1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

88 516 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 639,84 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  VŨ QUỐC ĐẠT PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  VŨ QUỐC ĐẠT PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60.22.90 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Kim Oanh. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Quốc Đạt 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài. 2 2. Tình hình nghiên cứu. 4 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn. 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7 7. Kết cấu của luận văn. 7 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY 8 1.1. Một số vấn đề về hội nhập quốc tế 8 1.2. Thực trạng Phật giáo Việt Nam hiện nay. 20 Chương 2: THỰC TRẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 43 2.1. Hội nhập Phật giáo về vấn đề văn hóa, tư tưởng. 43 2.2. Hội nhập Phật giáo đối với hoạt động đời sống xã hội Việt Nam. 49 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 62 3.1 Những vấn đề đặt ra. 62 3.2 Giải pháp và kiến nghị. 63 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay trong quá trình hội nhập quốc tế tôn giáo đang có sự biến đổi sâu sắc về nhiều mặt để phù hợp với thực tại chung của xã hội. Sự biến đó là quy luật tất yếu của tôn giáo trong sự vận động, phát triển chung của mình. Quá trình hội nhập phát triển đã đã thúc đẩy tôn giáo thâm nhập sâu rộng vào đời sống con người, trái ngược với xu hướng thần thánh hóa, thiêng liêng hóa. Bên cạnh đó, sự biến động của điều kiện kinh tế xã hội hiện nay cũng đã tác động mạnh mẽ đến việc biến đổi tôn giáo, từ chỗ hướng về thế giới “bên kia” thì hiện nay tôn giáo trực tiếp quan tâm phục vụ cho chính bản thân con người nơi trần thế. Cũng như vậy, Phật giáo trên thế giới đang có sự chuyến mình mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu chung của con người trong sự giao lưu, phát triển giữa các quốc gia. Sự biến chuyển mình đó không chỉ tăng cường mối quan hệ Phật giáo giữa các nước mà còn đóng góp vai trò to lớn trong việc giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trong quá trình hội nhập phát triển; đóng góp tích cực cho cuộc đấu tranh trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, chố ng âm mưu “diễn biến hòa bình của các thế lực xấu”. Có mặt tại Việt Nam hơn 2.000 năm, Phật giáo cũng đã có những đóng góp nhất định vào nền văn hoá dân tộc, đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong từng triều đại. Hiện nay, Phật giáo Việt Nam đang đứng trước một trào lưu mới, đó là trào lưu đất nước đang bước vào ngưỡng cửa hội nhập quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ với những bước tiến vượt bậc của công cuộc hội nhập, đổi mới và xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh sánh vai cùng những cường quốc trên thế giới. Trong quá trình đó Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và ngoại giao, bên cạnh đó không thể không nói tới những đổi mới, phát triển của tín ngưỡng tôn giáo. Đồng hành 3 cùng dân tộc Phật giáo đã hòa nhập theo sự chuyển biến sâu rộng ấy. Bởi lẽ theo quy luật: “Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh…”, Phật giáo luôn luôn vận động thay đổi để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Không chỉ vậy Phật giáo cũng đã tiếp thu, phát triển công tác hoằng dương Phật pháp của mình trong sự vận động chung của Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung trên thế giới. Để từ đó khẳng định vai trò, vị trí của mình trong đời sống xã hội, tạo ảnh hưởng và uy tín đối với cộng đồng quốc tế. Chính từ thực tế đó, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có sự đổi mới trong chính sách đối với tôn giáo, dân tộc; tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động phát triển ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại ngày nay. Thông qua các hoạt động tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta một phần nào đã khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong quá trình hội nhập và phát triển chung của thế giới, thể hiện rõ quan điểm tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Đúng như nhà vật lý học Albert Einstein đã từng nói: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của toàn cầu, vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy sẽ bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi phương diện trong cái nhất thể đầy ý nghĩa, chỉ có Đạo Phật mới đáp ứng đủ điều kiện ấy”. Trong giai đoạn phát triển, hội nhập của đất nước hiện nay Phật giáo thể hiện rõ vai trò quan trọng, ảnh hưởng của mình. Đạo Phật không chỉ phát triển trên phương diện tôn giáo thuần túy mà những tư tưởng nhập thế Đạo Phật trong xã hội ngày nay cũng đang là nét son tô đậm trong quá trình phát triển ấy. Xuất phát từ hệ tư tưởng của đạo Phật về con người, về vũ trụ trong đó con người sinh sống, đạo Phật đã đưa nội dung giáo lý siêu việt ấy đi vào đời sống đời thường, dùng nó như là phương thuốc chữa lành vết thương 4 cho những con người đang gặp nhiều nỗi đau thương mất mát, đang có nhiều sự sợ hãi và đau khổ…Tinh thần nhập thế ấy của đạo Phật vẫn liên tục phát triển từng nơi từng lúc và trở thành sợi chỉ xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Phật giáo Việt Nam. Chính từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu lý luận quá trình hoạt động, phát triển của Phật giáo hiện nay có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển chung của xã hội. Vấn đề đó cũng đang trở thành một trong những vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học cũng như những nhà hoạt động thực tiễn trong nước cũng như thế giới. Để góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn chung của xã hội, cũng như đóng góp cống sức của mình vào việc tìm hiểu nghiên cứu quá trình hoạt động của Phât giáo tôi đã chọn đề tài “Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Như phần trên đã trình bày hiện nay vấn đề này đang là một vấn đề có yếu tố quan trọng, được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đông đảo các tầng lớp xã hội trong nước và ngoài nước đặc biệt là tầng lớp tăng, ni tín đồ Phật tử nước ta. Do đó đã có rất nhiều các học giả, các hội thảo cũng như những cuốn sách, bài viết nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: Hội thảo “Phật Giáo Trong Thời Đại Mới – Cơ Hội Và Thách Thức” do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam tổ chức vào năm 2006. Hội thảo đã tập hợp được 85 báo cáo, nghiên cứu khoa học xung quanh 2 mảng vấn đề chính: mảng thứ nhất tập trung phân tích những cơ hội và thách thức của Phật giáo thế giới trước những yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở đó, xác định vai trò đạo đức, xã hội và tâm linh của đạo Phật trong việc góp phần giải quyết các vấn nạn toàn cầu, như chiến tranh, khủng bố, phá hoại môi trường và các tệ nạn xã hội khác; mảng thứ hai của hội thảo đề cập đến vai trò của Phật giáo Việt 5 Nam trong hiện tình đất nước và thời đại, trên cơ sở phân tích và đánh giá những thành tựu và thất bại, cơ hội và thách thức mà Phật giáo Việt Nam đang đối diện hiện nay. Nghiên cứu về Phật giáo tiêu biểu như các công trình: “Phật học khái lược” của Lưu Vô Tâm; “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang,; “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Lê Mạnh Thát; “Phật giáo với văn hóa - xã hội Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, do PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, TS. Nguyễn Quốc Tuấn chủ biên; “Các vấn đề xã hội hôm nay” của HT. K.Sri Dhammananda Thích Tâm Quang dịch… Xét ở góc đội khái quát chung nhất, các công trình nghiên cứu trên với nội dung đề cập đến những vấn đề lịch sử, nghiên cứu Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hiện nay trên nhiều vấn đề. Nghiên cứu về quá trình hội nhập quốc tế có các công trình tiêu biểu sau: “Toàn cầu hóa - Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa” của Phạm Thái Việt, Nxb Khoa học xã hội năm 2006; “Thử bàn về đụng độ văn hóa trong quan hệ quốc tế” của Guoji Zhengzhi năm 2004, tài liệu nghiên cứu của Viện Thông tin Khoa học xã hội; Đây là những công trình nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực của các nước trên thế giới trong đó và Việt Nam. Ngoài ra trên một số tạp chí, các báo nghiên cứu mà điển hình là: Tạp Chí Triết Học, Tạp Chí Nghiên Cứu Tôn Giáo, Tạp Chí Phật Học, Tạp Chí Công Tác Tôn Giáo, Báo Giác Ngộ… cũng đã có một số các bài viết liên đề cập đến thực trạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay trên nhiều các lĩnh vực, những thách thức đặt ra cho sự phát triển của Phật giáo, quá trình hội nhập quốc tế và các vấn đề liên quan. Phạm Thái Việt với Xung đột văn hóa, Tạp Chí Triết Học, số 09 năm 2010; Tìm hiểu về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, Tạp Chí Khoa Học, ĐHQGHN, số 01/2003. 6 Nhìn chung về tình hình có thể thấy các công trình, tác phẩm đều nghiên cứu hoặc đề cập đến thực trạng Phật giáo Việt Nam hiện nay, nhưng chỉ ở tầm bao quát hay đi vào những vấn đề riêng lẻ mà chưa có một công trình nào cụ thể nghiên cứu về những vấn đề đặt ra cho Phật giáo Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Vì vậy tôi hy vọng với đề tài này của mình sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những vấn đề đặt ra cho Phật giáo Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị giúp một phần cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn. 3.1. Mục đích nghiên cứu : Trên cơ sở lý luận Mác xít về tôn giáo, luận văn làm rõ thực trạng Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu : Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất: Trình bày một số vấn đề tổng quan chung về đề tài nghiên cứu. Thứ hai: Luận văn phân tích rõ thực trạng của Phât giáo Việt Nam hiện nay trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thứ ba: Luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng của Phật giáo Việt Nam từ năm 2000 đến nay.(đây là năm khởi đầu cho một thiên niên kỷ mới của thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 5.1. Cơ sở lý luận: 7 Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trong xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học, phươn pháp phân tích tổng hợp, phân tích tài liệu, thu thập thong tin, phương pháp Logic lịch sử và phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. Ý nghĩa lý luận của luận văn: Trên cở sở nghiên cứu đánh giá thực trạng của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, luận văn làm sáng tỏ những vấn đề cấp thiết của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Thông qua đó tạo một cách nhìn mới, một hướng đi mới cho Phật giáo Việt Nam ngày nay. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Đóng góp ý kiến, giải pháp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam giải quyết các về các vấn đề đặt ra trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn bao gồm 3 chương và 6 tiết. [...]... hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay Trong những năm tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng tin tưởng rằng, với sức mạnh đồng tâm hiệp lực phục vụ Đạo pháp và Dân tộc của toàn thể tăng, ni phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, sự hỗ trợ của Đảng, Nhà 27 nước, Mặt trận Tổ quốc Việt nam, cũng như các cơ quan ban, ngành liên quan và nhân dân trong cả nước,... thảo quốc tế, tham quan nước ngoài, sự hiểu biết của tăng, ni, phật tử trong nước cũng như uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo thế giới ngày càng phát huy mạnh mẽ + Trong bất cứ tình huống nào, tăng, ni, phật tử cả nước vẫn luôn luôn khẳng định vai trò, vị trí, tiếng nói của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức duy nhất, đại diện cho tăng, ni, phật tử Việt Nam ở trong. .. đến Phật giáo người ta không nói Phật giáo chung chung mà thường gắn tôn giáo này với từng quốc gia, khu vực, chẳng hạn như Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Việt Nam Trong quá trình Phật giáo thâm nhập, phát triển, văn hoá Việt Nam đóng vai trò chủ thể Đây là một nền văn hoá có truyền thống lâu đời, có bản sắc độc đáo và sức mạnh bản địa đặc biệt Vì thế Phật giáo khi du nhập vào Việt. .. tăng, ni, phật tử Việt Nam; trong đó không ít những cống hiến xuất sắc, xứng đáng với truyền thống hộ quốc an dân của tăng, ni, phật tử suốt chiều dài lịch sử 2000 năm Phật giáo Việt Nam Những thành quả tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt nam trong những năm qua đã khẳng định niềm tin của Giáo hội vào Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kế thừa niềm tin của những bậc chân tu tiền bối trong giai... của hội nhập quốc tế Trong giới hạn của luận văn, tác giả sẽ đề cập sâu đến sự hội nhập của văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế Bởi lẽ, bao hàm trong sự hội nhập về văn hóa còn có sự hội nhập về tôn giáo Văn hóa là một hệ thống được tạo thành bởi nhiều thành tố khác nhau như ngôn ngữ, văn chương, kiến trúc, phong tục tập quán, lối sống, tín ngưỡng và tôn giáo Mối quan hệ giữa văn hóa và tôn giáo. .. quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác Những năm gần đây, cụm từ hội nhập quốc tế (thậm chí nói ngắn gọn là hội nhập ) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế Cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm hội nhập quốc tế giành được sự nhất trí hoàn toàn trong giới...Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Một số vấn đề về hội nhập quốc tế Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và... sự, giáo dục tăng ni, hướng dẫn phật tử, hoằng pháp, nghi lễ, văn hóa, kinh tế tài chính, từ thiện xã hội, phật giáo quốc tế, nghiên cứu Phật học đều được thực hiện đồng bộ Có thể nói rằng, hiện nay Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung đã và đang trên đà phát triển rất mạnh và được xem là một tôn giáo lớn trên thế giới Đối với Phật Giáo Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm trong. .. nước Hệ thống giáo dục Tăng Ni, Phật tử ngày một mở rộng trên quy mô lớn, nội dung và hình thức, phương pháp dạy cũng thay đổi Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 03 Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Huế và 01 Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp Cần Thơ Rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, điều hành ở các khóa trước, hiện nay Học Viện Phật giáo Việt Nam đã có nhiều... Việt Nam Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta cần xác định một cách tiếp cận phù hợp đối với khái niệm hội nhập quốc tế để làm nền tảng xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới Tôi cho rằng cách tiếp cận phù hợp nhất là xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội hàm toàn diện và thường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định Theo đó, hội nhập quốc tế . của Phât giáo Việt Nam hiện nay trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thứ ba: Luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 4 VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY 8 1.1. Một số vấn đề về hội nhập quốc tế 8 1.2. Thực trạng Phật giáo Việt Nam hiện nay. 20 Chương 2: THỰC TRẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM. PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 43 2.1. Hội nhập Phật giáo về vấn đề văn hóa, tư tưởng. 43 2.2. Hội nhập Phật giáo đối với hoạt động đời sống xã hội Việt Nam. 49 Chương 3:

Ngày đăng: 07/07/2015, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w