Dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống xã hội. Trong bất kì một xã hội nào dư luận xã hội cũng có những ảnh hưởng nhất định và có tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực pháp luật đặc biệt là ý thức pháp luật của con người và nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, tính dân chủ, bình đẳng của con người ngày càng được nâng cao, coi trọng và thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật. Chính vì vậy, sự tác động của dư luận xã hội đến ý thức pháp luật của con người cũng cần phải được nghiên cứu, làm rõ
Trang 1MỞ ĐẦU
Bên cạnh việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quốc Hội với trọng tâm là tăng cường chức năng lập pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, vững mạnh, có năng lực; cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp thì việc xây dựng cơ sở và hoàn thiện pháp lý cho việc mở rộng dân chủ, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, bảo đảm cho nhân dân tham gia tích cực và chủ động trong quản lý xã hội là một trong những giải pháp không thể thiếu Thực tế ở các nước dân chủ trên thế giới, công dân có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, được tự do ngôn luận, tại
đó dư luận xã hội có điều kiện phát triển Còn ở Việt Nam trong số các công cụ quản
lý xã hội thì dư luận xã hội chưa được coi trọng đúng mức Dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống xã hội Trong bất kì một xã hội nào dư luận xã hội cũng
có những ảnh hưởng nhất định và có tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực pháp luật đặc biệt là ý thức pháp luật của con người và nhất là trong giai đoạn hiện nay Nhà nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, tính dân chủ, bình đẳng của con người ngày càng được nâng cao, coi trọng và thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật Chính vì vậy, sự tác động của dư luận xã hội đến ý thức pháp luật của con người cũng cần phải được nghiên cứu, làm rõ Do đề tài có ý nghĩa sâu sắc,
và sức bao trùm rộng lớn Bài tiểu luận này chỉ xin đề cập tới “Vai trò của dư luận đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay”.
NỘI DUNG
I Một số vấn đề lí luận cơ bản về dư luận xã hội và thực hiện pháp luật
1 Định nghĩa và các tính chất của dư luận xã hội
a) Định nghĩa:
Hiện nay, trong các sách báo hay quan điểm của các nhà nghiên cứu thì có rất nhiều ý kiến, định nghĩa khác nhau về dư luận xã hội Kết hợp với vai trò, ý nghĩa
thực tiễn của dư luận xã hội, có thể định nghĩa dư luận xã hội như sau: “ Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, quan điểm, thái độ có tính chất phán xét đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.”
b) Tính chất
Trang 2Trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy, khi chưa có nhà nước, chưa có pháp luật
dư luận xã hội đã từng được sử dụng để điều hòa các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi của con người Để hiểu về dư luận xã hội, ta phải biết về các tính chất cơ bản của nó Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra dư luận xã hội có 5 tính chất cơ bản:
Thứ nhất, dư luận xã hội mang tính khuynh hướng
Thứ hai, dư luận xã hội có tính lợi ích
Thứ ba, dư luận xã hội có tính lan truyền
Thứ tư, dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa mang tính dễ biến đổi
Thứ năm, dư luận xã hội mang tính tương đối
2 Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế , hợp pháp, có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm thực hiện hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống
Các quy phạm pháp luật rất phong phú, đa dạng cho nên các hình thức thực hiện chúng cũng vậy Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện các quy phạm pháp luật, khoa học pháp lý xác định những hình thức thực hiện sau: tuân thử pháp luật, thi hành (chấp hành) pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Giữa các hình thức thực hiện pháp luật luôn có sự đan xen, bao chứa và gắn bó chặt chẽ với nhau chứ không đứng biệt lập
II Vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Vai trò có thể được hiểu là tác dụng, công dụng của một sự vật, hiện tượng
trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng xung quanh Vì vậy vai trò của dư luận
xã hội chính là tác dụng, công dụng của dư luận xã hội lên mọi mặt của đời sống, trong đó có lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là việc thực hiện pháp luật của con người và nhất là trong giai đoạn hiện nay
1 Dư luận xã hội góp phần điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội
Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã từng đóng vai trò điều hoà các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi xã hội của con người ngay cả khi trong xã
Trang 3hội chưa có sự phân hoá giai cấp, chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật, đó là xã hội nguyên thuỷ Dư luận xã hội là sản phẩm đặc biệt của quá trình giao tiếp xã hội Trên
cơ sở các phán xét đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nó nêu ra các chuẩn mực, chỉ ra những việc nên làm, việc nên tránh, điều chỉnh hành vi, cách xử sự của mọi người Dư luận xã hội đặt ra cho các thành viên của mình những chuẩn mực quan hệ xã hội nhất định Dư luận xã hội như là sự phản ứng của xã hội để bảo vệ các quyền, lợi ích và các giá trị phổ biến của cả cộng đồng, cũng như của mỗi thành viên trong cộng đồng Mỗi khi cá nhân, nhóm xã hội hay bất kì một chủ thể nào đó có hành vi, biểu hiện xâm hại tới lợi ích, những giá trị chung của cộng đồng hoặc các chủ thể khác thì dư luận lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn hoặc đòi hỏi phải chấm dứt việc là có hại đó Dư luận cũng có thể ủng hộ, khuyến khích những việc làm có ích, những nghĩa
cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội vì lợi ích của chủ thể khác hoặc của
cả cộng đồng Nhờ sự ngăn cản hoặc khuyến khích của dư luận xã hội mà trật tự xã hội được duy trì, tính cộng đồng được củng cố theo tinh thần “ Một người vì mọi người, mọi người vì một người” Ví dụ như rất nhiều những vụ bạo hành gia đình vi phạm pháp luật đã bị dư luận xã hội (có thể là hàng xóm, bạn bè, người thân) lên án gay gắt buộc người gây ra điều đó phải điều chỉnh lại hành vi của mình sao cho phù hợp nếu không sẽ bị tố cáo ra trước pháp luật
Dư luận xã hội không chỉ là nhân tố điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người, mà còn là nhân tố điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, giữa xã hội với từng cá nhân cụ thể
2 Vai trò giáo dục của dư luận xã hội.
Dư luận xã hội nhiều khi giáo dục con người còn mạnh hơn cả những biện pháp hành chính Nó tác động đến tư tưởng, ý thức của con người, góp phần giáo dục mọi người nhận thức được về điều tốt – xấu, phải – trái, thiện – ác… Chẳng hạn, những vụ vi phạm pháp luật hình sự đặc biệt nghiêm trọng như vụ thảm sát ở Bình Phước diễn gần đây đã gây xôn xao dư luận trong xã hội, khiến cho dư luận xã hội hết sức căm phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội Hay như vụ giết người của Lê Văn Luyện đã khiến dư luận trấn động trong một thời gian khá dài và rất nhiều người dân đều muốn pháp luật phải xử tử hình kẻ độc ác này dù hắn chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội
Trong một chừng mực nhất định, người ta có thể không sợ sự trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp; nhưng lại rất sự phê phán, lên án của dư luận xã hội – một thứ “luật bất thành văn” Trong điều kiện xã hội có
Trang 4nền dân chủ rộng rãi dư luận xã hội có thể được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người Dưới áp lực của dư luận xã hội mỗi người phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó Những câu hỏi luôn phải được mỗi người đặt ra như hành vi đó là đúng hay sai? Có phù hợp với các chuẩn mực pháp luật hiện hành không? Nếu thực hiện có được dư luận xã hội ủng hộ, đồng tình hay sẽ bị lên án? Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật của mỗi người cũng được nâng lên một bước
Điều đó cho thấy dư luận xã hội có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của cá nhân Bên cạnh đó còn có tác dụng hình thành nhân cách con người, tạo ra sự ảnh hưởng của cộng đồng lên nhân cách của mỗi cá nhân Bởi sự đánh giá của dư luận đối với hành vi, ứng xử của thành viên nào đó thường dựa trên những chuẩn mực, khuôn mẫu, hành vi có sẵn và được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng xã hội Nói cách khác, dư luận xã hội, trong trường hợp này, như "tấm gương"
để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó mà định hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân
3 Vai trò đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực xã hội
Dư luận xã hội là một phương tiện giáo dục có hiệu quả, đồng thời là một nhân
tố phòng ngừa vi phạm pháp luật Do bản chất của nó là sự phán xét, đánh giá tập thể, nên dư luận xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành cách ứng xử hợp pháp của các thành viên trong xã hội, ràng buộc từng cá nhân phải khuôn mình theo pháp luật, theo các chuẩn mực xã hội chủ nghĩa
Thực tế trong những năm gần đây, trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng thì
