1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (full)

102 1,4K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HOÀNG THỊ THẮM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN TH

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG THỊ THẮM

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

NGÀNH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG THỊ THẮM

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

NGÀNH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Thị Thúy Anh

Đà Nẵng – Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

HOÀNG THỊ THẮM

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

7 Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 6

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 6

1.1.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 7

1.2 CƠ SỞ NGHIÊN C ỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 9

1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 10

1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 13

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 15 1.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 16

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21

Trang 5

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÁC NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH

NGHIỆP 22

2.1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 22

2.1.1 Xác định các biến của mô hình 22

2.1.2 Mô hình nghiên cứu 26

2.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 31

2.2.1 Thu thập dữ liệu 31

2.2.2 Mã hóa biến quan sát 34

2.2.3 Xây dựng ma trận hệ số tương quan 34

2.2.4 Lựa chọn biến đưa vào mô hình 34

2.2.5 Ước lượng mô hình ban đầu 34

2.2.6 Kiểm định mô hình 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 35

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHOÁNG S ẢN NIÊM Y ẾT TRÊN TH Ị TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 36

3.1 NGÀNH KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 36

3.1.1 Khái niệm ngành khoáng sản 36

3.1.2 Đặc điểm ngành khoáng sản Việt Nam 36

3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngành khoáng sản qua các năm 39

3.2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 43

3.2.1 Thực trạng chung về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 43

Trang 6

3.2.2 Mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và một số nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động 46

3.3 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 54

3.3.1 Kết quả nghiên cứu 54

3.3.2 Phân tích kết quả nghiên cứu của mô hình lựa chọn 63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 70

CHƯƠNG 4 CÁC KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 71

4.1 KẾT LUẬN 71

4.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 73

4.2.1 Đối với các doanh nghiệp ngành khoáng sản 73

4.2.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 78

KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

2.1 Tổng hợp giả thiết sự ảnh hưởng các nhân tố đến hiệu

quả hoạt động doanh nghiệp

26

2.2 Danh sách 16 công ty nghiên cứu thuộc ngành khoáng

Sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3.3 Mối quan hệ giữa tổng tài sản doanh nghiệp và hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản

48

3.4 Mối quan hệ giữa tỷ trọng tài sản cố định và hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản

49

3.5 Mối quan hệ giữa tỷ suất nợ và hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp ngành khoáng sản

50

3.6 Mối quan hệ giữa tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu và hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản

51

3.7 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt

động của các doanh nghiệp ngành khoáng sản

52

3.8 Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán hiện hành và hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản

53

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

biểu đồ

3.1 Giá trị xuất nhập khẩu ngành khoáng sản qua các năm 42 3.2 Tỷ suất sinh lời tài sản bình quân của các doanh nghiệp

ngành khoáng sản giai đoạn 2009 – 2013

43

3.3 Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh

nghiệp ngành khoáng sản giai đoạn 2009 – 2013

45

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiệu quả luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi con người thực hiện bất cứ một hoạt động nào Hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp là vấn

đề cực kỳ quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

đó Đặc biệt trong b ối cảnh toàn c ầu hóa càng ngày càng m ở rộng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt thì vấn đề đạt được hiệu quả hoạt động tốt là bài toán càng trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay Tuy nhiên, hi ệu quả hoạt động trong doanh nghi ệp từ trước tới nay v ẫn được xem là một phạm trù rộng lớn và tương đối phức tạp Vì thế, việc đi tìm

và trả lời được câu h ỏi nhân t ố nào tác động tới hiệu quả hoạt động doanh

nghiệp? và tác động theo chiều hướng như thế nào? có ý nghĩa lớn nhằm góp

phần giải quyết một phần trong bài toán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp phục vụ cho các nhà qu ản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư có được những lựa chọn, đánh giá và quy ết định phù h ợp nhất tùy vào m ục đích của mình Đặc biệt, việc tìm ra các nhân t ố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động có

ý nghĩa quan trọng với các nhà qu ản lý trong vi ệc đưa ra các chính sách liên quan để từng bước nâng cao hi ệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị của doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành khoáng sản càng ngày càng chứng tỏ vị thế quan tr ọng của mình trong công cu ộc hiện đại hóa đất nước Trong những năm qua, ngành công nghi ệp khoáng sản đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp Việt Nam, chiếm từ 10% -12% GDP,

đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liệu như than đá, thiếc, chì, kẽm sắt, đồng, appatit cho một số ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng sản là nhiệt

Trang 11

điện, ximăng, hóa chất, luyện kim Với những thành tích đã đạt được, ngành khoáng sản xứng đáng là một trong nh ững ngành kinh t ế mũi nhọn trong s ự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước trong tương lai Cụ thể, theo chiến lược của nhà nước ta thì giai đoạn từ 2010- 2020 ngành khai khoáng được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước được chú trọng phát triển chuyên sâu nh ằm phục vụ cho ngành công nghi ệp nặng của quốc gia Tuy nhiên, ngành khoáng sản Việt Nam hiện nay vẫn chưa theo kịp tiến trình phát triển chung của thế giới, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng mà ngành hiện có Chính vì vậy mà vấn đề hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành khoáng sản thu hút được nhiều sự quan tâm Song các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành khoáng sản từ trước tới nay ch ỉ dừng lại ở mức độ phản ánh hi ệu quả kinh doanh c ủa các doanh nghiệp trong ngành qua các n ăm, chưa thực sự có các nghiên c ứu sâu

về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động để tìm ra nhân t ố nào thực

sự có ảnh hưởng để đưa ra các hàm ý chính sách liên quan nh ằm phát tri ển doanh nghiệp trong ngành

Xuất phát t ừ tầm quan tr ọng như vậy mà tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm

đề tài nghiên c ứu Đề tài hướng đến việc xây dựng mô hình để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành khoáng sản Việt Nam để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động của các doanh nghiệp Từ đó, đưa ra các hàm ý chính sách đến các chủ thể liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong thực tiễn cho các doanh nghiệp trong ngành

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản sau:

Trang 12

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động và xác

định mô hình cho phép nghiên c ứu các nhân t ố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động;

- Vận dụng mô hình đã xây dựng trong nhận diện, đánh giá các nhân tố

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;

- Dựa trên kết quả nghiên cứu, tiến hành đo lường và đánh giá mức độ

ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động, từ đó rút ra một số kết luận

và hàm ý chính sách đối với các doanh nghi ệp ngành khoáng s ản và các ch ủ thể liên quan

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu sau:

- Có thể sử dụng mô hình nào để xác định các nhân t ố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

- Doanh nghiệp ngành khoáng sản và các chủ thể liên quan nên lưu ý đến những vấn đề gì khi đưa ra các chính sách liên quan t ới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp?

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tương nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

của các công ty c ổ phần khoáng s ản niêm y ết trên th ị trường chứng khoán Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi nội dung đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu

Trang 13

quả hoạt động của các công ty c ổ phần khoáng s ản niêm y ết trên th ị trường chứng khoán Việt Nam

+ Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu với 16 công ty thuộc ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

+ Phạm vi v ề thời gian: Đề tài t ập trung nghiên c ứu trong kho ảng thời gian 5 n ăm từ 2009-2013 được giới hạn ở các doanh nghi ệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tác giả đã kết hợp phương pháp định tính và định lượng

- Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng phương pháp thông kê mô tả, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các công ty c ổ phần ngành khoáng s ản niêm y ết trên th ị trường chứng khoán Việt Nam

- Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động là mô hình ảnh hưởng cố định, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên Từ đó, kiểm định sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động và tiến hành phân tích kết quả

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước về hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp

để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài Đồng thời xây dựng được mô hình nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân t ố và nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty c ổ phần thuộc ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đồng thời kết quả nghiên cứu là bằng chứng

Trang 14

thực nghiệm cho các nghiên c ứu về hiệu quả hoạt động trong doanh nghi ệp,

hỗ trợ cho các nhà qu ản trị doanh nghiêp và các c ấp có liên quan s ử dụng để

đưa ra các quyết định

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm có 4 chương:

Chương 1: C ơ sở lý luận và th ực nghiệm về hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp;

Chương 2: Thiết kế mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Chương 3: Kết quả thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghi ệp ngành khoáng s ản niêm y ết trên th ị trường chứng khoán Việt Nam;

Chương 4: Các k ết luận và hàm ý chính sách rút ra t ừ kết quả nghiên cứu

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

1.1 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Theo Giáo trình Qu ản trị kinh doanh t ổng hợp trong các doanh nghi ệp GS.TS Ngô Đình Giao NXB Khoa h ọc kỹ thuật, Hà N ội- 1997, trang 408 cho rằng: “Hi ệu quả kinh t ế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh t ế là một phạm trù kinh t ế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định, nó biểu hiện mối quan

hệ tương quan gi ữa kết quả thu được và toàn b ộ chi phí b ỏ ra để có k ết quả

đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó”

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các ngu ồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó bi ểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và kh ả năng đáp

ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường

Theo giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh phần II – trường đại học Kinh tế Đà Nẵng – của PGS.TS Trương Bá Thanh và TS Trần Đình Khôi Nguyên thì hi ệu quả được xem xét gi ữa mối quan h ệ đầu ra là k ết quả của doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm…) với

đầu vào là các nguồn lực sử dụng (tài sản, vốn chủ sở hữu, nguồn nhân lực…) Như vậy, chỉ tiêu phân tích chung v ề hiệu quả cơ bản được tính như sau:

Trang 16

Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thường được xem xét trên hai góc độ

là hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động tài chính

1.1.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả lựa chọn hai chỉ tiêu cơ bản là: Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) để nghiên cứu về hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp Sở dĩ tác giả lựa chọn hai chỉ tiêu này là bởi vì: sự quan tâm của nhà quản lý, chủ đầu tư, khách hàng, đối tác tới doanh nghiệp xét cho cùng đó là chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu số tuyệt đối không có ý ngh ĩa nhiều trong công tác phân tích, so sánh, th ống kê Do v ậy, lựa chọn các chỉ tiêu tỷ suất liên quan đến lợi nhuận như: ROA, ROE, ROS sẽ

có ý ngh ĩa so sánh hiệu quả hoạt động giữa các chủ thể khác nhau về thời gian, không gian Điều này hoàn toàn đúng với các nghiên c ứu trước đây, Theo thống kê c ủa P.G Liargovas và K.S Skandalis (2010) v ề các nghiên cứu trước đây trong việc sử dụng các chỉ tiêu để đo lường hiệu quả hoạt động trong số 14 nghiên cứu về hiệu quả hoạt động thì có tới 13 nghiên cứu sử dụng các chỉ số liên quan đến khả năng sinh lời Trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trên để có thể phản ánh một cách toàn diện về khả năng tạo

ra lợi nhuận từ tài s ản hay t ừ nguồn vốn doanh nghiệp thì nổi trội hơn đó là hai chỉ tiêu được lựa chọn là ROA và ROE Hai ch ỉ tiêu này có th ể phản ánh tổng quan k ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa doanh nghi ệp về hiệu quả sản xuất kinh doanh (ROA) và hiệu quả tài chính (ROE)

Hiệu quả hoạt động = Đầu ra

Đầu vào

Trang 17

- Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) được xác định như sau:

Chỉ tiêu này ph ản ánh c ứ 100 đồng đầu tư vào tài s ản thì mang l ại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế )

Tỷ suất sinh l ời tài s ản có th ể được viết lại theo ph ương trình Dupont như sau:

Hay

Từ phương trình trên cho thấy tỷ suất sinh lời tài sản có mối quan hệ với

tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần và hiệu suất sử dụng tài sản; phát hiện

sự khác bi ệt giữa các doanh nghi ệp về định giá bán và qu ản trị tài s ản Tuy nhiên chỉ tiêu ROA ch ưa phản ánh đầy đủ hiệu quả kinh doanh vì l ợi nhuận còn chịu tác động bởi chính sách tài trợ

- Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Hiệu quả tài chính là ch ỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời đồng vốn chủ

sở hữu doanh nghiệp Đó là mối quan tâm c ủa chủ sở hữu của bất kỳ doanh nghiệp nào và sự tăng trưởng của nó qua thời gian là tiêu chí được hưởng đến

cuối cùng của nhà đầu tư

Tổng tài sản bình quânROE = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)

x 100%

ROA =

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) Doanh thu thuần x

Doanh thu thuần Tổng TS

bình quân

x 100%

ROA = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản

Trang 18

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Chỉ tiêu ROE phản ánh một trăm đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu

đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là càng lớn

Tiếp cận theo quan điểm của Bied – Charreton (1920) d ưới dạng khai triển phương trình Du-pont về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu như sau:

Hay:

Từ phương trình Dupont cho th ấy mối liên h ệ giữa tỷ suất sinh l ời vốn chủ sở hữu (ROE) với tỷ suất sinh lời doanh thu và hi ệu suất quản lý tài sản Hay ROE và hiệu quả hoạt động kinh doanh có mối quan hệ với nhau Ngoài

ra, phương trình trên còn cho th ấy mối quan h ệ giữa hiệu quả tài chính v ới chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

1.2 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT

x

Doanh thu thuần Tổng TS bình quân

x 1

Tỷ suất tự tài trợ

x

Doanh thu thuần Tổng TS bình quân

x

Tổng TS bình quân Vốn CSH bình quân

x 100%

Trang 19

hoạt động tài chính Hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp là một phạm trù rộng lớn và phức tạp cho nên số lượng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kể cả ngoài nước cũng như trong nước mặc dù khá nhiều song kết quả mang lại đồng nhất là không nhi ều Cũng vì tính ch ất phức tạp của nó mà hầu hết các nghiên cứu chỉ xem xét đến một trong hai mảng là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh hoặc là hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp

1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của R Zeitun & G G Tian (2007) về tác động của các nhân

tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty, v ới quy mô nghiên c ứu là

167 công ty ở Jordan trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến năm 2003 Bằng phương pháp hồi quy theo mô hình OLS, nghiên c ứu cho thấy kết quả rủi ro, cấu trúc tài s ản có mối quan hệ nghịch chiều tới ROA Ngược lại quy

mô doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp có mối quan hệ ảnh hưởng thuận chiều tới ROA Nhân t ố khả năng thanh toán không có ý ngh ĩa thống kê tới mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ROA của các doanh nghiệp Nghiên cứu của Daniel Cîrciumaru, Marian Siminică, Nicu Marcu (2008) thuộc khoa kinh tế và quản trị kinh doanh của đại học Craiova – Romania về hiệu quả tài chính của 73 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp của Romania Tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo quan điểm của Bied – Charreton về khai triển ROE theo phương trình Du-Pont, các tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của ba nhân tố là:

tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (l ợi nhuận/doanh thu), hiệu suất sử dụng tài sản (doanh thu/tổng tài sản) và nhân t ố đòn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE K ết quả nghiên c ứu trên 73 doanh nghi ệp trong n ăm

2008 đã chỉ ra rằng: cả ba nhân t ố này đều có ảnh hưởng thuận chiều đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, trong ba nhân t ố ảnh hưởng này thì

Trang 20

đòn bẩy tài chính là nhân tố có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đến biến độc lập (tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu)

Một nghiên cứu khác của Camelia Burja (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của một doanh nghiệp trong ngành hóa chất Rumani sử dụng mô hình phân tích h ồi quy b ội với biến độc lập của nghiên cứu là t ỷ suất sinh l ời tài s ản (ROA) D ữ liệu được thu nh ập từ báo cáo tài chính hằng năm của công ty này với khoảng thời gian 1999-2009 Kết quả nghiên cứu của Camelia Burja ch ỉ ra sự ảnh hưởng của cấu trúc tài chính (t ỷ suất nợ và đòn bẩy tài chính), s ố vòng quay hàng t ồn kho, s ố vòng quay n ợ phải thu, t ỷ lệ tài s ản cố định và t ỷ suất chi phí bán hàng và qu ản lý doanh nghiệp tới ROA của doanh nghiệp này Mà từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị doanh nghiệp nên chú tr ọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kỹ thuật (tài sản cố

định), cố gắng tiết kiệm nhằm cắt giảm tối thiểu các khoản chi phí bán hàng

và quản lý doanh nghiệp Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa cấu trúc tài chính, tỷ trọng TSCĐ, số vòng quay hàng tồn kho và nợ phải thu với tỷ suất sinh lời tài sản cố định (ROA)

Tiêu biểu nhất trong các nghiên cứu phải kể đến là nghiên cứu thực nghiệm của Amdemikael Abera (2012) về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trên địa bàn Addis Ababa - Ethiopia, trong

đó tác gi ả có nghiên c ứu các nhân t ố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh l ời tài s ản (ROA) Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nhân tố tỷ trọng tài sản cố định, tỷ suất sinh lời doanh thu (l ợi nhuận trước thuế/doanh thu) và nhân t ố quy mô c ủa doanh nghiệp là các nhân tố có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời tài sản của doanh nghiệp với mối quan h ệ thuận chiều Ba nhân tố tỷ suất chi phí bán hàng và qu ản lý doanh nghi ệp và t ỷ suất nợ là hai ch ỉ tiêu tác động nghịch chiều tới ROA Đặc biệt, trong ph ần nghiên c ứu của mình, tác gi ả còn xem xét sự ảnh hưởng của 3 nhân tố vĩ mô (nhân tố bên ngoài) vào mô hình nghiên

Trang 21

cứu là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát và lãi suất Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát có tác động thuận chiều với tỷ suất sinh lời tài sản ROA, còn yếu tố lãi suất lại hoàn toàn không hề ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghi ệp trên địa bàn Đây là nghiên cứu khá mới về mặt thời gian lẫn nội dung, bởi trong nghiên cứu đã xem xét s ự tác động tổng hợp ảnh hưởng của các nhân t ố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm cả các nhân tố bên trong doanh nghiệp cũng như tác động của các nhân tố vĩ mô

Nghiên cứu của Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013) v ề hiệu quả hoạt động được đo lường bằng hiệu quả tài chính (ROE) của 22 doanh nghiệp ngành xây dựng ở Pakistan trong khoảng thời gian từ 2007-2011 Bằng phương pháp xây d ựng mô hình h ồi quy bội với biến độc lập là ROE và 7 nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính là: Quy mô, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, cấu trúc vốn(tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu), khả năng thanh toán hiện hành, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong bảy nhân tố trên có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ROE là: Quy mô, cấu trúc vốn, cấu trúc tài sản và lạm phát Trong

đó nhân tố quy mô, cấu trúc vốn, cấu trúc tài sản có mối quan hệ thuận chiều tới ROE còn lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến ROE Ngược lại ba nhân tố: tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp,

Nghiên cứu của Bashir và cộng sự (2013) về hiệu quả hoạt động về các doanh nghiệp ngành dệt tại một số nước đang phát triển ở Châu Á về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (ROA) giai đoạn từ 2010-2012 Trong nghiên cứu nhóm tác giả đưa ra 5 nhân t ố cơ bản: quy mô doanh nghiệp (tổng tài sản), số lượng lao động, cơ cấu tài s ản (tỷ trọng tài sản cố định), tuổi doanh nghiệp và số vòng quay vốn lưu động Bằng phương pháp xây dựng mô hình hồi quy bội, kết quả nghiên cứu cho thấy: Số lượng lao động, cơ cấu tài sản và

Trang 22

số vòng quay vốn lưu động là ba nhân tố có mối quan hệ ảnh hưởng đến ROA Trong đó số vòng quay v ốn lưu động có m ối quan h ệ thuận chiều tới ROA, hai nhân tố cơ cấu tài sản và số lượng lao động có mối quan hệ ngược chiều tới hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngược lại nhân tố số lượng lao động

và tuổi doanh nghiệp là các nhân t ố không có ý ngh ĩa thống kê t ới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Nghiên cứu của Wei Xu (2005) về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) với cơ cấu tài chính của doanh nghi ệp Kết quả nghiên c ứu chỉ ra r ằng hiệu quả tài chính (ROE) và tỷ lệ nợ có mối quan hệ cùng chiều và khi tỷ lệ nợ nằm trong khoảng 24,52% t ới 51,13 % thì ROE có m ối quan h ệ theo ph ương trình b ậc hai và b ậc ba v ới tỷ lệ nợ Ngược lại, trong nghiên c ứu Dilip Ratha (2003) trên 52 doanh nghi ệp được lựa chọn từ các qu ốc gia đang phát triển, lại cho thấy đòn bẩy tài chính tác động âm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

ở các nước này

Nghiên cứu của Almajal (2012) cũng chỉ ra rằng khả năng thanh toán hiện hành thực sự có ý ngh ĩa thống kê d ương đối với hiệu quả tài chính c ủa

25 công ty b ảo hiểm niêm y ết trên sàn giao d ịch chứng khoán Amman giai

đoạn 2002- 2007 Ngược lại với các ý kiến trên, Hvide và cộng sự (2007) dựa trên một mô hình lý thuy ết của Evans và Jovanovic (1989),cho r ằng một sự phong phú trong thanh khoản có thể gây hại nhiều hơn là lợi đối với hiệu suất kinh doanh, kết quả này cũng phù hợp với kết quả thực nghiệm của Majumdar (1997)

1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Ngoài các nghiên cứu ở nước ngoài có thể kể đến một số các nghiên cứu khác tại Việt Nam về hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp như: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động theo hướng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu

Trang 23

quả tài chính của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tác giả Trần Thị Hòa (2006) cũng đã chỉ ra rằng: tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), t ỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời kinh tế của tài sản (RE), S ố vòng quay v ốn lưu động là b ốn nhân tố có mối tác động thuận chiều tới hiệu quả tài chính (ROE) của các doanh nghiệp này

Tiếp cận theo phương pháp khá đặc biệt – phương pháp phân tích đường dẫn, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của tác giả Đoàn Ngọc Phi Anh (2011) với phạm vi nghiên cứu khá rộng là trên 428 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với thời gian từ 2007-2009 cũng đã chỉ ra rằng: Hiệu quả hoạt động kinh doanh và cấu trúc tài chính có thể giải thích được 90% sự biến động của hiệu quả tài chính trong doanh nghi ệp Nghiên c ứu cũng chỉ rõ mối quan h ệ theo chiều thuận của hai nhân tố này tới ROE

Cũng nghiên cứu về mảng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, một nghiên cứu có ý nghĩa khá quan trọng là nghiên cứu của Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Huỳnh Thanh Tùng (2011) về hiệu quả hoạt động kinh doanh c ủa làng ngh ề dệt chiếu Định Yên - Đồng Tháp, bằng phương pháp xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội theo phương pháp OLS cũng đã chỉ có sự phân biệt về hiệu quả kinh doanh của các hộ gia

đình đạt được nếu có sự khác biệt về quy mô kinh doanh và ti ềm lực về kinh

tế Nói cách khác, k ết quả nghiên cho thấy nhân tố quy mô và nhân t ố giá trị tài sản cố định (đại diện cho vốn cố định) là hai nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất

đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và có tác động thuận chiều tới việc tạo ra doanh thu và l ợi nhuận Nghiên cứu này có ý ngh ĩa quan trọng về việc chỉ ra sự ảnh hưởng của khả năng sinh lời nhờ quy mô cũng như việc áp dụng các máy móc thiết bị nhằm gia tăng về mặt số lượng cũng như chất

Trang 24

lượng sản phẩm sản xuất được mà các hộ gia đình sản xuất cần nên quan tâm

và chú trọng tới

Phát triển các nghiên cứu trước mới đây một nghiên cứu thực nghiệm của Võ Đức Nghiêm (2013) về hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dược niêm yết trên thị trường chứng khoán đã chỉ ra rằng: tỷ suất nợ, số vòng quay hàng t ồn kho, s ố vòng quay n ợ phải thu, t ỷ trọng tài s ản cố định, tỷ lệ chi phí bán hàng và qu ản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là sáu nhân t ố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành này B ằng cách xây d ựng mô hình tuy ến tính h ồi quy b ội nghiên cứu và ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong sáu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động kinh doanh nêu trên thì có ba nhân t ố là: t ỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ trọng tài s ản và s ố vòng quay n ợ phải thu là ba nhân t ố có tác động thuận chiều Đặc biệt, nhân t ố tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu có ảnh hưởng quan trọng nhất Ba nhân t ố còn l ại là: t ỷ suất nợ, tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghi ệp và s ố vòng quay hàng t ồn kho có m ối quan hệ nghịch chiều với ROA Số liệu được thu thập của các công ty thuộc ngành dược trong vòng bốn năm từ đầu năm 2008 đến hết năm 2011

Tóm lại, Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các nhân tố có

thể ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động trong doanh nghi ệp là: quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản trong doanh nghiệp, cấu trúc tài chính, khả năng thanh toán, tốc độ tăng trưởng doanh nghi ệp, tỷ suất chi phí bán hàng và qu ản lý doanh nghiệp, số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay vốn lưu động, lãi suất, lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu thực nghiệm này

là cơ sở để tác giả tiếp tục phát triển nghiên cứu

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Trên cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động và các nghiên cứu thực

Trang 25

nghiệm ở trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghi ệp Đề tài chia các nhân t ố thành hai nhóm đó là nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp và nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Nhóm các nhân t ố thuộc về doanh nghiệp: Quy mô doanh nghi ệp, cơ cấu tài sản, cấu trúc tài chính, khả năng thanh toán, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp và nhóm các nhân t ố bên ngoài doanh nghi ệp là: T ốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát và lãi suất

1.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

a Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp có thể được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như: doanh thu, t ổng tài s ản, vốn chủ sở hữu Theo lý thuy ết kinh t ế nổi tiếng: “Lợi thế kinh tế nhờ quy mô – Economy of scale” cho rằng: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì có cơ hội để tăng trưởng và kết quả kinh doanh khả quan h ơn Quan điểm này được sự nhất trí c ủa một số nhà kinh t ế học như: Serrasqueiro và Macas Nunes (2008); Mansfield (1962); Singh và Whittington (1975) Bởi các công ty có quy mô lớn sẽ có nhiều khả năng khai thác quy mô kinh tế và hưởng lợi đàm phán tốt hơn đối với khách hàng và nhà cung cấp của công ty Ngoài ra, công ty ph ải đối mặt với ít khó kh ăn trong việc việc tiếp cận nguồn vốn cho đầu tư, có một nguồn nhân lực có trình độ lớn hơn, cũng như đạt được đa dạng hóa chiến lược nhiều hơn (Yang và Chen 2009) Các công ty này được hưởng lợi từ nguồn nhân lực dồi dào, giỏi chuyên môn khiến năng suất cao hơn (Frankel và Romer 1999); hay đơn giản khả năng tiếp cận và ứng dụng các bí quy ết kỹ thuật, phương pháp sản xuất

mới nhanh hơn các công cùng ngành có ít tiềm lực hơn (Bos et al 2010)

b Cơ cấu tài sản

Cơ cấu tài s ản được đo lường bằng giá tr ị tài s ản cố định trên t ổng tài sản Một số quan điểm và kết quả nghiên cứu trong nước chỉ ra rằng các

Trang 26

doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định cao thì cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng hơn, hiệu quả kinh doanh mang lại cũng cao hơn so với các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định thấp Thêm vào đó, lợi ích từ lá chắn thuế từ khấu hao tài sản cố định là điều kiện làm tăng hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp

Ngược lại, theo quan điểm của Notta và Vlachvei (2007), Agiomirgiannakis và cộng sự (2006) hay Bashir và c ộng sự (2013) cho rằng: một tỷ lệ tài sản cố định cao, dự báo cho việc sử dụng vốn lưu động sẽ không hiệu quả, bởi nó làm gi ảm nguồn vốn đầu tư vào hàng t ồn kho, cũng như dự trữ tiền mặt thấp Điều này có thể khiến công ty không đáp ứng được nhu cầu của sự gia t ăng cho các s ản phẩm hoặc dịch vụ khi th ị trường đòi hỏi, ảnh

hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của công ty

c Cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính doanh nghi ệp được hiểu một cách chung nhất là quan

hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được tính toán từ bảng cân

đối kế toán của doanh nghiệp Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính được lựa chọn nghiên cứu là tỷ suất nợ (bằng tổng nợ/tổng nguồn vốn) hoặc tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu

Việc xác định sự ảnh hưởng của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo hướng thuận hay nghịch vẫn còn nhiều bàn cãi

Theo lý thuy ết trật tự phân h ạng cho r ằng các doanh nghi ệp các doanh nghiệp thích tài tr ợ nội bộ hơn là tài tr ợ bên ngoài Th ứ t ự ưu tiên sẽ là: lợi nhuận giữ lại, phát hành nợ mới, phát hành vốn cổ phần mới Việc tài trợ bằng các ngu ồn vốn bên ngoài có th ể dẫn tới nguy c ơ phải chịu các áp l ực thanh toán các khoản chi phí về tiền lãi, sẽ làm sụt giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Kết quả nghiên c ứu thực nghiệm của Amdemikael Abera (2012) và Võ Đức Nghiêm (2013) cho kết quả tương tự về mối quan hệ ngược

Trang 27

chiều giữa tỷ suất nợ và ROA

Tuy nhiên, lý thuyết M&M chỉ ra rằng việc sử dụng nợ trong cấu trúc tài chính có thể làm tăng giá trị của doanh nghiệp, cụ thể là mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất sinh lợi cao hơn do tận dụng được tấm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp Do đó, hiệu quả tài chính có m ối tương quan thuận với cấu trúc vốn Nghiên cứu của Wei Xu (2005) cho th ấy mối liên h ệ vững chắc về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) với cơ cấu tài chính c ủa doanh nghiệp Nghiên cứu của Trần Thị Hòa (2006), Đoàn Ngọc Phi Anh (2011) mang lại kết quả tương tự

d Khả năng thanh toán

Trong nghiên cứu này, đề tài lựa chọn khả năng thanh toán hiện hành (bằng tổng tài sản ngắn hạn/tổng nợ) để nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều quan điểm trái chiều về sự ảnh hưởng của nhân tố khả năng thanh toán tới hiệu quả doanh nghiệp

Theo quan điểm của Opler và cộng sự (1999) hay Myers (1977) đều cho rằng: tính thanh khoản cao sẽ cho phép doanh nghiệp có thể đối phó với những tình huống bất ngờ cũng nhe nghĩa vụ trả nợ của mình và là d ấu hiệu chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh tốt hay nói cách khác tính thanh khoản cao có m ối quan h ệ thuận chiều (+) t ới hiệu quả hoạt động Điều này

đúng với nghiên cứu thực nghiệm của Almajali (2012) Ng ược lại, Hvide và cộng sự (2007) cho rằng một sự phong phú trong thanh kho ản có thể gây hại nhiều hơn đối với hiệu quả kinh doanh Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của của Majumdar (1997)

e Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp

Một doanh nghiệp tăng trưởng kém sẽ phải đối mặt với những khó khăn

về tài chính cũng như khó tiếp cận được các nguồn tài trợ từ bên ngoài và là

Trang 28

dấu hiệu cho th ấy hiệu quả kinh doanh là không t ốt Myers (1977) c ũng cho rằng các doanh nghiệp tăng trưởng cao có nhiều lựa chọn hơn để đầu tư trong tương lai hơn là các doanh nghi ệp có t ốc độ tăng trưởng thấp Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có nhi ều cơ hội đầu tư mang l ại tỷ suất sinh lời cao hơn nếu như doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định

f Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Tỷ suất chi phí bán hàng và qu ản lý doanh nghi ệp được đo lường bằng tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần hoạt

động kinh doanh Trong hoạt động kinh doanh có th ể nói rằng: “cắt giảm chi phí là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp” Nghiên cứu của Amdemikael Abera (2012) v ề hiệu quả hoạt động của các doanh nghi ệp trên địa bàn địa bàn Addis Ababa – Ethiopia đã chỉ ra phải đặc biệt chú trọng việc tiết kiệm chi phí kinh doanh Ngoài ra, nghiên c ứu của Võ Đức Nghiêm (2013) cũng đã chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ suất chi phí bán hàng

và quản lý doanh nghiệp với ROA của DN ngành Dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

a Lạm phát

Lạm phát là s ự gia t ăng trong mức giá chung c ủa nền kinh t ế theo th ời gian Tỷ lệ lạm phát thấp hoặc trung bình trong một quốc gia có thể tác động tích cực trên các l ĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lạm phát cao ảnh hưởng theo xu h ướng tiêu c ực nhiều hơn tới các ch ủ thể trong n ền kinh tế, mà ảnh hưởng nhiều nhất là t ới hoạt động sản xuất kinh doanh Nói chung các lý thuyết kinh tế đều cho rằng lạm phát cao tác động làm gia t ăng các khoản chi phí đầu vào, giảm năng suất lao động nếu doanh nghiệp không

có các chính sách chế độ làm việc thoả đáng cho nhân viên, nhu cầu tiêu dùng giảm tác động này làm cho ho ạt động sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn

Trang 29

kéo theo s ự giảm sút v ề mặt lợi nhuận hay l ạm phát có m ối quan h ệ ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Nghiên cứu của Amdemikael Abera (2012) mang l ại kết quả ngược lại lạm phát t ăng ROA t ăng Bởi lợi nhuận của công ty v ẫn có th ể gia t ăng nếu như mức tăng giá sản phẩm bình quân cao hơn so với mức tăng bình quân chi phí đầu vào trong khi s ố lượng sản phẩm bán ra không s ụt giảm nhiều Như vậy lạm phát t ăng làm t ăng doanh thu, n ếu doanh nghi ệp khéo léo ti ết kiệm chi phí thì lợi nhuận sẽ tăng lên

b Lãi suất

Lãi suất là giá cả của tín dụng là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người đi vay trả cho các kho ản vay đối với người cho vay Lãi su ất thấp sẽ giúp cho doanh nghiệp cân nh ắc sử dụng nợ nhiều hơn bởi tiết kiệm được các kho ản chi phí sử dụng vốn và l ợi ích t ừ lá ch ắn thuế mang l ại mà doanh nghi ệp có thể gia tăng được lợi nhuận làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Ngược lại, lãi suất cao sẽ làm cho chi phí của việc sử dụng vốn nhiều hơn làm gia tăng các khoản chi phí kinh doanh t ừ đó sụt giảm lợi nhuận trong doanh nghiệp và doanh nghiệp không tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế mang lại

c Tốc độ tăng trưởng GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là th ước đo hiệu quả kinh tế chung của một đất nước, là giá tr ị tính b ằng tiền của tất cả sản phẩm và d ịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định Tốc độ tăng trưởng kinh t ế là một trong các nhân t ố vĩ mô có tác

động mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững là môi trường lý tưởng mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng mong muốn Nghiên cứu thực nghiệm của Amdemikael Abera (2012) chỉ ra r ằng tốc độ tăng trưởng GDP có m ối quan h ệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Trang 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày tóm t ắt cơ sở lý lu ận về hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp, trong đó đã làm rõ khái niệm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

và các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Ngoài ra, trong ch ương này c ũng đã trình bày t ổng quát m ột số nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các nghiên c ứu này được thực hiện trên c ơ sở những phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác nhau

Trên cơ sở về hiệu quả hoạt động và những kết quả thực nghiệm của một

số nghiên c ứu liên quan trên th ế giới cũng như trong n ước, đề tài ti ến hành chọn lọc ra các nhân t ố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động từ kết quả đồng nhất của các nghiên c ứu Các nhân t ố này s ẽ được phân tích và ch ọn lọc để

đưa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn hiệu quả hoạt động của các công ty c ổ phần ngành khoáng s ản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 31

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ

DOANH NGHIỆP

2.1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.1 Xác định các biến của mô hình

Khái niệm mô hình lựa chọn nhân tố được sử dụng xuyên suốt trong bài luận văn này là m ột mô hình định lượng được xây d ựng nhằm tìm ra nh ững nhân tố kỳ vọng ảnh hưởng (là các biến độc lập) giải thích tốt nhất cho hiệu quả hoạt động (là biến phụ thuộc) dựa trên những tiêu chuẩn kiểm định nhất

định

a Biến phụ thuộc

Như đã giải thích trong chương 1, có rất nhiều chỉ tiêu để phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong đó mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp nhà đầu tư hay đối tác v ẫn là l ợi nhuận của doanh nghi ệp như thế nào Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu các chỉ tiêu liên quan đến tỷ suất sinh lời từ lợi nhuận Trong đó, đại diện cho hi ệu quả hoạt động kinh doanh c ủa doanh nghiệp là t ỷ suất sinh l ời tài s ản (ROA) và đại diện cho hi ệu quả tài chính trong doanh nghiệp là tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Điều này hoàn toàn đúng với các quan điểm về tỷ số đo lường hiệu quả hoạt động trước

đây của các nghiên cứu thực nghiệm cả trong và ngoài nước

b Biến độc lập

Dựa trên cơ sở lý thuyết cũng như những nghiên cứu thực nghiệm trước

đây về các nhân t ố ảnh hưởng đến cấu trúc v ốn của doanh nghi ệp, đề tài s ử dụng 9 nhân t ố chính Trong đó có nhân t ố bên trong doanh nghi ệp là: Quy

mô doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản cố định, cấu trúc tài chính, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, tỷ suất chi phí bán hàng và qu ản lý doanh nghi ệp, khả

Trang 32

năng thanh toán Ngoài ra, đề tài sử dụng 3 nhân tố vĩ mô là: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lãi suất và lạm phát để phân tích mối quan hệ giữa chúng với hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp:

Đề tài s ử dụng chỉ tiêu tổng doanh thu/tổng tài sản để các định nhân tố quy mô doanh nghiệp Quy mô doanh nghi ệp càng lớn là điều kiện để doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ với chi phí thấp hay các cơ hội đầu tư hấp dẫn và được khách hàng bi ết đến nhiều hơn Điều này càng đúng với thực tế của thị trường kinh t ế Việt Nam, m ột thị trường thông tin bất đối xứng, thông tin c ủa các doah nghi ệp tới nhà đầu tư thường không được đầy đủ và chính xác Do đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn được các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác tin c ậy và l ựa chọn nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ

Giả thuyết đặt ra là, quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt

động

Cơ cấu tài sản:

Cơ cấu tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu TSCĐ trên tổng tài sản

Sự ảnh hưởng của tỷ trọng tài sản cố định tới hiệu quả doanh nghiệp còn có nhiều ý ki ến trái chi ều Phần lớn các k ết quả nghiên c ứu cho r ằng tỷ trọng TSCĐ có ảnh hưởng thuận tới hiệu quả hoạt động Ngược lại, theo k ết qua nghiên cứu của R Zeitun & G G Tian (2007) chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa nhân tố này tới hiệu quả hoạt động Với thực trạng ngành khoáng sản Việt Nam hiện nay, các máy móc, dây chuyền thiết bị phục vụ cho ngành chủ yếu nhập khẩu lại máy móc c ũ từ nước ngoài Thêm vào đó trình độ tay nghề sử dụng các dây chuyền công nghệ cao còn hạn chế nên cũng có thể xảy

ra điều ngược lại

Trang 33

Vì thế giả thiết là, c ơ cấu tài s ản có quan h ệ thuận chiều hoặc nghịch chiều tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Cấu trúc tài chính:

Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính được lựa chọn nghiên cứu là tỷ suất

nợ (bằng tổng nợ/tổng nguồn vốn) hoặc tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu Hiện nay,

sự ảnh hưởng của nhân tố này tới hiệu quả hoạt động vẫn còn nhiều bàn cãi Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng: sử dụng nợ sẽ làm tăng các khoản chi phí sử dụng vốn nên sẽ làm sụt giảm lợi nhuận, Amdemikael Abera (2012) và Võ Đức Nghiêm (2013) cho kết quả tương tự về mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ suất nợ và ROA Ng ược lại, lý thuy ết M&M hay nghiên c ứu của Trần Thị Hòa (2006), Đoàn Ngọc Phi Anh (2011) đều chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất nợ và ROE

Giả thiết được đặt ra là, cấu trúc tài chính tỷ lệ nghịch với ROA và thuận chiều với ROE

Khả năng thanh toán:

Đề tài l ựa chọn khả năng thanh toán hi ện hành (b ằng tổng tài s ản ngắn hạn/tổng nợ) để nghiên c ứu mối quan h ệ giữa khả năng thanh toán và hi ệu quả hoạt động trong doanh nghiệp Opler và cộng sự (1999) hay Myers (1977), nghiên c ứu Almajali (2012) ch ỉ ra r ằng chỉ tiêu này có m ối quan h ệ thuận chiều Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Majumdar (1997) mang lại kết quả ngược lại

Giả thiết được đặt ra là, khả năng thanh toán có mối quan h ệ nghịch hoặc thuận chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp:

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường thông qua t ốc độ tăng trưởng tổng tài sản Khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm khách hàng hay mở rộng

Trang 34

quy mô kinh doanh là dễ dàng hơn Từ đó cơ hội tạo ra lợi nhuận là cao hơn

Giả thiết đặt ra là, sự tăng trưởng của doanh nghiệp tỷ lệ thuận hiệu quả hoạt động

Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:

Trong hoạt động kinh doanh vấn đề tiết kiệm các khoản chi phí là vô cùng cần thiết Các nghiên c ứu thực nghiệm của Amdemikael Abera (2012),

Võ Đức Nghiêm (2013) cũng đã chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Giả thiết đặt ra là, tỷ suất chi phí bán hàng và qu ản lý doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Lạm phát: Được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của chỉ số giá tiêu

dùng (CPI) Giả thiết đặt ra, lạm phát có quan hệ tỉ lệ nghịch hoặc thuận

chiều với hiệu quả hoạt động

Lãi suất: Được đo lường bằng lãi suất bình quân cho vay của ngân hàng

Giả thiết đặt ra, lãi suất có quan hệ tỉ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động

Tốc độ tăng trưởng GDP: Được đo lường bằng chỉ tiêu tăng trưởng

GDP Giả thiết đặt ra, tốc độ tăng trưởng GDP tỉ lệ thuận với hiệu quả hoạt

động

Tổng hợp giả thiết ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động được thể hiện qua bảng 2.1 dưới đây:

Trang 35

Bảng 2.1: Tổng hợp giả thiết sự ảnh hưởng các nhân tố đến hiệu quả

hoạt động doanh nghiệp

Kỳ vọng tương quan

STT

5 Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp + +

6 Tỷ suất chi phí bán hàng và qu ản lý

doanh nghiệp

7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu + +

8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) + +

2.1.2 Mô hình nghiên cứu

Đề tài sử dụng dữ liệu bảng - số liệu theo quý của 16 doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng

5 năm từ năm 2009- 2013 để phân tích các nhân t ố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Đề tài sử dụng số liệu bảng được lựa chọn trong nghiên cứu bởi vì những ưu điểm của dữ liệu bảng như:

Trang 36

- Loại dữ liệu này liên quan đến nhiều thông tin của cùng một đối tượng nghiên cứu trong một giai đoạn thời gian nên bao hàm nh ững đặc điểm riêng khác nhau cho các đối tượng nghiên cứu khác nhau Chính vì vậy mà với những kỹ thuật ước lượng đối với loại dữ liệu này có th ể cho phép chúng ta xem xét sự khác biệt của những đặc điểm riêng không quan sát được của các

đối tượng khác nhau (ví d ụ như khác bi ệt văn hoá gi ữa các qu ốc gia hay s ự khác biệt về triết lý kinh doanh giữa các doanh nghiệp, khác biệt về đặc điểm doanh nghiệp và môi tr ường kinh doanh…) m ột cách rõ ràng b ằng việc đưa thêm vào bên trong mô hình những biến số chỉ định riêng cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng nghiên cứu

- Việc kết hợp các giá tr ị quan sát theo th ời gian khác nhau cho nhi ều

đối tượng khác nhau làm cho lo ại dữ liệu này ch ứa đựng nhiều thông tin có giá trị hơn, biến đổi hơn, giảm hiện tượng tự tương quan trong các bi ến của

mô hình, bậc tự do cao hơn và sẽ hiệu quả hơn trong việc xử lý các mô hình

- Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không th ể quan sát được trong d ữ liệu chuỗi thời gian hay d ữ liệu chuỗi thuần túy

Hầu hết các nghiên c ứu ở Việt Nam nêu trên đều áp dụng phương pháp phân tích hồi qui bội dữ liệu chéo dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các bi ến độc lập Đây được xem là phương pháp đáng tin c ậy trong vi ệc ước lượng mối quan h ệ tuyến

tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập

Tuy nhiên mô hình OLS d ữ liệu chéo lại ràng bu ộc quá ch ặt về không gian và thời gian – các hệ số hồi quy không đổi theo cả không gian và thời gian – có thể làm mất đi ảnh hưởng thật của biến độc lập lên biến phụ thuộc dẫn đến kết quả mô hình không phù hợp trong điều kiện thực tế Chính vì vậy nghiên cứu áp dụng hai mô hình: mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE) và mô

Trang 37

hình ảnh hưởng cố định (FE) nhằm xem xét đến sự khác biệt giữa các đối tượng chéo (doanh nghi ệp) để phân tích tác động của các nhân t ố lựa chọn (quy mô, cơ cấu tài sản, cấu trúc tài chính…) đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành khoáng sản

a Mô hình ảnh hưởng cố định – FEM

Việc ước lượng mô hình nghiên cứu phụ thuộc vào những giả định được

đặt ra về tung độ gốc, hệ số độ dốc, và số hạng sai số uit Một số khả năng có thể xảy ra:

- Giả định rằng các hệ số độ dốc và tung độ gốc là hằng số theo thời gian

và không gian, và số hạng sai số thể hiện sự khác nhau theo thời gian và theo các cá nhân

- Các h ệ số độ dốc là h ằng số nhưng tung độ gốc thay đổi theo các cá nhân

- Các h ệ số độ dốc là h ằng số nhưng tung độ gốc thay đổi theo các cá nhân và thời gian

- Tất cả các hệ số (tung độ gốc cũng như các hệ số độ dốc) đều thay đổi theo các cá nhân

- Tung độ gốc cũng như các hệ số độ dốc đều thay đổi theo các cá nhân

và theo thời gian

Mô hình ước lượng được sử dụng:

Yit = Ci +β1X1it + β2X2it + …+ βkXkit + uit

Trong đó: Yit : Bi ến phụ thuộc, với i là doanh nghi ệp và t là th ời gian (quý)

Xit : Biến độc lập

uit : Phần dư

Trang 38

b Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên – REM

Ý tưởng cơ bản bắt đầu:

Yit =C+ β1X1it + β2X2it +… + βn X nit + uit

Thay vì xem β1i là cố định, ta giả định đó là một biến ngẫu nhiên với một giá trị trung bình là β1 Và giá trị tung độ gốc cho một cá nhân riêng lẽ có thể được biểu thị là:

εi : Sai số thành phần của các đối tượng khác nhau

u it : Sai số thành phần theo không gian và chuỗi thời gian kết hợp

Giả định thông thường mà mô hình đưa ra là:

εit ~ N (0, σ2

u it ~ N (0, σ2

E(εit, uit) = 0 E(εi, εj) = 0 (i ≠ j)

Nghĩa là các thành ph ần sai s ố riêng bi ệt (εit) không có t ương quan v ới nhau và không t ự tương quan giữa các đơn vị theo không gian và chu ỗi thời gian

Nhìn chung, mô hình FEM hay REM t ốt hơn cho nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa εi và các biến giải thích X Nếu giả định rằng không có tương quan, thì REM phù hợp hơn, và ngược lại Ngoài ra, nếu căn cứ vào N (số dữ liệu chéo) và T (độ dài thời gian nghiên cứu) thì theo Judge:

- Trường hợp T l ớn và N nh ỏ: Trong trường hợp này không có s ự khác biệt lớn về giá trị của các tham số ước lượng trong mô hình FEM và REM Vì

Trang 39

vậy việc lựa chọn mô hình nào phụ thuộc vào tiện ích trong xử lý Thông thường trong trường hợp này mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) được lựa chọn

Trường hợp T nh ỏ và N l ớn: Trong trường hợp này, k ết quả ước lượng khác biệt nhau rất lớn Nếu các đối tượng nghiên cứu không được chọn ra một cách ngẫu nhiên từ một tổng thể lớn hơn nhiều thì FEM sẽ phù hợp hơn Ngược lại, nếu các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên

từ một tổng thể lớn hơn thì REM s ẽ thích h ợp hơn bởi vì trong tr ường hợp này hệ số chặn β1i là th ật sự ngẫu nhiên nên vi ệc suy lu ận thống kê hay gi ải thích mô hình s ẽ dễ dàng và không có điều kiện ràng bu ộc Do đó, nếu các

điều kiện của REM được đảm bảo thì k ết quả ước lượng của REM s ẽ chính xác hơn sơ với FEM

Bên cạnh đó, Hausman test cũng là một phương án trong việc chọn phương pháp tốt nhất giữa FEM và REM Kiểm định Hausman nhằm lựa chọn mô hình FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu trên giả định: H0: Ước lượng FEM và REM không khác nhau đáng kể

H1: Ước lượng FEM và REM là khác nhau

Nếu p-value <0,05, bác b ỏ H0 Khi đó REM là không h ợp lý, nên l ựa chọn FEM

Hệ số góc Không biến đổi Không biến đổi

Trang 40

(Sai số) Không biến đổi

Sự khác biệt của các đơn vị chéo nằm trong thành ph ần ngẫu nhiên, phần dư của mỗi thực thể

Thay đổi theo từng đơn vị chéo và/hoặc theo thời gian

Nhìn chung, mô hình FEM hay REM t ốt hơn cho nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa εi và các biến giải thích X Nếu giả định không t ương quan, thì REM phù h ợp hơn, và ng ược lại Ngoài ra, nếu căn cứ vào N (số dữ liệu chéo) và T (độ dài thời gian nghiên cứu) thì theo Judge, FEM và REM không phân bi ệt khi T l ớn và N nh ỏ, khá khác bi ệt khi

N lớn và T nh ỏ Bên cạnh đó, kiểm định Hausman cũng là một trong những phương pháp để lựa chọn giữa FEM và REM

2.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành thông qua 6 bước như sau:

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Bước 2: Mã hóa biến quan sát

Bước 3: Xây dựng hệ số tương quan

Bước 4: Lựa chọn biến đưa vào mô hình

Bước 5: Ước lượng mô hình ban đầu

Bước 6: Kiểm định mô hình

2.2.1 Thu thập dữ liệu

Nghiên cứu hiệu quả hoạt động được thực hiện thông qua vi ệc thu thập

số liệu của các doanh nghi ệp ngành khoáng s ản qua 5 n ăm từ năm 2009 đến năm 2013 Từ đó, tập hợp, sàng lọc để lựa chọn những doanh nghiệp đảm bảo

Ngày đăng: 06/07/2015, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w