1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRIZ VÀ Ý TƯỞNG XE ĐẠP ĐI TRÊN MẶT NƯỚC

18 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm 1 HVTH: Nguyễn Hữu Toàn - CH1201072 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm LỜI NÓI ĐẦU Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi vấn đề cần phải giải quyết. Và mỗi người được có quyền tự lựa chọn cách giải quyết những vấn đề của mình. Đó là một trong những nhân tố quan trọng làm nên sự khác biệt giữa người này và người khác. Những người có giải pháp tốt hơn sẽ đưa họ vào những hoàn cảnh tốt hơn và ngược lại. Và những giải pháp mang tính chất đột phá, đưa đến những kết quả mới, tốt hơn những cái giúp cho xã hội ngày càng phát triển và người ta nói những giải pháp đó mang tính sáng tạo cao. Mọi người thường cho rằng, khả năng sáng tạo của mỗi người là do thiên phú và không phải ai cũng có được. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện ra rằng những suy nghĩ mang tính chất sáng tạo có thể được học tập và rèn luyện. Từ đó hình thành môn khoa học sáng tạo, nó giúp con người có khả năng suy nghĩ, tư duy tìm ra cách giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo và khoa học. Dưới sự hướng dẫn của giáo sư Hoàng Kiếm qua môn học Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, tôi đã viết một bài thu hoạch nhỏ về TRIZ - một trong các phương pháp cũng như là công cụ giúp con người có thể tư duy và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Đồng thời, bài thu hoạch cũng đưa ra một ví dụ minh hoạ ở phần sau cùng cho thấy cách áp dụng TRIZ vào đời sống thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn giáo sư Hoàng Kiếm, với thời gian ngắn ngủi trên lớp, thầy không thể nào truyền đạt được hết kiến thức của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà thầy mang lại là ngọn lửa đầu tiên cho sự đam mê nghiên cứu sáng tạo và tìm tòi cái mới trong tôi. Mặc dù bài thu hoạch đã được chuẩn bị cẩn thận, tuy nhiên khó tránh khỏi sai sót mong quý thầy cô và các bạn thông cảm. 2 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm PHẦN I KHÁI QUÁT TRIZ VÀ BỐN MƯƠI NGUYÊN TẮC I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TRIZ TRIZ (Theory of Inventive Problem Solving) là một phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo dựa trên suy luận và dữ liệu, được G.S. Altshuller và các đồng nghiệp tại U.S.S.R nghiên cứu và phát triển từ năm 1946 đến 1985, và đã trở thành một trong những phương pháp khoa học sáng tạo nổi tiếng trên thế giới. TRIZ được bắt đầu nghiên cứu với giả thuyết rằng có những nguyên tắc chung cho sự sáng tạo, và đó là cơ sở cho sự đổi mới để tạo ra những công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, những nguyên tắc này nên được hệ thống hoá và phổ biến cho mọi người để áp dụng vào quá trình sáng tạo trong khoa học và cuộc sống. Tinh thần của phương pháp này có thể tóm gọn lại như sau: Ai đó, ở nơi nào đó đã có phương pháp giải một quyết vấn đề tương tự. Sáng tạo lúc này là tìm ra giải pháp đó và vận dụng nó để quyết được vấn đề cụ thể đang gặp phải. TRIZ đã đưa ra 3 ý kiến chính trong quá trình nghiên cứu như sau: − Những vấn đề và giải pháp được lặp đi lặp lại trong các ngành công nghiệp và khoa học. Việc phân loại các mâu thuẫn trong mỗi vấn đề sẽ giúp dự đoán phương pháp sáng tạo cho vấn đề đó. − Những khuôn mẫu của sự tiến hoá trong kỹ thuật cũng được lặp đi lặp lại trong các ngành công nghiệp và khoa học. − Những đổi mới sáng tạo của một lĩnh vực thường bắt nguồn từ một hiệu ứng khoa học ở bên ngoài lĩnh vực đó. Qua nhiều nghiên cứu thực tiễn, TRIZ đã hình thành một mô hình giải quyết vấn đề chung với 4 bước: 3 HVTH: Nguyễn Hữu Toàn - CH1201072 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Mô hình giải quyết vấn đề của TRIZ II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CÁC NGUYÊN TẮC TRIZ Nguyên tắc hay thủ thuật là các tư duy riêng lẻ, giúp định hướng suy nghĩ. Các nguyên tắc thường đơn giản, tương đối độc lập và phù hợp với các quy luật phát triển hệ thống. Các nguyên tắc như là những mảnh ghép riêng lẻ, người ta có thể dùng các mảnh ghép để tạo thành một khối mới theo suy nghĩ của bản thân. Trên thực tế, các nguyên tắc thường được dùng một cách tổ hợp hơn là dùng riêng lẻ từng cái một để áp dụng giải quyết vấn đề. Để hiểu được các nguyên tắc cần phải hiểu theo nghĩa rộng, khái quát và cộng với trí tưởng tượng, liên kết sáng tạo. Không nên bám sát vào từng câu từng chữ của các nguyên tắc. Sau đây là một số lợi ích của hệ thống các nguyên tắc: - Cung cấp một hệ thống các cách xem xét các sự vật. - Tăng óc quan sát tò mò sáng tạo. - Phân tích, lý giải các giải pháp đã có. - Tăng tính nhanh nhạy trong tiếp thu và đánh giá giá trị của thông tin. - Tăng sự liên tưởng, thấy được sự liên kết giữa các sự vật tưởng chừng như rất khác xa nhau. - Giảm thiểu sự ì ạch trong suy nghĩ. - Phát hiện được các điều kiện có sẵn xung quanh mà không cần phải tốn công sức tạo ra. - Đưa ra và lựa chọn các cách thích hợp để khắc phục vấn đề. - Giải quyết các mâu thuẫn trong vấn đề. - Đưa ra các ý tưởng cải tiến, đổi mới hệ thống đã có. - Dự báo khuynh hướng phát triển của hệ thống. - Dùng để luyện tập trí tưởng tượng sáng tạo. - Góp phần xây dựng tư duy biện chứng hệ thống. 4 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Dùng để cải tiến chính bản thân, phát huy lối làm việc khoa học và sáng tạo. III. BỐN MƯƠI NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO CƠ BẢN CỦA TRIZ 1. Nguyên tắc phân nhỏ Chia đối tượng thành các phần độc lập. Làm cho đối tượng trở nên tháo lắp được. Tăng tính phân nhỏ đối tượng. Ví dụ: để tải một tập tin có dung lượng lớn trên mạng, người ta có thể chia tập tin đó thành nhiều tập tin nhỏ hơn và tải về. 2. Nguyên tắc “tách khỏi” Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng. Ví dụ: khi đang làm việc (cần thiết) người ta có thể tắt nhạc đi (phiền phức) để tập trung làm việc. Hoặc khi học nghe tiếng anh, người học nên tập trung nghe những từ chính trong câu, và bỏ đi những từ không quan trọng. 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Thay đổi các phần của đối tượng, để đối tượng có thể hoạt động tốt hơn. Ví dụ: thay một thanh RAM của máy tính với bộ nhớ lớn hơn để cho máy chạy nhanh hơn. 4. Nguyên tắc phản đối xứng Chuyển đối tượng có hình dạng (phẩm chất) đối xứng thành không đối xứng (nói chung làm giảm bậc đối xứng). Ví dụ: bề mặt bên ngoài và bên trong của một cái vỏ xe nên được thiết kế bất đối xứng, bên ngoài dày và có hoa văn để tăng ma sát với mặt đường, bên trong nhẵn để áp sát ruột xe. 5. Nguyên tắc kết hợp Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. Ví dụ: sắp xếp các tập tin cùng thể loại như vào cùng các thư mục như: phim, tài liệu, trò chơi… 6. Nguyên tắc vạn năng Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối tượng khác. 5 HVTH: Nguyễn Hữu Toàn - CH1201072 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Ví dụ: xe lội nước có thể vừa đi được trên cạn, vừa đi được dưới nước. 7. Nguyên tắc “chứa trong” Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. Ví dụ: cây cần câu có thể được thiết kế thành nhiều ống từ nhỏ đến lớn lồng nhau, giúp dễ dàng thu ngắn lại hay kéo dài ra. 8. Nguyên tắc phản trọng lượng Nếu đối tượng có nhược điểm, cần liên kết đối tượng với một đối tượng khác có ưu điểm nhằm bù trừ nhược điểm của nó. Ví dụ: Hàng hoá có chất lượng thấp sẽ tung ra nhiều khuyến mãi giảm giá tiền để thu hút khách hàng. 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Nếu theo điều kiện bài toán cần thực hiện tác động nào đó, yêu cầu thực hiện phản tác động trước. Ví dụ: một thao tác trên một phần mềm có thể mất 30 giây để thực hiện xong, nếu cho hiên một bản thông báo cần phải đợi 1 phút, và sau 30 giây thì đã thực hiện xong thì sẽ tạo cho người dùng cảm giác hài lòng hơn. 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng. Ví dụ: nhãn mác đã được gắn sẵn một lớp keo, khi sử dụng chỉ cần gỡ lớp bảo vệ bên ngoài và dán, không cần dùng thêm keo khác. 11. Nguyên tắc dự phòng Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn. Ví dụ: các loại vắc-xin có thể giúp tạo trước kháng thể chống lại một số loại bệnh tật nhất định. 12. Nguyên tắc đẳng thế Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. Ví dụ: các biển báo giao thông nên được đặt vừa tầm nhìn của người đi đường. 13. Nguyên tắc đảo ngược Thay vì hành động như bình thường, hãy hành động ngược lại. 6 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Ví dụ: trong lập trình, ở một số trường hợp nhất định, giải thuật kiểm tra điều kiện đúng sẽ tốn nhiều thời gian, ta nên làm ngược lại, kiểm tra điều kiện sai trước. 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. Chuyển từ cách tiếp cận thông thường (thẳng) sang cách tiếp cận khác (vòng) Ví dụ: tổng thể của một cây cầu được thiết kế dạng cong để ít chịu lực hơn là một cây cầu thẳng. 15. Nguyên tắc linh động Chuyển đối tượng từ trạng thái không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động sang thay đổi để phù hợp tốt nhất với từng giai đoạn khác nhau của quá trình đó. Ví dụ: máy điều hoà nhiệt độ có thể tuỳ chỉnh nhiệt độ để thích hợp với thời tiết. 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản và dễ giải hơn. Ví dụ: chấp nhận một giải thuật ít tối ưu hơn một chút để có thể giải quyết vấn đề ngay lập tức thay vì tốn quá nhiều thời gian để đi tìm một giải thuật tối ưu hơn. 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác Thay vì nhìn (sử dụng) đối tượng theo cách thông thường, hãy nhìn (sử dụng) đối tượng từ những góc độ, "chiều" khác nhau có trong đối tượng và môi trường. Ví dụ: chứng minh bằng phản chứng là cách nhìn theo chiều ngược lại. 18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động ( đến tần số siêu âm). Sử dụng tầng số cộng hưởng. Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện. Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ. Dao động hiểu theo nghĩa: Đối tượng có thể dễ dàng thay đổi xung quanh trạng thái cân bằng của mình. Những đối tượng có khả năng đó thường có sức sống cao, dễ thích nghi với môi trường. 7 HVTH: Nguyễn Hữu Toàn - CH1201072 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Ví dụ: con lắc đồng hồ, con lật đật 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung). Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ. Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác. Khi tác động liên tục gặp vấn đề khó khăn, người ta sẽ giải quyết chúng bằng cách chuyển sang tác động theo chu kỳ (ngắt quãng, rời rạc) Ví dụ: đèn hiệu của các xe chuyên dụng như xe cứu thương, xe cứu hoả không phải là đèn sáng liên tục mà là đèn nháy để gây chú ý đặc biệt. 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích Thực hiện công việc một cách liên tục. Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay. Nguyên tắc này đòi hỏi các tác động có ích phải xảy ra liên tục (không có thời gian chết) và tính có ích của các tác động phải càng ngày, càng tăng. Ví dụ: khi hệ thống làm lạnh hoạt động sẽ rất nóng, người ta có thể tận dụng lượng nhiệt này đồng thời để làm máy nước nóng. 21. Nguyên tắc “vượt nhanh” Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn. Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết. Ví dụ: túi hơi trên xe ô tô phải bung ra thật nhanh khi xe có va chạm mạnh. 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi. Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác. Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa. Ví dụ: dùng phân của gia súc để sản xuất khí gas vừa đảm bảo vệ sinh môi trường vừa sinh ra năng lượng cho các hoạt động khác. 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi Thiết lập quan hệ phản hồi Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi (hoàn thiện) nó. 8 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Phản hồi hiểu theo nghĩa: đối tượng (chức năng) A tác động lên đối tượng (chức năng) B, sau đó đối tượng (chức năng) B cũng có tác động ngược trở lại đối tượng (chức năng) Ví dụ: các công ty sản xuất hàng hoá có các chương trình ưu đãi cho khách hàng, thì lượng khách hàng mua sản phẩm sẽ nhiều hơn. 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp. Ví dụ: để hoán đổi giá trị của hai biến số, người ta thường dùng một biến số trung gian. 25. Nguyên tắc tự phục vụ Đối tượng phải tự phục vụ bằng các thao tác hỗ trợ, sửa chữa. Sử dụng chất liệu phế thải, năng lượng thặng dư. Ví dụ: xe hơi có lớp sơn có thể tự lành ở những vết trầy xướt nhỏ. 26. Nguyên tắc sao chép (copy) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao. Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết. Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại Ví dụ: photocopy một cuốn sách sẽ tốn ít chi phí hơn so với mua một cuốn mới. 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như về tuổi thọ). Ví dụ: điện thoại di động có thể thay thế vỏ kim loại đắt tiền bằng vỏ nhựa để giảm giá thành sản phẩm. 28. Thay thế sơ đồ cơ học Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị. Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng . Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định . Ví dụ: dùng bức xạ hoặc tia lazer thay cho phẫu thuật để điều trị các khối u. 9 HVTH: Nguyễn Hữu Toàn - CH1201072 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm 29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực. Ví dụ: dùng các bánh xe rỗng ruột được bơm đầy khí thay cho bánh xe đặc ruột. 30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối. Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng. Ví dụ: trong lập trình với cơ sở dữ liệu, để cho đơn giản, người ta viết ra những framework che đi sự phức tạp của các câu truy vấn và cung cấp cho người dùng những giao diện đơn giản và dễ sử dụng. 31. Sử dụng các vật liệu nhiều lổ Làm đối tượng có nhiều lổ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lổ (miếng đệm, tấm phủ ) Nếu đối tượng đã có nhiều, lổ sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó Ví dụ: để thực phẩm có thể thấm gia vị tốt hơn người ta dùm kim nhọn đâm vào nó nhiều lổ nhỏ như: trứng kho, thịt kho 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài. Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang. Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu. Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp. Ví dụ: áo của các công nhân quét đường sẽ sáng lên khi có đèn xe chiếu đến vào ban đêm. 33. Nguyên tắc đồng nhất Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước. 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không càn thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi ) hoặc phải biến dạng. 10 [...]... chiếc xe đạp nhờ vào áp dụng lý thuyết TRIZ IV HƯỚNG GIẢI QUYẾT Thiết kế cho một chiếc xe đạp trên mặt nước Chiếc xe đạp cần thêm một bộ dụng cụ để có thể nổi và di chuyển trên mặt nước Một số yêu cầu được đề ra như sau: - Bộ dụng cụ cần phải được tách rời và dễ dàng lắp đặt trên các loại xe đạp và không thay đổi cấu trúc có sẵn của xe quá nhiều - Chiếc xe đạp phải di chuyển được bình thường ngay cả trên. .. dụng cụ này là: - Bề mặt tiếp xúc rộng sẽ giúp cho xe nổi được trên mặt nước - Khối lượng nhẹ Dựa trên nguyên tắc giải quyết của TRIZ, người ta đã ghi lại các vấn đề dưới dạng các mâu thuẫn: Vấn đề: cần biến đổi một chiếc xe đạp bình thường thành một chiếc xe đạp có thể nổi trên mặt nước, có trọng lượng nhẹ Mâu thuẫn về mặt kỹ thuật: tăng diện tích ( gắn thêm bộ dụng cụ vào xe đạp ) nhưng đòi hỏi không... (hoặc tăng không đáng kể) Lý tưởng: xe đạp có thể chạy trên mặt đất và trên mặt nước với khối tượng tăng không đáng kể Áp dụng một số nguyên tắc TRIZ để giải quyết mâu thuẫn: 13 HVTH: Nguyễn Hữu Toàn - CH1201072 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Nguyên tắc 2 ( Tách rời ) Nguyên tắc 4 ( Bất đối xứng ) Nguyên tắc 17 ( Chuyển động tới chiều mới ) Nguyên tắc 29 ( Xây dựng khí, thuỷ... ngay cả trên cạn và dưới nước sau khi lắp đặt bộ dụng cụ - Trọng lượng cho phép của một người trên xe vào khoảng 100kg - Cách thức sử dụng để xe di chuyển được trên mặt nước nên giống như cách sử dụng trên mặt đất Nếu không sẽ gây khó khăn cho người sử dụng - Chất liệu để chế tạo bộ dụng cụ cần phải có đặc tính nhẹ, chống thấm nước và có giá rẻ Dựa vào những đặc đi m trên, hai đặc đi m chính được đặt... dùng các thùng nước rỗng để giúp xe đạp nổi được trên mặt nước Xe cũng hoạt động được cả trên cạn lẫn dưới nước 16 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm PHẦN III KẾT LUẬN Khả năng sáng tạo của con người là vô hạng Có người có tính sáng tạo cao là do thiên phú, tuy nhiên bản thân mỗi người hoàn toàn có thể tự rèn luyện cho mình cách suy nghĩ và tư duy sáng tạo Dựa trên các công... mình cách suy nghĩ và tư duy sáng tạo Dựa trên các công cụ có sẵn, mà đi n hình là trong bài thu hoạch đã đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của TRIZ Tư duy sáng tạo hoàn toàn là một môn khoa học, các nguyên tắc cơ bản giúp ta có hướng tư duy để đi đến sáng tạo và khoa học Sáng tạo không nhất thiết phải là những phát minh vĩ đại, những sáng kiến đột phá, nó có thể là một vấn đề nhỏ nhặt, gần gũi với cuộc... giải quyết và các tiêu chí đặt ra Một chiếc xe đạp vừa chạy được trên cạn và vừa chạy được trên mặt nước của một người dân Ấn Độ Một người đàn ông ở Ấn Độ đã dùng chiếc xe này để đi thăm người yêu của mình bên kia con sông mà không cần phải dùng đến bất kỳ chiếc thuyền nào 14 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Chiếc xe đạp di chuyển trên mặt đường bình thường, khi đó các bộ dụng... bánh xe Khi bật các bộ dụng cụ gắn thêm ra, xe có thể nổi và di chuyển được trên mặt nước và không cần phải dùng thêm các mái chèo Các căm xe của bánh sau được thay thế bằng những thanh có mặt dẹt thay vì tròn và nhỏ như xe đạp bình thường 15 HVTH: Nguyễn Hữu Toàn - CH1201072 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Một mô hình khác cũng khá thành công, giống với mô hình trên nhưng... Kiếm XE ĐẠP TRÊN MẶT NƯỚC I ĐẶT VẤN ĐỀ Những đứa trẻ thường thích thú với những trò chơi trên mặt nước Một chiếc thuyền cá nhân trong kì nghỉ hè luôn là một trong những thứ mà mọi đứa trẻ đều mong muốn Tuy nhiên, việc có một chiếc thuyền cá nhân không phải luôn là đi u dễ dàng Và một ý tưởng đã được đưa ra, đó là chúng ta có thể tự chế tạo một chiếc thuyền cá nhân bằng phương pháp ít tốn kém và dễ... một cách hiệu quả hơn Các nguyên tắc (thủ thuật) của TRIZ cần được vận dụng một cách mềm dẻo và tuỳ biến, không nên khô cứng vào lý thuyết, có như vậy thì người học mới có thể phát huy nó được một cách hiệu quả 17 HVTH: Nguyễn Hữu Toàn - CH1201072 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình của GS TSKH Hoàng Kiếm 2 Giáo trình “Phương pháp luận sáng tạo . về mặt kỹ thuật: tăng diện tích ( gắn thêm bộ dụng cụ vào xe đạp ) nhưng đòi hỏi không tăng về khối lượng (hoặc tăng không đáng kể). Lý tưởng: xe đạp có thể chạy trên mặt đất và trên mặt nước. thống các nguyên tắc: - Cung cấp một hệ thống các cách xem xét các sự vật. - Tăng óc quan sát tò mò sáng tạo. - Phân tích, lý giải các giải pháp đã có. - Tăng tính nhanh nhạy trong tiếp thu và đánh. của TRIZ II. ĐẶC ĐI M CƠ BẢN CÁC NGUYÊN TẮC TRIZ Nguyên tắc hay thủ thuật là các tư duy riêng lẻ, giúp định hướng suy nghĩ. Các nguyên tắc thường đơn giản, tương đối độc lập và phù hợp với các

Ngày đăng: 05/07/2015, 18:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w