dư luận xã hội luôn thể hiện vai trò tích cực, quan trọng của mình Điều này thể hiện
rõ nhất là người dân có thể biết rất rõ vị cán bộ nào có bao nhiêu tài sản của chìm của nổi, “hành tung bí ẩn” như thế nào; trong khi đó, bản kê khai tài sản của cán bộ đó không hề thể hiện và hầu hết các vụ việc tham nhũng được phát hiện từ trước đến nay
là từ phía quần chúng và báo chí, rất ít vụ việc nào do cơ quan, tổ chức Đảng hay đoàn thể vị cán bộ đó phát hiện Ý thức rõ điều đó, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, Đảng ta luôn xác định bên cạnh các giải pháp khác, phải coi trọng và nâng cao vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng và nhất là của
dư luận xã hội trong việc giám sát cán bộ, công chức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí Tại nhiều sự kiện có liên quan, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng luôn khẳng định vai trò quan trọng và không thể thiếu của dư luận xã hội và báo chí trong cuộc đấu tranh với tệ nạn tham nhũng Không chỉ trong
Trang 5lĩnh vực tham nhũng mà còn nhiều các hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội vẫn luôn được dư luận xã hội đấu tranh, điều chỉnh để việc thực hiện theo pháp luật luôn được đảm bảo
4 Vai trò đánh giá, giám sát, tư vấn của dư luận xã hội
Dư luận xã hội còn có vai trò giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội Do điều kiện sinh hoạt, khả năng nhận thức, đánh giá của mỗi người không giống nhau nên người dân thường dựa vào dư luận xã hội, thông qua dư luận xã hội để đánh giá, nhận xét các chủ trương, chính sách, các quy định pháp luật cua Đảng, nhà nước và hoạt động thực tiễn của cán bộ, công chức Trong khi đó các qui định của pháp luật kể từ khi ban hành đến khi thực hiện trong cuộc sống là một khoảng thời gian dài Để những qui định đó phát huy hiệu quả thì phải thông qua dư luận xã hội Qua việc nghiên cứu dư luận xã hội, những thông tin thu thập được qua điều tra, thăm dò sẽ cung cấp cho chúng ta những đánh giá khái quát về những mặt của vấn đề, xem nó có phù hợp với thực tiễn đời sống hay không, từ đó có những biện pháp sửa đổi, bổ sung…
Hoạt động giám sát của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật được thể hiện như sau:
• Đối với việc tuân thủ pháp luật: Nhờ sự giám sát của dư luận xã hội, buộc các chủ thể phải kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm
• Đối với việc thi hành pháp luật: Cùng với các cơ quan nhà nước, sự giám sát của dư luận xã hội buộc các chủ thể pháp luật phải tích cực thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình với nhà nước
• Đối với việc sử dụng pháp luật: Qua sự giám sát của dư luận buộc các chủ thể thực hiện quyền lực của mình một cách phù hợp, tránh sự tùy tiện
• Đối với hoạt động áp dụng pháp luật: nếu không có sự giám sát của người dân, thì hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tế dễ bị tùy tiện, kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân
Đối với những vấn đề nan giải, bức xúc mà cộng đồng, của đất nước dư luận xã hội có thể đưa ra những đề nghị, khuyến cáo, các lời khuyên sáng suốt có tính chất tư vấn nhằm giải quyết tốt các vấn đề đặt ra đó
Trang 6III Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của dư luận xã hội và định hướng
dư luận xã hội.
1 Dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội
Trước tiên cần dân chủ hóa một số lĩnh vực cơ bản bao gồm: dân chủ về chính trị, dân chủ về kinh tế, dân chủ về xã hội Nhà nước phải dựa vào dân để chống tiêu cực và vi phạm pháp luật là điều hết sức quan trọng vì vậy nhà nước phải tạo môi trường dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân thể hiện ý kiến, quan điểm của mình, có thể dựa vào một số cách sau như xây dựng các hòm thư góp ý,tố giác Tổ chức các cuộc họp định kì để nhân dân phát biểu
2 Nâng cao vai trò của báo chí và thông tin đại chúng
Sự phát triển của thông tin đại chúng giúp cho người dân nắm bắt được thông tin quan trọng cả trong và ngoài nước một cách nhanh chóng tạo điều kiện cho công chúng nêu ra ý kiến, đánh giá của bản thân về một vấn đề đang được quan tâm Trong việc hình thành dư luận xã hội báo chí và thông tin đại chúng không chỉ cung cấp thông tin mà còn góp phần lớn vào việc định hướng xây dựng dư luận xã hội
3 Nâng cao trình độ văn hóa chính trị của nhân dân
Đây là một trong những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của dư luận xã hội Sống trong một xã hội mà trình độ văn hóa chính trị của người dân được nâng cao thì khả năng tham gia quản lí nhà nước, ý thức pháp luật của người dân cũng được nâng cao
4 Sử dụng kết quả nghiên cứu dư luận xã hội trong lãnh đạo và quản lí xã hội.
Nhận thức rõ được vai trò của dư luận xã hội, ngay từ rất sớm Đảng và Nhà nước nhấn mạnh việc nghiên cứu dư luận xã hội và sử dụng kết quả đó phục vụ cho công tác quản lí Dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có vai trò quan trọng đối với quá trình ra quyết định của các cấp lãnh đạo Để có được những quyết định đúng đắn, các cơ quan nhà nước, người lãnh đạo phải nắm bắt được trạng thái tâm lí, suy nghĩ, nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đối với các vấn đề mà các quyết định đó đề cập đến Sự lên án kịp thời của dư luận sẽ làm cho các phần tử phản động phải chùn tay, e ngại trước những hành vi của mình Cho nên việc các cơ quan nhà nước biết lắng nghe, giải quyết những yêu cầu của nhân dân trong lĩnh vực đấu tranh
và phòng chống tham nhũng sẽ thúc đẩy dư luận xã hội phát huy vai trò của mình
Trang 75 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Nếu được sự đồng tình của dư luận xã hội thì các quy định Pháp luật sẽ được thực thi có hiệu quả và ngược lại Như vậy, dư luận xã hội tích cực có vai trò quan trọng thúc đẩy việc hiện thực hóa các quy định của pháp luật đạt hiệu quả cao Do vậy, cần phải có những quy định, cơ chế rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho dư luận xã hội phát huy vai trò tích cực của mình Trưng cầu dân ý là một trong những cách thức thực hiện dân chủ trực tiếp, một trong những hình thức cao của việc nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội bởi thông qua quá trình này, người dân có điều kiện thể hiện quan điểm của mình đối với một vấn đề chính trị xã hội quan trọng,
cơ quan nhà nước căn cứ vào đó để ban hành quyết định tương ứng
6 Định hướng dư luận xã hội
Là việc minh bạch hoá các nguồn thông tin, hạn chế nhận thức sai lệch và loại
bỏ tin đồn thất thiệt trong xã hội Điều này cũng đòi hỏi đội ngũ công tác viên, thông tin viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên và những người có uy tín trong cộng đồng phải có năng lực nhất định trong việc phân tích đánh giá, phán xét các sự kiện xã hội, phân biệt rõ giữa dư luận xã hội và tin đồn cũng như những tác động tiêu cực của tin đồn trong đời sống xã hội Nâng cao khả năng dự báo, tham mưu trong quá trình nghiên cứu nắm bắt dư luận xã hội
KẾT LUẬN
Như vậy, dư luận xã hội là một hiện tượng xuất hiện rất sớm trong đời sống xã hội và luôn giữ vai trò quan trọng dù ở bất kì thời đại nào, chế độ xã hội nào Mặc dù chỉ tồn tại với tư cách là những ý kiến, quan điểm thái độ của các tập hợp chủ thể khác nhau trong xã hội nhưng dư luận xã hội đã là một trong những phương diện điều chỉnh quan hệ xã hội quan trọng, đồng thời là phương tiện định hướng giáo dục, tác động về mặt tư tưởng lên nhận thức, hành vi của con người Xét ở góc độ ý thức pháp luật, dư luận xã hội lan truyền càng rộng càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật Đồng thời, dư luận xã hội cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân và cũng là phương tiện để các cơ quan nhà nước có thể đánh giá được khả năng nhận thức, việc sử dụng pháp luật và phản ứng của nhân dân đối với các vấn
đề pháp luật, từ đó xây dựng pháp luật như thế nào cho phù hợp với khả năng nhận thức và thực hiện pháp luật ở đại đa số quần chúng nhân dân