0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨ U

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (FULL) (Trang 63 -63 )

7. Kết cấu luận văn

3.3. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨ U

3.3.1. Kết quả nghiên cứu

Dựa vào báo cáo tài chính hằng năm được kiểm toán và công bố trên trang thông tin của sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu để thu thập số liệu về tình hình tài chính của 16 doanh nghiệp trong vòng 5 năm (2009 - 2013), tính toán các chỉ tiêu liên quan sau đó sử dụng phần mềm EVIEW để phân tích tương quan và hồi quy, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

a. Mã hóa biến quan sát

Tiến hành mã hóa các biến, ta được kết quả các biến tham gia mô hình cụ thể như sau:

Bng 3.9: Mã hóa biến quan sát

Biến quy mô doanh nghiệp X1

X2

Tổng doanh thu Tổng tài sản Biến cơ cấu tài sản

X3 TSCĐ trên tổng tài sản Biến cấu trúc tài chính

X4 X5

Nợ/tổng nguồn vốn Nợ/vốn chủ sở hữu Biến khả năng thanh toán

X6 Khả năng thanh toán hiện hành Biến độc lập

X7 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

X8 CPBH và QLDN/DTT

Tốc độ tăng trưởng kinh tế X9 Lãi suất X10

Lạm phát X11

Y1 Tỷ suất sinh lời tài sản Biến phụ

thuộc Y2 Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu

Các biến quy mô doanh nghiệp được biến đổi logarit để đảm bảo tuân theo quy luật phân phối chuẩn và có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, thoả mãn yêu cầu giả thiết.

Bng 3.10: Bng chuyn đổi các biến

X1 → X01 Logarit tự nhiên của tổng doanh thu X2 → X02 Logarit tự nhiên của tổng tài sản

b. Ma trn h s tương quan

Để xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, đề tài sử dụng phân tích hệ số tương quan nhằm đo lường cấu mức độ tương quan giữa các biến độc lập và biến phục thuộc, giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan dương phản ánh mối quan hệ tương quan thuận chiều giữa biến phục thuộc và biến độc lập, ngược lại hệ số tương quan âm phản ánh mối quan hệ tương quan nghịch chiều giữa biến phục thuộc và biến độc lập. Kết quả ma trận hệ số tương quan bằng eview như sau:

Bng 3.11: Ma trn h s tương quan

Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan cho thấy, các biến phụ thuộc đều có quan hệ tương quan với biến độc lập ở các mức độ khác nhau.

* Xét mối tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập

Nhìn chung mối tương quan với các biến độc lập và biến phụ thuộc là tương đối thấp. Các nhân tố có hệ số tương quan thuận chiều các biến phục thuộc là X01 – Logarit tổng tài sản, (rROE,X01 = 0,1728); X02 –Logarit tổng doanh thu (rROA,X02= 0,1324; rROE,X02 = 0,3397), GROWTH- tốc độ tăng trưởng (rROA,X7 = 0,2685; rROE,X7 = 0,2536). Đồng thời nhân tố lạm phát – X11 có mối quan hệ tương quan thuận chiều với ROE là khá cao (rROE,X11 = 0,1554).

Ngoài ra, các biến hiệu quả hoạt động (ROA và ROE) cũng có mối tương quan nghịch chiều khá lớn với các chỉ tiêu cấu trúc tài chính (rROA,X4 = - 0,3396; rROE,X4 = -0,0778; rROA,X5 = -0,2184; rROE,X5 = -0,2676 ) và biến phụ

thuộc ROA và ROE có mối tương quan nghịch chiều với ERR- tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp khá lớn (rROA,X8 = -0,2019, rROE,X8 = - 0,2185)

Cả hai biến phụ thuộc đều có tương quan thấp với biến X10- lãi suất

(rROA,X10 = -0,0190; rROE,X10 = -0,804). Biến phụ thuộc ROA có mối tương thấp

với X11- lạm phát (rROE,X11 = 0.0060) và biến phụ thuộc có tương quan thấp với X6 – Khả năng thanh toán (rROE,X6 = 0.0147).

* Xét mối tương quan giữa các biến phụ thuộc

Qua bảng số liệu, ta thấy rằng các biến trong cùng một nhân tố đều có mối tương quan thuận chiều cao với nhau như X01 – Logarit tổng doanh thu và X02 – Logarit tổng tài sản trong nhân tố quy mô (rX1,X2 = 0,9213), X4 và X5 trong nhân tố cấu trúc tài chính (rX4,X5 = 0,7384).

c. Phân tích hi quy

c1. Xác định biến trong mô hình

Biến phụ thuộc

Y1 = Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA)

Y2 = Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Biến độc lập

Để tránh hiện tượng đa cộng tuyến trong khi thực hiện hồi quy chúng ta phải loại bỏ biến trong cùng một nhân tố. Nguyên tắc lựa chọn các biến như sau: Mỗi nhân tố chỉ chọn một biến đại diện có quan hệ chặt chẽ với biến độc lập, nếu hai biến cùng một nhân tố có tương quan lớn với biến độc lập thì chọn biến có quan hệ chặt chẽ hơn tức là giá trị tuyện đối của r lớn hơn.

- Biến quy mô doanh nghiệp: nhân tố này có 2 biến X01 – Logarit tổng doanh thu và X02 – Logarit tổng tài sản đều có mối tương quan cao với các biến phục thuộc đồng thời cũng có hệ số tương quan cao với nhau. Để loại

bỏ hiện tượng đa cộng tuyến, biến X1- Logarit tổng doanh thu được lựa chọn để phân tích theo nguyên tắc nêu trên;

- Biến cơ cấu tài sản: X3;

- Biến cấu trúc tài chính: Dựa theo nguyên tắc lựa chọn biến, khi chạy mô hình các nhân tố ảnh hưởng ROA lựa chọn biến X4- tỷ suất nợ/tổng nguồn vốn, ngược lại khi chạy mô hình ảnh hưởng đến ROE lựa chọn biến X5- tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu;

- Biến khả năng thanh toán: X6;

- Biến tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp: X7;

- Biến tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: X8; - Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế: X9;

- Biến lãi suất: X10; - Biến lạm phát: X11.

c1. Kết qu hi quy theo mô hình vi nh hưởng cốđịnh (FEM)

Mô hình với ảnh hưởng cố định (FEM) quan tâm đến những đặc điểm riêng biệt của mỗi thực thể, trong trường hợp này là đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng đến các biến độc lập và giả thuyết rằng có sự tương quan giữa phần dư của mỗi thực thể với các biến độc lập.

Bng 3.12: Hi quy theo mô hình nh hưởng cốđịnh

Y1 (ROA) Y2 (ROE)

Hệ số beta p-value Hệ số beta p-value

X01 0.080588 (0.014081) 0.0000 0.147221 (0.025115) 0.0000 X3 -0.0008496 (0,035035) 0.8086 0.085348 (0.0626632) 0.0242 X4 -0.138638 (0.050444) 0.0064

Y1 (ROA) Y2 (ROE)

Hệ số beta p-value Hệ số beta p-value

X5 -0.009301 (0.002567) 0.0004 X6 -0.001634 (0.050444) 0.5935 -0.000069 (0.004281) 0.981 X7 0.116056 (0.003058) 0.0000 0.138615 (0.043726) 0.0017 X8 -0.027914 (0.012471) 0.0261 -0.0046658 (0.022173) 0.0363 X9 0.419169 (0.320261) 0.1918 1.295977 (0.563661) 0.1223 X10 -0.175296 (0.091985) 0.0378 -0.592712 (0.162985 0.0003 X11 0.024307 (0.143490) 0.8665 0.634593 (0.254639) 0.0133 Adj R-squared 61,19% 70,50%

Các mô hình hồi quy theo các biến tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu có độ phù hợp lần lượt là 61,19% và 70,50%. Hay nói cách khác, các mô hình hồi quy tương ứng giải thích 61,19% sự thay đổi của tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và 70,50% sự thay đổi của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).

Từ kết quả mô hình FEM cho thấy:

Với mô hình tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) có 5 nhân tố: quy mô (X01- Logarit tổng doanh thu), tỷ suất nợ (X4), tốc độ tăng trưởng (X7), tỷ suất chi

phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (X8), Lãi suất (X10) có ý nghĩa thống kê. Nhân tố tỷ trọng tài sản cố định (X3), khả năng thanh toán hiện hành (X6), tốc độ tăng trưởng kinh tế (X9) và nhân tố lạm phát (X11) không có ý nghĩa thống kê.

Với mô hình tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) có tới 8 nhân tố có ý nghĩa thống kê đó là: quy mô (X01), tỷ trọng tài sản cố định (X3), tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu (X4), tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (X7), tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (X8), lãi suất (X10) và lạm phát (X11). Nhân tố khả năng thanh toán hiện hành (X6) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (X9) không có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.

c2. Kết qu hi quy theo mô hình vi nh hưởng ngu nhiên (REM)

Trong phương pháp ước lượng theo cách tiếp cận của mô hình với ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), sự biến động giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến độc lập. Tuy nhiên, khác biệt giữa các thực thể có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và REM xem các phần dư của mỗi thực thể là một biến giải thích mới.

Bng 3.13: Hi quy theo mô hình vi nh hưởng ngu nhiên

Y1 (ROA) Y2 (ROE)

Hệ số beta p-value Hệ số beta p-value

X01 0.06404 (0.008912) 0.0000 0.079139 (0.008762) 0.0000 X3 -0.053520 (0,025268) 0.0351 -0.0081187 (0.030663) 0.1086 X4 -0.199529 (0.031170) 0.0000 X5 -0.012473 (0.002035) 0.0000

Y1 (ROA) Y2 (ROE)

Hệ số beta p-value Hệ số beta p-value

X6 -0.003134 (0.002710) 0.2485 0.004840 (0.003490) 0.1666 X7 0.126864 (0.024468) 0.0000 0.163000 (0.042725) 0.0002 X8 -0.020152 (0.011279) 0.0451 -0.009706 (0.018187) 0.5940 X9 0.514172 (0.312540) 0.0680 1.844453 (0.541237) 0.2108 X10 -0.180638 (0.091021) 0.0482 -0.541760 (0.159127) 0.0008 X11 -0.013470 (0.142291) 0.9246 0.525949 (0.253290) 0.0388 Adj R-squared 32,22% 37,41%

Các mô hình hồi quy theo các biến tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu có độ phù hợp lần lượt là 32,22% và 37,41%. Hay nói cách khác, các mô hình hồi quy tương ứng giải thích 32,22% sự thay đổi của tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và 37,41% sự thay đổi của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).

Từ kết quả mô hình REM cho thấy:

Với mô hình tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) có 6 nhân tố: Nhân tố quy mô (X01), tỷ suất nợ (X4), tỷ trọng tài sản cố định (X3), tốc độ tăng trưởng (X7), tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (X8), và lãi suất (X10) có ý nghĩa thống kê. Ngược lại nhân tố khả năng thanh toán hiện hành (X7), tốc độ

tăng trưởng kinh tế (X9) và nhân tố lạm phát không có ý nghĩa thống kê tới tỷ suất sinh lời tài sản.

Với mô hình tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu có 5 nhân tố có ý nghĩa thống kê đó là: quy mô (X01), tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu (X5), tốc độ tăng trưởng (X7), lãi suất (X10), tốc độ tăng trưởng kinh tế (X9) và lạm phát (X11). Ngược lại nhân tố khả năng thanh toán hiện hành (X7), tỷ trọng tài sản cố định và tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (X8)

d. La chọn mô nh trên cơ skim định Hausman

Để lựa chọn mô hình thích hợp, chúng ta sử dụng kiểm định Hausman Với:

Ho: REM là mô hình thích hợp hơn FEM H1: FEM là mô hình thích hợp hơn REM

Nếu (Prob. > λ2) < 0,05 bác bỏ Ho, hay REM không hợp lý, FEM sẽ là mô hình thích hợp.

Bng 3.14: Kết qu kim định Hausman

ROA ROE

Chi Prob > Chi Chi Prob > Chi 17,561016 0.0870 36,543056 0,0001

Mô hình REM thích hợp Mô hình FEM thích hợp

Mô hình tỷ suất sinh lời tài sản: (Prob > λ2) = 0,0870 > 0,05. Không đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0, mô hình REM được sử dụng để phân tích sự biến động của tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) trên sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng.

Mô hình tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu: (Prob > λ2)= 0,001< 0,05. Bác bỏ giả thiết H0, mô hình FEM được sử dụng để phân tích sự biến động của tỷ

suất sinh lời vốn chủ sở hữu dựa trên sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng.

3.3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu của mô hình lựa chọn

a. Kết qu nghiên cu thc nghim

Tác giả ước lượng lại mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sau khi đã loại bỏ các nhân tố không có ý nghĩa thống kê để đưa ra kết quả phù hợp nhất. Kết quả hồi quy như sau:

Bng 3.15: Kết qu hi quy

Biến phụ thuộc

Biến độc lập ROA ROE

Quy mô doanh nghiệp (X01)

0.064044 (0.008912), [0000]

0.147221 (0.025115), [0.000] Cơ cấu tài sản

(X3) -0.053520 (0,025268),[0.0351] 0.085348 (0.0626632),[0.0242] X4 -0.199529 (0.031170),[0.0000] Cấu trúc tài chính X5 -0.009301 (0.002567), [0.0004] Tính thanh khoản (X6) Tốc độ tăng trưởng (X7) 0.126864 (0.024468),[0.0000] 0.13865 (0.043726), [0.0017] Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý DN (X8) -0.020152 (0.024468),[0.0451] -0.04658 (0.022173), [0.0363] Tốc độ tăng trưởng kinh

Biến phụ thuộc

Biến độc lập ROA ROE

Lãi suất (X10) -0.180638 (0.091021),[0.0482] -0.592712 (0.162985), [0.0003] Lạm phát (X11) 0.634593 (0.240577), [0.0012] Mô hình tỷ suất sinh lời tài sản (ROA):

Y1 = -0,157336 + 0.06404 X01 - 0.053520 X3 - 0.199529 X4 + + 0.126864 X7 - 0.020152 X8 - 0.180638 X10

Mô hình tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE):

Y2 = -0,332006 + 0.147221 X01 + 0.085348 X3 - 0.009301 X5 + + 0.13865 X7 - 0.04658 X8 - 0.592712 X10+ 0.652509 X11

- Nhân tố quy mô: Hệ số hồi quy của nhân tố quy mô có ý nghĩa thống kê ở cả hai mô hình tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu với βX01 lần lượt là 0,064044; 0,1472. Khi tăng một đơn vị quy mô sẽ làm gia tăng tương ứng 0,06 % tỷ suất sinh lời tài sản và xấp xỉ 0,15% tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.

- Nhân tố tỷ trọng tài sản cố định: Hệ số hồi quy cho thấy tỷ trọng tài sản cố định chỉ có ý nghĩa thống kê với cả hai mô hình tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và mô hình tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Với hệ số bê ta lần lượt của hai mô hình là -0,0535 và 0.0852. Kết quả cho thấy tỷ trọng tài sản cố định có ý nghĩa thống kê với cả hai mô hình song sự ảnh hưởng đến các mô hình khác nhau. Kết quả mô hình chỉ ra rằng tăng tỷ trọng tài sản cố định trong doanh nghiệp 1% thì làm giảm 0,05% ROA, điều này cho thấy các doanh nghiệp của ngành chưa thực sự sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị phục vụ cho kinh doanh. Ngược lại, tỷ trọng tài sản cố định tăng 1% kéo theo

sự gia tăng 0,08% ROE. Kết quả ngày chỉ ra rằng doanh nghiệp đã có lợi ích từ tấm chắn thuế từ việc trích khấu hao các tài sản cố định hàng năm.

- Nhân tố cấu trúc tài chính: Hệ số hồi quy các chỉ tiêu của cấu trúc tài chính đều có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể tỷ suất nợ có ý nghĩa thống kê với mô hình ROA với βX4 = -0.1995 và sự ảnh hưởng của nhân tố này tới ROA khá lớn khi tỷ suất nợ tăng 1% làm sụt giảm tới gần 20 % ROA. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu có ý nghĩa thống kê với hiệu quả tài chính (ROE) với hệ số βX5 = -0,0093 và tương tự nó có ảnh hưởng ngược chiều với ROE. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính để khuếch đại ROE.

- Nhân tố tốc độ tăng trưởng: Hệ số hồi quy của nhân tố này có ý nghĩa thống kê với cả mô hình ROA và mô hình ROE với βX7 lần lượt là: 0.1269 và 0.1386. Nhân tố này có mối quan hệ thuận chiều tới cả ROA và ROE. Bởi 1% thay đổi của tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp kéo theo sự thay đổi ROA và ROE lần lượt là: 0,13% và 0,14%.

- Nhân tố tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Tương tự như nhân tố cấu trúc tài chính, nhân tố này có ảnh hưởng ngược chiều tới cả hai chỉ tiêu ROA và ROE, với hệ số βX8 là: -0.0279 và -0.0201. Đồng thời kết quả cũng chỉ ra rằng: tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp gia tăng 1% kéo theo sự sụt giảm 0,03% ROA và 0,02% ROE. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần phải nỗ lực cắt giảm tối thiếu các khoản chi phí để có thể gia tăng ROA và ROE.

- Nhân tố lãi suất: Cũng tương tự như sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc cấu trúc tài chính, lãi suất đều có mối quan hệ với cả hai biến phụ thuộc, thậm chí có ảnh hưởng rõ rệt tới ROA và ROE. Cụ thể, lãi suất tăng lên 1% kéo theo sự giảm sút tới 0,18% ROA và 0,59% ROE. Điều này cho thấy việc điều chỉnh tăng giảm lãi suất của các ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp

tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành.

- Nhân tố lạm phát: Kết quả mô hình ảnh hưởng cố định chỉ ra rằng nhân tố này chỉ ảnh hưởng đến ROE mà không ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROA. Với hệ số βX11 là: 0.6345.

- Nhân tố khả năng thanh toán và tốc độ tăng trưởng kinh tế là hai nhân tố hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt thống kê tới cả hai biến độc lập là tỷ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (FULL) (Trang 63 -63 )

×