Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
2,7 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG TIN HỌC PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID QUA PHƯƠNG PHÁP SCAMPER Giảng viên hướng dẫn: GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM Học viên thực hiện: NGUYỄN VĂN KIỆT Khóa: CAO HỌC 08 Mã số học viên: CH1301095 PPNCKH & TDST TRONG TIN HỌC Trang 1 TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm, người Thầy giảng dạy và hướng dẫn những kinh nghiệm nghiên cứu khoa học đầy tâm huyết. Thầy không những giảng dạy những nguyên lý và phương pháp nghiên cứu khoa học mà còn truyền đạt những kinh nghiệm trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học. Thầy luôn tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi phát huy khả năng học tập và ứng dụng những công cụ, phương pháp nghiên cứu. Xin cảm ơn tất bạn bè đã và đang động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án môn học này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2014 Nguyễn Văn Kiệt MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Văn Kiệt MỞ ĐẦU Trong báo cáo này, tôi trình bày các nội dung: - Cơ sở lý thuyết: Phương pháp sáng tạo SCAMPER - Quá trình hình thành và phát triển hệ điều hành Android. - Hệ điều hành Android dưới góc nhìn của phương pháp sáng tạo SCAMPER. - Một số đề xuất hướng phát triển hệ điều hành Android trong tương lai. GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Văn Kiệt CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER 1.1. Giới thiệu phương pháp sáng tạo SCAMPER Robert F. Eberle là một nhà quản lý giáo dục ở Edwardsille, IL. Ông đã viết sự sáng tạo của học sinh và giáo viên. Quyển sách suy nghĩ sáng tạo nổi tiếng nhất của ông về việc hướng dẫn sáng tạo là SCAMPER. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển/đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị/kinh doanh sản phẩm. Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển. SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute (thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược). SCAMPER là phương pháp tư duy sáng tạo nhằm cải thiện sản phẩm, quy trình, dịch vụ, …đã có hay dự tính phát triển, dựa vào kỹ thuật tập kích não (Brainstorming) để tìm ra nhiều phương án giải đáp hàng loạt câu hỏi được đặt ra theo trình tự với mục tiêu thu nhập nhiều ý tưởng theo khả năng cho phép. Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp. GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Văn Kiệt 1.2. Các kỹ thuật trong phương pháp sáng tạo SCAMPER Bảng 1.1 – Bảng tóm tắc các kỹ thuật sáng tạo trong phương pháp SCAMPER STT Phép Nội dung 1 Phép thay thế (Substitute) Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác. 2 Phép kết hợp (Combine) Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới. 3 Phép thích ứng (Adapt) Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác. 4 Phép điều chỉnh (Modify) Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống. 5 Phép thêm vào (Put) Thêm thành tố mới vào hệ thống. 6 Phép Loại bỏ (Eliminate) Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống. 7 Phép đảo ngược (Reverse) Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống. 1.2.1. Phép thay thế (Subtitude) Kỹ thuật thay thế giúp chúng ta suy nghĩ về việc thay thế một tiến trình, sản phẩm hoặc một phần nào đó bằng một cái khác. Chúng ta cần suy nghĩ và trả lời một số câu hỏi như: - Ai hoặc cái gì có thể thay thế mà không ảnh hưởng đến tiến độ hoặc yêu cầu sản phẩm ? - Ai có thể thay thế X ? - Cái gì dùng để thay thế X ? - Chất liệu, thành phần, cách tiến hành, năng lượng, âm thanh, cách tiếp cận, lực lượng nào khác có thể cho sản phẩm tương tự hoặc tốt hơn ? - Có chỗ nào có thể thực hiện quá trình tốt hơn ? - Điều gì xảy ra nếu hoán đổi X và Y ? GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Văn Kiệt Những câu hỏi như vậy tạo ra sự khác biệt rõ ràng. Chúng ta có cái nhìn tổng quát và so sánh với những thay đổi trước đó khi quyết định làm như thế nào. Người quản trị dự án có thể đưa ra một loạt câu hỏi giúp các thành viên trong nhóm có thể đưa ra ý tưởng của mình. Điều này giúp khá nhiều trong việc tìm kiếm ý tưởng phát triển các dự án công nghệ thông tin. 1.2.2. Phép kết hợp (Combine) Kỹ thuật kết hợp giúp chúng ta suy nghĩ về việc kết hợp hai hay nhiều tiến trình, sản phẩm, ý tưởng hoặc có thể là bất cứ cái gì để tạo ra sản phẩm tốt nhất, tận dụng tất cả những điểm mạnh có thể tạo ra sản phẩm. Một số câu hỏi giúp chúng ta suy nghĩ: − Chất liệu, đặc tính, quá trình, con người, sản phẩm hoặc thành phần nào có thể kết hợp tạo ra sản phẩm tốt nhất ? − Pha trộn hoặc sử dụng những sản phẩm nào cho kết quả tốt hơn ? − X có thể trộn hoặc dùng cùng với Y không ? − Một ý tưởng có thể làm việc thống nhất với một ý tưởng khác không ? − X trong với Y có thể làm việc không ? − X có thể đưa vào trong Y không ? Việc sử dụng kỹ thuật này giúp tạo ra những sản phẩm đa dạng (điện thoại, laptop) với những tính năng và màu sắc khác nhau, và việc kết hợp nào phù hợp nhất có thể cho ra những sản phẩm tốt nhất. 1.2.3. Phép thích ứng (Adapt) Kỹ thuật này hỏi phải động não về một phần của sản phẩm hoặc quá trình thay đổi hoặc tinh chỉnh cho kết quả tốt hơn, hoặc để mang lại những thay đổi triệt để toàn bộ quá trình hoặc sản phẩm. Một số câu hỏi giúp cho kỹ thuật này là: - Phẩn nào của sản phẩm có thể thay đổi và thay đổi như thế nào ? - Điều gì sẽ xảy ra khi thay đổi một phần xác định của sản phẩm ? - Cái gì không thể điều khiển và liên kết thuộc tính không đúng ? - Có ý tưởng nào từ một quá trình khác ? GVHD: GS. TSKH. Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Văn Kiệt - Những kinh nghiệm trong những sự kiện trước có thể áp dụng ở hiện tại hay không ? - Những gì điều chỉnh sẽ dẫn đến kết quả mong muốn ? - Ai hoặc cái gì có thể tạo ra sự cạnh tranh ? - Làm thế nào để áp dụng một ý tưởng đặc biệt vào vấn đề hiện tại ? Giải quyết vấn đề thông qua áp dụng hay điều chỉnh đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều hướng, sử dụng những công cụ đang có vào những tình huống và không gian mới. 1.2.4. Phép điều chỉnh (Modify) Kỹ thuật này giải quyết một vấn đề là bằng cách sửa đổi hiện trạng. Xem xét quá trình ở một góc độ vi mô và vĩ mô có thể tìm ra thực tế hay khả năng mới. Một số câu hỏi giúp cho kỹ thuật này: - Điều gì sẽ xảy ra khi hoán đổi hai bộ phận hay đặc tính ? - Sửa đổi quy trình kết quả sẽ thay đổi như thế nào ? - Mở rộng quá trình có tạo ra sự khác biệt ? - Thay đổi tính chất có làm thay đổi hình dạng hoặc chất lượng của sản phẩm không ? Hầu hết các cải tiến về chất lượng và phương pháp xử lý sự cố nhằm mục đích thay đổi quá trình hoặc sản phẩm. 1.2.5. Phép thêm vào (Put) Kỹ thuật này tạo ra cái mới bằng cách đưa giải pháp, sản phẩm hoặc quá trình hiện tại vào mục đích hoặc sử dụng khác; hoặc là có thể sử dụng lại ở đâu đó để giải quyết vấn đề. Một số câu hỏi giúp cho kỹ thuật này: - Những thị trường khác dành cho sản phẩm ? - Những kết quả nào khác của quá trình này có thể tạo ra ? - Nơi nào khác có thể triển khai quá trình này ? - Có bao nhiêu cách sản phẩm có thể được sử dụng ? - Sản phẩm này có làm việc ở nơi khác hay không ? - Ai có thể sử dụng sản phẩm này hữu ích ? [...]... Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Văn Kiệt CHƯƠNG 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID Hệ điều hành Android đã có một quá trình phát triển dài kể từ khi thiết bị đầu tiên – điện thoại T-Mobile G1 dùng hệ điều hành này xuất hiện Trong quãng thời gian ấy, thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều phiên bản Android, giúp nó dần biến đổi thành một nền tảng di động mạnh mẽ cho tới ngày... năng và đặc điểm nổi bật từ phiên bản Android sơ khai nhất đến hiện tại để xem Google đã tạo ra được những dấu ấn gì trên thị trường smartphone thế giới Hình 2.1: Biểu tượng Android qua từng phiên bản GVHD: GS TSKH Hoàng Văn Kiếm 2.1 HVTH: Nguyễn Văn Kiệt Điểm khởi đầu của hệ điều hành Android Hình 2.2: Điện thoại T-Mobile G1 sử dụng hệ điều hành Android đầu tiên Android chính thức khởi động vào ngày... Gingerbread Khoảng nửa năm sau khi FroYo xuất hiện, Google đã trở lại với bản Android 2.3 Google giới thiệu nó với nhiều tính năng mới, tập trung vào việc phát triển game, đa phương tiện và phương thức truyền thông mới Android 2.3 có tên mã là Gingerbread, hiện bộ SDK Android 2.3 dành cho các nhà phát triển cũng đã được Google phát hành Bên cạnh đó, chiếc Nexus S do Samsung sản xuất cũng xuất hiện với vai... GVHD: GS TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Văn Kiệt Hình 2.3: Bàn phím ảo đầu tiên của hệ điều hành Android Google tích hợp vào Cupcake những "cái móc", dân lập trình gọi là hook, để họ có thể tự do viết phần mềm bàn phím của riêng mình cho Android Lại thêm một điểm nữa khiến cho Android trở nên khác biệt với các hệ điều hành đối thủ khác Lúc Cupcake xuất hiện, bàn phím ảo mặc định rất chậm và không chính... bằng ứng dụng của riêng mình Android 2.0 và Android 2.1 Eclair Đầu tháng 9 năm 2009, một năm sau khi G1 chào đời, Android 2.0 đã được ra mắt Thật sự không ngoa khi mô tả Android 2.1 bằng một chữ "lớn" Một cơ hội lớn cho những nhà phát triển, một tiềm năng lớn cho Android về sau, những chiếc điện thoại "lớn" được ra mắt và phân phối bởi các nhà mạng lớn Eclair, tên gọi của Android 2.0, lúc mới ra mắt... qua phương pháp Over-The-Air (có thể tải về và cài đặt bản cập nhật ngay trên smartphone, không cần kết nối với máy tính) Ở thời điểm đó, rất ít hệ điều hành di động có thể làm được việc này, hầu hết đều phải nhờ đến một phần mềm chuyên dùng nào đó trên PC GVHD: GS TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Văn Kiệt Android 1.5 Cupcake Android 1.5 có lẽ có vai trò cực kì quan trọng trong quá trình trưởng thành... xuất phần cứng như HTC đã phát triển riêng một biện pháp khắc phục, cũng may là có hook do Google mở ra Mở rộng khả năng cho widget: Android 1.0 và 1.1 có tích hợp widget, nhưng tiềm năng của nó chưa được khai thác hết vì Google chưa đưa bộ phát triển phần mềm cho lập trình viên Từ phiên bản Android 1.5 trở đi thì chuyện đã thay đổi và đến thời điểm hiện tại, kho widget của Android đã rất phong phú,... với Android, giúp cho Android có thêm một số lượng lớn người dùng ở Mỹ và ở cả Châu Á nữa Nhưng có lẽ điểm thú vị nhất của Donut đó là hỗ trợ các thành phần đồ họa độc lập với độ phân giải Lần đầu tiên, Android có thể chạy trên nhiều độ phân giải và tỉ lệ màn hình khá nhau, cho phép những thiết bị có nhiều độ phân giải hơn là 320 x 480 Hiện nay, chúng ta có những chiếc smartphone Android chạy ở độ phân. .. chân thật và đẹp hơn nhiều Android 3.x Honeycomb Hình 2.12: Giao diện Android 3.X Honeycomb Honeycomb là phiên bản Android dành riêng cho máy tính bảng, và sản phẩm đầu tiên dùng hệ điều hành này Motorola Xoom Xoom mang trong mình một giao diện thuần Android 3.0 và không bị chỉnh sửa gì Mặc dù Android 3.0 không có nhiều dấu ấn đặc biệt trên thị trường nhưng nó là nền tảng cho Android 4.0 sau này với các... Giao diện Android 4.0 – Ice Cream Sandwich Cuối năm 2011, Google chính thức giới thiệu điện thoại Galaxy Nexus, thiết bị đầu tiên trên thị trường sử dụng Android 4.0 Ice Cream Sandwich Có thể nói Android 4.0 là sự thay đổi lớn nhất trong lịch sử phát triển của Android tính đến ngày viết bài này Android 4.0 hỗ trợ một bộ font mới tên là Roboto được cho là tối ưu hóa để dùng trên các màn hình độ phân giải . thuyết: Phương pháp sáng tạo SCAMPER - Quá trình hình thành và phát triển hệ điều hành Android. - Hệ điều hành Android dưới góc nhìn của phương pháp sáng tạo SCAMPER. - Một số đề xuất hướng phát triển. HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG TIN HỌC PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN. Kiệt CHƯƠNG 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID Hệ điều hành Android đã có một quá trình phát triển dài kể từ khi thiết bị đầu tiên – điện thoại T-Mobile G1 dùng hệ điều hành này