1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN JAVA SERVER FACES FRAMEWORK

12 686 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 193,23 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu khoa học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI THU HOẠCH MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN JAVA SERVER FACES FRAMEWORK Giáo viên hướng dẫn : Học viên thực hiện : GS.TSKH. HOÀNG KIẾM Nguyễn Võ Thông Thái MSHV : CH1301053 TPHCM, 05/2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HVTH: Nguyễn Võ Thông Thái – CH1301053 Trang 1 Phương pháp nghiên cứu khoa học TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI THU HOẠCH MÔN BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN JAVA SERVER FACES FRAMEWORK TPHCM - 2014 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu đề tài Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phát sinh các vấn đề cần phải giải quyết.Vì vậy chúng ta cần trang bị năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề để từ đó có thể tạo ra những tri thức mới, cách giải quyết vấn đề mới. Tuy nhiên sáng tạo là một môn khoa học, vì vậy việc nắm vững khoa học sáng tạo sẽ tăng cường hiệu quả sáng tạo, rút ngắn thời gian và tiết kiệm tài lực. Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để đặt HVTH: Nguyễn Võ Thông Thái – CH1301053 Trang 2 Phương pháp nghiên cứu khoa học vấn đề một cách bao quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng tượng các hậu quả có thể nảy sinh. Sự sáng tạo nảy sinh ở mọi tầng lớp và mọi giai đoạn trong cuộc sống của chúng ta. Nhà toán học vĩ đại Poincaré có nói: "Trong sáng tạo khoa học, ý tưởng chỉ là những ánh chớp, nhưng ánh chớp đó là tất cả", hay lời của một nhà khoa học vĩ đại khác, Linus Pauling, khi trả lời câu hỏi làm thế nào người ta sáng tạo ra được các lý thuyết khoa học: "Người ta phải cố nắm bắt được nhiều ý tưởng" và "con đường để có được một ý tưởng tốt là có thật nhiều ý tưởng". Tóm lại, bạn làm được gì mới, khác và có ích lợi, đấy là sáng tạo. "Phương pháp luận sáng tạo" là bộ môn khoa học có mục đích trang bị cho người học hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành về suy nghĩ để giải quyết các vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy. Sau khi tham dự môn học về “Phương pháp lí luận sáng tạo khoa học” do thầy GS-TSKH Hoàng Kiếm giảng dạy, tôi đã có những kiến thức căn bản về các nguyên lí sáng tạo. Vận dụng các nguyên lí sáng tạo vào nghiên cứu khoa học là rất quan trọng. Nó giúp các ứng dụng sáng tạo hoạt động linh hoạt và hiệu quả, mang lại những kết quả ưu việt nhất; đồng thời chống lại thói quen suy nghĩ theo lối mòn và tính ỷ tâm lí. Trong phạm vi đề tài này, tôi muốn chia sẽ những thông tin và những hiểu biết của bản thân về những gì tôi đã tìm hiểu được và những áp dụng của phương pháp lí luận sáng tạo mà tôi tìm thấy ở đây. 1.2. Phạm vi của đề tài Tìm hiều các khái niệm liên quan đếncác nguyên lý sáng tạo, sự vận dụng các nguyên lý sáng tạo trong các ứng dụng công nghệ thực tế 1.3. Phương pháp thực hiện. Để thực hiện đề tài tôi đã tìm hiểu tổng quan về các nguyên lý sáng tạo, sự vận dụng các nguyên lý sáng tạo trong các ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay. Về nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu các khái niệm và các kiến thức có liên trên các sách chuyên ngành, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học,… 1.4. Bố cục bài thu hoạch Nội dung của bài thuhoạch bao gồm 4 chương: Chương 1: Mở đầu Giới thiệu tổng quan về đề tài, phạm vi và phương pháp thực hiện đề tài. Cuối cùng là đề ra bố cục trình bày của bài thu hoạch. Chương 2: Các khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoa học Trình bày các khái niệm cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học Chương 3: Các khái niệm liên quan đến vấn đề khoa học, các phương pháp giải quyết, các nguyên lý sáng tạp Đây là chương mô tả về các khái niệm liên quan đến việc giải quyết một vấn đề khoa học, các khái niệm của các nguyên lý sáng tạo. Chương 4:Phân tích vận dụng các nguyên lý sáng tạo vào mô hình phát triển Java Server Faces Framwork HVTH: Nguyễn Võ Thông Thái – CH1301053 Trang 3 Phương pháp nghiên cứu khoa học CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM KHOA HỌC - NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – TƯ DUY SÁNG TẠO 2.1. Khoa học Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội cái mà có thể thay thế dần những cái cũ, cái không còn phù hợp. Do đó, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra hai hệ thống tri thức là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. 2.2. Nghiên cứu khoa học 2.2.1. Khái niệm Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. 2.2.2. Các bước nghiên cứu  Gồm 7 bước: a) Xác lập vấn đề nghiên cứu. b) Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu. c) Lựa chọn nghiên cứu thông tin. d) Xây dựng giả thuyết, lựa chọn phương pháp và lập kế hoạch. e) Hoàn tất nghiên cứu. f) Viết báo cáo hoàn tất công trình. g) Giai đoạn kết thúc. 2.3. Tư duy sáng tạo 2.3.1. Khái niệm Nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của tư duy sáng tạo là giúp ìm ra các phương án, các lời giải, cách giải quyết cho một phần hoặc toàn bộ vấn đề được đặt ra. Tư duy sáng tạo là một kĩ năng cực kỳ quan trọng mà bản thân mỗi con người cần có, trao dồi và phát triển không ngừng. 2.3.2. Đặc điểm  Không có khuôn mẫu.  Không cần trang bị đắt tiền.  Không phức tạp trong thực nghiệm. HVTH: Nguyễn Võ Thông Thái – CH1301053 Trang 4 Phương pháp nghiên cứu khoa học CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ KHOA HỌC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT – CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO 3.1. Vấn đề khoa học Vấn đề khoa học cũng được gọi là vấn đề nghiên cứu hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. 3.2. Phân loại Nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai vấn đề :  Vấn đề về bản chất sự vật đang tìm kiếm.  Vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý thuyết và thực tiễn những vấn đề thuộc lớp thứ nhất. 3.3. Các phương pháp phát hiện vấn đề  Có 6 phương pháp: a) Tìm những kẻ hở, phát hiện những vấn đề mới. b) Tìm những bất đồng. c) Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường. d) Quan sát những vướng mắc trong thực tiễn. e) Lắng nghe lời kêu ca phàn nàn. f) Cảm hứng: những câu hỏi bất chợt xuất hiện khi quan sát sự kiện nào đó. 3.4. Các nguyên lý sáng tạo Nguyên lý là thao tác tư duy đơn lẻ kiểu: hãy đặc biệt hoá bài toán, hãy phân nhỏ đối tượng, hãy làm ngược lại… Dựa trên việc phân tích hàng trăm ngàn sáng chế ở những nghành kỹ thuật mũi nhọn, người ta tìm được 40 thủ thuật cơ bản. Chúng còn có tên gọi là các thủ thuật khắc phục mâu thuẫn kỹ thuật. Cùng với sự phát triển của KHKT, số lượng các thủ thuật có thể tăng thêm và bản thân từng thủ thuật sẽ được cụ thể hoá hơn nữa cho phù hợp với các chuyên nghành hẹp. 40 nguyên lý sáng tạo này bao gồm: - Nguyên tắc phân nhỏ. - Nguyên tắc tách khỏi. - Nguyên tắc phẩm chất cục bộ. - Nguyên tắc phản đối xứng. - Nguyên tắc kết hợp. - Nguyên tắc vạn năng. - Nguyên tắc chứa trong. - Nguyên tắc phản trọng lượng. - Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ. - Nguyên tắc thực hiện sơ bộ. - Nguyên tắc dự phòng. - Nguyên tắc đẳng thế. HVTH: Nguyễn Võ Thông Thái – CH1301053 Trang 5 Phương pháp nghiên cứu khoa học - Nguyên tắc đảo ngược. - Nguyên tắc cầu hóa. - Nguyên tắc linh động. - Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”. - Nguyên tắc chuyển sang chiều khác. - Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học. - Nguyên tắc tác động theo chu kỳ. - Nguyên tắc liên tục tác động có ích. - Nguyên tắc “vượt nhanh”. - Nguyên tắc biến hại thành lợi. - Nguyên tắc quan hệ phản hồi. - Nguyên tắc sử dụng trung gian. - Nguyên tắc tự phục vụ. - Nguyên tắc sao chép. - Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”. - Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học. - Nguyên tắc sử dụng các kết cấu khí và lỏng. - Nguyên tắc sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng. - Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ. - Nguyên tắc thay đổi màu sắc. - Nguyên tắc đồng nhất. - Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần. - Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng. - Nguyên tắc sử dụng sự chuyển pha. - Nguyên tắc sử dụng sự nở nhiệt. - Nguyên tắc sử dụng chất oxy hóa mạnh. - Nguyên tắc thay đổi độ trơ. - Nguyên tắc sử dụng vật liệu hợp thành composit. 3.5. Nội dung một số nguyên tắc sáng tạo được dùng. [1],[2] 3.5.1. Nguyên tắc phân nhỏ  Nội dung  Chia đối tượng thành các phần độc lập.  Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.  Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng  Ví dụ  Báo khổ rộng in thành những cột nhỏ cho dễ đọc  Xe chở vật siêu trường siêu trọng, thay vì làm bánh xe ô tô cho thật lớn, người ta làm xe có rất nhiều dãy bánh kích thước bình thường. 3.5.2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng  Nội dung HVTH: Nguyễn Võ Thông Thái – CH1301053 Trang 6 Phương pháp nghiên cứu khoa học  Tách phần gây "phiền phức" (tính chất "phiền phức") hay ngược lại, tách phần duy nhất "cần thiết" (tính chất "cần thiết") ra khỏi đối tượng  Ví dụ  Áo gối, vỏ chăn bông…tách khỏi gối và chăn, nên khi bị bẩn không cần thiết phải giặt nguyên cả chăn hay gối.  Các thư viện lớn có nhiều sách, việc tìm sách trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Người ta tách những thông tin chính về quyển sách thành thư mục, thuận tiện cho bạn đọc. 3.5.3. Nguyên tắc kết hợp  Nội dung  Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.  Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.  Ví dụ  Súng nhiều nòng.  Máy may nhiều kim 3.5.4. Nguyên tắc vạn năng  Nội dung  Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối tượng khác.  Ví dụ  Xe lội nước vừa đi được trên bộ, vừa đi được dưới nước  Loại ổ cắm cho phép sử dụng được với cả hai loại phích cắm dẹt và phích cắm tròn. 3.5.5. Nguyên tắc sử dụng trung gian  Nội dung  Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.  Ví dụ  Các chất xúc tác hoá học.  Trong tính toán toán học, có khi cần dùng số phức, hệ số nhị phân 3.5.6. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ  Nội dung  Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất.  Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau  Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công việc  Ví dụ  Các tờ lịch dùng để chỉ ngày, thứ trong tuần, nhưng các ngày không giống nhau: có ngày làm việc, chủ nhật và ngày lễ nghỉ. Để phân biệt điều ấy, các ngày nghỉ được in mực đỏ.  Quần áo mặc thường rách trước tại những chỗ như đầu gối, khuỷu tay, vai, nách, các đường chỉ may. Do vậy, đặc biệt với quần áo bảo hộ lao động những chỗ nói trên thường được làm dày hơn và may thành gân ở những chỗ ghép các mảnh vải. 3.5.7. Nguyên tắc “chứa trong”  Nội dung HVTH: Nguyễn Võ Thông Thái – CH1301053 Trang 7 Phương pháp nghiên cứu khoa học  Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba  Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.  Ví dụ  Loại ăngten dùng cho máy thu thanh, thu hình, khi cần có thể kéo dài hoặc thu ngắn lại nhờ những ống kim loại đặt bên trong nhau.  Vận chuyển vật liệu trong các đường ống. 3.5.8. Nguyên tắc linh động  Nội dung  Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.  Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.  Ví dụ  Các loại bìa kẹp, cho phép lấy bớt hoặc thêm các tờ giấy rời.  Líp xe đạp có thể quay ngược mà không ảnh hưởng đến chuyển động của xe, líp xe nhiều tầng, xe có nhiều số tốc độ. 3.5.9. Nguyên tắc sao chép  Nội dung  Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.  Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.  Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.  Ví dụ  Các loại bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị.  Các cách mô hình hoá. 3.5.10. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”  Nội dung  Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như về tuổi thọ).  Ví dụ  Ly chén dĩa bằng giấy hoặc nhựa rẻ tiền, dùng một lần, đảm bảo vệ sinh, dùng tại những nơi không có điều kiện rửa hoặc cần phải tiết kiệm thời gian.  Các cảnh giả, hiệu ứng hình ảnh dùng trong đóng phim, kịch  Các thí nghiệm dùng súc vật thay người. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VIỆCVẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀO MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN JAVA SERVER FACES (JSF) 4.1. Giới thiệu Hiện nay, có hai công nghệ phổ biến để lập trình một ứng dụng web: HVTH: Nguyễn Võ Thông Thái – CH1301053 Trang 8 Phương pháp nghiên cứu khoa học  Dạng “rapid development”, phát triển ứng dụng nhanh chóng, cho phép nhà phát triển sử dụng môi trường lập trình trực quan như Asp.net của Microsoft.  Dạng “hard-core coding”, nhà phát triển cần lập trình với nhiều dòng lệnh hơn để thực hiện những tác vụ bên dưới như Java EE. (Java Enterprise Edition) Nhà phát triển gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn. Java EE là một hệ thống khá hấp dẫn, được hỗ trợ rộng rãi, có thể chạy trên nhiều nền khác nhau, có một cộng đồng hỗ trợ phát triển đông đảo. Mặt khác, Asp.net cho phép người lập trình có thể phát triển giao diện người dùng thân thiện mà không cần phải viết nhiều code. Tất nhiên, nhà phát triển muốn cả hai. Và JSF (JavaServer Faces) mang đến cho người lập trình sự dễ dàng hơn trong việc tạo ra giao diện người dùng ở phía server. Cũng như lập trình ứng dụng phía client, có thể xem JSF chính là “Swing dành cho ứng dụng server”. So với lập trình JSP (Java Server Pages), thì JSF giúp người lập trình dễ dàng hơn trong nhiều tác vụ mà nếu phát triển bằng JSP cần phải tự viết, ví dụ như xử lý điều hướng và kiểm tra tính hợp lệcủa dữ liệu nhập. Một sự ví von, người lập trình có thể xem servlet và JSP như là “ngôn ngữ assembly” nếu so với framework JSF.  JSF gồm những phần sau  Một tập những giao diện người dùng (user interfacecomponent) đã được xây dựng sẵn.  Mô hình lập trình hướng sự kiện.  Mô hình component cho phép các bên phát triển thứ3 xây dựng bổ sung các component. Có những component JSF rất đơn giản, ví dụ như input field hay button. Nhưng cũng có những component thì phức tạp hơn nhiều, ví dụ như: data tables hay trees. JSF chứa đựng tất cả những đoạn code phục vụ cho việc xử lý sự kiện và tổ chức các component. Lập trình viên không cần phải quan tâm đến những chi tiết đó và có thể tập trung để xử lý các thao tác logic của ứng dụng. Và quan trọng nhất, JSF chính là một phần của Java EE. Do đó JSF đã được bao gồm trong các Java EE application server (vd: Tomcat), và do đó dễ dàng để có thể chạy được ứng dụng phát triển bằng JSF. Và hầu hết các môi trường phát triển tích hợp (IDE) ngày nay đều hỗ trợ cho JSF, từ đơn giản cho đến phức tạp, gấp thả các component. Một số IDE hỗ trợ JSF bao gồm: NetBean, JBuilder, Eclipse, JDeveloper… 4.2. Các nguyên tắc sáng tạo được ứng dụng trong Java Server Faces (JSF)  Nguyên tắc phân nhỏ.  Nguyên tắc tách khỏi.  Nguyên tắc kết hợp.  Nguyên tắc vạn năng.  Nguyên tắc sử dụng trung gian.  Nguyên tắc phẩm chất cục bộ.  Nguyên tắc chứa trong.  Nguyên tắc linh động.  Nguyên tắc sao chép.  Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”. 4.3. Phân tích các nguyên tắc sáng tạo trong JSF 4.3.1. Nguyên tắc phân nhỏ  JSF hỗ trợ một tập các thẻ chuẩn với nhiều chức năng khác nhau. Bao gồm các thẻ core và html. Phần lớn các thẻ core đại diện cho những đối tượng và người lập trình thêm vào một component, cụ thể: HVTH: Nguyễn Võ Thông Thái – CH1301053 Trang 9 Phương pháp nghiên cứu khoa học  Attributes  Listeners  Converters  Validators  Facets  Parameters  Select items  Có nhóm các thẻ JSF HTM L:  Inputs (input )  Outputs (output )  Commands (commandButton and commandLink)  Selections (checkbox, listbox,menu,radio)  Layouts (panelGrid)  Data table (dataTable)  Errors and messages (message, messages) 4.3.2. Nguyên tắc tách khỏi:  JSF hỗ trợ kiến trúc MVC giúp cho việc quản lý giữa các tầng trở nên linh hoạt hơn. Tất cả các ứng dụng đều cho phép người sửdụng tạo ra những dữ liệu cụ thể, ví dụ như giỏ hàng (shopping carts), đăng ký vé máy bay Những dữ liệu như thế được gọi là model. Và nhà lập trình phải tạo ra view cho dữ liệu model đó. Trong lập trình web, HTML (hay những kỹ thuật tương tự) được dùng để tạo ra view. JSF kết nối view và model với nhau, Faces Servlet đóngvai trò như một controller, để cập nhật view cũng như model. Hình : Mô hình MVC trong Java Server Faces 4.3.3. Nguyên tắc kết hợp  Tuy JSF chia thành các tầng khác nhau trong mô hình MVC. Tuy nhiên controller sẽ giúp cho view và model giao tiếp với nhau.  JSF có khả năng kết hợp với những công nghệ khác như EJB.  JSF cung cấp nhưng dịch vụ kết hợp như  Chuyển đổi dữ liệu - người dùng nhập dữ liệu vào web form dưới dạng text. Nhưng đối tượng xử lý muốn dữ liệu ở dạng số, ngày tháng hay một kiểu dữ liệu nào đó. Với JSF thì sự chuyển đổi dữ liệu rất đơn giản. HVTH: Nguyễn Võ Thông Thái – CH1301053 Trang 10 [...]... CH1301053 Trang 11 Phương pháp nghiên cứu khoa học 4.3.9 Nguyên tắc sao chép  Khi phát triển những phiên bản mới JSF giữ lại một vài tính năng của phiên bản cũ như bộ điều hướng, managed bean, bộ kiểm tra lỗi và chuyển kiểu… 4.3.10 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”  JSF là một framework open source, vì vậy nó sẽ tiết kiệm hơn so với việc sử dụng Net 4.4 Kết luận Qua các nội dung đã trình bày, người viết... đã cố gắng tìm tòi, phân tích và chỉ ra được một số trong số những nguyên tắc sáng tạo có thể thấy được trong JSF framework Có thể những phân tích, nhận định của người viết còn mang tính chủ quan, chưa chính xác hoặc còn thiếu sót, nhưng qua đó chúng ta có thể phần nào sức mạnh mà Framework này đem lại Nó là một công nghệ khá mạnh hiện nay, có thể thay thế và vượt trội hơn Struts Framework về mặt giao... phát triển thứ 3 có thể phát triển những component riêng cho ứng dụng JSF Ví dụ như Calendar component, sau đó muốn sử dụng ta chỉ việc khai báo một lệnh đơn giản: 4.3.4 Nguyên tắc vạn năng Java vừa hỗ trợ tầng view, vừa hỗ trợ tầng controller Ngoài các bộ thẻ chuẩn về core và html như được giới thiệu ở phần 4.3.1 JSF còn được hỗ trợ từ JBoss (third party vendor) bộ thẻ dành cho ajax 4.3.5 Nguyên tắc. ..         Phương pháp nghiên cứu khoa học  Xử lý lỗi và kiểm tra tính hợp lệ - với JSF, ta có thể dễ dàng để thêm những luật kiểm tra tính hợp lệ cho các field ví dụ như “field này không được để trống”, “field này phải là số”…Và tất nhiên, khi người dung nhập sai, JSF cung cấp cho ta cơ chế hiển thị thông báo lỗi rất đơn giản  Quốc tế hóa – JSF hỗ trợ chúng ta phát triển ứng dụng đa ngôn... phù hợp với người dùng đó 4.3.7 Nguyên tắc chứa trong JSF được hỗ trợ bởi các Third Party Vendor như JBoss, Oracle… Có khả năng tích hợp với EJB, Spring Framework 4.3.8 Nguyên tắc linh động JSF được xem như là “thư viện thành phần” nên việc thêm bớt 1 thành phần nào đó rất đơn giản JSF được xây dựng trên nền tảng lập trình hướng đối tượng nên có thể thừa kế, nâng cấp các ứng dụng dễ dàng, linh động... logic JSF sử dụng bean cho mục đích này Các trang JSF sẽ tham chiếu đến các thuộc tính của bean, và xử lý logic cũng được chứa trong các đoạn mã của bean  Bộ điều hướng: Sau khi người dùng điền đầy đủ thông tin vào text field, select list, radio button… và bấm vào nút button, gửi các thông tin trong form về cho server Vào lúc này, ứng dụng của ta cần phải phân tích và quyết định trang JSF nào sẽ được... dụng trung gian Để view và model được giao tiếp với nhau, JSF đóng vai trò trung gian là controller JSF thường được sử dụng như 1 framework trung gian cùng với các framework khác JPA để hỗ trợ cho tầng model (đối tượng hóa database) 4.3.6 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ JSF có các thành phần chính như Managed Bean, bộ Điều Hướng, bộ chuyển kiểu và kiểm tra tính hợp lệ, bộ xử lý sự kiện Mỗi thành phần có... công nghệ khá mạnh hiện nay, có thể thay thế và vượt trội hơn Struts Framework về mặt giao diện với những hỗ trợ từ nhà phát triển thế ba như JBoss, Oracle… Trong tương lai nó hứa hẹn sẽ thay thế cho Struts và hỗ trợ phát triển những ứng dụng trực quan, thân thiện, đẹp không kém so với các công nghệ của Net như Sliverlight… HVTH: Nguyễn Võ Thông Thái – CH1301053 Trang 12 ... nhật dữ liệu, do đó người lập trình không cần quan tâm đến việc kiểu dữ liệu input sai làm ảnh hưởng đến logic bài toán  Xử Lý Sự Kiện: Ứng dụng web thường phải đáp ứng các sự kiện từ phía người dùng, như khi người dùng bấm vào một nút button hay lựa một tuỳ chọn từ menu Lấy một ví dụ, ta muốn phản ứng lại khi người dùng lựa chọn một thành phố trong form địa chỉ bằng cách thay đổi quận/huyện và hiển . Phương pháp nghiên cứu khoa học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI THU HOẠCH MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO QUÁ TRÌNH. 3 Phương pháp nghiên cứu khoa học CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM KHOA HỌC - NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – TƯ DUY SÁNG TẠO 2.1. Khoa học Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học. 1 Phương pháp nghiên cứu khoa học TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI THU HOẠCH MÔN BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN JAVA SERVER

Ngày đăng: 21/05/2015, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w