7. Kết cấu luận văn
2.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.1. Xác định các biến của mô hình
Khái niệm mô hình lựa chọn nhân tố được sử dụng xuyên suốt trong bài luận văn này là một mô hình định lượng được xây dựng nhằm tìm ra những nhân tố kỳ vọng ảnh hưởng (là các biến độc lập) giải thích tốt nhất cho hiệu quả hoạt động (là biến phụ thuộc) dựa trên những tiêu chuẩn kiểm định nhất định.
a. Biến phụ thuộc
Như đã giải thích trong chương 1, có rất nhiều chỉ tiêu để phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp nhà đầu tư hay đối tác... vẫn là lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào. Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu các chỉ tiêu liên quan đến tỷ suất sinh lời từ lợi nhuận. Trong đó, đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và đại diện cho hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp là tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Điều này hoàn toàn đúng với các quan điểm về tỷ số đo lường hiệu quả hoạt động trước đây của các nghiên cứu thực nghiệm cả trong và ngoài nước.
b. Biến độc lập
Dựa trên cơ sở lý thuyết cũng như những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đề tài sử dụng 9 nhân tố chính. Trong đó có nhân tố bên trong doanh nghiệp là: Quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản cố định, cấu trúc tài chính, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, khả
năng thanh toán. Ngoài ra, đề tài sử dụng 3 nhân tố vĩ mô là: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lãi suất và lạm phát để phân tích mối quan hệ giữa chúng với hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp.
Quy mô doanh nghiệp:
Đề tài sử dụng chỉ tiêu tổng doanh thu/tổng tài sản để các định nhân tố quy mô doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp càng lớn là điều kiện để doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ với chi phí thấp hay các cơ hội đầu tư hấp dẫn và được khách hàng biết đến nhiều hơn. Điều này càng đúng với thực tế của thị trường kinh tế Việt Nam, một thị trường thông tin bất đối xứng, thông tin của các doah nghiệp tới nhà đầu tư thường không được đầy đủ và chính xác. Do đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn được các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác tin cậy và lựa chọn nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ.
Giả thuyết đặt ra là, quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt
động
Cơ cấu tài sản:
Cơ cấu tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu TSCĐ trên tổng tài sản. Sự ảnh hưởng của tỷ trọng tài sản cố định tới hiệu quả doanh nghiệp còn có nhiều ý kiến trái chiều. Phần lớn các kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ trọng TSCĐ có ảnh hưởng thuận tới hiệu quả hoạt động. Ngược lại, theo kết qua nghiên cứu của R. Zeitun & G. G. Tian (2007) chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa nhân tố này tới hiệu quả hoạt động. Với thực trạng ngành khoáng sản Việt Nam hiện nay, các máy móc, dây chuyền thiết bị phục vụ cho ngành chủ yếu nhập khẩu lại máy móc cũ từ nước ngoài. Thêm vào đó trình độ tay nghề sử dụng các dây chuyền công nghệ cao còn hạn chế nên cũng có thể xảy ra điều ngược lại.
Vì thế giả thiết là, cơ cấu tài sản có quan hệ thuận chiều hoặc nghịch chiều tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Cấu trúc tài chính:
Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính được lựa chọn nghiên cứu là tỷ suất nợ (bằng tổng nợ/tổng nguồn vốn) hoặc tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu. Hiện nay, sự ảnh hưởng của nhân tố này tới hiệu quả hoạt động vẫn còn nhiều bàn cãi. Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng: sử dụng nợ sẽ làm tăng các khoản chi phí sử dụng vốn nên sẽ làm sụt giảm lợi nhuận, Amdemikael Abera (2012) và Võ Đức Nghiêm (2013) cho kết quả tương tự về mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ suất nợ và ROA. Ngược lại, lý thuyết M&M hay nghiên cứu của Trần Thị Hòa (2006), Đoàn Ngọc Phi Anh (2011) đều chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất nợ và ROE.
Giả thiết được đặt ra là, cấu trúc tài chính tỷ lệ nghịch với ROA và thuận chiều với ROE.
Khả năng thanh toán:
Đề tài lựa chọn khả năng thanh toán hiện hành (bằng tổng tài sản ngắn hạn/tổng nợ) để nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Opler và cộng sự (1999) hay Myers (1977), nghiên cứu Almajali (2012) chỉ ra rằng chỉ tiêu này có mối quan hệ thuận chiều. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Majumdar (1997) mang lại kết quả ngược lại.
Giả thiết được đặt ra là, khả năng thanh toán có mối quan hệ nghịch hoặc thuận chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp:
Sự tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường thông qua tốc độ tăng trưởng tổng tài sản. Khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm khách hàng hay mở rộng
quy mô kinh doanh là dễ dàng hơn. Từ đó cơ hội tạo ra lợi nhuận là cao hơn.
Giả thiết đặt ra là, sự tăng trưởng của doanh nghiệp tỷ lệ thuận hiệu quả
hoạt động.
Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:
Trong hoạt động kinh doanh vấn đề tiết kiệm các khoản chi phí là vô cùng cần thiết. Các nghiên cứu thực nghiệm của Amdemikael Abera (2012), Võ Đức Nghiêm (2013) cũng đã chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Giả thiết đặt ra là, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Lạm phát: Được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Giả thiết đặt ra, lạm phát có quan hệ tỉ lệ nghịch hoặc thuận chiều với hiệu quả hoạt động.
Lãi suất: Được đo lường bằng lãi suất bình quân cho vay của ngân hàng.
Giả thiết đặt ra, lãi suất có quan hệ tỉ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động.
Tốc độ tăng trưởng GDP: Được đo lường bằng chỉ tiêu tăng trưởng GDP. Giả thiết đặt ra, tốc độ tăng trưởng GDP tỉ lệ thuận với hiệu quả hoạt
động.
Tổng hợp giả thiết ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động được thể hiện qua bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Tổng hợp giả thiết sựảnh hưởng các nhân tốđến hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp
Kỳ vọng tương quan STT
Biến ảnh hưởng ROA ROE
1 Quy mô doanh nghiệp + +
2 Cơ cấu tài sản +/- +/-
3 Cấu trúc tài chính - +
4 Khả năng thanh toán +/- +/-
5 Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp + + 6 Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp
- -
7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu + + 8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) + +
9 Lãi suất - -
10 Lạm phát - -
Với: Dấu + thể hiện mối quan hệ cùng chiều của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh;
Dấu - thể hiện mối quan hệ ngược chiều của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.1.2. Mô hình nghiên cứu
Đề tài sử dụng dữ liệu bảng - số liệu theo quý của 16 doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 5 năm từ năm 2009- 2013 để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Đề tài sử dụng số liệu bảng được lựa chọn trong nghiên cứu bởi vì những ưu điểm của dữ liệu bảng như:
-Loại dữ liệu này liên quan đến nhiều thông tin của cùng một đối tượng nghiên cứu trong một giai đoạn thời gian nên bao hàm những đặc điểm riêng khác nhau cho các đối tượng nghiên cứu khác nhau. Chính vì vậy mà với những kỹ thuật ước lượng đối với loại dữ liệu này có thể cho phép chúng ta xem xét sự khác biệt của những đặc điểm riêng không quan sát được của các đối tượng khác nhau (ví dụ như khác biệt văn hoá giữa các quốc gia hay sự khác biệt về triết lý kinh doanh giữa các doanh nghiệp, khác biệt về đặc điểm doanh nghiệp và môi trường kinh doanh…) một cách rõ ràng bằng việc đưa thêm vào bên trong mô hình những biến số chỉ định riêng cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng nghiên cứu.
- Việc kết hợp các giá trị quan sát theo thời gian khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau làm cho loại dữ liệu này chứa đựng nhiều thông tin có giá trị hơn, biến đổi hơn, giảm hiện tượng tự tương quan trong các biến của mô hình, bậc tự do cao hơn và sẽ hiệu quả hơn trong việc xử lý các mô hình.
- Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chuỗi thuần túy.
Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam nêu trên đều áp dụng phương pháp phân tích hồi qui bội dữ liệu chéo dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Đây được xem là phương pháp đáng tin cậy trong việc ước lượng mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Tuy nhiên mô hình OLS dữ liệu chéo lại ràng buộc quá chặt về không gian và thời gian – các hệ số hồi quy không đổi theo cả không gian và thời gian – có thể làm mất đi ảnh hưởng thật của biến độc lập lên biến phụ thuộc dẫn đến kết quả mô hình không phù hợp trong điều kiện thực tế. Chính vì vậy nghiên cứu áp dụng hai mô hình: mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE) và mô
hình ảnh hưởng cố định (FE) nhằm xem xét đến sự khác biệt giữa các đối tượng chéo (doanh nghiệp) để phân tích tác động của các nhân tố lựa chọn (quy mô, cơ cấu tài sản, cấu trúc tài chính…) đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành khoáng sản.
a. Mô hình ảnh hưởng cốđịnh – FEM
Việc ước lượng mô hình nghiên cứu phụ thuộc vào những giả định được đặt ra về tung độ gốc, hệ số độ dốc, và số hạng sai số uit. Một số khả năng có thể xảy ra:
- Giả định rằng các hệ số độ dốc và tung độ gốc là hằng số theo thời gian và không gian, và số hạng sai số thể hiện sự khác nhau theo thời gian và theo các cá nhân.
- Các hệ số độ dốc là hằng số nhưng tung độ gốc thay đổi theo các cá nhân.
- Các hệ số độ dốc là hằng số nhưng tung độ gốc thay đổi theo các cá nhân và thời gian.
- Tất cả các hệ số (tung độ gốc cũng như các hệ số độ dốc) đều thay đổi theo các cá nhân.
- Tung độ gốc cũng như các hệ số độ dốc đều thay đổi theo các cá nhân và theo thời gian
Mô hình ước lượng được sử dụng:
Yit = Ci + β1X1it + β2X2it + …+ βkXkit + uit
Trong đó: Yit : Biến phụ thuộc, với i là doanh nghiệp và t là thời gian (quý)
Xit : Biến độc lập
βi : Hệ số góc đối với nhân tố Xi uit : Phần dư
b. Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên – REM
Ý tưởng cơ bản bắt đầu:
Yit =C+ β1X1it + β2X2it +… + βn Xnit + uit
Thay vì xem β1i là cố định, ta giả định đó là một biến ngẫu nhiên với một giá trị trung bình là β1 . Và giá trị tung độ gốc cho một cá nhân riêng lẽ có thể được biểu thị là:
C= C + εi i= 1, 2,…, N
Trong đó: εi : là số hạng ngẫu nhiên với một giá trị trung bình bằng 0 và phương sai bằng σ2ε .
Thay vào công thức trên ta có:
Yit = C + β1 X1it +… + βn Xnit + εi + uit
εi : Sai số thành phần của các đối tượng khác nhau
uit : Sai số thành phần theo không gian và chuỗi thời gian kết hợp Giả định thông thường mà mô hình đưa ra là:
εit ~ N (0, σ2ε)
uit ~ N (0, σ2u )
E(εit, uit) = 0 E(εi, εj) = 0 (i ≠ j)
Nghĩa là các thành phần sai số riêng biệt (εit) không có tương quan với nhau và không tự tương quan giữa các đơn vị theo không gian và chuỗi thời gian.
Nhìn chung, mô hình FEM hay REM tốt hơn cho nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa εi và các biến giải thích X. Nếu giả định rằng không có tương quan, thì REM phù hợp hơn, và ngược lại.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào N (số dữ liệu chéo) và T (độ dài thời gian nghiên cứu) thì theo Judge:
- Trường hợp T lớn và N nhỏ: Trong trường hợp này không có sự khác biệt lớn về giá trị của các tham số ước lượng trong mô hình FEM và REM. Vì
vậy việc lựa chọn mô hình nào phụ thuộc vào tiện ích trong xử lý. Thông thường trong trường hợp này mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) được lựa chọn
Trường hợp T nhỏ và N lớn: Trong trường hợp này, kết quả ước lượng khác biệt nhau rất lớn. Nếu các đối tượng nghiên cứu không được chọn ra một cách ngẫu nhiên từ một tổng thể lớn hơn nhiều thì FEM sẽ phù hợp hơn. Ngược lại, nếu các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ một tổng thể lớn hơn thì REM sẽ thích hợp hơn bởi vì trong trường hợp này hệ số chặn β1i là thật sự ngẫu nhiên nên việc suy luận thống kê hay giải thích mô hình sẽ dễ dàng và không có điều kiện ràng buộc. Do đó, nếu các điều kiện của REM được đảm bảo thì kết quả ước lượng của REM sẽ chính xác hơn sơ với FEM.
Bên cạnh đó, Hausman test cũng là một phương án trong việc chọn phương pháp tốt nhất giữa FEM và REM. Kiểm định Hausman nhằm lựa chọn mô hình FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu trên giả định:
H0: Ước lượng FEM và REM không khác nhau đáng kể H1: Ước lượng FEM và REM là khác nhau
Nếu p-value <0,05, bác bỏ H0. Khi đó REM là không hợp lý, nên lựa chọn FEM.
c. Lựa chọn mô hình
Mô hình ảnh hưởng cố định FEM
Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM
Hệ số chặn Có riêng từng hệ số chặn cho từng đơn vị chéo (DN)
Chỉ có duy nhất một hệ số chặn cho tất cả các đơn vị chéo (DN) Giá trị này là giá trị trung bình của
tất cả các đơn vị chéo Hệ số góc Không biến đổi Không biến đổi
Mô hình ảnh hưởng cố định FEM
Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM
Phần dư
(Sai số) Không biến đổi
Sự khác biệt của các đơn vị chéo nằm trong thành phần ngẫu nhiên, phần dư của mỗi thực thể
Thay đổi theo từng đơn vị chéo và/hoặc theo thời gian
Nhìn chung, mô hình FEM hay REM tốt hơn cho nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa εi và các biến giải thích X. Nếu giả định không tương quan, thì REM phù hợp hơn, và ngược lại. Ngoài ra, nếu căn cứ vào N (số dữ liệu chéo) và T (độ dài thời gian nghiên cứu) thì theo Judge, FEM và REM không phân biệt khi T lớn và N nhỏ, khá khác biệt khi N lớn và T nhỏ. Bên cạnh đó, kiểm định Hausman cũng là một trong những phương pháp để lựa chọn giữa FEM và REM.
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành thông qua 6 bước như sau:
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Bước 2: Mã hóa biến quan sát
Bước 3: Xây dựng hệ số tương quan
Bước 4: Lựa chọn biến đưa vào mô hình
Bước 5: Ước lượng mô hình ban đầu
Bước 6: Kiểm định mô hình 2.2.1. Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu hiệu quả hoạt động được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp ngành khoáng sản qua 5 năm từ năm 2009 đến năm 2013. Từ đó, tập hợp, sàng lọc để lựa chọn những doanh nghiệp đảm bảo
những yêu cầu về mặt số lượng và đại diện cho các doanh nghiệp trong