Tình hình hoạt động kinh doanh của ngành khoáng sản qua các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (full) (Trang 48)

7. Kết cấu luận văn

3.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của ngành khoáng sản qua các

các năm

Do tính chất và mục đích sử dụng của từng nhóm khoáng sản, đối với một số loại khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn, Chính phủ Việt Nam giao cho một số doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận vai trò nòng cốt, cụ thể như sau:

- Khai thác và chế biến than và các khoáng sản khác giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).

- Khai thác và chế biến khoáng sản hoá chất (apatit) chủ yếu giao cho Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.

- Khai thác, chế biến quặng sắt chủ yếu do Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Vinacomin thực hiện.

- Khai thác, chế biến vật liệu xây dựng chủ yếu giao cho Tổng công ty Xi măng VN và các doanh nghiệp ngành xây dựng, giao thông vận tải thực hiện (ngành khoáng sản VLXD do Bộ Xây dựng quản lý).

Ngoài ra, tham gia khai thác, chế biến các điểm mỏ khoáng sản quy mô nhỏ ở các địa phương có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hoạt động tùy thuộc vào đặc tính của các doanh nghiệp trong ngành khoáng sản cũng như quy mô vốn, cơ cấu sản phẩm dịch vụ của chính doanh nghiệp đó. Chẳng hạn như:

Khai thác, chế biến xỉ Titan, sản xuất các sản phẩm hậu Titan thì phải kể đến Công ty CP Khoáng sản Bình Định (Mã Chứng khoán: BMC) - Một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực khai thác sa khoáng.

Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (Mã Chứng khoán: SQC) là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất ngành.

Công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (Mã Chứng khoán: HGM) là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đang khai thác và xuất khẩu Antimony – một loại Á kim quý hiếm - ở quy mô công nghiệp.

Công ty CP Khoáng sản Mangan (Mã Chứng khoán: MMC) là một trong số ít doanh nghiệp khai thác, chế biến quặng mangan có quy mô sản xuất lớn.

Trong thời gian qua, các hoạt động đầu tư và khai thác, chế biến khoáng sản có sự tăng trưởng khá, không ngừng phát triển về quy mô và số lượng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đi vào hoạt động đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng nâng dân tỷ trọng sản xuất công nghiệp.

Bảng 3.1: Sản phẩm khai thác chủ yếu của ngành khoáng sản

Sản phẩm ĐVT 2009 2010 2011 2012

Than sạch Nghìn tấn 44078 44835 46611 42383 Dầu thô khai thác Nghìn tấn 16360 15014 15185 16739 Khí tự nhiên ở dạng khí (Nhà nước) Triệu m 3 8010 9402 8480 9403 Quặng sắt và tinh quặng sắt Nghìn tấn 1904,5 1972,1 2371,3 1523,1 Quặng đồng và tinh quặng đồng Tấn 51741 49038 47552 45065 Quặng Titan và tinh

quặng Titan Nghìn tấn 631,3 586,8 760 952,1 Quặng antimoan và Tấn 664 608 714 755

Sản phẩm ĐVT 2009 2010 2011 2012

tinh quặng antimoan

Đá khai thác Nghìn m3 136897 146857 155549 135701 Cát các loại Nghìn m3 67004 60161 55051 48649 Sỏi, đá cuội Nghìn m3 3157 2883,6 2831,6 2981,7 Quặng apatít Nghìn tấn 2047,4 2324,5 2395,3 2364,5 (Nguồn: http://www.gso.gov.vn) Nhu cầu khoáng sản cả ở thị trường trong và ngoài nước hiện nay vẫn đang khá lớn. Do đó, triển vọng dài hạn của nhóm ngành khoáng sản vẫn được kỳ vọng khá nhiều. Tuy nhiên, những chính sách hiện nay của Chính phủ đã hạn chế việc khai thác thô các loại khoáng sản và qua đó khiến cho hoạt động khai thác của các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sẽ tiếp tục khiến cho giá các loại khoáng sản duy trì ở mức thấp và qua đó khó có thể cải thiện được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, khoáng sản là nguồn nguyên vật liệu đầu vào của rất nhiều ngành công nghiệp quan trọng nên tình hình suy thoái ở châu Âu, tăng trưởng chậm ở Mỹ và Trung quốc trong năm những năm gần đây nên nhu cầu khoáng sản sụt giảm dẫn đến giá cả có sự biến động mạnh. Ngành khoáng sản đã có kết quả hoạt động kinh doanh không thuận lợi và phân hóa mạnh về kết quả kinh doanh. Những doanh nghiệp lớn, có mỏ quy mô lớn và nhà máy chế biến sâu như HGM, SQC, BMC vẫn duy trì được lợi nhuận khá tốt. Trong khi đó, các doanh nghiệp khác hầu hết đều có quy mô nhỏ và chủ yếu vẫn là khai thác thô nên gặp khá nhiều khó khăn trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp bị lỗ như: MIC, MIM, MMC,…

(ĐVT: 1.000.000 USD) 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2009 2010 2011 2012 2013 Xuất khẩu Nhập khẩu (Nguồn: http://www.gso.gov.vn)

Biu đồ 3.1: Giá tr xut nhp khu ngành khoáng sn qua các năm

Các sản phẩm khoáng sản sau khai thác, chế biến còn nghèo nàn, phần lớn là dạng thô, chất lượng thấp, giá trị thương mại không cao. Giá trị xuất khẩu không đủ để nhập khẩu sản phẩm khoáng sản đã qua chế biến phục vụ cho nền kinh tế và các ngành công nghiệp khác. Do ảnh hưởng của giá xuất khẩu than giảm nên giá trị xuất khẩu than cũng giảm dần qua các năm. Giá trị xuất khẩu than năm 2009 là 1,6 triệu USD nhưng chỉ còn 1,24 triệu USD năm 2012 và 921 triệu USD năm 2013. Mặc khác, trong các năm qua, Việt Nam phải nhập khẩu 100% xăng dầu, do đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng. Chính vì vậy Chính phủ Việt Nam phải dùng phần doanh thu từ xuất khẩu dầu thô để bù đắp cho lượng tăng lên trong giá nhập khẩu. Trung Quốc, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của than đá và dầu thô Việt Nam.

đang khá lớn. Do đó, triển vọng dài hạn của nhóm ngành khoáng sản vẫn được kỳ vọng khá nhiều. Tuy nhiên, những chính sách hiện nay của Chính phủ đã hạn chế việc khai thác thô các loại khoáng sản và qua đó khiến cho hoạt động khai thác của các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sẽ tiếp tục khiến cho giá các loại khoáng sản duy trì ở mức thấp và qua đó khó có thể cải thiện được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (full) (Trang 48)