Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
155,5 KB
Nội dung
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 THPT ( Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8,0 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) có nhan đề Con lật đật. Câu 2 (12,0 điểm) Bàn về nhân vật trong tác phẩm văn học có ý kiến cho rằng: “ Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua nhân vật trong một truyện ngắn mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT. Hết Họ và tên thí sinh:………………………………………….SBD:……………………. ĐỀ CHÍNH THỨC UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 THPT (Gồm có 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. - Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 A. ĐÁP ÁN Học sinh có thể tự do trình bày những suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Về kiến thức a. Giải thích: con lật đật - đồ chơi quen thuộc - Lật đật có nguồn gốc từ Nhật Bản, về sau du nhập vào Nga , tại đây nó được cải tiến và truyền bá rộng rãi trở thành nét văn hóa đặc sắc của đất nước bạch dương. Với trẻ em ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, lật đật là thứ đồ chơi quen thuộc và hấp dẫn. - Con lật đật có nhiều đặc điểm rất đáng chú ý: vẻ mặt vui vẻ, tươi tắn, vì có bộ phận giữ thăng bằng rất tốt nên dù có bị tác động thế nào cũng luôn trở lại tư thế thẳng đứng. b. Suy nghĩ của bản thân Dù chỉ đơn giản là một món đồ chơi nhưng con lật đật lại gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ: - Con lật đật luôn mang vẻ mặt tươi tắn, vui vẻ, đó chính là biểu hiện của sự lạc quan yêu đời. Điều này rất có ý nghĩa. Bởi, trong cuộc sống chúng ta cần phải lạc quan, vững vàng vượt qua thử thách và hơn thế chúng ta còn phải biết mỉm cười chấp nhận những thất bại để có thể tiếp tục làm lại. - Con lật đật luôn luôn đứng thẳng dù có bị lật qua lật lại. Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách, điều quan trọng là không được cúi đầu gục ngã trước bất kì hoàn cảnh nào, phải biết đứng dậy sau mỗi thất bại để luôn hướng về phiá trước. - Vì có một trọng tâm vững chắc nên nó có thể đứng vững dù có bị tác động thế nào. Điều này giúp mỗi chúng ta hiểu rằng mỗi người cần phải có bản lĩnh sống để có thể vững vàng dù trong mọi tình huống của cuộc sống. c. Bài học cho mọi người - Trong cuộc sống luôn lạc quan, sẵn sàng đối diện với những thử thách và biết chấp nhận thất bại để đi đến thành công. - Mỗi người cần tự rèn luyện cho mình một bản lĩnh vững vàng để có thể tự tin, chủ động trong cuộc sống vốn rất nhiều những khó khăn, bất trắc. * Lưu ý: Khi làm bài thí sinh cần đưa dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. 2. Về kĩ năng - Biết cách làm một bài văn NLXH về một tư tưởng đạo lý. - Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… B. BIỂU ĐIỂM - Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu. Còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 3- 4: Về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của bài. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp nhưng vẫn rõ ý của mình. - Điểm 1- 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài viết lan man không thoát ý hoặc quá sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài. Câu 2 A. ĐÁP ÁN Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: 1. Về kiến thức a. Giải thích nhận định Ý nghĩa, vai trò của nhân vật trong truyện là góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn về cuộc đời. + Tư tưởng: nhận thức, sự lý giải và thái độ của nhà văn đối với đối tượng, với những vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. + Tình cảm (tình cảm thẩm mĩ): những rung động, những xúc cảm thẩm mĩ đối với thực tại bộc lộ thế giới tinh thần cũng như cá tính và kinh nghiệm xã hội của nhà văn. + Quan niệm (quan niệm nghệ thuật) về cuộc đời: nguyên tắc tìm hiểu, cắt nghĩa thế giới và con người thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề sáng tác, kiểu nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật, ở cách xử lí các biến cố…của nhà văn. b. Làm sáng tỏ nhận định - Chọn được nhân vật tiêu biểu trong một truyện ngắn đặc sắc của chương trình Ngữ văn lớp 11. - Phân tích nhân vật ở các góc độ: Ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động, biến cố, mối quan hệ với các nhân vật khác…. - Trên cơ sở đó giúp người đọc thấy rõ được tư tưởng, tình cảm, quan niệm của nhà văn về cuộc đời thông qua nhân vật. c. Bình luận - Tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn gửi gắm trong nhân vật giúp tác giả chuyển tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và thông điệp của mình tới người đọc. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nhờ đó mà gắn bó, hoàn thiện. Tác phẩm dễ thành công hơn. - Khẳng định sự đúng đắn của nhận định. Đó là căn cứ để đánh giá, thậm định đồng thời cũng là yêu cầu đối với người cầm bút và định hướng cho sự khám phá, tiếp nhận tác phẩm. 2. Về kỹ năng - Biết vận dụng linh hoạt những kiến thức Ngữ văn đã học để làm bài văn NLVH. - Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… B. BIỂU ĐIỂM - Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo. - Điểm 9- 10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của bài.Có thể có một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả - Điểm 7- 8: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp… - Điểm 5- 6: Hiểu được yêu cầu của đề, nhưng giải thích, chứng minh và bình luận còn lúng túng. Mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp… - Điểm 3- 4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài làm sơ sài, thiên về phân tích đơn thuần. Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Mắc nhiều lỗi. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, bài làm quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề, không làm bài. Hết SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). Câu 1 (3,0 điểm). Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau: Ví không có cảnh đông tàn Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. (Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) Câu 2 (7,0 điểm). Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến sau: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. (Nguyễn Lộc). HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh…………………………… Số báo danh…………………………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Dành cho học sinh các trường THPT) Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ. - Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên. - Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống. - Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề. - Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng: + Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình. + Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng). - Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống. 3. Bài học nhận thức và hành động. - Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn. - Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. - Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh phân tích hình tượng người nông dân trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, liên hệ với hình tượng người nông dân trong các tác phẩm trước và cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Lộc: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”. - Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa). - Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới). 2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. - Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó). [...]... phm ó hc trong chng trỡnh Ng vn 11, hóy lm sỏng t vn HT - Thớ sinh khụng c s dng ti liu - Giỏm th khụng gii thớch gỡ thờm H v tờn thớ sinh: S bỏo danh: UBND TNH QUNG TR K THI CHN HC SINH GII VN HểA LP 11 THPT S GIO DC V O TO NM HC: 2012 2013 Khúa thi ngy: 11/4/2013 THI CHNH THC Mụn thi: NG VN Thi gian lm bi: 180 phỳt (khụng k thi gian giao ) Cõu 1 (4 im) a Em hiu th no v tớnh phi ngó, tớnh... Lũng tt gi vo thi n h Cõu 2 Ca dao l cõy n muụn iu ca tõm hn qun chỳng nhõn dõn c th hin qua nhng hỡnh thc ngh thut mang m sc thỏi dõn gian Suy ngh ca anh / ch v ý kin trờn Chn phõn tớch mt s bi ca dao ó hc lm sỏng t vn .Ht - Thớ sinh khụng c s dng ti liu - Cỏn b coi thi khụng gii thớch gỡ thờm H v tờn thớ sinh: S bỏo danh: S GIO DC V O Kè THI CHN HC SINH GII TNH CP THPT TO NM HC 2 011- 2012 H TNH... S GIO DC V O Kè THI CHN HC SINH GII TNH CP THPT NM HC 2 011- 2012 TO H TNH Mụn: NG VN - LP 10 Thi gian lm bi: 150 phỳt THI CHNH THC ( thi cú 01 trang, gm 02 cõu) Cõu 1 Chng ai mun lm hnh kht Ti tri y nhõn gian Con khụng c ci giu h Dự h hụi hỏm ỳa tn Nh mỡnh sỏt ng, h n Cú cho thỡ cú l bao Con khụng bao gi c hi Quờ hng h ni no ( ) Mỡnh tm gi l no m Ai bit c tri vn xoay Lũng tt gi vo thi n h Bit õu... thớ sinh Cn khuyn khớch nhng bi vit cú cht vn, cú nhng suy ngh sỏng to - Vic chi tit húa im s ca cỏc cõu, cỏc ý phi m bo khụng sai lch vi tng im ca cõu v c thng nht trong hi ng chm im l c lm trũn n 0,5 im sau khi ó chm xong v cng tng im ton bi S GIO DC & O TO K THI CHN HC SINH GII CP TNH LP 11 QUNG BèNH NM HC 2012 - 2013 Mụn thi: Ng vn CHNH THC S bỏo danh (Khúa thi ngy 27 thỏng 3 nm 2013) Thi gian:... phỳt, khụng k thi gian giao Cõu 1 (4,0 im) Cú ba cỏch t lm giu mỡnh: mm ci, cho i v tha th (Theo: Ht ging tõm hn - NXB Tng hp TP HCM, 2008) Nhng suy ngm ca anh /ch v quan nim trờn Cõu 2 (6,0 im) Bn v lao ng ngh thut ca nh vn, Mỏc-xen Pruxt cho rng: Mt cuc thỏm him thc s khụng phi ch cn mt vựng t mi m cn mt ụi mt mi Anh/ch hóy trỡnh by ý kin ca mỡnh v nhn nh trờn ? HT K THI CHN HC SINH GII CP... dung trong du ( ) ch yu ch cú tớnh gi ý, khụng buc hc sinh phi trỡnh by tng t; giỏm kho cn linh ng khi vn dng ỏp ỏn B.hớng dẫn cụ thể I Yêu cầu về kĩ năng: - Yêu cầu 1: Biết cách làm một bài văn nghị luận - Yêu cầu 2: Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý Hình thành và triển khai ý tốt - Yêu cầu 3: Diễn đạt suôn sẻ Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp II Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm: Cõu... Cõu Yờu cu v ni dung HS cú th trỡnh by theo nhiu cỏch, nhng cn phi hiu ỳng v bn lun 1 c ý ngha cõu núi Bi vit phi chõn thnh, th hin c s hiu bit 4,0 v nhn thc sõu sc i vi vn , ng thi bit a ra nhng suy ngm cn thit cho bn thõn hon thin nhõn cỏch im a Gii thớch ý ngha cõu núi HS cn ch rừ: - T lm giu mỡnh: t nuụi dng v bi p tõm hn mỡnh 0,5 Mm ci: biu hin ca nim vui, s lc quan, yờu i Cho i: l bit quan tõm,... ti em tham gia mt cuc thi vit ngn bn v thỏi sng vi ch : Ngi ta ln hn, vỡ bit cỳi xung Hóy vit tham lun ca mỡnh trong khuụn kh 500 t Cõu 3 (12 im) Phõn tớch bi th c Tiu Thanh ký ca Nguyn Du Bn phiờn õm: Tõy H hoa uyn tn thnh kh, c iu song tin nht ch th Chi phn hu thn liờn t hu, Vn chng vụ mnh ly phn d C kim hn s thi n nan vn, Phong vn kỡ oan ngó t c Bt tri tam bỏch d niờn hu, Thi n h h nhõn khp T Nh?... xa ngm ngựi trong hai cõu thc 3 Bt lc trc nhng s tht au lũng, nghit ngó c kim hn s thi n nan vn v vn dn thõn chp nhn phong vn lỡ oan nh l mt nghip chng , mt thõn phn ó sm buc vo Cỏch dch Cỏi ỏn phong luphn no khiờn cng, thiu chiu sõu 4 D cm v mt tm lũng tng tri trong hu th cng l mt cỏch th hin tõm trng hoi nghi vi ng thi Chỳ ý ch khp trong bn phiờn õm, c hiu l khoỏc thm, thng xút, ng cm, rt phự hp vi... chng, phõn tớch) c Bi hc nhn thc v hnh ng: - S giu cú v tõm hn cú ý ngha quyt nh s hon thin nhõn cỏch ca mi ngi Cn cú ý thc gỡn gi v bi p i sng 0,5 tinh thn, tỡnh cm ca bn thõn khụng b xúi mũn v chai sn bi mt trỏi ca cuc sng hin i - lm c iu ú, phi bt u t nhng thỏi sng tớch cc, 0,5 cú ý ngha vi mỡnh v mi ngi 2 Hc sinh cú th trỡnh by theo nhiu cỏch, nhng c bn t c cỏc ni 6,0 dung sau: a Gii thớch vn . nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề, không làm bài. Hết SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2 011-2 012 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh các trường THPT) Thời. DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC Số báo danh KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11 NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: Ngữ văn (Khóa thi ngày 27 tháng 3 năm 2013) Thời gian: 180. đắn, tiến bộ. 1,0 0,5 1,5 0, 5 0, 5 HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2 011- 2012 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời