XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA LÀNG, BẢN, THÔN, ẤP, CỤM DÂN CƯ

14 579 3
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA LÀNG, BẢN, THÔN, ẤP, CỤM DÂN CƯ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA LÀNG, BẢN, THÔN, ẤP, CỤM DÂN CƯ Nhằm phát huy những thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo cơ chế duy trì an ninh, trật tự, vệ sinh, môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giải quyết mâu thuẫn nhỏ… thời gian qua, ở nhiều địa phương, hương ước, quy ước đã được xây dựng và thực hiện một cách có hiệu quả. Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước cũng là một trong những phương thức thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở. Vậy hương ước, quy ước là gì? Chính quyền địa phương có vai trò và vị trí như thế nào trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước? I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC 1. Quy định về hương ước, quy ước 1.1. Khái niệm hương ước, quy ước Khái niệm hương ước, quy ước được gọi chung là hương ước và được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT) như sau: “Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật”. 1.2. Các đặc điểm đặc trưng của hương ước, quy ước Từ khái niệm này có thể thấy hương ước, quy ước là một loại văn bản, với các đặc điểm đặc trưng cụ thể như sau: - Là kết ước của người dân, được thể hiện bằng một loại văn bản với nhiều tên gọi khác nhau như: hương ước làng, quy ước làng,… Trong dân gian cũng còn nhiều loại hình kết ước của người dân được thể hiện bằng các câu tục ngữ, lời nói có vần, phương ngôn, ngạn ngữ truyền miệng, không được thực hiện bằng văn bản thì không phải là hương ước; - Do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ sở sự nhất trí của tập thể cộng đồng dân cư. Đây cũng là một trong những nguyên tắc xây dựng hương ước, quy ước, bất cứ một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức nào xây dựng văn bản và tự gọi đó là hương ước, quy ước đều là không đúng, không phù hợp với tính chất, đặc trưng và nguyên tắc xây dựng hương ước, quy ước; - Hương ước, quy ước cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là nó cũng chứa đựng những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép cá nhân, tổ chức được làm hoặc không được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng ngày tại địa phương, nhưng đấy là các quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực hiện. 1 Nghĩa là cộng đồng dân cư tự xây dựng các nguyên tắc ứng xử trên cơ sở pháp luật và truyền thống, tập quán địa phương và tự nguyện thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc điểm này của quy phạm trong hương ước, quy ước khác hẳn với các quy phạm pháp luật trong các văn bản do Nhà nước ban hành. Các quy định trong hương ước, quy ước không được trái với quy định của pháp luật, nếu trái thì phải loại bỏ những quy định đó. Trên thực tế, hương ước, quy ước được xây dựng chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ tự quản tại cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực xã hội - dân sự mà pháp luật không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh ở mức độ quy định các nguyên tắc chung như: việc tổ chức ma chay, cưới xin, bảo vệ trật tự trị an, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, giải quyết các tranh chấp hoặc những vi phạm nhỏ trong nhân dân, các phương thức cụ thể tại địa phương để xoá đói, giảm nghèo,… 1.3. Sự khác nhau giữa hương ước và quy ước Như trên đã phân tích, hương ước và quy ước là hai tên gọi khác nhau của cùng một loại văn bản, vì vậy, có thể nói, chúng là một, việc có tên gọi khác nhau là do cách đặt tên hoặc do chủ thể xây dựng văn bản này. Chẳng hạn, văn bản này được cộng đồng dân cư ở làng, bản, thôn xây dựng thường được đặt tên là hương ước (với tính chất là quê hương, gắn với địa bàn nông thôn truyền thống, trước đây đã có hương ước cũ); văn bản do cộng đồng dân cư ở cụm dân cư không gắn với quê hương hoặc ở những khu đô thị, khu tập thể xây dựng thì thường được đặt tên là quy ước. Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng chỉ mang tính tương đối, cũng có thể xây dựng hương ước làng văn hoá hoặc quy ước làng văn hóa. 1.4. Phân biệt hương ước và quy ước với văn bản quy phạm pháp luật Điểm giống nhau duy nhất giữa hương ước, quy ước và văn bản quy phạm pháp luật là chúng đều được xây dựng trên cơ sở những quy phạm. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, quy phạm trong hương ước, quy ước là quy phạm xã hội, do nhân dân xây dựng nên và nhân dân tự nguyện thực hiện; quy phạm trong văn bản quy phạm pháp luật là quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước xây dựng nên và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Ở đây cũng cần nói thêm rằng, mặc dù chính quyền địa phương có thực hiện việc phê duyệt hương ước, quy ước sau khi văn bản này được nhân dân xây dựng nhưng đó chỉ là hành vi mang tính chất hành chính, thể hiện quan điểm thống nhất của chính quyền và nhân dân với nội dung của hương ước, quy ước, còn trong thực tế việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước đều thể hiện sự tự nguyện, tự quản và tính nhất trí cao trong cộng đồng dân cư. 1.5. Vai trò của hương ước, quy ước trong đời sống và sinh hoạt của cộng đồng dân cư Cùng với pháp luật, hương ước, quy ước giúp duy trì an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, góp phần duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức 2 truyền thống dân tộc. Gần đây, nhiều nội dung của hương ước, quy ước còn góp phần thực hiện chính sách dân số, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội. 1.6. Sự cần thiết xây dựng hương ước, quy ước Như trên đã phân tích, với vị trí, vai trò của mình, hương ước, quy ước là thành tố quan trọng trong hệ thống thể chế quản lý ở nông thôn, là một bộ phận hỗ trợ đắc lực pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tại cộng đồng dân cư đối với những vấn đề, những nội dung mà pháp luật không điều chỉnh, mặt khác, hương ước, quy ước còn thực hiện tối đa tinh thần mở rộng dân chủ ở cơ sở, giúp nhân dân trong tiến trình tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. 2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở các địa phương trong thời gian qua 2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước Hương ước, quy ước được coi là một công cụ quan trọng góp phần quản lý xã hội trong phạm vi thôn, làng Việt Nam từ nhiều thế kỷ qua. Xét về mặt lịch sử ra đời, hương ước, quy ước ở Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ XV, được củng cố qua các thế kỷ XVI, XVII, XVIII và đầu thế kỷ XX. Trong chế độ phong kiến, hương ước, quy ước tồn tại song song với pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam, góp phần giữ gìn bản sắc và sự phát triển của dân tộc. Khi nói đến hương ước, quy ước là đề cập đến một thành tố quan trọng trong thể chế quản lý nông thôn, đề cao tính tự quản, tự trị của thôn, làng, ấp, bản, là một nét văn hóa quản lý truyền thống có tính phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thực tế xây dựng và phát triển nông thôn ở nước ta trong những năm qua đã chứng minh rằng, nếu chỉ sử dụng thuần túy pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội - dân sự ở nông thôn thì chưa đầy đủ và không đạt hiệu quả. Việc xóa bỏ hương ước, quy ước, xóa bỏ vai trò của nó với tư cách là một công cụ quan trọng góp phần quản lý xã hội ở nông thôn là đã bỏ qua một nét văn hóa truyền thống, hạn chế sự phát triển thuần phong mỹ tục, để lại những khoảng trống mà pháp luật cho dù có hoàn thiện đến mấy cũng không thể bao quát hết được. Từ Nghị quyết số 05-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII ngày 10 tháng 6 năm 1993 về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, hương ước, quy ước được thừa nhận trở lại, chứng tỏ sự tồn tại bất diệt của nó và đang trở thành một công cụ hữu hiệu trong thể chế quản lý ở nông thôn. Chủ trương “khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, các quy chế về nếp sống văn minh ở các thôn, xóm” mà Hội nghị lần này đặt ra đã trở thành nền móng vững chắc cho việc xây dựng hệ thống thể chế về hương ước, quy ước và phong trào xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở nhiều địa phương trong cả nước. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu: “thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân, làm chủ thông qua đại diện là các cơ quan dân cử và các đoàn thể, làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản bằng các hương ước tại cơ sở phù hợp với pháp luật nhà nước”. 3 Về phía Nhà nước đã có một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về hương ước, quy ước như: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 1998 quy định việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT, Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTWMTTQVN-UBQGDSKHHGĐ ngày 09 tháng 7 năm 2001 hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT về việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Đây là các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể về nội dung và hình thức thể hiện của hương ước, quy ước, thủ tục soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ chức thực hiện, việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước, tránh nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, cách thức đưa nội dung dân số - kế hoạch hóa gia đình vào trong hương ước, quy ước. Hương ước, quy ước được coi như một cụng cụ hỗ trợ cho pháp luật để duy trì, phát triển thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư. Hương ước, quy ước ra đời nhằm đề cao tính tự quản, tự trị của các thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư, điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích phát huy và tăng cường dân chủ hóa ở nông thôn của Đảng và Nhà nước ta. 2.2. Tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở các địa phương trong thời gian qua Hương ước, quy ước đã được xây dựng tại tất cả các tỉnh/thành trong phạm vi cả nước và khoảng 70% đến 80% các quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Cho đến nay, nhìn chung việc xây dựng và thực hiện hương ước đã từng bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. ở nhiều tỉnh, việc xây dựng hương ước đã được triển khai đồng bộ như Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Tại các tỉnh này đã có khoảng hơn 90% số làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư ban hành hương ước, 60% đến 80% trong số đó đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, phê duyệt. Tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên, việc xây dựng và ban hành hương ước, quy ước đã được triển khai trên diện rộng, có kế hoạch, được chỉ đạo chặt chẽ, có sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Các làng, bản trên địa bàn đã và đang triển khai xây dựng hương ước, quy ước với nội dung duy trì an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, khuyến khích phát triển những ngành nghề truyền thống, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân. Đồng thời, đã bước đầu nghiên cứu đưa được nhiều nội dung tốt đẹp, tiến bộ của phong tục, tập quán vào hương ước, quy ước, góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát huy tinh thần đoàn kết, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng cuộc sống mới tại địa bàn này. Tuy nhiên, nội dung của hương ước, quy ước ở nhiều nơi còn sơ sài, rập khuôn, sao chụp, hình thức còn thể hiện nhiều hạn chế về kỹ thuật soạn thảo, câu chữ; thủ tục xây dựng, soạn thảo, thông qua hương ước, quy ước ở một số nơi còn chưa theo đúng 4 quy định, chưa đảm bảo tính dân chủ, còn mang tính áp đặt. Đây chính là vấn đề cần lưu ý trong quá trình soạn thảo, xây dựng hương ước, quy ước trong thời gian tới. II. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC 1. Xây dựng hương ước, quy ước 1.1. Nội dung của hương ước, quy ước Trên cơ sở các quy định của pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, nhằm phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống của cộng đồng dân cư, Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT tập trung vào các nội dung cụ thể như sau: - Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân; - Các nội dung, biện pháp nhằm bảo đảm, giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước; - Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng và tài sản của công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, cầu cống, đường dây tải điện; xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh; - Các biện pháp bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích những nghi lễ lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém; - Các nội dung góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư văn hóa, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đình và cộng đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, ốm đau; vận động thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa; - Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xoá đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương; vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển các làng nghề, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công: điện, đường, trường học, trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hoá, thể thao trên địa bàn. Lập, thu chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả năng đóng góp của nhân dân; - Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp, mại dâm và các hành vi vi phạm pháp luật khác nhằm xây dựng địa bàn trong sạch. Phát động trong 5 nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn; bảo đảm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức tự quản ở cơ sở như tổ chức, hoạt động của tổ hòa giải, ban an ninh, tổ bảo vệ sản xuất, ban kiến thiết và các tổ chức tự quản khác; - Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để đảm bảo thực hiện hương ước, quy ước: Hương ước quy định các hình thức và biện pháp thưởng đối với cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như: lập sổ vàng truyền thống, nêu gương người tốt, việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thức khen thưởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước. Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước, quy ước chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của hương ước, quy ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Trong hương ước, quy ước không đặt ra các khoản phí, lệ phí. Hương ước, quy ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tự trở thành những người lương thiện, có ích cho xã hội. Những hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước, quy ước không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT, ngày 09 tháng 7 năm 2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban Quốc gia dân số - Kế hoạch hóa gia đình liên tịch ban hành Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTWMTTQVN- UBQGDSKHHGĐ ngày 09 tháng 7 năm 2001 hướng dẫn phần nội dung về việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình như sau: - Đề ra các biện pháp khuyến khích xây dựng gia đình ít con, khoẻ mạnh, ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tự nguyện lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai, không mang thai trước hôn nhân, không kết hôn sớm, không đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ dày; trong thời kỳ thai nghén thực hiện khám thai, tiêm chủng đầy đủ và sinh con tại các cơ sở y tế. - Đề ra các biện pháp vận động trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng đầy đủ, được đến trường học tập đúng độ tuổi; khắc phục tình trạng trẻ em suy dinh 6 dưỡng, trẻ em thất học, trẻ em lang thang, bị lạm dụng tình dục và bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội; đồng thời, khuyến khích con cháu chăm học, chăm làm, kính trọng ông, bà, cha, mẹ, thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ lúc ốm đau, già yếu; khuyến khích ông, bà, cha, mẹ nuôi dưỡng con, cháu nên người, sống mẫu mực, làm gương cho con, cháu; - Đề ra các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích trong hương ước, quy ước nhằm thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình. Ngoài những biện pháp thưởng, phạt đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT, các cộng đồng dân cư căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế có thể quy định trong hương ước, quy ước một số biện pháp khuyến khích và không khuyến khích trong việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình sau đây: - Biểu dương khen thưởng trước cộng đồng trong các hội nghị tổng kết năm, các cuộc họp ở cộng đồng; bình chọn công nhận gia đình văn hoá; ưu tiên vay vốn xoá đói giảm nghèo, phát triển ngành nghề; hoặc thưởng tiền, hiện vật có tính chất động viên, khuyến khích. - Đối với cá nhân, hộ gia đình không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ các quy định trong hương ước, quy ước thì có thể không đưa vào diện bình xét công nhận gia đình văn hoá; Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận hoặc người có uy tín ở cộng đồng dân cư gặp gỡ, trao đổi, phân tích, chỉ rõ thiếu sót, khuyên giải sửa chữa. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích nêu trên phải được tập thể cộng đồng dân cư tự nguyện thảo luận, nhất trí thực hiện. Việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hương ước, quy ước không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo đặc điểm vùng, miền, tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở từng địa phương, có thể lựa chọn những nội dung thật sự cần thiết để đưa vào hương ước (không nhất thiết phải đưa toàn bộ những nội dung đã hướng dẫn ở trên). ở những địa bàn lần đầu tiên tổ chức xây dựng hương ước, quy ước, có thể và tốt nhất chỉ nên lựa chọn một số nội dung thật thiết thực để quy định trong hương ước, quy ước. Các năm tiếp theo, trên cơ sở tổng kết, kiểm điểm việc thực hiện hương ước, quy ước, có thể bổ sung các nội dung khác để nội dung của hương ước, quy ước ngày càng hoàn thiện, đồng bộ theo hướng dẫn ở trên. Ở những địa bàn dân cư không thuần nhất, có nhiều dân tộc, cư dân nhiều vùng miền, nghề nghiệp đan xen thì nội dung hương ước cần tập trung ưu tiên đưa ra những quy ước nhằm xây dựng khối đoàn kết tương thân, tương ái, giúp nhau trong tổ chức cuộc sống chung trong cộng đồng, phát triển sản xuất, bảo đảm trật tự trị an, xây dựng cuộc sống mới ở địa bàn. Phong tục tập quán ở địa bàn này cần được cân nhắc kỹ, lựa chọn những nội dung thiết thực, phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chung của cả cộng đồng dân cư đưa vào hương ước, quy ước. 7 Việc thực hiện các biện pháp thưởng, phạt để bảo đảm thực hiện hương ước, quy ước cần tuỳ theo các nguyên tắc nêu trên, đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước, quy ước thì chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của hương ước, quy ước thì có thể buộc phải thực hiện một nghĩa vụ, một tránh nhiệm cụ thể trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng biện pháp phạt tiền, thóc. Mức phạt tiền, thóc phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, ngày công thu nhập bình quân trên địa bàn, phải được cộng đồng thảo luận thống nhất thông qua và được ghi rõ trong hương ước, quy ước. Các biện pháp phạt này tuyệt đối không mang tính chất trừng trị, tước đoạt tài sản của cá nhân, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống kinh tế của người bị phạt. Trường hợp hành vi đã vi phạm pháp luật thì phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 1.2. Hình thức thể hiện của hương ước, quy ước - Về tên gọi: có thể dùng tên gọi chung là hương ước hoặc quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. - Về cơ cấu và nội dung: hương ước có thể có lời nói đầu ghi nhận truyền thống văn hoá của từng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xây dựng hương ước. Nội dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản, điểm. Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay tại các điều, khoản cụ thể. Các quy định của hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Để thể hiện hương ước, các địa phương có thể và cần tham khảo các bản hương ước, quy ước đã được ban hành trên địa bàn hoặc tại các địa phương lân cận. Khi tham khảo cần tránh sao chép máy móc nội dung của các bản hương ước, quy ước đó. Cách thức trình bày, kỹ thuật biên soạn các quy định của hương ước có thể tham khảo, nhưng nội dung thì phải lấy từ thực tiễn cuộc sống ngay tại làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư để đưa vào hương ước. Cách thức thể hiện nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình trong hương ước, quy ước - Trường hợp hương ước, quy ước đã được phê duyệt và đang được thực hiện mà chưa có hoặc đã có nhưng chưa đầy đủ những nội dung đã được hướng dẫn tại Mục 1 của Thông tư này thì có thể lựa chọn một trong hai cách sau đây: + Khi tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước, quy ước hàng năm, cần hướng dẫn để cộng đồng dân cư chủ động đề xuất bổ sung vào hương ước, quy ước những nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình; + Cộng đồng dân cư có thể xây dựng thêm một quy ước riêng về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình 8 - Trường hợp hương ước, quy ước đang được xây dựng thì cần bổ sung ngay vào hương ước, quy ước đó những nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trước khi thông qua hoặc trước khi trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Trình tự, thủ tục soạn thảo để ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình nêu trên phải tuân theo thủ tục soạn thảo, thông qua phê duyệt hương ước đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT. 1.3. Thủ tục, trình tự soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước a) Nguyên tắc soạn thảo, thông qua, phê duyệt Hương ước, quy ước cần được xây dựng theo những nguyên tắc sau: - Việc xây dựng, soạn thảo hương ước, quy ước phải do nhóm soạn thảo đảm nhiệm, gồm các thành viên có kinh nghiệm sống và uy tín, đại diện cho các thành phần dân cư tại cộng đồng. - Trong quá trình soạn thảo hương ước, quy ước, cần tiến hành lấy ý kiến của toàn bộ nhân dân trên địa bàn, các cơ quan, tổ chức hữu quan bằng những phương thức thích hợp. Việc lấy ý kiến nhân dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn là việc làm hết sức quan trọng, bảo đảm cho hương ước, quy ước thực sự phản ánh đầy đủ ý chí của cộng đồng dân cư trên địa bàn, bảo đảm công khai, dân chủ, thực sự là công cụ tự quản của người dân trên địa bàn. Việc lấy ý kiến trước cũng là để bảo đảm thuận lợi cho việc phê duyệt và triển khai thực hiện khi văn bản này đã được phê duyệt. Các cơ quan chính quyền (Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân), cấp ủy và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã có thể tham gia ý kiến. Đối với nhân dân, nếu điều kiện có thể thì được gửi đến từng hộ gia đình để tham gia ý kiến với dự thảo hương ước, quy ước. Tuy nhiên, cần khuyến khích tính tích cực của nhân dân trong cộng đồng bằng cách tổ chức các hình thức thảo luận, góp ý thích hợp như họp thảo luận ở tổ, đội sản xuất, tổ dân phố, ngõ, xóm hoặc phát trên loa truyền thanh. - Hương ước, quy ước phải được thảo luận, thông qua tại Hội nghị nhân dân theo nguyên tắc đa số. Ở một số địa phương, do khó khăn trong việc đi lại hoặc nhiều lý do khác mà việc tập hợp đầy đủ người dân đến tham dự Hội nghị toàn thể nhân dân để thông qua hương ước, quy ước là rất khó, dẫn đến Hội nghị này phải hoãn lại nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ soạn thảo, thông qua hương ước, quy ước. Vì vậy, các địa phương cần chú ý kết hợp Hội nghị thông qua hương ước, quy ước với các Hội nghị khác của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân như: sẽ cho vay vốn xoá đói, giảm nghèo… Như vậy, sẽ phát huy được tính tích cực của mỗi người dân, Hội nghị sẽ đông đủ và sôi nổi hơn. - Trước khi thi hành, hương ước, quy ước cần phải được trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. 9 Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT thì hương ước, quy ước chính thức trình phê duyệt cần có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận và già làng (nếu có) kèm theo biên bản thông qua tại Hội nghị. Hương ước, quy ước gửi lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phải có Công văn đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt hương ước, quy ước. Hương ước, quy ước đã được phê duyệt phải có dấu giáp lai. Như vậy, về nguyên tắc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thể ra quyết định phê duyệt một hoặc nhiều hương ước, quy ước. Tuy nhiên, trong thực tế ở một số địa phương, sau khi tập hợp được một số hương ước, quy ước của các thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư trên địa bàn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành một quyết định phê duyệt toàn bộ các bản hương ước, quy ước đó. Cách làm này sẽ bảo đảm đầy đủ thủ tục pháp lý, đồng thời, cũng tiết kiệm được thời gian và yêu cầu không thay đổi là từng bản hương ước, quy ước đều phải được đóng dấu giáp lai của Uỷ ban nhân dân. Phương án này thường được áp dụng đối với những địa phương đang tiến hành triển khai đồng loạt việc xây dựng hương ước, quy ước. Riêng đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung từng hương ước, quy ước cụ thể thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ phải phê duyệt từng hương ước, quy ước sửa đổi, bổ sung đó. b) Thủ tục soạn thảo Hương ước, quy ước phải được xây dựng một cách thực sự dân chủ, công khai, phù hợp với các quy định của pháp luật, được chia theo các bước cơ bản như sau: (i) Bước 1. Thành lập Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước Trưởng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) chủ trì cùng Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thống nhất các nội dung cơ bản cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên nhóm soạn thảo. Thành viên nhóm soạn thảo là những người có uy tín và kinh nghiệm sống, có trình độ văn hoá, hiểu biết về pháp luật và phong tục, tập quán ở địa phương, có phẩm chất đạo đức tốt. Nhóm soạn thảo cần có sự tham gia của đại diện một số cơ quan, tổ chức và đại diện của các thành phần trong cộng đồng dân cư như: cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng tộc và những người khác có uy tín, trình độ trong cộng đồng. Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng ở cơ sở chỉ đạo nhóm soạn thảo xây dựng hương ước, quy ước. Việc dự thảo hương ước, quy ước cần tập trung vào các nội dung đã được trình bày ở trên. Đồng thời, cần tham khảo nội dung các hương ước, quy ước cũ (nếu có) cũng như nội dung của các hương ước, quy ước của địa phương khác để lựa chọn, kế thừa được những nội dung tích cực, phù hợp đã trở thành phong tục, tập quán tốt đẹp. Ở những nơi phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện bằng luật tục thì chọn lọc đưa vào hương ước, quy ước những quy định của luật tục phù hợp với pháp luật và thuần phong mỹ tục. (ii) Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào dự thảo hương ước, quy ước 10 [...]... quá trình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước Trong quá trình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước thường mắc phải một số sai sót cần tránh sau đây: - Tuyệt đối hóa những nội dung, biện pháp được nêu trong hương ước, quy ước, coi hương ước, quy ước là một công cụ quản lý tại địa phương, hoàn toàn thay thế pháp luật; - Triển khai xây dựng hương ước, quy ước một cách hình thức: xây dựng cho có... truyền và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước 13 - Phát hiện và chấn chỉnh mọi biểu hiện sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở địa phương Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, Sở Tư pháp, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và. .. chức thực hiện hương ước, quy ước Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của hương ước, quy ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc thực hiện hương ước, quy ước, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên và Hội đồng nhân dân. .. địa phương khác vẫn có hiện tượng chỉ xây dựng, soạn thảo, 12 phê duyệt và đưa vào thực hiện là xong, không thực hiện sơ kết, tổng kết, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hương ước, quy ước Đây cũng là một sai sót cần tránh III TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC 1 Ở cấp tỉnh Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Mặt... cấp việc thực hiện hương ước, quy ước ở địa phương Hàng năm, cần tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước, quy ước Trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung thì do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình thảo luận Việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục như khi soạn thảo hương ước, quy ước mới Không được tuỳ tiện sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước sau... trọng ý kiến của nhân dân địa phương; + Bỏ mặc, không hướng dẫn, hỗ trợ: là hiện tượng ngược lại với trường hợp trên Khi đó, chính quy n các cấp, đặc biệt là chính quy n cấp xã không thực hiện vai trò của mình trong việc hướng dẫn, giúp đỡ thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư xây dựng, soạn thảo hương ước, quy ước, không báo cáo cấp trên để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình soạn thảo, xây dựng - Không... hợp hương ước, quy ước không được phê duyệt thì Phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với Phòng Văn hoá - Thông tin hướng dẫn để cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện các hương ước, quy ước đó để trình lại 11 2 Tổ chức thực hiện hương ước, quy ước Uỷ ban nhân dân cấp xã có tránh nhiệm chuyển hương ước, quy ước đã được phê duyệt để Trưởng thôn niêm yết, tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong cộng đồng dân cư và. .. đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư; niêm yết, phát trên đài truyền thanh, mở hộp thư để thu thập ý kiến đóng góp Dự thảo hương ước, quy ước có thể được Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã thảo luận, tham gia ý kiến nhưng không thông qua như một Nghị quy t của Hội đồng nhân dân hoặc Quy t định của Uỷ ban nhân dân cấp xã (iii) Bước 3 Thảo luận và thông qua hương ước, quy ước Trên cơ... Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc dự thảo nghị quy t của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh định hướng nội dung hương ước, quy ước cho phù hợp pháp luật và hoàn cảnh thực tế của địa phương; tổ chức Hội nghị tập huấn cho cán bộ cơ sở; chỉ đạo triển khai, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên phạm vi toàn tỉnh Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quy n hạn của mình, Sở Tư pháp và Sở Văn hoá,... thông qua tại Hội nghị Hương ước gửi lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phải có Công văn đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt hương ước trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản hương ước, quy ước và Công văn đề nghị phê duyệt Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quy t định phê duyệt hương ước, quy ước Hương ước, quy ước đã được duyệt phải . thảo, xây dựng hương ước, quy ước trong thời gian tới. II. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC 1. Xây dựng hương ước, quy ước 1.1. Nội dung của hương ước, quy ước Trên cơ sở các quy định của. trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước? I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC 1. Quy định về hương ước, quy ước 1.1. Khái niệm hương ước, quy ước Khái niệm hương ước, quy ước được. sát hoạt động của cơ quan nhà nước. 2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở các địa phương trong

Ngày đăng: 06/07/2015, 11:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan