Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi một quốc gia, trước hết là đào tạo bậc Đại học và Cao đẳng, sự đầu tư vào giáo dục là chính nhất và lợi nhuận của nó là rất lớn vào tương lai.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục 1
Tóm tắt nội dung đề tài
I GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Mục đích nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
6 Thuận lợi và khó khăn 5
II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 5
III CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
1 Cơ sở lý luận 8
1.1 Lý thuyết áp dụng 9
2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.1Phương pháp chung 9
2.2 Địa bàn nghiên cứu 9
2.3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 10
3 Khung lý thuyết 11
4 Các khái niệm 11
5 Gỉa thuyết nghiên cứu 12
IV KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 13
1 Kế hoạch dự tính 13
2 Kế hoạch cụ thể 13
V KẾT LUẬN 17
Tài liệu tham khảo 17
Phụ lục 18
Trang 2I GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
Để khuyến khích, động viên, thúc đẩy tinh thần học tập của Sinh viên hơn
và tạo mọi điều kiện cho Sinh viên được yên tâm học hành, vừa qua 04/ 09/
2007 thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 21 “ về thực hiện cho vay ưu đãi để học
Đại học, Cao đẳng và dậy nghề” Để đảm bảo cho Sinh viên không phải bỏ học
vì lí do không có khả năng đóng học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt tốithiểu (ăn, ở, đi lại, tài liệu học tập…)
Chỉ thị nêu rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hộixây dựng phương án về mức cho sinh viên vay, điều kiện và phương thức chovay, phương thức thanh toán sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và tổ chứcthực hiện ngay trong năm học 2007-2008
Chỉ thị cũng yêu cầu các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề phải nhận thức
rõ trách nhiệm của mình trong rà soát, lập danh sách sinh viên có hoàn cảnhkhó khăn có nhu cầu vay vốn; làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để tổchức cho sinh viên vay
Trách nhiệm của hệ thống chính quyền các cấp cũng được quy định rõ Thủtướng yêu cầu chính quyền các tỉnh, thành phố phải có biện pháp hỗ trợ kịp thờikhông để một học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển mà phải bỏ học vì không
đủ tiền tàu xe đến trường và ăn ở trong hai tháng của năm học thứ nhất Đồngthời, Thủ tướng đã chỉ đạo các ban, ngành và chính quyền các cấp ở địa phươngxác nhận hoàn cảnh khó khăn của sinh viên, học sinh theo các quy định củaNgân hàng để được vay tiền cho nhiệm vụ học tập
Chính sách áp dụng cho tất cả Sinh viên đang theo học tại các trường Đạihọc và Cao đẳng trên toàn quốc ; Số vốn được vay tối đa cho một Sinh viên là800.000 đ/ tháng thông qua gia đình của họ ; Thời gian để Sinh viên thanh toán
Trang 3cho ngân hàng là 2 năm sau khi ra trường ; Tỷ lệ lãi suất sẽ được tính theo định
kỳ khi người Sinh viên chưa thanh toán trước thời hạn
Khi có chính sách vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thực sự là rấtđáng mừng với các Sinh viên, nhất là các bạn Sinh viên có hoàn cành gia đìnhkhó khăn Điều này thể hiện sự đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt trong việc đưa racác chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại mới Đồng thời cũng thềhiện sự quân tâm của Đảng và Nhà nước ta với thế hệ trẻ, nhất là Sinh viên hiệnnay
Nhưng vấn đề đặt ra là các bạn Sinh viên có phản ứng như thế nào về chínhsách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội ? đối với Sinh viên vay vốn
có thực sự là một giải pháp tốt nhất để tháo gỡ bế tắc cho việc học hành haykhông ? các bạn có nhiệt tình hưởng ứng tham gia hay cho đó là chuyện bìnhthường ? trong quá trình làm thủ tục vay Sinh viên có gặp khó khăn gì không ?Sinh viên vay vốn họ có tâm tư, nguyện vọng gì ?
Để trả lời cho những câu hỏi trên cũng như mong muốn tìm hiểu vấn đề này
chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài : “Phản ứng của Sinh viên
thành phố hồ Chí Minh về chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội hiên nay” nhằm tìm hiểu phản ứng, thái độ, tâm tư, nguyện vọng của các
bạn Sinh viên, để phần nào giúp Đảng – Nhà nước, các Bộ ngành liên quan,cũng như ngân hàng chính sách xã hội có những cách thức phù hợp tạo điềukiện cho Sinh viên nói chung, các bạn Sinh viên có hoàn cảnh gia đình khókhăn nói riêng được tiếp cận và được vay vốn một cách thuận lợi nhất
2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng và khách thể
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu : Phản ứng của sinh viên đối với chính sách
cho vay vốn của ngân hàng chính sách
2.1.2 Khách thể nghiên cứu : Sinh viên đang theo học các trường Đại học ở
thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là sinh viên của 6 trường đại học: KHXH & NV,
DL Văn Lang, DL Văn Hiến, ĐH Kinh tế, DL Hồng Bàng, ĐH Sư Phạm…
2.2 Phạm vi nghiên cứu : Địa bàn nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh - là
trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế,khoa học – kỹ thuật, có diện tích rộng và dân cư tập trung đông đúc, đồng thời làđịa phương có số lượng Sinh viên khá đông
Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành
Do các trường đại học ở thành phố nằm trên các quận khác nhau nên nhómnghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu 6 trường đại học theo cáchngẫu nhiên bao gồm :
+ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Quận 1)
+ Trường Đại học Dân lập Văn Hiến (Quận Bình Thạnh)
Trang 4+ Trường Đại học Dân lập Văn Lang (Quận 10)
+ Trường Đại học Kinh tế (Quận 1)
+ Trường Đại học Sư phạm (Quận 5)
+ Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng (Quận Tân Bình)
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Những thủ tục trong quá trình vay vốn đã thỏa đáng với sinh viên hay chưa
- Thời hạn và lãi suất cho vay vốn của ngân hàng chính sách đã hợp lý haychưa
+ Ảnh hưởng của chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách đối vớisinh viên
- Vấn đề học tập của sinh viên được giải quyết như thế nào
- Sinh viên đã yên tâm học tập hay chưa
+ Những hiệu quả mà ngân hàng chính sách thực hiện sau khi cho sinh viênvay vốn
+ Sự khác nhau về quan điểm giữa sinh viên công lập và dân lập với chínhsách cho vay
+ Đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm đưa chính sách cho vay vốn củangân hàng chính sách ngày càng thân thiết với sinh viên hơn
4 Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu đề tài này giúp cho xã hội nói chung và Thành phố Hồ Chí Minhnói riêng nhận thấy được những phản ứng của sinh viên với ngân hàng chínhsách theo hướng ủng hộ hay chưa đồng tình Từ đó chúng ta có thể đưa ra nhữngkiến nghị và giải pháp để dự án cho sinh viên vay vốn ngày càng trở nên phổbiến và là người bạn đồng hành thân thiết của sinh viên
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu về phản ứng của sinh viên vớichính sách cho sinh viên vay vốn học tập chúng tôi đi nghiên cứu phỏng vấnsinh viên để lượng giá được những nhu cầu của sinh viên, với việc vay vốn trangtrải học tập và những thắc mắc của các sinh viên khi làm thủ tục vay vốn
Phản ứng của sinh viên với chính sách cho vay vốn học tập, nhằm tìm hiểunhu cầu, lợi ích, những thuận lợi, bất cập từ phía ngân hàng Với những kết quả
Trang 5phản ứng của sinh viên với việc cho vay vốn học tập Để làm tư liệu tham khảocho các nhà đưa ra chính sách và với các ngân hàng trực tiếp cho sinh viên vay.Chính sách cho sinh viên vay vốn học tập mọi người dân đều tiếp cận vayđược Có như vậy chính sách cho sinh viên vay mới thực sự trở thành người bạnđồng hành sát cánh cùng sinh viên trong những năm học đại học Có như vậy,các bạn sinh viên mới yên tâm học hành, thì chất lượng học của các em mới thật
sự tốt
6 Thuận lợi và khó khăn
II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1 Chương trình cho sinh viên vay vốn học tập đã được khởi động từ năm
2001, nhưng hoạt động khá trầm lắng và chưa trở thành người bạn động hànhthực sự của sinh viên nghèo Để làm rõ hơn báo dân trí đã phỏng vấn giáo sưphạm Thụ
Theo giáo sư thì các chương trình cho sinh vay vốn, hiện đã phổ biến trên 50nước trên thế giới Cho sinh viên vay vốn về bản chất thì có thể tăng thêm mứcgánh chịu chi phí cho sinh viên, giảm bớt mức gánh chịu lên ngân sách nhà nướctheo cách chuyển sự gánh chịu của họ từ hiện tại (trả học phí trước) sang tươnglai, khi họ có đủ khả năng chi trả Có như vậy, một mặt sinh viên nghèo khôngphải bỏ học, mặt khác việc tài trợ của nhà nước mới có công bằng hơn so vớitrước khi thực hiện chính sách học phí thấp
Giáo sư đã dẫn chứng như: Autralia khi tăng học phí mà có chính sách chosinh viên vay vốn, số sinh viên học đại học vẩn tăng và mức độ mất công bằng
xã hội gần như không thay đổi mấy, vẫn giữ được mức chênh lệch tỉ lệ học đạihọc của hai lớp dân cư 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất, khoảng 3 đến 4 lần.Còn ở Hồng Công khi tăng học phí lên 2,65 lần, họ đã lập chương trình cho sinhviên vay vốn khá thành công với mục tiêu đạt là “không có một em học sinhnào đủ trình độ mà không học đại học” vì lý do tài chính khoảng 50% trong diệnđược vay, phần lớn số lượng sinh viên nghèo được vay tăng nhanh từ nhữngnăm 1990 khi tăng học phí lên 2,65 lần
Trong những năm trước tại Việt Nam, quỹ cho sinh viên vay khoảng 200 tỷđồng và vay cũng khó khăn nên không sử dụng hết Về quy mô, như vậy quỹnày có khoảng 13 triệu USD và so với ngân hàng chính sách nhà nước dành chogiáo dục đại học khoảng 450 triệu USD Trong khi đó năm 2003 Thái Lan đã cóquy mô học bổng đến 60 triệu USD, quỹ tín dụng cho sinh viên lên đến 350 triệuUSD so với ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đại học là 860 triệu USD.Tuy nhiên, năm nay thay vì cho sinh viên vay tối đa 300 nghìn/tháng như trướcđây nhưng hiện nay được vay tối đa là 800 nghìn/tháng Thủ tướng chính phủcũng vừa có quyết định bổ sung 500 tỷ đồng cho ngân hàng chính sách xã hội và
Trang 6quyết định sẽ phát hành trái phiếu để huy động tiếp 2 tỷ đồng dành cho ngânhàng làm vốn cho học sinh, sinh viên vay đi học Vay vốn học tập rõ ràng là mộtgiải pháp rất sát sườn với sinh viên Nhưng hầu như sinh viên còn thờ ơ với giảipháp này Vậy theo giáo sư làm thế nào để chương trình cho sinh viên vay vốnsát hơn nữa với đời sống sinh viên và có thể thực hiện được nhiệm vụ “dọnđường” cho việc tăng học phí.
Theo tôi muốn thực hiện chương trình cho sinh viên vay vốn thành công thìQuỹ cho vay phải đủ lớn, có thể bằng 40 đến 50% ngân sách nhà nước dành chogiáo dục đại học Khoảng 200 đến 250 triệu USD không chỉ để chi trả học phí
mà còn cho chi phí ăn ở, diện cho vay rộng hơn khoảng 20 đến 30% tổng số sinhviên với lãi xuất rất thấp, có thể chỉ bằng 50% lãi xuất thị trường Nhà nước sẽgánh chịu phần lớn rủi ro cho sinh viên Mức chi trả tình theo phần trăm củaphần thu nhập cao hơn nữa, gần như thế thu nhập cá nhân vậy Khi có việc vớimức lươn 1triệu đồng/tháng thì chưa phải trả, khi mức lương 2 triệu đồng/thángthì trả 20% của triệu thứ hai chẳng hạn, nghĩa là trả 200 ngàn đồng/tháng Nhưvậy, mức trả cho từng thời đoạn cho ở đây là chưa xác định trước mà tuỳ vàtừng thu nhập của người vay, cho đến khi hết nợ Nhưng sau 15 hay 20 nămchưa trả hết, hoặc lở bị tai nạn không làm được việc gì nữa thì xoá nợ
Nhà nước có một cơ quan độc lập cho việc này và chấp nhận mức thất thoátnào đó trong việc thu hồi nợ Tất nhiên bên cạnh chương trình cho sinh viên vayvốn vẫn tiếp tục duy trì giải pháp tài trợ sinh viên truyền thống đã có lâu nay Chương trình cho sinh viên vay vốn có nhiều mục tiêu như: tạo cơ hội tiếpcận giáo dục đại học cho người nghèo; giảm bớt áp lực lên ngân sách nhà nước;
mở rộng hệ thống giáo dục đại học; giảm bớt khó khăn tài chính cho sinh viênđồng thời tăng cường trách nhiệm của họ (chính người sinh viên phải trả chi phíchứ không chỉ gia đình học)
2 Theo giáo sư Phan Quốc Việt giám đốc công ty tư vấn và đào tạo TânViệt
Đây là một chủ trương đúng nhưng thường việc triển khai rất kém Đâykhông chỉ là nhiệm vụ của Bộ giáo dục và đào tạo, mà ngành văn hoá, côngthương, tài chính cũng có vai trò… Không nên chỉ đặt vấn đề nguồn vốn từ ngânhàng chính sách, ngân hàng người nghèo…mà là nghĩa vụ của các ngân hàngphải làm Ngoài làm lợi đây thật sự là cách đầu tư lâu dài Chính những sinhviên là những khách hàng tương lai của họ
Tôi nghĩ, Thủ tướng cũng phải vận động các ngân hàng Thực tế không chỉ
hệ thống ngân hàng mà còn nhiều công ty cho sinh viên vay vốn, cũng có công
ty cấp học bổng Vì khi một ngân hàng hay doanh nghiệp…cho sinh viên vay thì
rõ ràng có liên kết, giám sát Cũng có một số công ty sẵn sàng thông qua ngânhàng lập quỹ cho sinh viên vay với điều kiện nếu tuyển được người thì có thểxoá nợ một phần
Trang 7Nếu chủ trương này được triển khai tốt thì việc thực hiện đào tạo theo nhucầu không mấy khó khăn Còn đã là ngân hàng thì phải chấp nhận rũi ro có mất
Cũng có trường hợp tốt nghiệp nhưng không hoàn vốn Trước khi giao trọngtrách cho trường quá lớn vì nếu sinh viên không hoàn trả thì trường chịu tráchnhiệm
Nay thì gia đình phải đứng ra chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với ngânhàng còn nhà trường chịu trách nhiệm một phần trong quá trình quản lý sinhviên
Nguồn vốn cho sinh viên vay không nhiều Một năm chỉ vài trăm ngàn sinhviên vào các trường Đại học, một tỷ lệ nhỏ so với nguồn vốn khổng lồ của mộtđất nước
Số sinh viên vay vốn năm nay sẽ tăng nhiều vì cơ chế thoáng hơn Sẽ cókhoảng 60 đến 70% có nhu cầu vay vốn học tập
4 TS Nguyễn Quang A nêu đề suất về hình thức cho sinh viên vay vốn họctập
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – Ngân hàng được giao thực hiệnchính sách tín dụng ưu đãi cho sinh viên Theo ngân hàng chính sách xã hội cầnngay thêm 500 tỷ đồng và hơn 4000 tỷ đồng cho năm học 2007 – 2008
Ước tính số sinh viên đậu Đại học thuộc diện khó khăn có nhu cầu vay vốnchiếm 20% tổng số sinh viên Tức khoảng 287 000 sinh viên, mỗi sinh viên vay1,2 triệu đồng/tháng và 10 tháng cho cả năm học thì con số là 3444 tỷ đồng.Ngân hàng này lo nhất là nguồn vốn, vì vốn vay theo chỉ tiêu đã cho vay hết
và hiện tổng dư nợ khoảng 290 tỷ đồng Con số 290 tỷ đồng dư nợ là quá nhỏ.Ngay cả so với một ngân hàng thương mại cả vừa chứ chưa nói đến toàn bộ hệthống ngân hàng thương mại
Vốn cho học sinh, sinh viên vay không thiếu, chỉ có vốn do ngân hàng cungcấp cho ngân hàng chính sách xã hội để cho sinh viên vay thì thiếu mà thôi.Thực ra chủ trương đúng đắng về tín dụng sinh viên đã có từ khá lâu nhưng việcthực hiện xem ra không mấy xuông sẽ
Sinh viên than phiền thủ tục rườm rà, ngân hàng kêu sinh viên ra trườngkhông có ý thức trả nợ Tỷ lệ nợ có hạn của học sinh, sinh viên vay rất cao lên
Trang 8đến 13% không có số liệu để phân tích nhưng có cái gì đó chưa ổn với cáchtiếp cận, cách cho vay, cách thực hiện một chủ trương rất cần và rất đúng đắn.Những điều có thể nhìn thấy ngay là các vấn đề sau: cách làm vẫn là nhànước đứng ra ( thông qua ngân hàng chính sách xã hội hoặc một đơn vị khác sắptới làm đề án cho thanh niên vay vốn học nghề) vì các đơn vị này chỉ làm theochỉ thị, chỉ tiêu và dấu ấn của cơ chế bao cấp “xin – cho” còn quá nặng.
Lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho sinh viên Tại sao các ngân hàng thương mạilại không vào cuộc Vì họ không thấy những khuyến khích thoả đáng phải tạo racho họ những khuyến khích như vậy Đấy là việc nhà nước nên làm chứ khôngphải là nhà nước đi trực tiếp cho vay như hiện nay hay uỷ thác cho ngân hàngchính sách xã hội ( hay bất cứ tổ chức nào khác)
Theo tôi Nhà nước nên lập quỹ để bảo lãnh quỷ tín dụng sinh viên và bù ưuđãi lãi xuất Bất cứ ngân hàng thương mại nào khi cho sinh viên vay ( có thể lúcđầu chỉ cho sinh viên nghèo nhưng sau đó có thể mở rộng thêm) thì được quỹnày bảo lãnh và phần chênh lệch lãi suất thị trường và lãi suất ưu đãi (hiện lãisuất ưu đãi là 0,6 %/tháng
Giả sữ lãi suất thị trường là 1%/tháng, tổng dư nợ là 4000 tỷ đồng
III CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1 Cơ sở lý luận
+ Lý thuyết cấu trúc – chức năng
Lý thuyết này được phát biểu như sau: Mỗi xã hội đều có một cấu trúc nhấtđịnh và tương ứng với nó là các chức năng Theo Parsons có bốn yêu cầu tất yếuđối với (đặc điểm của) mọi hệ thống – sự thích nghi (A), sự đạt được mục tiêu(G), sự hòa hợp (I), và sự tiềm tàng (L)
Áp dụng lý thuyết này vào phân tích đề tài ta thấy chính sách cho vay vốnđược coi là một chức năng của quá trình xã hội hóa giáo dục Theo đó khinghiên cứu phản ứng của sinh viên đối với chính sách cho vay vốn của ngânhàng chính sách xã hội ta thấy đây là chính sách phù hợp với thực tế giáo dụcnước ta Vì vậy chính sách này sẽ được đông đảo mọi người ủng hộ
+ Lý thuyết hành động của Max weber
Theo ông, con người hành động là do chủ quan, do con người có nhu cầuphải làm, từ đó dẫn đến động cơ hành động
Áp dụng lý thuyết này vào đề tài ta thấy nhu cầu có thực của sinh viên mongmuốn có thêm nguồn của cải vật chất để phục vụ cuộc sống Vì vậy dẫn tới hànhđộng tham gia vay vốn của sinh viên
+ Lý thuyết 5 nhu cầu của Maslow
Trang 9Tự hoàn thiện bản thânNhu cầu kính trọng và tự trọngNhu cầu xã hội
Nhu cầu an toànNhu cầu vật chất
Theo MasLow con người ai cũng có nhu cầu đầu tiên là nhu cầu về vật chất
và an toàn, sau đó con người mới cần đến nhu cầu khác, như nhu cầu xã hội,nhu cầu kính trọng và tự kính trọng, nhu cầu tự hoàn thiện bản thân
Áp dụng lý thuyết này vào phân tích đề tài ta thấy: chính sách cho vayvốn của ngân hàng chính sách xã hội đáp ứng được đa số những sinh viên cóhoàn cảnh khó khăn về kinh tế, phục vụ cho việc học tập thì họ có nhu cầutrước mắt là ổn định cuộc sống để học hành, vì vậy đây là chính sách sẽ đượcđông đảo sinh viên ủng hộ và tham gia
+ Lý thuyết mâu thuẫn giữa nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng của xã hội.Nhu cầu xã hội là những giá trị xã hội mà nhiều người, nhiều tầng lớphướng tới Tuy nhiên mọi người hướng tới với mục đích khác nhau, vì vậy khảnăng đáp ứng của xã hội cũng khác nhau
Áp dụng lý thuyết này vào phân tích đề tài ta thấy nhu cầu vay vốn củasinh viên thì nhiều và đa dạng Tuy nhiên, sự đáp ứng của ngân hàng thì có hạn,chỉ đáp ứng được những nhu cầu chung và thiết yếu Vì vậy ta sẽ thấy sự phảnứng của sinh viên cũng có nhiều ý kiến trái ngược, khác nhau đối với chínhsách
2 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Loại hình nghiên cứu : Nghiên cứu định lượng
2.1.2 Phương pháp phân tích thông tin : Mô tả và so sánh
2.1.3 Kĩ thuật, phương pháp thu thập thông tin
- Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi cơ cấu
- Tham khảo tài liệu
khách quan nên chúng tôi sẽ chọn địa bàn nghiên cứu là các trường ĐH Sưphạm, ĐH Kinh tế, ĐH dân lập Văn Lang, ĐH dân lập Hồng Bàng, ĐH khoahọc xã hội và Nhân văn, ĐH Văn Hiến
Trang 101.3.1 Cỡ mẫu : Do tổng thể nghiên cứu quá lớn Nhóm nghiên cứu không
có khả năng nghiên cứu toàn bộ dân số Vì vậy nhóm chỉ ngiên cứu một mẫutiêu biểu
1.3.2 Phương pháp chọn mẫu : Trong đề tài này chúng tôi sử dụngphương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Tiến trình lấy mẫu : Truy cập website : hochiminhcity.gov.vn lấy tổng số
sinh viên thành phố Hồ Chí Minh thống kê năm 2005
Chúng tôi nghiên cứu 299,2 ngàn sinh viên đang theo học ở các trường Đạihọc dân lập và công lập ở thành phố Hồ Chí Minh, mức sai lệch là 5%
Áp dụng công thức : 2
Nn=
1+ N*eTrong đó :
n : Quy mô mẫu
N : Quy mô tổng mẫu
e : Mức sai lệch
299000 399 1 748
Vậy quy mô mẫu là 399, với quy mô mẫu này để cho giả thuyết nghiên cứuđược kiểm nghiệm một cách khách quan chúng tôi sẽ tiếp tục chọn mẫu nhưsau : lấy quy mô mẫu chia đều cho 6 trường chọn nghiên cứu, ta được :
- Trường ĐH Kinh Tế : 66 (đơn vị mẫu)
- Trường ĐH Sư Phạm : 66 (đơn vị mẫu)
- Trường ĐHDL Văn Lang : 66 (đơn vị mẫu)
- Trường ĐH KHXH và NV : 67 (đơn vị mẫu)
- Trường ĐHDL Văn Hiến : 67 (đơn vị mẫu)
- Trường ĐHDL Hồng Bàng : 67 (đơn vị mẫu)
3 Sơ đồ khung lý thuyết :