm

nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với quốc gia đó. Thuế suất ưu đãi thường được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ quan chức năng ban hành.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,

nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,

nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc cũng như không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó. Thuế suất thông thường luôn luôn cao hơn so với thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt của cùng mặt hàng đó.

Để quán lý luồng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, khuyến khích nhập khẩu một số loại đầu vào phục vụ sản xuất cũng như để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, Luật thuế xuất nhập đồng thời cũng quy định các trường hợp miễn giảm, hoàn

lại thuế.

1.1.1.2. Quản lý nhập khẩu thông qua thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập

Trong điều kiện hội nhập, chính sách quản lý nhập khẩu qua thuế nhập khẩu của Việt Nam đã có những thay đổi cho phù hợp với cam kết khi thực hiện CEPT/AFTA và trở thành thành viên WTO. Một mặt chúng ta quản lý các mặt hàng nhập khẩu trên tiêu chí bảo vệ có mức độ cho các ngành sản xuất trong nước, ngăn ngừa nhập khẩu các mặt hàng không phù hợp đồng thời tăng thu cho ngân sách quốc gia. Mặt khác, chúng ta cũng cam kết cắt giảm thuế từng bước theo cam kết quốc tế đã ký.

Trong phần này, trước hết chúng ta sẽ xem xét một cách chung nhất các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập về áp dụng thuế nhập khẩu. Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu chính sách quản lý hàng nhập khẩu thông qua thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng theo nhóm ngành cụ thể: Hàng nông nghiệp và hàng công nghiệp theo hiệp định đã ký với WTO. Bên cạnh đó xem xét chính sách quản lý nhập khẩu với các mặt hàng theo hiệp định tự do hóa nhóm ngành như công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế.

Các cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập

Tổng hợp chung toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO được thể hiện trong biểu cam kết về hàng hóa của Việt Nam, có thể rút ra một vài nét lớn như sau:

Bảng 1: Diễn giải mức thuế cam kết bình quân (%)

Bình quân chung theo ngành Thuế suất MFN (2006) Thuế suất cam kết khi gia nhập WTO Thuế suất cam kết vào cuối lộ trình Mức giảm so với thuế MFN (2006) Cam kết WTO của Trung Quốc Sản phẩm NN 23,5 25,2 20,9 10,6 16,7 Sản phẩm CN 16,8 16,1 12,6 23,9 9,6 Chung toàn biểu 17,4 17,2 13,4 23,0 10,1

Nguồn: Báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội nghị phổ biến các can kết của Việt Nam tháng 11, 2006.

Theo hiệp định được ký kết, Việt Nam cam kết ràng buộc cho toàn bộ Biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5 - 7 năm. Nhìn chung, có khoảng hơn 1/3 số dòng của biểu thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế trên 20%. Các mặt

hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô, xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.

Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng gồm: trứng, đường, thuốc lá lá, muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng: 40%, đường thô: 25%, đường tinh: 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn: 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch Bên cạnh đó, không mâu thuẫn với cam kết MFN, WTO cũng cho phép những ngoại trừ riêng áp dụng cho các thoả thuận tự do hoá khu vực. Đối với trường hợp của Việt Nam, đó là các thoả thuận về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA, thoả thuận khu vực tự do ASEAN - Trung Quốc và giữa ASEAN với một số nước đối tác khác. Do vậy việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ tự do hoá khu vực của Việt Nam, cũng như các cam kết trong khuôn khổ WTO sẽ được thực hiện một cách độc lập và không bị ràng buộc lẫn nhau.

Các cam kết tự do khu vực Việt Nam đã và đang đàm phán:

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): theo những cam kết đã ký và được thực hiện từ năm 1996 thì các mặt hàng trong danh mục thông thường sẽ có thuế suất từ 0- 5% vào năm 2013 và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các loại thuế nhập khẩu vào năm 2015. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA): theo hiệp định đã ký thì lộ trình giảm thuế của Việt Nam sẽ là: Năm 2009: ít nhất 50% số dòng thuế thuộc danh mục thông thường có thuế suất 0-5%; Năm 2013: có ít nhất 45% số dòng thuế thuộc danh mục thông thường có thuế suất 0%; Năm 2015: (ngoại trừ một số dòng thuế được linh hoạt đến năm 2018) tất cả các dòng thuế thuộc danh mục thông thường có thuế suất là 0%.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA): Theo hiệp định đã ký thì lộ

Một phần của tài liệu Thực trạng chính sách quản lý nhập khẩu của Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w