1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO TRONG GIÁO DỤC – MÔ HÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÁNG TẠO TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

68 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Vấn đề đặt ra là đề ra những biện pháp cụ thể, dễ thực hiện và có tính thực tiễn dạy học cao để giáo viên có thể giúp thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên phát huy năng lực tư duy sán

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 4

I Lý do chọn đề tài 4

II Nhiệm vụ nghiên cứu 7

III Phương pháp nghiên cứu và các bước nghiên cứu 8

1 Thế nào là một nghiên cứu khoa học 8

2 Các tiêu chí cần đáp ứng trong nghiên cứu khoa học 8

3 Các bước nghiên cứu 8

4 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài 11

B NỘI DUNG 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 11

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 11

1 Một số vấn đề cơ bản về tư duy 11

2 Phương pháp luận sáng tạo 17

II CƠ SỞ THỰC TIỄN 28 1 Sáng tạo đối với học sinh Mẫu Giáo 29

2 Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học 37

3 Học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông trong toán học 40

Chương II: PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO TRONG PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU HÓA THUẬT GIẢI 44 I Khái quát về các thuật toán, thuật giải, cấu trúc dữ liệu 44

1 Tính hiệu quả của thuật giải: 45

2 Tại sao thuật giải cần phải có tính hiệu quả: 46

Trang 2

3 Đánh giá thời gian thực hiện thuật giải: 47

4 Tính trạng dữ liệu đầu vào: 48

5 Ký hiệu O (Big – O) và các vô cùng lớn: 49

6 Big- Omega (Ω) và Big-Theta) và Big-Theta (Θ)) 53

7 Cách xác định thời gian thực hiện một thuật giải: 53

8 Việc tối ưu chương trình nên dựa trên các tiêu chuẩn sau: 56

9 Phân tích thời gian thực hiện giải thuật 57

II Cách xác định độ phức tạp của thuật toán 57

1) Qui tắc bỏ hằng số 57

2) Quy tắc lấy max 58

3) Quy tắc cộng 58

4) Quy tắc nhân 58

5) Định lý Master (Master Theorem) 58

6) Phân tích độ phức tạp không hồi quy 58

7) Phân tích độ phức tạp của thuật toán hồi quy 60

III Tối ưu hóa(cải tiến) độ phức tạp (về thời gian) 60

1. Các biến đổi vòng lặp 60

2. Các biến đổi logic 63

CHƯƠNG III : MÔ HÌNH ĐẠI HỌC SÁNG TẠO TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 64

I Các phương pháp học tập tích cực 64

II Các chiến lược Học tập Cộng tác 65

III Các thành phần của ĐHST 65

C KẾT LUẬN 66

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 4

Hầu hết các nhà sư phạm đều đồng ý rằng sự sáng tạo nhìn chung là một điều tốt Rất ít giáo viên có những ý niệm rõ ràng về công việc sáng tạo của học sinh sẽ như thế nào hoặc các thầy cô có thể làm gì để cải thiện tính sáng tạo của học sinh Tính sáng tạo

là một điều mà tất cả chúng ta đều có ở một mức độ nào đó, bên cạnh đó giáo viên cũng

có thể sử dụng một vài kỹ thuật để giúp học sinh trở nên sáng tạo hơn

Công cuộc đổi mới của đất nước đã và đang đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo nhiệm vụ to lớn và hết sức nặng nề đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để thực hiện nhiệm

vụ này, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa ở mọi bậc học, chúng ta đã quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học Từ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cấp của ngành Giáo dục và Đào tạo đến các nhà nghiên cứu, các nhà giáo đều khẳng định vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc đổi

mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Điều này đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng đã khẳng định “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo

Trang 5

dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.

Để tạo ra những con người lao động mới có năng lực sáng tạo cần có một phương

pháp dạy học mới để khơi dậy và phát huy được tư duy sáng tạo của người học Vậy “tư duy sáng tạo” là gì? Quy luật phát triển của năng lực tư duy sáng tạo như thế nào? Có

phương pháp nào để rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo? Vấn đề đặt ra là đề

ra những biện pháp cụ thể, dễ thực hiện và có tính thực tiễn dạy học cao để giáo viên có thể giúp thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên phát huy năng lực tư duy sáng tạo, giúp người học phát triển năng lực tư duy sáng tạo để học và làm việc tốt hơn, giải quyết tốt những vấn đề thực tế đặt ra nhằm giúp cho đời sống được cải thiện hơn để biến “Bể khổ” thành “Bể sướng”

Sáng tạo là nhân tố phát triển xã hội loài người trong mọi thời đại Lịch sử của cácnền văn minh đã chứng minh điều này Sáng tạo còn là nhu cầu của mỗi con người tồn tạitrên trái đất Ngày nay, với vốn kiến thức mà loài người có được thì sáng tạo không còn

là thứ “bẩm sinh” hoặc “trời cho” nữa Sáng tạo là môn khoa học với các quy luật định lý

riêng của nó

Hiện nay vấn đề “Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo” là chủ đề

thuộc một lĩnh vực nghiên cứu còn mới và mang tính thực tiễn cao Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để rèn luyện, tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật, hoặc trong các phát minh, sáng chế

Do đó, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong hoạt động giáo dục từ mẫu giáo cho đến đại học là phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp dạyhọc Toán - Tin là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều Sư phạm học hiện đại

đề cao nguyên lý học là công việc của từng cá thể, thực chất quá trình tiếp nhận tri thức phải là quá trình tư duy bên trong của bản thân chủ thể Vì thế nhiệm vụ của người giáo

Trang 6

viên là mở rộng trí tuệ, hình thành năng lực, kỹ năng cho học sinh chứ không phải làm đầy trí tuệ của các em bằng cách truyền thụ các tri thức đã có Việc mở rộng trí tuệ đòi hỏi giáo viên phải biết cách dạy cho học sinh tự suy nghĩ, phát huy hết khả năng, năng lực của bản thân mình để giải quyết vấn đề mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập

và trong cuộc sống

Hơn thế nữa trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin theo hướng ngày càng hiện đại hóa, con người ngày càng sử dụng nhiều phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại thì năng lực suy luận, tư duy và sáng tạo giải quyết vấn đề càng trở nên khẩn thiết hơn trước đây Không có một nhà giáo dục nào lại từ chối việc dạy cho học sinh chúng ta tư duy Nhưng làm thế nào để đạt được điều đó? Do vậy, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh là một mục tiêu mà các nhà giáo dục phải lưu tâm

và hướng đến

“Phương pháp luận sáng tạo” là một môn rất hay giúp cho người học giải quyết được hầu hết các vấn đề trong cuộc sống dù ở bất kỳ ngành nghề nào Thế nhưng môn học này rất tiếc nó không được phổ biến trong giáo dục phổ thông, nếu như chúng tadạy môn học này liên tục từ mẫu giáo đến hai năm đầu của đại học thì chúng ta đã “châmngòi” khơi dậy ngọn lửa “sáng tạo” vốn không còn là “bẩm sinh” trong mỗi con người đểsau này các em có thể “ nuôi dưỡng “, “thổi bùng” ngọn lửa đó lên trong cuộc đời mình

Bên cạnh đó, thực tiễn còn cho thấy trong quá trình học Toán - Tin, rất nhiều học sinh còn bộc lộ những yếu kém, hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo: Nhìn các đối tượng một cách rời rạc, chưa thấy được mối liên hệ giữa các yếu tố toán học, tin học không linh hoạt trong điều chỉnh hướng suy nghĩ khi gặp trở ngại, quen với kiểu suy nghĩrập khuôn, áp dụng một cách máy móc những kinh nghiệm đã có vào hoàn cảnh mới, điều kiện mới đã chứa đựng những yếu tố thay đổi, học sinh chưa có tính độc đáo khi tìmlời giải bài toán, bài toán trong tin học Từ đó dẫn đến một hệ quả là nhiều học sinh gặp khó khăn khi giải toán, giải những bài toán tin học mang tính trừu tượng cao đặc biệt là các bài toán đòi hỏi phải có sáng tạo trong lời giải như các bài tập hình học không gian

Do vậy, việc rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho học sinh nói chung và năng lực

tư duy sáng tạo cho học sinh qua dạy học toán, tin nói riêng là một yêu cầu cấp bách

Trang 7

Việc giúp học sinh phát triển khả năng sáng tạo là một mục tiêu đáng thực hiện không vì bất kỳ lý do nào khác ngoài việc bồi dưỡng bản thân Một bài thơ chỉ được đọc bởi nhà thơ, một ý tưởng làm cho việc nội trợ hiệu quả hơn, một sự thấu hiểu thế giới xung quanh chúng ta, có thể không được biết đến bởi tất cả mọi người, nhưng nó vẫn có sức mạnh làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn và mang lại nhiều niềm vui hơn Teresa Amabile (1983) biện luận rằng bất kỳ ai với sự thông minh bình thường đều có thể mong muốn có được tính sáng tạo trong một vài lĩnh vực nào đó, và mọi người đều được hưởnglợi từ “sự thú vị và những sắc màu” (Nickerson 1999 400) mà những thành tựu sáng tạo này đem lại cho cuộc sống chúng ta.

Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề

nêu trên nên người viết chọn việc “Phương pháp luận

sáng tạo nhìn từ góc độ giáo dục đặc biệt là trong dạy

toán và tin học” là mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của năng lực tư

duy sáng tạo và biểu hiện của tư duy sáng tạo ở học sinh

phổ thông để từ đó đề xuất những biện pháp cần thiết nhằm rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh một cách có phương pháp, hệ thống thông qua dạy học tin học, hình học không gian dựa trên 40 nguyên lý sáng tạo và một vài phương pháp sáng tạo ngoài TRIZ; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Em xin chân thành cám ơn GS.TSKH Hoàng Kiếm đã truyền đạt những kiến thức quý báu bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” để có thể vận dụng trong các nghiên cứu khoa học trong quá trình làm việc và học tập mà trước mắt là luận văn tốt nghiệp của bản thân

II Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, tiểu luận có nhiệm vụ làm rõ một số vấn đề sau:

- Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản của tư duy, tư duy sáng tạo và năng lực tư duy sáng tạo, các phương pháp sáng tạo

- Nghiên cứu những biểu hiện của năng lực tư duy sáng tạo của học sinh mẫu giáo, tiểu học đặc biệt là trung học phổ thông và đại học sự cần thiết phải rèn luyện

Trang 8

và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông qua dạy học toán, cho sinh viên qua các bài toán về cải tạo độ phức tạp của thuật toán trong tin học.

- Đề xuất các biện pháp cần thiết để rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông qua dạy học toán và cho sinh viên thông qua bài tập cải tạo độphức tạp của thuật toán

III Phương pháp nghiên cứu và các bước nghiên cứu

1 Thế nào là một nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm

để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn

2 Các tiêu chí cần đáp ứng trong nghiên cứu khoa học

Một nghiên cứu khoa học cần đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chísau đây:

Phát hiện điều mới trong các quy luật và đặc tính của tự nhiên hoặc của xã hội

So sánh giữa hai hoặc nhiều hiện tượng của tự nhiên hoặc của xã hội để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng

Tìm kiếm phương pháp để giải quyết các khó khăn, trục trặc đang cản trở sự phát triển của tự nhiên và xã hội

Thay đổi hoặc lợi dụng các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội để phục vụ tốt hơn cho con người và môi trường xung quanh

Nghiên cứu các hiện tượng / công việc đã xảy ra / thực hiện trong quá khứ để rút

ra bài học cho hiện tại và tương lai

3 Các bước nghiên cứu

Trang 9

Dự đoán tương lai để có các hành động phù hợp trong hiện tại.

