Vai trò của các NHTM đối với các hoạt động kinh tế ở Việt Nam

56 412 1
Vai trò của các NHTM đối với các hoạt động kinh tế ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường ĐHHH Bài tập lớn KTVM Khoa KTVTB LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế vĩ mô mang lại cho chúng ta cái nhìn bao quát về tình hình kinh tế của một quốc gia. Việc nghiên cứu những tương tác giữa các bộ phận của nền kinh tế, giữa hành vi của các nhà doanh nghiệp và của những người tiêu dùng đơn lẻ được gọi là kinh tế vĩ mô. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là xem xét tất cả các xu thế của nền kinh tế, chẳng hạn như mức sử dụng nhân công, mức tăng trưởng kinh tế, cán cân thanh toán và lạm phát. Việc nghiên cứu nền kinh tế thế giới chủ yếu là nghiên cứu tổng quát về kinh tế vĩ mô. Giống như tốc độ động cơ được điều chỉnh bởi lượng cung ứng nhiên liệu, kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng chủ yếu bởi chính sách tiền tệ (kiểm soát lượng cung tiền tệ của một quốc gia) và chính sách tài khóa (kiểm soát thu và chi của chính phủ). Việc kiểm soát nền kinh tế thực chất nằm trong tay của Ngân hàng Trung ương (NHTW) và của chính phủ, bởi vì, chỉ có chính phủ và NHTW mới có thể kiểm soát được lượng tiền tệ để nạp cho nền kinh tế. Chính sách tiền tệ của một quốc gia cũng như việc kiểm soát lượng tiền lưu thông là thuộc chức năng của NHTW. Ngân hàng Nhà nước Đức, Ngân hàng Nhà nước Anh, Ngân hàng Nhà nước Nhật Bản đều điều chỉnh lượng cung ứng tiền tệ theo những mục tiêu căn bản giống như Quỹ dự trữ liên bang của Mỹ nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Giống như người lái xe sử dụng bộ phận gia tốc để tăng giảm tốc độ của xe, NHTW kiểm soát nền kinh tế bằng cách gia giảm lượng cung ứng tiền tệ. Thông qua những quy định chặt chẽ về cung ứng tiền tệ như một công cụ thúc đẩy nền kinh tế, NHTW giữ cho nền kinh tế khỏi bị biến động quá mức. Chính sách tiền tệ thực chất như một trò chơi đánh đó. Không có số liệu nào có thể nói cho ta biết nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh đến mức nào, mà cũng không có cái gì cho ta biết nền kinh tế sẽ đáp ứng những thay đổi có thể xảy ra theo tháng hay theo năm nhanh đến mức nào. NHTW dùng "một mắt" để theo dõi tốc độ lạm phát có thể bùng ra do nền kinh tế quá nóng. Còn mắt kia để theo dõi tốc độ thất nghiệp có thể tăng nhanh do nền kinh tế suy giảm. Nền kinh tế cũng có thể kiểm soát được bằng điều chỉnh chính sách tài chính khóa bằng những khoản thu chi của chính phủ. Mặc dù NHTW kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ của một quốc gia, nhưng việc thu chi của chính phủ cũng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của đất nước. Cho dù tốt 1 Trường ĐHHH Bài tập lớn KTVM Khoa KTVTB hay xấu đi nữa thì những ảnh hưởng kinh tế chủ yếu đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta như lạm phát và thất nghiệp trước tiên là kết quả của những quyết định ở tầm vĩ mô. Các ngân hàng thương mại (NHTM) là kênh thông tin huy động vốn của các doanh nghiệp; điều tiết các hoạt động kinh tế của xã hội; là công cụ của chính phủ trong việc tài trợ vốn cho các mục tiêu chiến lược hoạt động của các trung gian tài chính. Trong những năm qua hệ thống các NHTM ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động của các NHTM liên quan đến hầu hết các chủ thể kinh tế trong xã hội nên sự sụp đổ của một ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền đồng thời đến toàn hệ thống. Bản chất hoạt động của các ngân hàng là chứa đựng những rủi ro. Vì thế sự điều tiết chặt chẽ và giám sát thường xuyên của NHTW sự điều chỉnh của chính sách tiền tệ sẽ ngăn cản xu hướng theo lợi nhuận quá mức. Chính sách tiền tệ sẽ quyết định trực tiếp đến phương hướng hoạt động của các ngân hàng. Để tìm hiểu sâu hơn, trong bài tập lớn lần này, em sẽ đề cập đến lý thuyết về chính sách tiền tệ, vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của NHTW và tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2005 đến nay. 2 Trường ĐHHH Bài tập lớn KTVM Khoa KTVTB NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Lý thuyết về chính sách tiền tệ và vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. A. Giới thiệu môn học, vị trí của môn học trong chương trình học Đại học 1.1 Giới thiệu về môn học 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô – một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nói cách khác, kịnh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa và tư bản, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội. Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế. Phân tích kinh tế học vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị hiện tại của các biến số này? Điều gì quy định những thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng ta khảo sát mỗi biến số này trong những khoảng thời gian khác nhau: hiện tại, ngắn hạn và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến kinh tế vĩ mô này. Một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia là tổng sản phẩm trong nước (GDP). GDP đo lường tổng sản lượng và tổng thu nhập của một quốc gia. Phần lớn các nước trên thế giới đều có tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các nhà kinh tế vĩ mô tìm cách giải thích sự tăng trưởng này. Nguồn gốc của tăng trưởng nhanh hơn các nước khác? Liệu chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn của một nền kinh tế hay không? Mặc dù tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng phổ biến trong dài hạn, nhưng sự tăng trưởng này có thể không ổn định giẵ các năm. Trên thực tế, GDP có thể giảm trong một số thời kì. Những biến động ngắn hạn của GDP được gọi là chu kì kinh doanh. Hiểu biết về chu kì kinh doanh là một mục tiêu chính của kinh tế học vĩ mô. Tại sao các chu kì kinh doanh lại xuất 3 Trường ĐHHH Bài tập lớn KTVM Khoa KTVTB hiện? Các lực lượng kinh tế nào gây ra sự suy giảm tạm thời trong mức sản xuất, các lực lượng nào làm cho nền kinh tế phục hồi? Phải chăng các chu kì kinh doanh gây ra bởi các sự kiện không dự tính được hay chúng bắt nguồn từ các lực lượng nội tại có thể dự tính trước được? Liệu chính sách của chính phủ có thể sử dụng để làm dịu bớt hay triệt tiêu những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế hay không? Đây là những vấn đề lớn đã được đưa ra và ít nhất cũng đã được giải đáp một phần bởi kinh tế học vĩ mô hiện đại. Tỷ lệ thất nghiệp, một thước đo cơ bản về cơ hội tìm việc làm và hiện trạng của thị trường lao động, cho chúng ta một thước đo khác về hoạt động của nền kinh tế. Sự biến động ngắn hạn của tỉ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động theo chu kì kinh doanh. Những thời kì sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất nghiệp và ngược lại. Một mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản đối với mọi quốc gia là đảm bảo trạng tahí đầy đủ việc làm, sao cho mọi lao động sẵn sàng và có khả năng làm việc tại mức tiền lương hiện hành đều có việc làm. Biến số then chốt thứ ba mà cá nhà kinh tế vĩ mô đề cập đến là lạm phát. Lạm phát là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới trong những thập kỉ gần đây. Vấn đề đặt ra là điều gì quyết định tỉ lệ lạm phát dài hạn và những dao động ngắn hạn của lạm phát trong một nền kinh tế? Sự thay đổi tỉ lệ lạm phát có liên quan như thé nào đến chu kì kinh doanh? Lạm phát có tác động đến nền kinh tế như thế nào và phải chăng ngân hàng trung ương nên theo đuổi mục tiêu lạm phát bằng không? Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế qua, làm cho việc trao đổi hàng hóa, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và kĩ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, một vấn đề được kinh tế học vĩ mô hiện đại quan tâm nghiên cứu là cán cân thương mại. Tầm quan trọng của cán cân thương mại là gì điều gì quyết định sự biến động của nó trong ngắn hạn và dài hạn? Để hiểu cán cân thương mại vấn đề then chốt cần nhận thức là mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ với dòng chu chuyển vốn quốc tế. Nhìn chung, khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải trang trải cho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách vay tiền từ thế giới bên ngoài, hoặc phải giảm 4 Trường ĐHHH Bài tập lớn KTVM Khoa KTVTB lượng tài sản quốc tế hiện nắm giữ. Ngược lại, khi xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, thì nước đó sẽ tích tụ thêm tài sản của thế giới bên ngoài. Như vậy, nghiên cứu về mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ với việc xem xét tại sao các công dân một nước lại đi vay hoặc cho vay các công dân nước khác vay tiền. Cũng như các lĩnh vực nghiên cứu khác, kinh tế học nói chung và kinh tế học vĩ mô nói riêng có những cách nói và tư duy riêng. Điều cần thiết là phải học được các thuật ngữ của kinh tế học bởi vì nắm dược các thuật ngữ này sẽ giúp cho bạn trao đổi với những người khác về các vấn đề kinh tế một cách chính xác. Việc nghiên cứu kinh tế học có một đóng góp rát lớn vào nhận thức của bạn về thế giới và nhiều vấn đề xã hội của nó. Tiếp cận nghiên cứu với một tư duy mở sẽ giúp bạn hiểu được các sự kiện mà bạn chưa từng biết trước đó 1.1.2. Phương pháp nghiên cứu Mỗi quốc gia có thể những lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào các ràng buộc của họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị - xã hội. Song, sự lựa chọn đúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về hoạt động mang tính khách quan của hệ thống kinh tế. Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp những kiến thức và công cụ phân tích kinh tế đó. Những kiến thức và công cụ phân tích này được đúc kết từ nhiều công trình nghiên cứu và tư tưởng của nhiều nhà khoa học kinh tế thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Ngày nay, chúng càng được hoàn thiện thâm để có thể mô tả chính xác hơn đời sống kinh tế vô cùng phức tạp của chúng ta. Trong khi phân tích các hiện tượng và mối quan hệ kinh tế quốc dân, kinh tế học vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp, tức là xem xét sự cân bằng đồng thời tất cả các thị trường hàng hóa và các nhân tố. xem xét đồng thời khả năng cung cấp và sản lượng của toàn bộ của nền kinh tế, từ đó xác định đồng thời giá cả và sản lượng cân bằng. Ngoài ra, kinh tế học vĩ mô cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu phổ biến như: tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích thống kê số lớn, mô hình hóa kinh tế, Đặc biệt những năm gần đây và tương lai, các mô hình kinh tế lượng, kinh tế vĩ mô sẽ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại. 5 Trường ĐHHH Bài tập lớn KTVM Khoa KTVTB 1.2. Vị trí của môn học kinh tế vĩ mô trong chương trình học Đại học Để đáp ứng yêu cầu về cải cách và đổi mới nền kinh tế ở nước ta, phục vụ cho sự nghiệp đào tạo cán bộ kinh tế tài chính trong thời đại mới hiểu về cách thức của nền kinh tế cùng với cách ứng xử của đất nước đối với các vấn đề kinh tế trong phạm vi quốc gia, trong chương trình đào tạo đại học, môn học kinh tế vĩ mô đóng vai trò cơ bản. Môn học này đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở và bản chất, giúp sinh viên hiểu được những vấn đề kinh tế đang diễn ra hàng ngày cũng như hiểu được lý do về sự ứng xử trước những vấn đề đó của nhà nước. Giúp cho sinh viên kết nối được kiến thức, biện chứng trong tư duy, môn học kinh tế vĩ mô kết hợp với môn kinh tế vi mô góp phần tạo nền móng kiến thức cho sinh viên có khả năng lĩnh hội kiến thức chuyên ngành, kiến thức bộ môn kinh tế học. B. Trình bày các chức năng của tiền, các nhân tố hình thành thị trường tiền tệ 2.1. Các chức năng của tiền Để được chấp nhận chung trong việc thanh toán, tiền phải có những chức năng đặc biệt của nó. Nhìn chung, các lý thuyêt tiền tệ hiện đại đều nhấn mạnh ba chức năng căn bản của tiền: phương tiện thanh toán, dự trữ giá trị và đơn vị hạch toán. 2.1.1. Phương tiện thanh toán Phương tiện trao đổi là một vật được mọi người chấp nhận để đổi lấy hàng hoá và dịch vụ. Tiền được dùng trong giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Vậy tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hoá trực tiếp. Nó tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hoá, được coi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế, thúc đẩy phân công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản xuất. Dòng lưu thông tiền tệ trở thành hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế thị trường. Chúng ta hãy tưởng tượng trong nền kinh tế không có tiền, một vị giáo sư kinh tế hộc muốn uống bia, nhưng chỉ có thể đổi lấy bia bằng bài giảng của mình thì liệu giáo sư đó có thoả mãn được mong muốn đó không? tuy nhiên trong nền kinh tế tiền tệ ông giáo sư có thể yên tâm giảng dạy kinh tế học vì muốn uống bia lúc nào cũng được, vì sẽ nhận được thù lao bằng tiền và có thể sử dụng tiền để mua đồ uống và các thứ khác mà giáo sư đó có nhu cầu. Quán bia sẽ chấp nhận những tờ tiền giấy được quy định là tiền bởi vì họ tin rằng 6 Trường ĐHHH Bài tập lớn KTVM Khoa KTVTB những người khác cũng chấp nhận chúng. Như vậy tiền có giá trị bởi vì dân cư nghĩ rằng nó có giá trị. Nó tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hoá, được coi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế, thúc đẩy phân công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản xuất. Dòng lưu thông tiền tệ trở thanh hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế thị trường. 2.1.2. Dự trữ giá trị Tiền hôm nay có thể được tiêu dùng giá trị của nó trong tương lai. Dân chúng sẽ chỉ giữ tiền một khi họ tin rằng nó sẽ tiếp tục có giá trị trong tương lai,do vậy tiền có thể hoạt động với tư cách là phương tiện trao đổi chỉ khi nó cũng đóng vai trò là phương tiện boả tồn và cất giữ giá trị. Tất nhiên, tiền không phải là phương tiện cất giữ giá trị duy nhất trong nền kinh tế, bởi vì một người có thể chuyển sức mua từ hiện tại đến tương lai bằng cách nắm giữ các tài sản khác. Thuật ngữ “tài sản” được dung để chỉ ngững phương tiện cất giữ giá trị trong đó có tiền và các tài sản khác không phải tiền. Như vậy, taiền là một loại tài sản tài chính mà nhờ nó đã mở ra hoạt động tín dụng, thúc đẩy quá trình tích tụ để mở rộng sản xuất. 2.1.3. Đơn vị hạch toán Với hai chức năng trên tiền trở thành một đơn vị hạch toán rất tiện lợi và hiệu quả vì nó được chấp nhận rộng rãi trong mọi giao dịch. Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị, được dùng để đo lường giá trị của các hàng hoá khác. Đặc biệt, nó cần thiết cho mọi nền kinh tế, vì khả năng so sánh các chi phí và lợi ích của các phương án kinh tế. Nó còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng của mọi quốc gia. 2.2. Các nhân tố hình thành thị trường tiền tệ Bất cứ một thị trường nào cũng hai chiều hoạt động đó là cung và cầu; trong thị trường chứng khoán thì có cung của người bán chứng khoán và cầu người mua chứng khoán hay trong thị trường việc làm có cung người muốn thuê, tuyển dụng lao động và cầu người lao động. Và trong thị trường tiền tệ cũng như vậy, có cung tiền và cầu tiền. Đây chính là hai nhân tố giúp hình thành thị trường tiền tệ. 2.2.1. Cung tiền 2.2.1.1. Các loại tiền Với chức năng phương tiện thanh toán và dự trữ, giá trị tiền là một loại tài sản chính. Trong thực tế chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức 7 Trường ĐHHH Bài tập lớn KTVM Khoa KTVTB khác nhau như tiền giấy, tiền kim loại, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tín phiếu. Không phải loại tiền trên đều có khả năng chuyển đổi dễ dàng. Khả năng này được xác định bởi tính dễ dàng chuyển đổi từ một tài sản tài chính trở thành một phương tiện có khả năng sẵn sàng được sử dụng cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ. Ta có thể phân chia các loại tiền theo tính chuyển đổi như sau: Tiền mặt lưu hành với sự đa dạng về lượng giá trị danh nghĩa tuy không sinh lợi, nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất và được gọi là M o . Tiền gửi tài khoản ngân hàng không kỳ hạn có thể viết séc… để thanh toán cũng là một loại tiền có khả năng thanh toán cao, tuy mức độ sẵn sàng cho thanh toán có kém tiền mặt. Vì vậy, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không thời hạn được nhiều nước coi là tiền giao dịch (M1) – một trong những đại lượng đo lường cung tiền chủ yếu của một số quốc gia. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) tuy chính chuyển đổi kém hơn so với tiền gửi ngân hàng, nhưng vẫn có khả năng chuyển sang tiền mặt mà không gặp nhiều khó khăn, nên nó cũng được coi là có khả năng thanh toán. M 1 + tiền tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) được gọi là M 2 . Vì khả năng thanh toán tương đối cao của loại tiền này, nên cũng có nhiều nước xác định M 2 là đại lượng đo cung tiền chủ yếu. Ngày nay, sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng như các chứng khoán cơ bản (tín phiếu kho bạc ngắn hạn, ), các giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các chấp nhận thanh toán của ngân hàng, Chúng cũng có khả năng nhất định nào đó trong thanh toán và vì thế, tùy theo tính chất dễ chuyển đổi sang thanh toán mà được xếp vào các đại lượng cung tiền M 3 , M 4 ,… Vậy, mức cung tiền là một khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng M (có thể là M 1 hoặc M 2 …) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu trao đổi, giao dịch thường xuyên của hoạt động kinh tế quốc dân. Trên giác độ kinh tế vĩ mô, người ta quan tâm nhiều hơn đến M 1 , M 2 ; đồng thời cũng theo dõi chặt chẽ động thái của các thành phần tiền tệ khác. Vì vậy, khối lượng tiền tệ M tùy mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia có thể lựa chọn 8 Trường ĐHHH Bài tập lớn KTVM Khoa KTVTB là M 1 và M 2 dùng làm đại lượng chính đo mức cung tiền. Nhiều nước đang phát triển thường lựa chọn đại lượng đó là M 2 . Tỷ lệ M 2 /GDP là một chỉ số quan trọng phản ánh khái quát quy mô của nguồn vốn luân chuyển và mức độ tiền tệ hóa của một nền kinh tế. 2.2.1.2. Định nghĩa mức cung tiền (MS) Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh toán cao nhất bao gồm tiền mặt đang lưu hành và tiền gửi không kỳ hạn trong hệ thống ngân hàng. Chúng ta cần phân biệt cung tiền với cơ sở tiền tệ, tức là lượng tiền do NHTW phát hành. Cơ sở tồn tại dưới hai hình thái: tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng và dự trữ của các NHTM. Trong nền kinh tế hiện đại, cung tìên bao giờ cũng lớn hơn cơ sở tiền tệ. 2.2.1.3. Các nguồn cung về tiền NHTW là cơ quan độc quyền phát hành tiền. Lượng tiền phát hành chủ yếu là tiền mặt, được gọi là tiền cơ sở (hay cơ sở