1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa ngữ văn 10

97 2,2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Đề tài về : Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa ngữ văn 10

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Ngự Đàn Chuyên ngành : Lý luận phương pháp dạy học môn Văn Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH BÌNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CÁM ƠN Trước hết, chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự chỉ đạo, giúp đỡ của Phòng Khoa học - Công nghệ - Sau Đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã có đònh hướng cụ thể, thiết thực giúp chúng tôi hình thành ý tưởng của đề tài này. Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của TS.TRẦN THANH BÌNH. Em xin chân thành cám ơn! Triển khai phần khảo sát, chúng tôi nhận được sự quan tâm hợp tác của nhiều giáo viên Ngữ văn các trường THPT trên đòa bàn TP. Phan Thiết, quý phụ huynh học sinh lớp 10 trường THPT Phan Bội Châu. Chúng tôi cũng nhận được sự ủng hộ của giáo viên các trường THPT Trần Khai Nguyên (TP. Hồ Chí Minh), Lâm Thới (Huyện Nhà Bè) Trần Phú (TP. Vũng Tàu). Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình, quan tâm cộng tác của quý thầy cô. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Phan Bội Châu – Phan Thiết đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin tri ân cha mẹ gia đình đã luôn quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do vấn đề còn mới mẻ, nguồn tài liệu nghiên cứu chưa nhiều, năng lực của người thực hiện đề tài còn có hạn, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Một lần nữa, chúng tôi xin ghi nhận chân thành cám ơn những ý kiến chỉ đạo, sự trao đổi, đóng góp, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Phan Thiết, tháng 8 năm 2008 TRẦN NGỰ ĐÀN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X đã khẳng định: “Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực trên thế giới. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học qui định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến t hức khoa học xã hội nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh” [10, tr.683]. Như vậy, khác với những lần cải cách trước đây (năm 1950, 1956, 1980), lần cải cách này chỉ tập trung đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông. Trong các sách giáo dục, SGK là bộ phận qua n trọng nhất vì là sách dùng trong nhà trường, chứa đựng những kiến thức cơ bản mà học sinh (HS) phổ thông phải đạt được. SGK là tài liệu thể hiện một cách cụ thể nhất nội dung phương pháp giáo dục của mỗi môn học trong chương trình giáo dục. Đó là công trình khoa học sư phạm, thể hiện mục tiêu giáo dục qui định trong Luật Giáo dục. SGK là đối tượng, nội dung cả phương pháp trong suốt quá trình dạy học ở nhà trường phổ t hông. Mỗi bộ SGK chứa đựng những kiến thức cơ bản thích hợp với nhận thức của HS, là bộ sách dùng chung cho HS giáo viên (GV). SGK chính là một trong những phương tiện giáo dục. Có vai trò quan trọng như vậy nhưng trên thực tế những vấn đề cơ bản về SGK cũng như vai trò của SGK đối với việc dạy học phát triển ha y vấn đề sử dụng SGK tất cả đều chưa được GV HS quan tâm đúng mức. Theo quan điểm biên soạn mới ngoài việc cung cấp kiến thức, SGK còn là tài liệu nhằm giúp học sinh tự học. Tự học là chiến lược học tập của xã hội ngày nay. Biết cách làm việc với SGK bộ môn, tận dụng mọi điều kiện mà SGK cung cấp để học tập rèn luyện chính là thể hiện của tự học. Để có thể tự làm việc với SGK GV HS phải hiểu được nguyên tắc biên soạn của bộ sách, nội dung bộ sách, cấu trúc bộ s ách, cấu trúc bài học trong bộ sách, ưu điểm hạn chế của bộ sách… Khảo sát 93 GV dạy Ngữ văn ở các trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Phan Thiết, một trường ở Vũng Tàu hai trường tại thành phố Hồ Chí Minh về kỹ năng hướng dẫn H S làm việc với SGK Ngữ văn 10, chúng tôi nhận thấy không phải tất cả GV đều quan tâm xem HS tự làm việc với bộ sách này như thế nào. Con số GV không giới thiệu cho HS biết nguyên tắc biên soạn bộ sách Ngữ văn 10 là 46,23%; 41,93% GV không giới thiệu cấu trúc bộ sách Ngữ văn 10 cho HS; 58,06% GV không giới thiệu cho HS nhận biết cấu trúc bài học trong sách Ngữ văn 10. Có hơn một nửa GV được khảo sát (60,02%) không hướng dẫn HS làm việc với SGK Ngữ văn 10. Để đáp ứng chương trình SGK mới, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng, đòi hỏi một phong cách làm việc, học tập mới của đội ngũ GV HS. Đổi mới phương pháp dạy học không đồng nghĩa với v iệc xóa bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà tiếp tục tận dụng những ưu điểm của phương pháp truyền thống làm quen với những phương pháp dạy học mới, kết hợp các phương pháp một cách khoa học. Trong hệ thống phương pháp đó có cả ý thức của GV HS trong việc hiểu sử dụng SGK. Dạy học theo phương pháp tích cực, GV không chỉ hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức mà còn hướng dẫn HS biết cách tự làm việc với SGK, chủ động học tập c hống lại thói quen học tập thụ động nhằm hình thành cho HS kỹ năng tự học. Trên cơ sở những điều đã trình bày, chúng tôi chọn đề tài “Sách giáo khoa phương pháp làm việc với sách giáo khoa Ngữ văn 10” để góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nêu trên. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn giúp GV HS hiểu r õ những lí luận cơ bản về SGK, cụ thể là bộ sách Ngữ văn 10, từ đó giúp GV HS sử dụng tốt hơn, phát huy đầy đủ hơn chức năng của SGK trong quá trình dạy học nhằm góp phần chuẩn bị cho việc thực hiện hóa chủ trương một chương trình – nhiều bộ SGK. 3. Đối tượng phạm vi nghiê n cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu thứ nhất của luận văn là những vấn đề lí luận cơ bản của SGK.Vì thế, chương 1 của luận văn trình bày những vấn đề lí luận như: quan niệm về SGK, mối quan hệ giữa SGK với sách giáo viên (SGV) sách tham khảo (STK), cấu trúc của SGK, phương pháp trình bày nội dung kiến thức trong SGK, chức năng của SGK. Chính mục tiêu giáo dục sẽ quy định việc đổi mới chương trình, chương t rình sẽ quy định nội dung SGK. Cấu trúc nội dung của SGK sẽ quy định tiến trình thực hiện chương trình môn học, phương pháp dạy học bộ môn cách thức làm việc với bộ SGK đó. Đối tượng nghiên cứu thứ hai của luận văn là SGK Ngữ văn 10. Chương 2 của luận văn sẽ tìm hiểu những vấn đề cơ bản nhất của bộ sách Ngữ văn 10. N hững ưu điểm, hạn chế của bộ sách Ngữ văn 10, những ý kiến cần trao đổi, những nhận xét bước đầu về STK sẽ được đề cập ở chương 3. Hiểu biết những vấn đề này sẽ giúp GV HS khai thác sách tốt hơn, phát huy chức năng của bộ sách trong quá trình dạy học, chủ động trong phương pháp làm việc với SGK Ngữ văn 10. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do khuôn khổ của luận văn, đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề cơ bản của SGK sau năm 2000 chú trọng đến bộ SGK Ngữ văn 10. Từ những nhận xét về bộ sách Ngữ văn 10, luận văn giúp GV HS làm việc với bộ sách này một cách có hiệu quả. 4. Lịch sử vấn đề Ở nước ta, vấn đề nghiên cứu về SGK chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các tổ chức xã hội, giáo dục khác. Các công trình chuyên sâu về SGK không nhiều. Sau mỗi lần cải cách thay SGK, những bài viết đăng tải trên các trang báo chỉ là những ý kiến khen, chê. Mặc dù, những ý kiến này đã có những đóng góp nhất định nhưng để xây dựng một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về SGK thì cần phải có những công trình nghiên cứu chuyê n sâu hơn nữa. Có thể nói, mới chỉ có Nhà xuất bản Giáo dục đặt vấn đề nghiên cứu về SGK một cách hệ thống. Trong quá trình 45 năm làm sách phục vụ cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai lần thứ ba, Nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản 15 tập “Các vấn đề Sách giáo khoa”, 3 tập “Thông tin Sách giáo dục” hơn 10 tập “Các vấn đề Sách giáo dục”. Đây là một tủ sách nghiệp vụ có giá trị lớn. Để hình dung cụ thể hơn lịch sử vấn đề, chúng tôi xin phép dừng lại ở công trình “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập”, là công trình tuyển chọn các bài viết có giá trị rút ra từ các Kỉ yếu các tập sách nghiệp vụ nói trên. “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập” trình bày những vấn đề cơ bản của việc nghiên cứu lí luận về SGK như: quan niệm về SGK, phương thức biên soạn, m ô hình cấu trúc của SGK, chức năng của SGK, ngôn ngữ trong SGK, mĩ thuật trong SGK, phương pháp luận đánh giá SGK, quan niệm chức năng của SGV, nội dung SGV, quan niệm về STK đánh giá STK, chất lượng STK, … Nguyễn Khắc Phi, Vũ Dương Thụy, Dương Trọng Bái có chung quan điểm về SGK. Các tác giả này cho rằng: SGK là sách viết cho HS GV dùng theo những nội dung chuyên môn đã quy định trong chương trình theo những chỉ đạo thống nhất trong Luật giáo dục. Tr ong bài viết “Những tiêu chí của ngôn ngữ bản văn sách giáo khoa”, Nguyễn Ngọc Nhị nêu thêm một cách hiểu về SGK: “SGK có thể bao gồm cả sách viết cho học sinh một cuốn sách kèm theo sách đó như sách hướng dẫn giáo viên, sách bài tập” [70, tr.40]. Theo đó, tác giả cho rằng các STK cũng như sách công cụ có liên quan đến GV HS tạo thành tổ hợp giáo khoa. Như vậy, Nguyễn Ngọc Nhị quan niệm về SGK theo nghĩa rộng. Nói đến SGK không phải là nói đến một cuốn sách độc lập m à là một tổ hợp giáo khoa. Giáo sư Phan Trọng Luận dẫn ra một quan niệm mới về SGK khác với những quan niệm trước đây.Trong bối cảnh sự tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin, một CD-ROM có khả năng ghi hàng tỉ bít tương đương với 500 cuốn sách thì khái niệm quen thuộc về SGK không thể giữ nguyên như cũ. Với CD-ROM, SGK không thể chỉ là những kênh chữ, kênh hình hay các kiểu bài tập ghi chép. Như vậy, công tác biên soạn SGK trong tương lai cần quan tâm một cách thực sự đến yêu cầu hiện đại hóa. Phương thức biên soạn SGK là một trong những vấn đề mà tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập” đề cập đến. Biên soạn SGK theo công thức “CTWA” (Comprehensive textbook writing approach) đang được chú ý. Ưu điểm của việc tổ chức biên soạn theo công thức “CTWA” phần nào khắc phục được hạn chế của phương thức biên soạn “c uốn chiếu”. Phương thức này giảm bớt được sự không đồng bộ trong nội dung kiến thức, sự không liên tục về trình độ phần nào sự quá tải. Khi ứng dụng công thức “CTWA” ta cũng rút ngắn được thời gian biên soạn. Cùng thời gian 12 tháng, có thể hơn 12 tháng, biên soạn theo công thức này hoàn thành được 5 bản thảo ở mức hoàn chỉnh, nếu theo phương thức “cuốn chiếu” chỉ hoàn thành một bản thảo. Dù biên soạn theo phương thức nào cũng cần coi trọng tính đặc thù của bộ môn , cố gắng bám sát mô hình chung của SGK mới để có sự thống nhất tương đối giữa SGK các môn học. Tập tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập” cung cấp khá đầy đủ các bài nghiên cứu về mô hình cấu trúc SGK. Trong bài “Mô hình cấu trúc sách giáo khoa sau năm 2000”, Trần Kiều - Lê Xuân Trọng đã nêu lên những điểm chung về cấu trúc SGK các môn học trong nhà trường phổ thông. Cấu trúc chung của SGK đều gồm ba phần: phần đầu SGK, phần giữa SGK phần cuối SGK. Trong đó, phần giữa SGK là phần chính của sách, bao gồm các phần, các chương, các bài học. Khi nghiên cứu cấu trúc một chương SGK, các tác giả lưu ý cuối mỗi chương nên có những thành phần gì để HS có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình. Nội dung các câu hỏi, bài tập trong cấu trúc bài học nên hướng vào kỹ năng vận dụng kiến thức nhằm phát triển trí tuệ cho HS. Mức độ bài tập thể hiện sự phâ n hóa nhằm đáp ứng được những năng lực khác nhau của HS. Ngoài những vấn đề chung về mô hình cấu trúc SGK, các nhà nghiên cứu chú ý bước đầu đến mô hình cấu trúc SGK bộ môn. Về cơ bản, SGK mỗi bộ môn có sự thống nhất tương đối với mô hình chung của SGK nhưng tùy theo đặc trưng bộ môn mà cấu trúc SGK mỗi bộ môn có những điểm khác biệt. Theo Đỗ Ngọc Thống, m ô hình cấu trúc nội dung SGK môn Ngữ văn phải thể hiện được những quan điểm cơ bản về xây dựng biên soạn SGK Ngữ văn. Mô hình đó được xây dựng theo tinh thần tích hợp, không chỉ chú trọng nội dung mà còn phục vụ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Về mô hình SGK môn Sinh học, tác giả Nguyễn Quang Vinh xác định mô hình đó vừa cung cấp thông tin vừa hướng dẫn HS xử lí thông tin. HS được làm việc với các thông tin mới bằng cách trả lời câu hỏi, tr ình bày một vấn đề, tiến hành làm thí nghiệm… Nguyễn Minh Phương, Phạm Thu Phương đề xuất những kiến nghị xây dựng mô hình SGK thí điểm môn Địa lí. Cấu trúc bài học được trình bày sao cho HS có thời gian tiếp thu lượng kiến thức của bài học, HS thực sự thực sự được làm việc, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập có thể tự kiểm tra lại kết quả làm việc. Có t hể nói, nghiên cứu mô hình cấu trúc SGK sẽ giúp chúng ta có những kinh nghiệm bổ ích, đóng góp trực tiếp cho việc biên soạn SGK mới ngày càng khoa học hiện đại hơn. Tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập” cũng tuyển chọn các bài viết của nước ngoài nghiên cứu về các chức năng của SGK.Theo Francois Marie Gerard Xavier Roegiers, SGK phổ thông có thể có nhiều chức năng khác nhau tùy theo người sử dụng, tùy theo môn môn học t ùy hoàn cảnh biên soạn sách. Khi HS sử dụng, một cuốn SGK sẽ có nhiều chức năng hướng vào việc học tập các chức năng hướng vào việc thiết lập liên hệ giữa học tập với đời sống. Các SGK phổ thông còn có chức năng đào tạo đối với GV. SGK là công cụ cho phép GV thực hiện được vai trò nghề nghiệp của mình trong quá trình dạy học. Tài liệu cũng tuyển chọn một số bài nghiên cứu về ngôn ngữ SGK. Các bài nghiên cứu đều có chung một điểm: ngôn ngữ giáo khoa gồm hai kênh thông tin (kênh chữ kênh hình) nhằm truyền tải kiến thức, kỹ năng đến với HS theo đúng yêu cầu của chương trình môn học. Tuy nhiên, mỗi bài viết này có một d iện mạo riêng, góp phần nâng cao chất lượng ngôn ngữ bản văn SGK. Nguyễn Trí chỉ ra những thay đổi trong cách viết phần bài học, cách diễn đạt tiêu đề bài học tiêu đề các phần trong bài học; Nguyễn Quốc Siêu phân tích ý nghĩa các yếu tố ngôn ngữ trong bản văn SGK; Nguyễn Văn Tùng bàn về chức năng của ngôn ngữ SGK; Nguyễn Ngọc Nhị chỉ ra các yếu tố tạo nên chất lượng ngôn ngữ bản văn những tiêu chí đánh giá chất lượng ngôn ngữ bản văn. Ngoài những vấn đề chung về ngôn ngữ SG K, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến những yêu cầu riêng đối với ngôn ngữ SGK bộ môn. Mỗi môn học mang những đặc trưng riêng do đó ngôn ngữ SGK bộ môn cũng có những yêu cầu riêng. Theo Nguyễn Quốc Luân ngôn ngữ SGK Văn học phổ thông phải đạt 4 yêu cầu cơ bản: chính xác, đủ hiểu, phát triển, kết hợp hài hòa tính khoa học tính nghệ th uật. Trần Phương Dung chỉ ra những chỗ dùng kí hiệu toán học, kí hiệu logic, câu trong SGK Toán chưa rõ, gây ra sự hiểu lầm làm mất đi sự chính xác của một đề toán. Từ đó, tác giả đưa ra những yêu cầu riêng đặc thù đối với ngôn ngữ bản văn SGK Toán. Đặc biệt là sự phân biệt giữa các từ trong ngôn ngữ thông thường được dùng trong toán. Dựa vào lí luận SGK, Nguyễn Thị Hồng Việt nêu một số suy nghĩ về việc dùng từ câu trong S GK Vật lí để đi đến kết luận: ngôn ngữ bản văn SGK Vật lí cũng có tính đặc thù riêng của bộ môn. Phương pháp luận đánh giá SGK là một trong những yếu tố xây dựng hệ thống lí luận SGK. Đào Trọng Quang, Vũ Dương Thụy, Nguyễn Quốc Túy tìm hiểu tiến trình, các tiêu chí phương pháp cụ thể đánh giá SGK. Đánh giá SGK phải gắn liền với quan niệm SGK thể hiện chương trình bộ m ôn. Mỗi môn học có những sắc thái riêng, vì thế bên cạnh tiêu chí chung, nên có hệ thống những tiêu chí riêng cho từng bộ môn, từng lớp hoặc từng cấp học. Trở lên trên là những vấn đề lí luận SGK mà tập tài liệu “Các vấn đề Sách giáo dục - Tuyển tập” đã đề cập đến. Có thể xem Tuyển tập này là một tài liệu tham khảo quan trọng khi tìm hiểu về SGK. “Sách giáo khoa một số vấn đề lí luận thực tiễn” l à nhan đề của phần bốn trong tài liệu “Nguyễn Khắc Phi tuyển tập” do Vũ Thanh tuyển chọn. Phần này giới thiệu một số bài viết của Giáo sư Nguyễn Khắc Phi trao đổi về chương trình SGK Ngữ văn bậc Trung học cơ sở (THCS). Trong các bài viết, Giáo sư Nguyễn Khắc Phi nhấn mạnh một số điểm về phương pháp khi tiếp cận SGK mới làm sao phát huy được ưu thế của phương châm tích hợp. Các bài viết “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình sách giáo khoa”, “Cơ sở lựa chọn học vấn phổ thông để xây dựng chương trình môn học”, “Về chương trình sách giáo khoa phổ thông”, “đổi mới cách viết sách giáo khoa bậc Trung học”, “Những điều kiện ràng buộc đối với công cuộc đổi mới chương trình sách giáo khoa Trung học” của Trần Bá Hoành đi sâu vào nghiên cứu những mục đích yêu cầu những định hướng chính cho việc thiết kế chương trình viết SGK. Qua các bài viết này, tác giả mong muốn chúng ta sẽ có một bộ máy chuyên một cơ chế đáp ứng nhanh hơn nữa để không ngừng phát triển chương tr ình phổ thông theo yêu cầu phát triển của đất nước. Riêng đối với SGK Ngữ văn lớp 10, chúng ta có các tài liệu “Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn 10” của Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Lê Hồng Mai, Nguyễn Thị Nhuận, Lê Thị Thanh Tâm; “Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông” của Đỗ Ngọc Thống; “Tài liệu bồi dưỡng giáo viê n thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Ngữ văn” của Bộ Giáo dục Đào tạo. Các tài liệu này trình bày các nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục môn Ngữ văn, nội dung chương trình môn Ngữ văn lớp 10, những định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 đánh giá kết quả học tập. Về vấn đề “phương pháp làm việc với SGK”, ở nước ta h iện nay chưa có tư liệu chuyên sâu nào. Vấn đề này chỉ mới được nhắc đến trong tài liệu “Phương pháp dạy học văn” tập 2 của Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh. Các tác giả viết: “Làm việc với giáo khoa” rèn cho HS năng lực nghiên cứu, năng lực tự học theo giáo khoa. Hoạt động này tận dụng sách giáo khoa, khắc phục tình trạng “thiếu kiến thức nhưng thừa giáo khoa” như đã nói ở trên. “Làm việc với giáo khoa” đòi hỏi HS phải chuẩn bị bài học văn học sử theo nếp: đọc giáo khoa, lập dà n ý kiến thức bài học, nêu thắc mắc. “Làm việc với giáo khoa” có thể vận dụng qua cá biện pháp sau: HS dàn ý hóa giáo khoa, HS đọc giáo khoa, HS phát hiện luận điểm các dẫn chứng minh họa cho luận điểm, HS thắc mắc về nội dung cấu trúc giáo khoa, HS học bài theo giáo khoa…, HS đối chiếu nội dung cách trình bày kiến thức giữa các bộ sách khác nhau… Các biện phá p này có thể thực hiện theo sự gợi ý của GV, có thể do GV thuyết giảng độc thoại hoặc có thể cho HS làm bài tập ở nhà” [54, tr.46]. Tóm lại, các vấn đề lí luận SGK tuy đã được đặt ra đã có nhiều bài viết đề cập đến nhưng để xây dựng được một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về SGK thì vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Những bài viết, công trình nghiên cứu, các cuộc thảo luận về SGK là cơ sở khoa học để SGK trở thành một đối tượng nghiên cứu khoa học, một công trình khoa học. Đây chính là nền tảng để xây dựng một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về SGK. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, chỉ thị của Chí nh phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học, các nguyên tắc biên soạn chương trình, SGK các bộ môn nói chung môn Ngữ văn nói riêng. Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp so sánh. Ngoài ra, để vấn đề nghiên cứu có cơ sở chứng thực, luận văn dùng phương pháp khảo sát, trắc nghiệm, xử lý kết quả khảo sát. 6. Ýnghĩa khoa học của đề tài Luận văn cố gắng hệ thống hóa các luận điểm về SGK nhằm giúp GV HS hiểu được những vấn đề cơ bản về SGK. Đó chính là cơ sở lí luận để GV HS phát huy vai trò của SGK, sử dụng SGK trong thực tế dạy học một cách có hiệu quả. Từ việc phân tích cấu trúc, nội dung hình thức của SGK Ngữ văn 10, những cảm nhận của bản thân đối với bộ sách Ngữ văn 10 nói riêng những bộ SGV, STK Ngữ văn khác, luận văn giúp GV HS chủ động đưa ra hướng giải quyết trong quá trình s oạn giảng cũng như soạn bài, học bài theo SGK. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA SÁCH GIÁO KHOA 1.1. Quan niệm về sách giáo khoa Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Sách giáo khoasách soạn theo chương trình để dạy học trong nhà trường” [114, tr.1354]. Định nghĩa trên được hiểu theo nghĩa hẹp quen thuộc, SGK là sách viết cho HS theo những nội dung chuyên môn đã được quy định trong chương trình theo những quan điểm chỉ đạo thống nhất về phương pháp dạy học. Theo định nghĩa này, một số nhà nghiên cứu cho rằng các loại sách phục vụ c ho HS mẫu giáo, sách dạy học vần . chưa được coi là SGK. Luật Giáo dục, chương 2 mục 2 điều 29 quy định: “Sách giáo khoa cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở những lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giảng dạy phổ thông. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành c hương trình phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông sách giáo khoa” [9, tr.16]. Điều lệ trường Trung học, điều 23 ghi “Sách giáo khoa Trung học bao gồm sách bài học sách bài tập theo danh mục được Bộ Giáo dục Đào tạo quy định để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở trường Trung học” [10, tr. 144] . Hiểu theo nghĩa rộng SGK có thể bao gồm cả sách viết cho HS một số sách kèm theo như SGV, sách bài tập (SBT). Đây là một đặc điểm của giáo dục hiện đại, quan tâm nhiều đến kỹ năng thực hành. Trước đây, hệ thống S GK không bao gồm SBT, phần bài tập được in luôn trong SGK dành cho HS nay hầu như tất cả các bộ môn đều có SBT bên cạnh SGK. Tập hợp các cuốn SGK, các STK sách công cụ có liên quan đến việc dạy học của GV HS tạo thành một tổ hợp giáo khoa. Tổ hợp giáo khoa đó phải là một chỉnh thể gắn bó mật thiết với nhau, trong đó SGK phải là tài liệu thể hiện cụ thể nhất nội dung, phương pháp giáo dục các loại sách trong tổ hợp nói trên phải phụ thuộc o SGK. Cho nên nói đến SGK là nói đến một tổ hợp giáo khoa lí luận về SGK cũng là lí luận một tổ hợp sách. Cho đến nay SGK vẫn là tài liệu chủ yếu để dạy học ở các lớp học phổ thông. Do đó, các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông về cơ bản đã được thể hiện trong nội dung phương pháp biên soạn SGK. Trong quá trình biên soạn chương trì nh SGK mới, chúng ta đã chú ý đến quan điểm đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” các nội dung, hình thức trình bày của SGK mới về cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho HS tiếp tục nâng cao năng lực tự học giúp GV đổi mới phương [...]... kết quả cần đạt cho cùng một bài học ở hai sách có khác nhau nên hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài ở sách Ngữ văn 10 khác sách Ngữ văn 10 nâng cao Số lượng câu hỏi ở sách Ngữ văn 10 ít hơn Ngữ văn 10 nâng cao, nhưng ở sách Ngữ văn 10 một câu hỏi lại có từ hai đến ba vấn đề phải trả lời còn ở sách Ngữ văn 10 nâng cao mỗi một câu chỉ hỏi một vấn đề Sách Ngữ văn 10 không có câu hỏi về nghệ thuật của đoạn... nâng cao như một tài liệu tham khảo ngược lại Ngữ văn 10 là tài liệu bổ trợ cho Ngữ văn 10 nâng cao GV cũng nên khuyến khích HS học sách Ngữ văn 10 tham khảo thêm sách Ngữ văn 10 nâng cao ngược lại 2.3 So sánh mô hình cấu trúc bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Ngữ văn 10 nâng cao Như đã đề cập ở chương 1: bài học là hình thức cơ bản, chủ yếu nhất của việc tổ chức các hoạt động dạy học... làm văn: sách Ngữ văn 10 nâng cao học thêm một số nội dung như Lập ý theo các yêu cầu khác nhau, Đọc tích luỹ kiến thức, Quan sát, thể nghiệm đời sống, Đề văn nghị luận Cấu trúc sách Ngữ văn 10 có bảng phụ lục từ Hán - Việt nêu ở cuối sách, sách Ngữ văn 10 nâng cao không có phần này Cấu trúc bài học ở hai bộ sách cũng có điểm khác nhau: Ngữ văn 10 có phần Ghi nhớ còn Ngữ văn 10 nâng cao không có Ngữ văn. .. sinh lên một trình độ phát triển văn học mới.” [DTTL 4, tr.4] Mục tiêu bài học cấu trúc bài học - đó là những yếu tố quan trọng nhất để GV dựa vào đó xây dựng bài giảng xác định phương pháp dạy học 2.3.1 Cấu trúc bài học đọc văn Cấu trúc bài đọc văn trong sách Ngữ văn 10 Ngữ văn 10 nâng cao được xây dựng như sau :  Tên văn bản, tên tác giả: Ngữ văn 10 Ngữ văn 10 nâng cao đều có phần này Nếu... vận dụng vào đời sống Vì những lí do, so với sách Văn học 10 (Chương trình cũ) chương trình Ngữ văn 10 có nhiều thay đổi Chương trình Văn học 10 chủ yếu sắp xếp theo tiến trình lịch sử văn học, còn chương trình Ngữ văn 10 dựa vào tiến trình lịch sử văn học để lựa chọn hệ thống tác phẩm tiêu biêu cho các thể loại của mỗi giai đoạn văn học Chương trình SGK Ngữ văn 10 có sự kế thừa SGK Văn học 10 về nội... năng làm văn được thay đổi Trước đây sách Làm văn 10 dựa vào các thao tác để chia ra nhiều kiểu bài nhỏ Nay theo quan điểm bài văn là sự kết hợp tổng hợp các thao tác cơ bản Ở cấp THPT, HS không thể chỉ sử dụng một thao tác mà phải dạy các em biết vận dụng các thao tác làm văn một cách tổng hợp, linh hoạt Sách Ngữ văn 10 thể hiện rõ quan điểm này Phần Làm văn trong sách Ngữ văn 10 tập trung vào hai... nhau khác nhau để thực hiện tốt yêu cầu của mỗi bộ sách 2.2.2 Những điểm khác nhau Sách Ngữ văn 10 Ngữ văn 10 nâng cao được biên soạn bởi hai tập thể tác giả khác nhau (Ngữ văn 10 do GS Phan Trọng Luận làm Tổng Chủ biên, sách Ngữ văn 10 nâng cao do GS Trần Đình Sử làm Tổng Chủ biên) theo những yêu cầu khác nhau, nhằm đáp ứng phương án học theo các ban khác nhau của HS Việc thể hiện thành hai bộ sách. .. này Nếu tên bài học của chương trình Ngữ văn bậc THCS được ghi bằng số thứ tự (mỗi bài bao gồm cả ba phân môn Văn học, Tiếng Việt Làm văn) thì mỗi bài học trong SGK Ngữ văn 10 Ngữ văn 10 nâng cao đều nêu tên văn bản đọc - hiểu tên tác giả Nếu là văn bản dịch thì ghi tên dịch sau đó nêu tên nguyên văn Tên dịch giả được ghi sau phần văn bản Ví dụ: sách Ngữ văn 10, tập 1 trang 143: TẠI LẦU HOÀNG... - hiểu cho HS, hình thành phát triển ở HS năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống đặc biệt là phương pháp tự học Việc nắm những thay đổi về hình thức nội dung của SGK Ngữ văn 10 sẽ giúp GV có những điều chỉnh trong bài giảng cho thích hợp mà vẫn kế thừa được những tài liệu cũ 2.2 Những điểm giống nhau khác nhau của sách giáo khoa Ngữ văn 10 Ngữ văn 10 nâng cao 2.2.1 Những điểm... phân môn tách biệt với văn học làm văn Nay Tiếng Việt được dạy theo một tinh thần khác Với quan điểm tích hợp, chương trình Ngữ văn 10 tập trung vào thực hành tiếng Việt, vận dụng những kiến thức kỹ năng tiếng Việt vào việc đọc - hiểu văn bản tạo lập văn bản Thông qua đó mà củng cố nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt cho HS Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 10 tập trung vào hai nội dung . trình bày, chúng tôi chọn đề tài Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa Ngữ văn 10 để góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nêu. Ngữ văn lớp 10, những định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 và đánh giá kết quả học tập. Về vấn đề phương pháp làm việc với SGK”,

Ngày đăng: 11/04/2013, 11:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sau đây là bảng so sánh phần văn học dân gian trong sách chỉnh lí-hợp nhất năm 2000 (sách Văn học 10) và sách Ngữ văn 10 - Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa ngữ văn 10
au đây là bảng so sánh phần văn học dân gian trong sách chỉnh lí-hợp nhất năm 2000 (sách Văn học 10) và sách Ngữ văn 10 (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w