Hình 0.1 Thứ tự các bước thực hiện khi tiến hành nghiên cứu khoa học

Bước 1: Mô tả các khó khăn trên thực tế

Trong thực tế khi gặp khó khăn thì lúc đó mới cần tiến hành nghiên cứu khoa học với mục đích là giải quyết các khó khăn đó Vậy có thể nói việc mô tả các khó khăn đang gặp phải chính là sự mở đầu cho một nghiên cứu

Bước 2: Tổng quan về các nghiên cứu liên quan

Đây là thời gian tìm hiểu xem vấn đề dự định nghiên cứu đã và đang được nghiên cứu bởi các học giả khác chưa, ở mức độ nào qua đó có thể học những điều hay và tránh được việc lặp lại trong nghiên cứu trước

Bước 3: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là những dự định đặt ra để giải quyết được các khó khăn đã chỉ ra ở bước 1 Nghiên cứu viên phải luôn bám theo các mục tiêu đã đề ra trong suốt quá

Trang 10

trình và phải hoàn thành chúng trước khi nghiên cứu được khép lại Các nghiên cứu hiện nay thường thể hiện rất rõ ràng phần này

Bước 4: Phương pháp nghiên cứu

Đây là phần chỉ ra hướng nghiên cứu mà nghiên cứu viên muốn tiến hành để đạt được mục tiêu đề ra trong bước 3 Thông thường, các phương pháp thu thập dữ liệu hay thí nghiệm và phân tích chúng phải được thể hiện rõ Ngoài ra, các giả thuyết và phạm vi nghiên cứu, kinh phí và thời gian cần thiết, các đề xuất dự định, … cũng cần phải được chỉ ra một cách rõ ràng

Bước 5: Dữ liệu thực tế hoặc giả định cụ thể

Dữ liệu là phần rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học Chúng có thể được thu thập qua quá trình điều tra tại hiện trường hoặc là dữ liệu giả định thu được từ thí

nghiệm, mô phỏng Những dữ liệu này có thể chỉ ra những phát triển của thực tế trong quá khứ và hiện tại, qua đó có thể dự đoán tương lai, so sánh với lý thuyết,…Thông thường, giai đoạn thu thập dữ liệu tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của người nghiên cứu và sự chính xác của dữ liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu

Bước 6: Phân tích dữ liệu hoặc chạy chương trình

Đến đây nghiên cứu khoa học sẽ có 2 hướng đi Một là phân tích các dữ liệu thu thập được để có các kết luận cho những điều đã và đang xẩy ra trong thực tế, từ đó có các

đề xuất cho tương lai Một cách khác là lập ra các chương trình máy tính để mô phỏng, tính toán lý thuyết dựa vào hoặc so sánh với các dữ liệu thực tế Phần này thường liên quan tới các chuyên môn sâu nên chỉ có những người có cùng lĩnh vực nghiên cứu mới hiểu và quan tâm đến

Bước 7: Phát hiện hoặc đề xuất cái mới

Thường mỗi nghiên cứu khoa học sẽ tiến đến kết thúc sau khi một vài phát hiện hoặc đề xuất mới được đưa ra Những điều mới này chính là kết quả cuối cùng của nghiên cứu có thể áp dụng làm cho thực tế hiện tại và tương lai tốt hơn và phải thỏa mãn được các mục tiêu nghiên cứu đề ra trong bước 3

Bước 8: Kết luận

Trang 11

Đây là phần cuối cùng và được độc giả chú ý đến trước tiên để xem kết quả của nghiên cứu rồi sau đó mới đến các phần khác nếu có quan tâm Từ “kết luận” cũng đã thểhiện rõ ý nghĩa của nó Từ “kết” có nghĩa là kết thúc, tổng kết Người nghiên cứu phải đúc kết lại toàn bộ nghiên cứu theo một trình tự khoa học và ngắn nhất để người đọc có thể hình dung tổng thể toàn bộ quá trình Từ “luận” là bình luận các kết quả thu được về thực tế nghiên cứu xem tốt hay xấu, thỏa mãn hay chưa thỏa mãn, …

4 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài.

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, các sách giáo khoa, sách bài tập, các tạp chí, sách, báo, đặc san tham khảo có liên quan tới logic toán học, độ phức tạp của thuật toán, tư duy sáng tạo, năng lực tư duy sáng tạo, các phương pháp tư duy toán học, các phương pháp nhằm phát triển và rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo toán học cho học sinh, các bài tập mang nhiều tính tư duy sáng tạo

4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Bước đầu tìm hiểu tình hình dạy học và rút ra một số nhận xét về việc “Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh qua dạy học”

Theo Từ điển triết học: “Tư duy là sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận,… Tư duy xuất hiện trong quá trình hoạt động sản xuất của con người và bảo đảm phản ánh thực tại một cách gián tiếp, phát hiện những mối liên hệ hợp với quy luật của thực tại”.(1)

Trang 12

Theo quan niệm của Tâm lý học: Tư duy là một quá trình tâm lý thuộc nhận thức lý tính, là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác Tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của

sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết

1.2 Đặc điểm cơ bản của tư duy

a) Tính có vấn đề

Khi gặp những tình huống mà vấn đề hiểu biết cũ, phương pháp hành động đã

biết của chúng ta không đủ giải quyết, lúc đó chúng ta rơi vào “tình huống có vấn đề”, và

chúng ta phải cố vượt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ để đi tới cái mới, hay nói cách khác chúng ta phải tư duy

b) Tính khái quát

Tư duy có khả năng phản ánh những thuộc tính chung, những mối quan hệ, liên hệ

có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng Do đó, tư duy mang tính khái quát

c) Tính độc lập tương đối của tư duy

Trong quá trình sống con người luôn giao tiếp với nhau, do đó tư duy của từng người vừa tự biến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự tác động biến đổi

từ tư duy của đồng loại thông qua những hoạt động có tính vật chất Do đó, tư duy không chỉ gắn với bộ não của từng cá thể người mà còn gắn với sự tiến hóa của xã hội, trở thànhmột sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá thể của một con người nhất định Mặc dù được tạo thành từ kết quả hoạt động thực tiễn nhưng tư duy có tính độc lập tương đối Sau khi xuất hiện, sự phát triển của tư duy còn chịu ảnh hưởng của toàn bộ tri thức mà nhân loại đã tích lũy được trước đó Tư duy cũng chịu ảnh hưởng, tác động của các lý thuyết, quan điểm tồn tại cùng thời với nó Mặt khác, tư duy cũng có logic phát triển nội tại riêng của nó, đó là sự phản ánh đặc thù logic khách quan theo cáchhiểu riêng gắn với mỗi con người Đó chính là tính độc lập tương đối của tư duy

d) Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ

Nhu cầu giao tiếp của con người là điều kiện cần để phát sinh ngôn ngữ Kết quả tư duy được ghi lại bằng ngôn ngữ Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ Vì vậy, ngôn ngữ chính là cái vỏ hình

Trang 13

thức của tư duy Ở thời kỳ sơ khai, tư duy đuợc hình thành thông qua hoạt động vật chất của con người và từng bước được ghi lại bằng các ký hiệu từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến tập hợp, từ cụ thể đến trừu tượng Hệ thống các ký hiệu đó thông qua quá trìnhxã hội hóa và trở thành ngôn ngữ Sự ra đời của ngôn ngữ đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của tư duy và tư duy cũng bắt đầu phụ thuộc vào ngôn ngữ Ngôn ngữ với tư cách là

hệ thống tín hiệu thứ hai trở thành công cụ giao tiếp chủ yếu giữa con người với con người, phát triển cùng với nhu cầu của nền sản xuất xã hội cũng như sự xã hội hóa lao động

e) Mối quan hệ giữa tư duy và nhận thức

Tư duy là kết quả của nhận thức đồng thời là sự phát triển cấp cao của nhận thức Xuất phát điểm của nhận thức là những cảm giác, tri giác và biểu tượng được phản ánh từ thực tiễn khách quan với những thông tin về hình dạng, hiện tượng bên ngoàiđược phản ánh một cách riêng lẻ Giai đoạn này được gọi là tư duy cụ thể Ở giai đoạn sau, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ, hoạt động tư duy tiến hành các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khu biệt, quy nạp những thông tin đơn lẻ, gắn chúng vào mối liên hệ phổ biến, lọc bỏ những cái ngẫu nhiên, không căn bản của sự việc để tìm ra nội dung và bản chất của sự vật, hiện tượng, quy nạp nó thành những khái niệm, phạm trù, định luật Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tư duy trừu tượng

I.3 Phân loại tư duy

Cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất khi phân loại tư duy Tuy nhiên, có hai cách phân loại tư duy phổ biến nhất, đó là:

a) Phân loại tư duy theo đối tượng (của tư duy): Với cách phân loại này, ta có các loại tư duy sau:

- Tư duy kinh tế,

- Tư duy chính trị,

- Tư duy văn học,

- Tư duy toán học,

- Tư duy nghệ thuật, …

Trang 14

b) Phân loại tư duy theo đặc trưng của tư duy: Với cách phân loại này, ta có các loại tư duy sau:

- Tư duy cụ thể,

- Tư duy trừu tượng,

- Tư duy logic,

- Tư duy biện chứng,

- Tư duy sáng tạo,

- Tư duy phê phán, …

I.4 Tư duy sáng tạo

“Sáng tạo” hiểu theo Từ điển tiếng Việt là tạo ra giá trị mới về vật chất và tinh

thần Tìm ra cách giải quyết mới, không bị gò bó hay phụ thuộc vào cái đã có Hoặc theo Đại từ điển tiếng Việt, sáng tạo là làm ra cái mới chưa ai làm Tìm tòi làm tốt hơn mà không bị gò bó

Theo Lecne thì có hai kiểu tư duy cá nhân: “Một kiểu là tư duy tái hiện hay tái tạo, kiểu kia gọi là tư duy tạo ra cái mới hay sáng tạo”.

Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi, ….theo những cách khác với thông thường.

Trang 15

Tư duy sáng tạo là tư duy mà kết quả là tạo được một cái gì đó mới Tư duy sáng tạo dẫn đến tri thức mới về thế giới hoặc về phương thức hoạt động mới.

Tư duy sáng tạo là quá trình tìm cách nhận thức, phát hiện ra quy luật của sự vật,

có ý thức luôn tìm ra cái mới để hiểu rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng cũng như tìm

ra nguyên nhân, ngăn chặn, loại bỏ cái xấu và phát triển cái tốt

Như vậy, tư duy sáng tạo là một thuộc tính bản chất của con người để tồn tại và phát triển những gì tốt đẹp và loại bỏ, ngăn chặn những điều có hại đối với con người

Tư duy sáng tạo có tính khởi đầu, sản sinh ra một sản phẩm phức tạp Tư duy sángtạo có tính phát minh, trực giác tưởng tượng và phát triển liên tục Kiến thức trước đó được tổng hợp và mở rộng để sản sinh ra những ý tưởng mới Và những ý tưởng mới này chịu sự phân tích, phê phán và tính hiệu quả của chúng được xét đến trong việc giải quyếtbài toán

Tư duy sáng tạo còn có một đặc tính nữa là tính độc đáo, tức là khi suy nghĩ vấn

đề thường không dập khuôn theo những quy tắc hoặc tri thức thông thường, biết giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, ứng biến

Ngoài những điểm trình bày trên, muốn cho tư duy của mình mang tính sáng tạo, còn cần phải có tinh thần nhẫn nại, cần cù, xả thân vì công việc Mặc dù tính sáng tạo của

tư duy được xây dựng trên mặt bằng trí lực tương đối cao, nhưng không phải tất cả nhữngngười có trình độ trí lực cao đều có tính sáng tạo Bởi vì tính sáng tạo còn gắn chặt với những phẩm chất nhân cách của mỗi người Những người có tính sáng tạo đều có tấm lòng nhân ái, có quyết tâm cao, tinh thần bất khuất, không sợ thất bại, có óc quan sát tinh

tế, suy nghĩ độc lập, tinh thần quên mình vì lý tưởng!

"Phương pháp luận sáng tạo" là bộ môn khoa học có mục đích trang bị cho người học hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành về suy nghĩ để giải quyết các vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy

I.5 Năng lực tư duy sáng tạo

a) Năng lực

Vấn đề phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng lực cho học sinh là một trong những vấn đề cơ bản của chiến lược nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực của Đảng ta.Trong đó, năng lực được hiểu là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người,

Trang 16

đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao Năng lực cũng là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của khả năng con người phù hợp với một hoạt động nhất định, bảo đảm cho những hoạt động đó có những kết quả Có hai loại năng lực cơ bản là: năng lực chung và năng lực riêng biệt.

- Năng lực chung: là những năng lực cần cho nhiều hoạt động khác nhau Là điều

kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả

- Năng lực riêng biệt: là những năng lực thể hiện độc đáo các sản phẩm riêng biệt

có tính chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực, hoạt động chuyên biệt với kết quả cao Chẳng hạn như năng lực toán học Hai loại năng lực chung và riêng luôn bổ sung, hổ trợ cho nhau

Như chúng ta đã biết tri thức, kỹ năng, kỹ xảo không đồng nhất với năng lực nhưng có quan hệ mật thiết với năng lực Năng lực góp phần làm cho sự tiếp xúc tri thức,rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo một cách tốt hơn Năng lực mỗi người dựa trên cơ sở tư chất nhưng mặt khác điều chủ yếu là năng lực được hình thành, rèn luyện và phát triển trong những hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động của rèn luyện dạy học và giáo dục

Trong dạy học môn Toán, môn Tin việc rèn luyện và phát triển năng lực giải toán cho học sinh là một việc rất quan trọng Trong đó, năng lực giải toán và những bài toán trong tin học là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của phẩm chất riêng biệt của khả năng con người để tìm ra lời giải của bài toán Năng lực giải toán, toán trong tin học là một năng lực riêng biệt của con người Cùng với năng lực thì tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thích hợp cũng rất cần thiết cho việc thực hiện lời giải của bài toán có kết quả Khi dạy học giảimột bài tập hình học không gian thì việc rèn luyện và phát triển năng lực giải toán cho học sinh để giải bài toán đó, dạng toán đó là rất cần thiết Giải những bài toán trong tin học đòi hỏi học sinh trước tiên phải nắm được cách giải bài toán đó trong thực tế sau đó mới tìm ra cách giải quyết nó bằng ngôn ngữ của máy Bởi vì bài toán, bài tập cụ thể có thể giải được khi học sinh chỉ cần nắm vững được những kiến thức trọng tâm và các tính chất cơ bản, nhưng rất nhiều bài toán, dạng toán học sinh cần có khả năng, năng lực tư duy để tìm ra cách giải, đồng thời sáng tạo ra những cách giải hay, độc đáo

Năng lực tư duy sáng tạo

Trang 17

Trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duysáng tạo Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn Với học sinh phổthông, sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới Do đó, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, học sinh phải được rèn luyện và phát triểnn năng lực tư duy sáng tạo, coi nó như là hành trang để bước vào đời.

Năng lực tư duy sáng tạo trong Toán học và tin học là năng lực tư duy sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu Toán học (khoa học), là năng lực tư duy đối với hoạt động sáng tạo toán học, tạo ra những kết quả tốt, mới, khách quan, cống hiến những lời giải hay, những công trình toán học tin học và những phần mềm có giá trị đối với việc dạy học, giáo dục và sự phát triển của khoa học nói riêng cũng như đối với hoạt động thực tiễn của xã hội nói chung

2 Phương pháp luận sáng tạo

Có rất nhiều phương pháp sáng tạo,vấn đề là ta phải biết sử dụng chúng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với không gian, thời gian và con người, đối tượng cụ thể Sau đây em xin trình bày một vài phương pháp sáng tạo thường áp dụng trong giáo dục :

2.1 Lý thuyết giải các bài toán sáng chế(TRIZ)

Ngày nay, TRIZ là hệ lý thuyết lớn, với hệ thống công cụ thuộc loại hoàn chỉnh nhất trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới TRIZ bao gồm:

- 9 quy luật phát triển hệ thống

- 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản dùng để khắc phục các mâu thuẫn kỹ thuật

- 11 biến đổi mẫu dùng để khắc phục các mâu thuẫn vật lý

- Hệ thống 76 chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế

Chương trình giải các bài toán – ARIZ…

Người sử dụng còn có thể tiếp tục tổ hợp những thành phần này lại với nhau theo

vô vàn cách để có được sự đa dạng vô tận

2.1.1 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản:

Trang 18

1) Nguyên tắc phân nhỏ

Chia đối tượng thành các phần độc lập

Làm đối tượng trở nên tháo lắp được

Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng

2) Nguyên tắc tách khỏi

Tách phần gây phiền phức ra khỏi đối tượng

Hoặc tách phần chính, duy nhất cần thiết của đối tượng ra khỏi phần gây phiền phức

3) Nguyên tắc phẩm chất cục bộ

Chuyển đối tượng có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất

Các thành phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau

Mỗi phần của đối tượng phải ở trong điều kiện thích hợp nhất của công việc

7) Nguyên tắc chứa trong

Một đối tượng được đặt bên trong một đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba…

Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác

8) Nguyên tắc phản trọng lượng

Trang 19

Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng các gắn nó với đối tượng khác có lực nâng

Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động …

9) Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ

Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc

Hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc đối tượng sẽ ứng suất ngược lại

10)Nguyên tắc thực hiện sơ bộ

Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần đối với đối tượngCần sắp xếp đối tượng trước, sao cho nó có thể hoạt động ở vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển

11)Nguyên tắc dự phòng

Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn

12)Nguyên tắc đẳng thế

Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng

13)Nguyên tắc đảo ngược

Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại

Làm phần chuyển động của đối tượng thành phần đứng yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động

Lật ngược đối tượng

14)Nguyên tắc cầu (tròn) hóa

Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu

Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn

Chuyển sang chuyển động quay, lực ly tâm

Trang 20

15)Nguyên tắc linh động

Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúngtối ưu trong từng giai đoạn làm việc

Phân chia đối tượng thành từng phần có khả năng dịch chuyển với nhau

16)Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa

Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn một chút Lúc đó bài toán trở nên đơn giản và dễ giải hơn

17)Nguyên tắc chuyển sang chiều khác

Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều)

sẽ được khắc phục nếu đối tượng có khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều) Tương tự những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặtphẳng sẽ được đơn giản hóa khi chuyển sang không gian 3 chiều

Chuyển đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng

Đặt đối tượng nằm nghiêng

Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước

Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước

18)Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học

Làm đối tượng dao động Nếu đã dao động, tăng tần số dao động (đến tầng số siêuâm)

Sử dụng tầng số cộng hưởng

Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện

Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ

19)Nguyên tắc tác động theo chu kỳ

Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung)

Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ

Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác

Trang 21

20)Nguyên tắc liên tục tác động có ích

Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải)

Khắc phục vận hành không tải và trung gian

Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay

21)Nguyên tắc vượt nhanh

Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn

Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết

22)Nguyên tắc biến hại thành lợi

Sử dụng những tác nhân có hại để thu được hiệu ứng có lợi

Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp với tác nhân có hại khác

Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa

23)Nguyên tắc quan hệ phản hồi

Thiết lập quan hệ phản hồi

Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó

24)Nguyên tắc sử dụng trung gian

Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp

25)Nguyên tắc tự phục vụ

Đối tượng phải tự phục vụ bằng các thao tác phụ trợ, sửa chửa

Sử dụng chất thải, phế liệu, năng lượng dư

Trang 22

Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến, chuyển sang sử dụng các bản sao hông ngoại hoặc tử ngoại

27)Nguyên tắc rẻ thay cho đắt

Thay thế đối tượng đắt tiền bằng đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (ví dụ tuổi thọ của đối tượng)

28)Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học

Thay thế sơ đồ cơ học bằng quang, điện, nhiệt, âm hoặc mùi vị

Sử dụng điện trường, từ trường, điện từ trường trong tương tác với đối tượngChuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định

Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối

Cách ly đối tượng với bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng

31) Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ

Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ

Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó

32)Nguyên tắc thay đổi màu sắc

Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài

Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay môi trường bên ngoài

Để có thể quan sát được đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, huỳnh quang

Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu

Trang 23

Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp

33) Nguyên tắc đồng nhất

Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước

34) Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần

Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hòa tan, bay hơi…) hoặc phải biến dạng

Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc

35) Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng

Thay đổi trạng thái đối tượng

Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc

Thay đổi độ dẻo

Thay đổi nhiệt độ thể tích

36)Nguyên tắc sử dụng chuyển pha

Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như: thay đổi thể tích,tỏa hay hấp thu nhiệt lượng…

37)Nguyên tắc sử dụng sự nở vì nhiệt

Sử dụng sự nở (hay co) vì nhiệt của các vật liệu

Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với các vật liệu có hệ số nở /nhiệt khác nhau

38)Nguyên tắc sử dụng chất oxy hóa mạnh

Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy

Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy

Dùng các bức xạ ion hóa tác động lên không khí hoặc ôxy

Thay ôxy bằng ôzôn (hoặc ôxy bị ion hóa) bằng chính ôzôn

Trang 24

39)Nguyên tắc thay đổi độ trơ

Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa

Đưa thêm vào đối tượng các chất, các thành phần, phụ gia trung hòa

Thực hiện các quá trình trong chân không

40)Nguyên tắc sử dụng vật liệu hợp thành (composite)

Chuyển từ vật liệu đồng nhất sang sử dụng vật liệu hợp thành (composite) Hay sửdụng các vật liệu mới

2.1.2 Phương pháp bản đồ trí óc(Mind-mappin Method)

Phương pháp bản đồ trí óc hay còn gọi là phương pháp bản đồ tư duy được Tony Buzan, người Anh đưa vào năm 1970

Phương pháp bản đồ trí óc được xây dựng nhằm mục đích:

Kết hợp tốt hơn hoạt động của hai bán cầu não: bán cầu não trái và bán cầu não phải

Sử dụng hai hiện tượng tâm lí có sẵn là liên tưởng và tưởng tượng của con người

Đó là một phương pháp kích hoạt trí sáng tạo của bạn Sử dụng bản đồ tư duy để khai thác các ý tưởng và suy nghĩ thoáng đạt hơn Nhằm tối đa hóa tiềm năng sáng tạo của bạn, giữ cho trí óc của bạn luôn “khỏe mạnh”, tăng cường các ý tưởng và bổ sung cáckiến thức trong trí óc bạn

Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn:

Sáng tạo hơn

Tiết kiệm thời gian

Ghi nhớ tốt hơn

Nhìn thấy bức tranh tổng thể

Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn

Sơ đồ tư duy là công cụ ghi chép bài tối ưu

Nguyên tắc trí nhớ siêu đẳng + Từ khóa + Não trái phải = Sơ đồ tư duy.

Trang 25

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học có nhiều lợi ích:

Sơ đồ tư duy giúp bạn tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa

Sơ đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng ( sự hình dung,

sự liên tưởng, làm nổi bật sự việc…)

Sơ đồ tư duy sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc

Các bước tạo bản đồ tư duy:

Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm

Bước 2: Vẽ các nhánh

Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ

Bước 4: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ

Bước 5: Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng Bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ bạn tốt hơn.

Trang 26

2.1.3Phương pháp SCAMPER

Scamper là gì?

SCAMPER là 1 kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko sáng tạo nên Đó là

1 công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá trình tìm ra các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc Kết quả mà phương pháp này mang lại có thể áp dụng trực tiếp hoặc như điểm khởi đầu theo cách tư duy bên lề vấn đề

SCAMPER là 1 từ ghép cấu tạo từ chữ đầu của nhóm từ sau: Substitute, Combine, Adapt, Modify, Put, Eliminate, và Reverse

Trang 27

Phân tích SCAMPER

1 Phép thay thế - Substitute

Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác

Substitute (thay thế): Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng

và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm? Đối tượng?

Các câu hỏi có thể đặt ra: Thay đổi cái gì để nâng cao chất lượng? Chuyện gì xảy

ra nếu tôi thay cái này bằng cái khác? Làm cách nào để đổi địa điểm, thời gian, nguyên vật liệu, vấn đề nhân lực ?

2 Phép kết hợp – Combbine

Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới.Combine (kết hợp): Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng

Các câu hỏi có thể đặt ra: Nguyên vật liệu cần là gì? Các tính năng? Quy trình? Nhân lực? Cái gì có thể kết hợp lại? Sẽ kết hợp khâu nào? Ở đâu?

3 Phép thích ứng – Adapt

Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác

Trang 28

Adapt: Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không?

Các câu hỏi có thể đặt ra: chúng ta có thể bắt chước cái gì? Mô phỏng cái gì?

4 Phép điều chỉnh – Modify

Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống

Modify (điều chỉnh): tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính

5 Phép thêm vào – Put

Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống

Put: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác?

Các câu hỏi đặt ra: Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào? Thị trường nào có thể tiêu thụ hàng của tôi?

6 Phép Loại bỏ – Eliminate

Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống

Eliminate: loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội(probortunity ), nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình huống này?

Câu hỏi có thể đặt ra: : chuyện gì xảy ra nếu tôi loại bỏ 1 số thành phần của sản phẩm? Hướng giải quyết không theo cách thông thường?

7 Phép đảo ngược – Reverse

Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống

Reverse: Bạn có thể lật ngược vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề (tham khảo thêm nguyên tắc tư duy Reversal)

Câu hỏi có thể đặt ra: Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác? Nếu tôi lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng?

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Sơ đồ Hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam

Trang 29

1 Sáng tạo đối với học sinh Mẫu Giáo.

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng,… khả năng liên tưởng mạnh… vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” mầu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo Tâm hồn trẻ thơ, luôn tươi mới, luôn tò mò khám phá, dám phá lệ, không e dè, sẵn sàng làm những điều chưa bao giờ làm, chưa bao giờ thích nên có thể thấy được điều kỳ diệu của những sự việc mà ta cho là bình thường, hiển nhiên

Trang 30

Sự sáng tạo của trẻ em không giống như sự sáng tạo của người lớn Sáng tạo của người lớn là Sự sáng tạo của trẻ em lại khác Một người trưởng thành được coi là có trí sáng tạo khi họ tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi Nhưng một em bé được coi là có trí sáng tạo khi trẻ bắt đầu từ sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng… và thường không có tính chủ đích Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, vào tình huống và thường kém bền vững

Vậy việc dạy cho trẻ biết tư duy sáng tạo ngay khi còn nhỏ là hết sức cần thiết nhưngViệt Nam vẫn chưa hề có trường lớp chính quy nào đào tạo ra các giáo viên hướng dẫn phát triển tư duy sáng tạo, suy luận logic cho trẻ Các khóa học vẫn giảng dạy theo những giáo án do chính trung tâm, trường mầm non tự biên soạn

Ở các nước phát triển, những khóa học tư duy sáng tạo cho trẻ đã có từ rất lâu từ rất lâu và được coi là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ Còn với ViệtNam, vì các khóa học tương tự chỉ mới bắt đầu xuất hiện trong khoảng vài năm gần đây nên rõ ràng không tránh khỏi những thiếu xót Hy vọng rằng, trong một ngày không xa,

sẽ có những giáo viên được đào tạo bài bản cùng những lớp học chất lượng để các bậc phụ huynh không phải băn khoăn lo lắng, và đặc biệt là để các em có thế phát huy khả năng sáng tạo ngay khi còn nhỏ

Một số cách phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ.

Trang 31

Sáng tạo trong các trò chơi: Chơi trò chơi là hình thức bộc lộ cơ bản nhất, rõ nét nhất mọi sự sáng tạo của bé Một trong những trò chơi thu hút nhiều thế hệ trẻ con nhất

đó là trò chơi bán hàng và đóng vai theo chủ đề Đây là những trò chơi tạo điều kiện lớn nhất cho sự phát triển trí sáng tạo của trẻ Trong những trò chơi này đứa bé tha hồ mô phỏng cuộc sống người lớn dưới lăng kính chủ quan của mình Các bé sẽ đóng vai mình

là bác sĩ, là y tá, là chú lính hải quân rồi hành động giống như những gì mình thấy trên phim ảnh hay ngoài thực tế Các bé có thể cắt những tờ giấy, ngắt những chiếc lá giả làm tiền trong trò chơi bán hàng; lấy viên bi giả làm quả trứng; lấy sỏi trắng làm cơm v.v… Trong các trò chơi này trẻ sẽ tự đặt ra quy tắc chơi, biết điều chỉnh quy tắc chơi cho phù hợp với tình huống… Tất cả đều là biểu hiện của sự sáng tạo ở trẻ em, cha mẹ, thầy cô cần chú ý tạo điều kiện tổ chức cho các bé đồng lứa chơi các trò chơi tập thể này Ngoài

ra, qua việc quan sát bé diễn trò, bạn cũng sẽ hiểu được hình ảnh của mình hiện ra trong mắt bé như thế nào, ước muốn của bé đối với các vai trò trong xã hội ra sao

Ngoài ra, còn có rất nhiều các trò chơi khác như cho trẻ xem những hình tròn, hìnhvuông, hình tam giác… rồi để trẻ vẽ chúng thành những thứ trẻ thích, ví dụ ông mặt trời, ngôi nhà, cái đầu của con chuột…, vậy là chúng đã sáng tạo

Kể chuyện sáng tạo, cho trẻ quan sát một bức tranh, trẻ có thể kể thành một câu chuyện có tình tiết, có lô gíc, biết đặt tên cho bức tranh vậy là chúng đã sáng tạo ra câu chuyện theo ý tưởng và kinh nghiệm riêng của chúng rồi Hoặc yêu cầu trẻ cùng bạn vẽ một bức tranh hoặc cùng hoàn thiện một bức vẽ từ những hoạ tiết cho trước, hoặc cùng

xé dán/cùng cắt got/ nặn…, hoặc cùng xây dựng một công viên vầng trăng từ những khối

gỗ đa màu

Trang 32

Tập hợp các bé cùng trang lứa rồi phân các em theo nhóm, được yêu cầu trao đổi

để thống nhất cả nhóm phải làm gì, nhiệm vụ cụ thể của từng người Sau khi bức tranh hoàn thành, từng trẻ đặt tên cho bức tranh đó, và giải thích tại sao lại đặt cái tên này, rồi nhóm thảo luận chọn một cái tên thích hợp nhất Nhóm trẻ lại được yêu cầu thuyết trình, giới thiệu… hoặc kể thành câu chuyện… cho nhóm kia (trong vai khách thăm quan)

Tạo ra các bài học giúp trẻ suy luận sáng tạo: Con nghĩ xem nếu trời lạnh mà không mặc áo ấm thì sau đó sẽ như thế nào? Hãy tưởng tượng xem, Nếu những cái răng của con biết nói thì chúng sẽ nói gì nếu con quên đánh răng v.v…

Trẻ càng được khuyến khích, tự do chơi với ý tưởng của mình càng có nhiều cơ hội để phát triển Thật ra sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của trẻ, vấn đề là người lớn có nhìn ra, có cổ vũ, có biết nhiều phương pháp để nuôi dưỡng và kích hoạt kịp thời hay không

Chính thông qua những hoạt động được thiết kế tích hợp các mục tiêu, trẻ sẽ học được cách quan sát, phát hiện thế giới, học cách đặt câu hỏi, học cách giải thích, trao đổi nhận xét, trải nghiệm những xúc cảm, tạo dựng sự tự tin, phát triển ngôn ngữ

Tóm lại, muốn con sáng tạo, cha mẹ phải học cách sáng tạo cùng con, phải dành thời gian để chơi cùng trẻ

Muốn giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, liên tưởng, sớm hình thành tư duysáng tạo, trước hết hãy để trẻ cứ chơi tự do theo tư duy logic của riêng bé, sau đó, bố mẹ, người lớn hãy nhóm trẻ lại hướng dẫn trẻ chơi nhóm những trò chơi đơn lẻ, ngẫu hứng Người lớn thường ngạc nhiên, kỳ vọng…trước một hành vi quá thông minh, rất sáng tạo bất ngờ xuất hiện ở trẻ, rồi lại băn khoăn, thất vọng… vì chờ mãi không thấy những hành

vi tương tự xuất hiện, mà thay vào đó là những hành vi không mong đợi như mè nheo, hờn dỗi, ăn vạ… Thực tế mọi hành vi thông minh, sáng tạo đơn lẻ ở trẻ sẽ nhanh chóng biến mất nếu không được kịp thời khuyến khích, củng cố Cả cô giáo lẫn cha /mẹ cần phải để tâm, dày công tìm kiếm các bài tập, tình huống, thiết kế thành trò chơi dựa trên những nguyên tắc sáng tạo SCAMPER sao cho phù hợp với trẻ, tìm cách lôi cuốn trẻ… giúp trẻ thực hành đóng vai, chơi say sưa, tập luyện một cách thường xuyên và có hệ thống mới mong sớm giúp trẻ hình thành tư duy sáng tạo

Trang 33

Sau đây em xin trình bày việc áp dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER thông qua các trò chơi.

Phương pháp SCAMPER và các trò chơi:

Xếp hình tiếp sức

* Chuẩn bị:

Giáo viên cần chuẩn bị nhiều giấy carton được cắt thành nhiều hình dạng (hình vuông, hình tròn, hình thoi, tam giác, chữ nhật…) với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau

* Cách chơi:

Các đội thi nhau lựa chọn các mẫu hình dạng bằng carton để xếp thành những hình

có ý nghĩa

* Tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành 3 – 4 đội để thi xếp hình tiếp sức

- Giáo viên phổ biến trò chơi, cách chơi:

+ Các đội thực hiện cùng 1 lúc

+ Mỗi lần mỗi đội cử 1 trẻ lên chọn bất kì các hình dạng nào để xếp thành các hình

có ý nghĩa Mỗi trẻ thực hiện trong 2 phút Khi nghe cô giáo nói “Thay người” là trẻ đó chạy về đội, trẻ khác trong đội chạy lên thay Trẻ tiếp theo này có thể xếp tiếp hình của bạn hoặc xếp hình khác

- Cuối cùng giáo viên tổng kết xem mỗi đội có bao nhiều hình có ý nghĩa

Phát huy tính sáng tạo cho bé qua phương pháp SCAMPER:

Giáo viên có thể đặt câu hỏi với trẻ thông qua những gợi ý sau:

Trang 34

+ Substitute: thành phần nào của chủ thể có thể được thay thế?

+ Combine: những thành phần nào trong chủ thể được kết hợp để tạo ra thành phần mới?

+ Adapt: thành phần nào có thể thích ứng được?

+ Modify of magnify: thành phần nào cần được điều chỉnh lại cho phù hợp?

+ Put to other uses: thành phần nào cần phải thêm vào?

+ Eliminate or reduce: thành phần nào cần phải được loại bỏ?

+ Reverse or rearrange: đảo ngược các thành phần để tạo ra chủ thể mới?

Vận dụng các phương pháp trên như thế nào?

Giáo viên nên cho trẻ giải thích thêm những hình lạ

mắt để hiểu thêm ý trẻ, đồng thời cũng nên hỏi ý kiến của cả

lớp xem hình đó có được công nhận không Ví dụ: Bé có thể

giải thích bé xếp ông mặt trờ màu xanh do ông mặt trời bị

bệnh vì mấy ngày trước trời cứ mưa

+ Substitute: Nếu cô thay các hình cấu tạo nên con ếch Ví dụ thay mình ếch - Hình chữ nhật bởi hình ovan

+ Modify of magnify: điều chỉnh màu cho hình ovan thành màu nâu đất

+ Put to other uses: Và thêm vào đó 4 hình chữ nhật chia đều ở 4 bên của hình ô van này và một hình chữ nhật ở phần dưới của hình ovan sao cho 5 hình chữ nhật có cùngmàu với hình ovan

Kết quả: Bé có thể nhìn ngay ra một con thằn lằn trước mắt mình

Sẽ rất thú vị cho bé nếu giáo viên sử dụng phương pháp SCAMPER trong những trò chơi thuộc loại tạo hình như thế này giúp các em cùng một lúc có thể phát huy đươc rất nhiều kĩ năng như: quan sát, tưởng tượng, độc lập, … tự mình tạo ra một sản phẩm mới

Ngoài ra giáo viên và cha mẹ có thể sử dụng phương pháp SCAMPER mọi lúc, mọi nơi giúp các em phát huy tối đa óc sáng tạo của mình chẳng hạn:

Ngày đăng: 05/07/2015, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w