tiền). Trong quá trình lưu thông, một phần của lượng tiền này được các tác nhân kinh tế giữ lại để chi tiêu dần (thanh toán) và một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ. Vậy, khối lượng tiền cơ sở bằng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ trong các ngân hàng. H = U + R Trong đó: H - tiền cơ sở U- tiền mặt lưu hành R- tiền dự trữ trong các ngân hàng Khi các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường tiền tệ, thì việc xác định tổng lượng tiền tệ trở nên phức tạp hơn, bởi sự quay vòng bộ phận tiền cơ sở trong tay các ngân hàng. Sự quay vòng đã làm tăng tổng mức cung tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh. 2.2.1.4. Ngân hàng thương mại(NHTM) và “hoạt động tạo ra tiền” của NHTM  NHTM là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nhận tiền gửi và cho vay tạo ra lợi nhuận trên cơ sở lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi.  Đặc điểm hoạt động của NHTM: - Khi NHTM nhận được một khoản tiền gửi thì nó bắt buộc phải giữ lại để dự trữ theo một tỷ lệ % nào đó do NHTW quy định nhằm: 9 Trường ĐHHH Bài tập lớn KTVM Khoa KTVTB + Đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên của NHTM. + Theo yêu cầu quản lý tiền tệ của NHTW. - Tỷ lệ % đó được gọi là tỉ lệ dự trữ bắt buộc (quỹ dự phòng quy định) r b = D R b .100% Trong đó: R b là lượng tiền gửi dự trữ bắt buộc. D là số tiền gửi 2.2.1.5. Xác định mức cung tiền MS Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh toán. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các NHTM. Như vậy, mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở, bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các ngân hàng thương mại. Vậy, mức cung tiền do những nhân tố nào tác động? Mức cung tiền, trước hết được quyết định bởi quy mô của lượng tiền cơ sở và sau đó, bởi khả năng tạo ra tiền của NHTM nhờ số nhân tiền tệ.  Cách xác định mức cung tiền Hình 1.1 cho biết: tiền cơ sở H là tiền do NHTW phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền mặt dự trữ tại ngân hàng. Các khoản tiền gửi ngân hàng là bội số của tiền dự trữ của ngân hàng. Hình 1.1 trình bày mối quan hệ giữa lượng tiền cơ sở và mức cung tiền. Như vậy trên giác độ tổng thể nền kinh tế quốc dân, số nhân tiền tệ chính là tỷ số giữa mức cung tiền là lượng tiền cơ sở. m M = H MS Trong đó: m M – số nhân tiền tệ Mức cung tiền (MS) Tiền mặt lưu hành Dự trữ tiền mặt của các NH Các khoản tiền gửi không kỳ hạn Hình 1.1. Xác định mức cung tiền 10 Tiền cơ sở (H) [...]... tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam thời kỳ 2005 đến nay 1 Nhận xét chung về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam Về cơ bản thì tình hình kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này tương đối ổn định: tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, chỉ số phát triển con người không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người ngày một cải thiện và từ đó đời sống của. .. những tác động bất lợi của dòng vốn này Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO tạo cơ hội thuận lợi cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển, qui mô các NHTM được mở rộng, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh đã gây sức ép mở rộng tín dụng tăng quá nhanh của các NHTM, gây tiềm ẩn rủi ro: tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM cao hơn nhiều so với các năm... tiền tệ để ngăn chặn sự biến động của nền kinh tế trong chu kỳ kinh tế - Chính sách như vậy được gọi là chính sách ngược chu kỳ - chính sách này được sử dụng để cưỡng lại chu kỳ kinh tế - Khi nền kinh tế ở dưới mức tăng trưởng tự nhiên, về mặt lý thuyết NHTW có thể tăng cung ứng tiền để cố gắng tăng AD và tăng mức tăng trưởng GDP thực tế - Khi nền kinh tế ở trên mức tăng trưởng tự nhiên, nó gây ra những... theo cách khác, thị trường tài chính nói chung cũng cân bằng 3 Phân tích hoạt động của hệ thống NHTM và vai trò điều tiết thị trường tiền tệ của NHTW 3.1 Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Nghiệp vụ căn bản nhất của ngân hàng là nhận tiền gửi của người tiết kiệm và cho vay lại số tiền đó Bên cạnh đó, ngân hàng còn có vai trò quan trọng thứ hai nữa: ngân hàng làm cho mọi việc mua bán trở... biến kinh tế trong nước và quốc tế, năm 2005 có nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động ngân hàng đó là: Chính phủ cam kết mạnh mẽ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế nói chung; môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh tiếp tục ổn định; các doanh nghiệp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến kinh tế, tiền tệ khó lường, các. .. quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam; Bên cạnh đó, tạo điều kiện để Việt Nam không bị đối xử như một nền kinh tế phi thị trường như hiện nay… Đặc biệt, hàng hoá và dịch vụ của Việt cũng sẽ được đối xử bình đẳng hơn trên thị trường quốc tế, qua đó mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu Mặt khác, chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn như: phải sửa đổi và xây dựng cơ chế chính sách cho phù hợp với quy... tỷ lệ không nhỏ trong tổng dư nợ ở một số NHTM Thực tế này đòi hỏi phải tăng cường việc quản lý, giám sát rủi của các cơ quan quản lý tiền tệ mà trực tiếp là NHNN, cũng như từ chính các NHTM; thêm vào đó, việc dư thừa vốn khả dụng làm giảm hiệu quả thực thi CSTT của NHNN và làm tăng khả năng mất cân đối kỳ hạn cho hoạt động của các NHTM: vốn khả dụng của các NHTM dư thừa và đầu tư giấy tờ có giá tăng... triển mở ra một lĩnh vực đầu tư mới cho các NHTM, cũng góp phần làm tăng dư nợ tín dụng nền kinh tế Sự phát triển nhanh của thị trường tín dụng cũng đã xuất hiện những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, như cho vay ngoại tệ tăng trưởng quá mức so với nguồn vốn; việc nới lỏng các điều kiện vay vốn của các NHTM Cổ phần; các lĩnh vực cho vay bất động sản, chứng khoán đã chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng dư nợ ở một... thuận lợi hơn bằng cách cho phép mọi người viết séc đối với khoản tiền gửi trong ngân hàng Nói cách khác, ngân hàng giúp tạo ra một tài sản đặc biệt mà mọi người đều sử dùng như một phương tiện trao đổi Vai trò cung cấp phương tiện trao đổi là quan điểm quan trọng phân biệt ngân hàng với các trung tâm tài chính khác Do đó NHTM hoạt động theo các nguyên tắc sau:  NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền... NHTW còn đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ quốc tế, ký kết các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo sự uỷ quyền của Chính phủ 3.2.2.4 NHTW có khả năng tham gia vào quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội, ban hành các thể chế hoạt động ngân hàng đồng thời tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề tài chính tiền tệ - Sử dụng các công cụ để điều tiết thị trường . hiểu về cách thức của nền kinh tế cùng với cách ứng xử của đất nước đối với các vấn đề kinh tế trong phạm vi quốc gia, trong chương trình đào tạo đại học, môn học kinh tế vĩ mô đóng vai trò cơ. các hoạt động kinh tế của xã hội; là công cụ của chính phủ trong việc tài trợ vốn cho các mục tiêu chiến lược hoạt động của các trung gian tài chính. Trong những năm qua hệ thống các NHTM ở. cứu của kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô – một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế

Ngày đăng: 05/04/2015, 13:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan